Tuyển chọn 1 số bài viết hay trên blog bài 1

4 536 0
Tuyển chọn 1 số bài viết hay trên blog bài 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mặc váy giữa mùa đông gió rét Đang hếch mặt nhìn dòng người đi lại, tôi bỗng nghe một giọng nam nói sát bên mình: "Ôi, lạnh quá nhỉ! Thế này thì tê cứng cả chân thôi". Tôi giật mình nhìn lại, thấy một khuôn mặt lạ hoắc đang toe toét nhìn mình rồi phóng vút đi. À, hắn ta đang nói xỏ tôi chỉ vì tôi mặc váy giữa mùa đông giá rét. Cattleya Ờ, mà kể cũng nghịch lý thật. Mùa hè chị em đua nhau diện các loại váy thì tôi lại rất ít mặc, vì tôi không thể chịu được cái nắng nóng mùa hè xuyên thẳng vào da chân, dù chỉ là ánh nắng buổi sáng sớm. Nó làm chân tôi bỏng rát, đỏ lừ và vốn đã chẳng trắng trẻo bằng ai giờ rồi sẽ lại càng đen hơn. Có bôi kem chống nắng thì vẫn cảm thấy chân rát bỏng. Mùa hè mà đi tất chân thì tôi lại khó chịu. Vậy là dù rất thích được tung tẩy váy áo như chị em, tôi đành phải ngậm ngùi hạn chế tối đa. Nhiều hôm đi đường, gặp chị em nào mặc váy ngắn sát đùi giữa cái nắng hơn 30 độ là tôi ngưỡng mộ lắm (mình vốn luôn ngưỡng mộ cái đẹp mà), và cứ thắc mắc không biết người ta có bị rát bỏng như mình không. Chính vì thế mùa thu và mùa đông thật sự là đồng minh của tôi trong cái chuyện ăn mặc. Chà chà, mặc váy giữa cái lạnh mà không hề bị lạnh chút nào. Váy thu đông đương nhiên dày hơn váy mùa hè, cộng thêm quần tất ôm chân, thêm đôi giầy hay bốt, chiếc áo len dày dặn cùng với khăn quàng cổ. Thế là tha hồ nhảy nhót khắp nơi cả ngày chẳng sợ gì gió rét. Mà tôi thì đặc biệt thích mùa đông từ khi còn bé xíu. Thích nhất cảm giác gió lạnh mơn man trên da thịt mình. Gió cuốn lấy tóc mình, gió vuốt ve khuôn mặt mình. Những lúc ấy thấy thoải mái vô cùng. Mùa đông + gió lạnh + váy đẹp = đi chơi thật là thích. Nhớ lại câu nói của kẻ vô tình gặp trên đường tôi lại phì cười. Chắc chắn còn nhiều người khác cũng sẽ thắc mắc: "Lạnh thế này mà còn mặc váy?". Và cũng giống tôi khi ngưỡng mộ những em váy ngắn dạo phố giữa nắng mùa hè, rất có thể họ thuộc nhóm người ngưỡng mộ những em mặc váy tung tăng dạo phố giữa gió mùa đông. Còn bạn, bạn thuộc nhóm nào đây? P.S: Quý ông nào không tin là mặc váy mùa đông thậm chí còn ấm hơn cả quần thì hãy thử xem, tôi là tôi chưa hề nói điêu bao giờ đâu. Một góc tình Tối đó, em đi dạo khắp những nơi chúng em từng qua, để trả lại cho phố những hình ảnh về H. Không thiết nghĩ thêm điều gì, chỉ thấy ở đó Hà Nội giống hệt một chàng trai tổn thương vì đã trở thành người đàn ông không phải trong đêm của tình yêu mà là của nhà thổ. Hà Lan Girl H bảo: "Em thì có gì hấp dẫn, chẳng hiểu sao nhiều người lao vào thế nhỉ, anh cũng thấy mình ngu". Em tự tin bảo rằng: "Em hấp dẫn ở cái "không hiểu sao" mà anh nói đến ấy. Rồi