G/A An toàn giao thông lớp 5

17 4.5K 28
G/A An toàn giao thông lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn : … /…./ 20 Ngày dạy : … /… / 200 Bài 1 BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học. - Hiểu ý nghóa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới. 2. Kó năng: Giải thích sự cần thiết của biển báo giao thông. - Có thể mô tả lại các biển báo hiệu đó bằng lời hoặc bàng hình vẽ. Để nói cho những người khác biết về nội dung của các biển báo hiệu giao thông. 3. Thái độ:Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường. II. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG: 1. Ôân nội dung, ý nghóa của những biển báo hiệu giao thông đã học. Biển báo cấm: 101, 102, 112, 110a, 122.Biển báo nguy hiểm: 204, 208, 209, 210, 211, 233.Biển hiệu lệnh: 301 ( a, b, d, e), 303, 304, 305.Biển chỉ dẫn: 423 (a, b), 424a, 434, 443. 2 Học các biển báo hiệu giao thông mới (10biển). - 110 a, 123 (a, b), 207(a), 224, 226, 227, 426, 430, 436.(Tuỳ theo đòa phương, nơi học sinh sống. Giáo viên có thể lựa chọn giảm bớt số biển báo hiệu mà đòa phương không thấy có). III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Chuẩn bò trước câu hỏi cho học sinh để học sinh phỏng vấn người khác về các biển báo hiệu giao thông - 2 bộ biển báo, gồm các biển báo đã học, 1 bộ tên của các biển báo hiệu đó. - Phiếu học tập (dùng cho hoạt động 4). 2. Học sinh : Quan sát 2 biển báo hiệu gần nhà, theo dõi xem có bao nhiêu người chấp hành theo hiệu lệnh của biển báo. Hỏi một số người ở gần biển báo hiệu (những người sống ở gần đó), xem họ có biết biển báo hiệu đó không, họ có nghó rằng biển báo hiệu đó là cần thiết ở vò trí đó không? -Tại sao có người tuân theo và có người không tuân theo các biển báo hiệu. -Các điều luật liên quan: -Điều 13 – khoản 2,3; Điều 15 – khoản 1, 2; Điều 22 – khoản 3; Điều 22 – khoản 3; Điều 29 – khoản 3 (Luật GTĐB). IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn dònh : Ổn đònh tư thế ngồi học . 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên a .Mục tiêu : -HS có ý thức quan tân đến biển báo hiệu giao thông khi đi đường -HS hiểu sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông để bảo ATGT b .Cách tiến hành . -Một bạn đóng vai phóng viên hỏi : H:Ở gần nhà bạn có những biển báo hiệu nào ? H :Những biển báo đó được đặt ở đâu ? - HS trả lời . - HS nêu . An toàn giao thông 5 1 H:Những người có nhà ở gần biển báo đó có biết nội dung của biển báo đó không ? H:Theo bạn việc không tuân theo như vậy có thể xảy ra hậu quả nào không ? H:Theo bạn nên làm thế nào để mọi người thực hiện theo lệnh của biển báo hiệu giao thông? c .Kết luận : Muốn phòng tránh tai nạn giao thông , mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông . Hoạt động 2 : Ôn lại các biển báo đã học . - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm : Chọn khoảng 4 nhóm , mỗi nhóm 4-5 em . Giao cho mỗi nhóm 5 biển báo nhiệu khác nhau . - GV viết tên 4 nhóm biển báo hiệu trên bảng . Biển báo cấm Biển báo nguy hiểm Biển hiệu lệnh Biển chỉ dẫn - Khi GV hô bắt đầu , mỗi nhóm 1 em cầm biển lên xếp biển báo đang cầm váo đúng nhóm biển gắn ở trên bảng . Làm xong về chỗ , em thứ hai của nhóm thực hiện tiếp rồi các em còn lại trong nhóm . * Kết luận : Khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm này , ta phải căn cứ vào nội dung biển hiệu để đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra . H : Những biển báo hiệu giao thông thường được đặt ở đâu ? Nhằm mục đích gì? GV chốt : Tác dụng của biển báo hiệu chỉ dẫn là cung cấp thông tin cần thiết trên đường cho người đi đường biết . Hoạt động 3 : Luyện tập * Gắn tên 10 biển ở vò trí khác nhau + Yêu cầu từng HS lên gắn nbiển nào đúng tên biển đó . H : Em hãy nhắc lại hình dáng , màu sắc nội dung của 2 biển báo trong số các biển báo này ? * Làm phiếu nbài tập , khuyến khích HS vẽ (vẽ màu ) H : Vẽ 2 biển báo hiệu mà em nhớ , có ghi tên biển báo ? - GV nhận xét – chữa cho HS . 4. Củng cố : - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ SGK /7 - Nhận xét tiết học . 5. Dặn dò : Ôn lại kiến thức đã học . - HS trả lời . + Dễ xảy ra tai nạn giao thông . + Nhắc nhở mọi người hiểu ý nghóa của biển báo hiệu và thực hiện . - HS nghe và nắm yêu cầu của GV . - Các nhóm thực hiện . - Cả lớp theo dõi => nhận xét . + Đặt ở bên lề đường , để cho người đi đường biết nếu có nhu cầu . - HS nhắc lại . - HS khác quan sát => nhận xét . - HS trả lời . - HS thực hiện vẽ . - HS trưng bày sản phẩm của mình – lớp nhận xét . - HS nhắc lại ghi nhớ . ****************************************************************************** Ngày soạn : … /…./ 2006 Ngày dạy : … /… / 2006 Bài 2 KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN An toàn giao thông 5 2 I-MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Học sinh biết những quy đònh đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ. - Học sinh biết cách lên, xuống xe vàdừng, đỗ xe an toàn trên đường phố. 2. Kó năng : Học sinh thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến). - Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp (có thể điều khiển tốc độ vòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác và tránh các nguy hiểm khác trên đường). - Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. 