câu chuyện bâng quơ sang hướng khác. Em hay viết về bạn, về anh, về một người nào đó đặc biệt với em dù chỉ là khoảnh khắc mơ hồ vụt thoảng qua thôi. Điều đó gây cho những người quan tâm đến em một sự ngộ nhận, ngộ nhận về cuộc sống êm ả và như film Hàn về cuộc đời em, ngộ nhận về cái đẹp được em phác thảo lại bằng ngòi bút. Đôi khi em vẫn nhận được mail của ai đó: "Em viết rất hay, nhưng liệu những điều đã diễn ra đó . có thật không?". Xin nói ngay rằng rất thật. Làm sao em có thể bịa ra một nhận vật về cuộc đời mình chứ, khi mà họ vẫn hiện hữu hàng ngày trong tâm trí em, trong trái tim và chính cuộc sống của em nữa. Em ghét phải sống trong sự dối lừa như thế, ngay cả trong những giấc mơ cũng vậy! Thế phải chăng, tất cả đều rất đặc biệt, những tình cảm luôn ngọt ngào và những người sống quanh em ai cũng tuyệt vời như thế? Dạ không ạ, đó chỉ là một phần rất nhỏ bé trong cái cuộc sống phức tạp đầy xâu xé bon chen này thôi. Chỉ có điều, em không muốn đưa họ vào cái thế giới mong manh mà em đã cố tình tách biệt nó ra như thế này. .H xuất hiện và bước vào cuộc sống của em trong một chiều rất yên bình, nắng nhẹ mải chơi đâu đó xa lắm và chúng em ngồi bên góc quán có vườn cây xanh um, mát rượi. Chiều đầu hè như một trái nho mọng nước và tươi roi rói được ướp trong tủ lạnh, em vẫn nhớ đó là lần đầu tiên chúng em gặp nhau. Em uống sữa chua, em luôn làm thế trong lần gặp đầu tiên với ý nghĩ là "tiết kiệm" cho người bạn mới. Còn H uống một chén rượu. Rất ít người uống rượu khi đi với em nên em nhớ, cái thứ rượu ngâm bìm bịp hay sao ấy, nó màu đỏ đục, hơi sậm đen, và mùi toả ra gần giống mùi của ly nước mơ mẹ vẫn pha cho em uống giải nhiệt vào những trưa nắng đổ lửa. Em cũng chẳng nhớ rõ mình đã nói giời ơi đất hỡi gì với H, lại càng không nhớ H đã "buôn" những gì với em, em chỉ thấy nụ cười H bất cần, rất lãng tử và cũng . đểu đểu nữa. Em rất ấn tượng đôi mắt H, nó rất sáng, thi thoảng H nhìn em, nhíu mày, rất khó hiểu, như một thông điệp ngầm về một khế ước, một tình cảm mới nhen nhúm và cũng có thể là một ý nghĩ nanh độc bên trong. Em không chắc lắm. Chỉ có cái miệng H là lúc nào cũng thường trực nụ cười, H cười rất tươi, và em thấy vui, buổi gặp đầu tiên là thế, sau đó H đèo em đi khắp mọi nơi, hít no căng một phổi bụi mới đưa em về. Người yêu em hỏi đi đâu, em nói đi với bạn, nhưng lúc đó em thấy run và ái ngại, dù H chỉ là bạn thật, em vẫn sợ anh ấy biết em đi với một người em chẳng biết gì về họ hết. Đến lần gặp thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi đến thứ n+1, em và H đã rất thoải mái trong giao tiếp với nhau, khá hiểu nhau, H từng nói: "Anh là thằng khốn nạn, nhưng anh không bao giờ khốn nạn với phụ nữ", em tin thế, chẳng có lý do gì cả, vì H thẳng thắn, thế thôi. Em biết những người bạn của H, toàn dân chơi, sành điệu lắm, đốt tiền như phá mả, trong khi em đi làm còm cõi cả tháng trời không bằng một lần H thua độ, nhưng em chẳng ngạc nhiên, chuyện đó cũng bình thường thôi chứ có gì đâu mà ghê gớm. Chỉ là đôi khi em thấy sức lao động của mình rẻ bèo và trở nên vô nghĩa, sau đó em lại suy nghĩ tích cực hơn, em khác H và đám bạn. Rồi H kể cho em về cuộc sống, về những mối tình của H, thoảng qua và hời hợt, những cô gái không có chiều sâu tâm hồn, ham hố chơi bời và sống thác loạn. H bảo em khác họ, và vì thế H thấy em hấp dẫn, em thấy thật nực cười, vớ vẩn, nhưng em cũng kệ. Có sao đâu, H cũng không làm gì xấu với em cả. Có những lúc H gặp em trong tình trạng phê rượu bia, lảm nhảm lung tung, rồi em dò hỏi H, do tò mò thôi, con người ai chẳng thế. Và H kể, về những cuộc vui, những lần H cùng lũ bạn đi chơi gái, các nhà nghỉ, phòng trọ đêm. Em rất nhớ cái chi tiết H bảo chỉ có một đứa con gái mà lần lượt bảy thằng thi nhau vần vũ. H kể xong, em tái mét mặt, không phải vì sợ, mà là kinh tởm, chỉ nghĩ đến cái cảnh một chiếc giường có tấm đệm cũ, bao nhiêu đôi tình nhân có yêu và không yêu ngụp lặn trên đó, rồi đến những cảnh như H nói, nhơ nhớp, bẩn thỉu. Thế mà em vẫn không cắt đứt mối quan hệ với H, không cắt đứt liên lạc với con người H, cái con người mà theo H bảo là: "Làm thằng đàn ông đứa nào mà chẳng như thế!". Một lần, H gửi xe ở bờ Hồ và rủ em đi dạo, em vui vẻ đồng ý, và thế là chúng em thả bộ trên những con phố sầm uất, trời chuyển sang thu, lá vàng bắt đầu rụng, em huyên thuyên kể về những chiếc lá, lãng mạn như trong tiểu thuyết. H cười: "Lá vàng khè, rụng xuống mất công dọn, đẹp ở chỗ nào?", em thấy cụt hứng thơ ca, chuyển sang đề tài khác. Chúng em ăn kem Tràng Tiền, em nghiện thứ kem này từ cái hồi em còn làm ở Vinaconex. H buột miệng: "Nhìn em ăn kem yêu lắm", em nheo mắt: "Lúc nào chả yêu", rồi cười khanh khách. Gần đấy có một quán cà phê hình zích zắc, ngộ cực, H kéo tay em vào đó, ngồi sâu trong một góc, đèn điện không bật, tối thui. Em cứ ngọ nguậy, loay hoay dịch chuyển ghế đúng góc mình thích, H lên tiếng: "Em có bàn tay rất mềm, khi nắm tay em anh thấy cảm xúc của mình rất lạ, rất dễ chịu", em quay sang: "Lạ thế nào?", H không trả lời, chỉ hỏi: "Nếu bây giờ anh tán tỉnh em, thì em thấy sao?". Em thẳng thắn: "Tán tỉnh đứa có người yêu rồi á? Anh có ý nghĩ đó từ khi nào vậy?". H từ tốn, vẻ rất nghiêm túc: "Lâu rồi". Em ngạc nhiên: "Thế sao anh còn phơi bày con người mình ra với em, em có thể nghĩ xấu về anh?". H láu cá: "Anh muốn chúng mình hiểu nhau hơn". Em không nói gì nữa, ngồi im, H cũng im lặng như thế khá lâu. Đột nhiên, H chồm sang em, ghì chặt trong vòng tay, và hôn, em bất ngờ, lúng túng, chẳng dám kêu, em cảm nhận rõ nỗi