3. Thái độ: Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn. II -NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG: Những quy đònh đối với người đi xe đạp, để đảm bảo an toàn. - Ở đường một chiều, xe không có động cơ đi ở bên phải đường, xe có động cơ đi ở bên trái đường. - Ở cả đường một chiều và hai chiều, xe đạp đi ở phía bên phải đường hoặc đi vào làn đường dành riêng cho xe thô sơ. - Khi đổi hướng (hoặc đổi làn xe), xe đạp phải giơ tay xin tay xin đường. - Không đổi hướng bất ngờ trên đường. Khi muốn rẽ, từ trước nơi đường giao nhau, người đi xe đạp phải đi chậm lại, chuyển hướng xe sang làn đườnggần với chiều rẽ của mình (theo mũi tên kẻ trên đường), giơ tay xin đường rồi mới rẽ. - Khi rẻ, đổi hướng, xe đạp phải nhường đường cho người đi bộ, cho những người đi xe đạp khác đang đi trên đường và những xe đi ngược chiều. - Khi qua đường giao nhau, nơi đường giao nhau không có vòng xuyến, xe đạp phải nhường đường cho những xe đi tới từ bên phải. - Nơi đường giao nhau có vòng xuyến, xe đạp phải nhường đường cho những xe đạp tới từ bên trái. - Người đi xe đạp không được chở hàng cồng kềnh, gây cản trở giao thông. *Các điều luật liên quan : Điều 13 – Khoản 2, 3; Điều 15 – Khoản 1 ,2; Điều 22 – Khoản 3; Điều 22 – Khoản 3; Điều 29 – Khoản 3 (Luật GTĐB) III-CHUẨN BỊ: *Giáo viên : Tạo một mô hình (hoặc sa bàn) đường phố có những đường sau: + Một đường hai chiều, mỗi chiễu có 2, 3 làn xe; + Hai đường phụ đi vào đường chính; + Một ngã tư không có vòng xuyến; + Một ngã năm , ngã sáu có vòng xuyến; +Vạch kẻ đường để phân chia đường. + Những mũi tên kẻ trên đường chỉ hướng xe đi. GV chuẩn bò những ô tô, xe máy, xe đạp, đèn tín hiệu giao thông (có thể bằng giấy màu) có thể di chuyển được trên mô hình (Xem hình vẽ mô hình A kèm theo). IV-CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn a) Mục tiêu: Biết cách điều khiển xe an toàn trên đường An toàn giao thông 5 3 giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến). b) Tiến hành: Giáo viên giới thiệu: -GV giới thiệu mô hình một đoạn đường phố. -GV đặt các loại xe bằng giấy trên mô hình, gọi 1-2 HS chỉ trên sa bàn trình bày cách đi xe đạp từ một điểm này đến một điểm khác. -GV hỏi về cách đi xe đạp với các tình huống khác nhau (chỉ trân mô hình A), yêu cầu từng học sinh trả lời chỉ trên mô hình (hoặc sa bàn) H : Để rẽ trái (từ điểm A đến điểm N) người đi xe đạp phải đi như thế nào? H : Người đi xe đạp nên đi như thế nào từ điểm O đến điểm D (từ một đường phụ sang đường chính) mà ở ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông? H : Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm D đến điểm E hoặc điểm I? H : Khi rẽ ở một đường giao nhau (từ điểm A đến điểm N) ai được quyền ưu tiên đi trước? (người đi xe đạp, các xe đi chiều ngược lại hay là người đi bộ qua đường?). H : Người đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến (từ điểm A đến điểm K) như thế nào? H : Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm A đến điểm M? H : Xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ (Ô tô P) ở phía làn xe bên phải như thế nào? H : Khi đi xe đạp trên đường quốc lộ có rất nhiều xe chạy, muốn rẽ trái, người đi xe đạp phải đi như thế nào? c) Kết luận (ghi nhớ) * Các em đã học và nắm được cách đi xe đạp trên đường có những tình huống khác nhau. Chúng ta cần nhở để khi lên lớp trên, đủ tuổi ta có the åđi xe đạp ra ngoài đường mà không sợ đi sai Luật GTĐB. Hoạt động 2 : Thực hành trên sân trường. a) Mục tiêu:Học sinh thể hiện được cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến). + Xe đạp luôn đi bên phải sát lề đường. Nhưng muốn rẽ trái, người đi xe đạp không đi đến tận đường giao nhau mới rẽ, mà nên giơ tay trái xin đường, chuyển sang làn xe bên trái khi đến sát đường giao nhau mới rẽ. + Đến gần ngã tư, người điều khiển xe đạp phải đi chậm lại, quan sát cẩn thận các xe đi đến từ cả hai phía trên đường chính. Khi không có xe đi qua mới vượt nhanh qua đường để rẽ trái tới điểm D. + Đến điểm E, người đi xe đạp nên đi ở sát bên phải, giơ tay phải xin đường để báo hiệu là mình chuẩn bò rẽ phải. Khi muốn đổi hướng sang điểm I, người đi xe đạp giơ tay trái xin đường. + Xe đạp nên đi chậm lại và nhường đường cho xe đi chiều ngược lại (từ M đến ô tô P) và người đi bộ đang qua đường. + Người đi xe đạp phải nhường đường cho các xe đi đến từ bên trái và đi sát vào bên phải. + Người đi xe đạp không được đi xuyên qua vạch kẻ đường liền mà phải đi đến đường giao nhau và vòng theo hình chữ U qua vòng xuyến để đến điểm M + Người đi xe đạp giơ tay trái báo hiệu để đổi