khao khát như con thú đói mồi của H, lúc này em bối rối lắm, tim đập bùm bụp trong lồng ngực. Sau đó H buông em ra, nói rất nhỏ: "Có những lúc anh thèm được hôn em đến ướt lưỡi". Em đứng dậy, đòi về, H chiều theo, rất quân tử, đúng như H nói: "Anh là thằng khốn nạn, nhưng anh không bao giờ khốn nạn với phụ nữ", em vẫn tin H, nhưng em thấy khó mở lời với nhau. Khi về đến nhà, em lí nhí: "Em không yêu anh đâu", rồi quay đi. Nửa đêm, H nhắn tin: "Kể cả khi anh sẵn sàng thay đổi vì em?". Em không trả lời, H cũng không trách móc, có lẽ H hiểu em. Hơn ba tháng sau, khi em đang ăn cùng bạn trai trong một quán ở Phạm Ngọc Thạch thì gặp H đi cùng vài người bạn, vẫn phong trần, bất cần như xưa, chúng em nhìn nhau, bỗng em thấy lúng túng, bất cẩn đánh rơi đồ ăn ra áo và thừa thãi chân tay đến lạ. Em vốn vụng về trong những pha tình cảm oan trái như thế. H nhìn em, ánh mắt rất lạ, vẫn sáng rực lên nhưng trong đó có một tia gì đó không thể định hình, rồi nhóm H đứng lên, phóng vụt đi. H là thế, có thể H yêu em thật, nhưng H cũng sẵn sàng phủi em ra khỏi cuộc sống của H nếu H muốn, H có những lý lẽ rất phi lý, phi lý như chính con người anh vậy. Đêm, em không ngủ được, em chủ động nhắn tin cho H: "Em xin lỗi!" dù không biết mình có lỗi gì. Ngay lập tức H reply: "Anh từng muốn tát cho em một cái". Em không hỏi lý do tại sao H nói thế, chỉ buồn bã: "Sao anh không làm thế?" "Vì tôi yêu cô, tôi mệt mỏi vì cô, giá cô đi khỏi cái đất này". Em không trả lời, sáng tỉnh dậy, đã thấy tin nhắn H từ lúc nào: "Em đừng buồn, lỗi không phải do em. Anh tham lam hơn anh tưởng". Tối đó, em đi dạo khắp những nơi chúng em từng đi qua, để trả lại cho phố những hình ảnh về H. Không thiết nghĩ thêm điều gì, chỉ thấy dường như Hà Nội giống hệt một chàng trai tổn thương vì đã trở thành đàn ông không phải trong đêm của tình yêu mà của nhà thổ. Em từng đọc nó ở đâu đó nhưng chỉ có khi ấy mới thấy thấm thía. Ẩm thực Trong tứ khoái của nhân gian thì ăn đứng đầu, bởi lẽ chỉ có cái sự khoái này là có thể nâng lên hàng nghệ thuật với nhiều triết lý nhân sinh. Mà đã là nghệ thuật thì không ai gọi ăn là . ăn cả, nghe không có tí… nghệ thuật nào. Người ta gọi là ẩm thực. Nghệ thuật ẩm thực. Cà phê chiều thứ bảy Ăn vốn dĩ không chỉ có cắn, nhai và nuốt, để nuôi dưỡng cơ thể. Ăn còn phải thưởng thức nữa. Phải biết cái lẽ ngon, cái lẽ dở. Sành điệu hay không chính là ở cái lẽ ngon dở này, không thì có khác nào gặm gỗ mục, khác nào con bò đang gặm cỏ ngoài kia? Cho nên, các cụ đã truyền lại con cháu "mật thuật" các món ngon: - Cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà nhảy ổ - Cau phơi tái, gái đoạn tang, chim ra ràng, gà mái ghẹ. Toàn những món ngon! Mới nghe qua là đã thèm nhỏ dãi. (Nói khí không phải, các bí quyết mật thuật này có lẽ là do các cụ ông truyền lại. Chứ cụ bà thì đề cập cái khoản "gái một con, gái đoạn tang" làm gì, các bác nhở?) Món ăn có ngon còn phải nhờ ở tài người biết nấu. Người biết nấu chủ yếu là ở khâu nêm nếm gia vị, tuỳ món, tuỳ nguyên liệu mà gia giảm, thêm vào bớt ra mà tạo nên mùi vị đặc trưng của món. Như cái món thịt gà mà không có lá chanh, cái món thịt lợn mà không có hành, thịt chó mà không có củ riềng thì nhạt nhẽo và vô vị biết bao. Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Bà ơi, đi chợ mua tôi đồng riềng. Nấu ăn là một nghệ thuật, người nấu ăn là nghệ sĩ, thì người ăn cũng cần và nên là công chúng biết thưởng thức nghệ thuật. Giả dụ các món ăn làm xong, dọn lên bàn ăn, ánh sáng dìu dịu, hương thơm nghi ngút, có chút nồng nồng của Nếp mới hay Quê hương, thực khách ai ai cũng nóng lòng muốn "xực phàm". Dao dĩa đã động, chén đĩa cũng động. Chẳng lẽ cứ hùng hục ăn cho no rồi đứng dậy ra về? Không. Nghìn lần không. Người sành ăn đều biết rằng món ngon không phải đơn giản là do bản thân món ăn đó ngon. Mà còn là do cái không khí lúc ăn nữa. Râu tôm nấu với ruột bầu vốn chẳng có gì để mà ngon, nhưng cái không khí nồng ấm dịu ngọt, chồng chan cho vợ húp, món ăn ấy trở nên ngon lạ lùng. Cho nên, phải khuấy động không khí bàn ăn lên bằng câu chuyện. "Con gà, con lợn, con chó" những nhân vật đang nằm trên bàn kia thật là không hiểu làm sao cứ đòi hỏi những thứ có thể đem đến cái chết cho mình? Hãy nói về giới hạn của sự đòi hỏi. Con người cũng đôi lúc hành động như vậy, biết là chết nhưng vẫn cứ "đòi hỏi". Tại sao cứ nhất nhất đòi phải mua cho được lá chanh, cho được hành, cho được củ riềng? Gà biết đòi lá chanh, lợn biết đòi hành, chó đòi riềng, ấy là muốn chết được thơm tho ngon lành. Như một sự kiêu hãnh cuối cùng. Con người ta sống ở đời đôi khi gặp trắc trở, thất bại, bị dí đến cùng đường cũng không nên đớn hèn, gian xảo. Hãy nói về những con người xự sử thật kiêu hùng, kiêu hãnh lãnh nhận số phận dành cho mình. Đó chính là lá chanh, là hành, là riềng. Như con cò trong ca dao: Có sáo thì sáo nước trong Đừng sáo nước đục đau lòng cò con. Vậy là, thực khách vừa được ăn món ngon, vừa được nghe chuyện hay giàu triết lý lại nhẹ nhàng đầu óc . Nghệ thuật ẩm thực như vậy là toàn bích! Cái sự ăn không dễ dàng chút nào. Có lẽ chính vì vậy mà các cụ thường bảo con cháu "học ăn, học nói, học gói, học mở" . . sao" mà anh nói đến ấy. Rồi câu chuyện bâng quơ sang hướng khác. Em hay viết về bạn, về anh, về một người nào đó đặc biệt với em dù chỉ là khoảnh. cuộc sống êm ả và như film Hàn về cuộc đời em, ngộ nhận về cái đẹp được em phác thảo lại bằng ngòi bút. Đôi khi em vẫn nhận được mail của ai đó: "Em viết

Ngày đăng: 04/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan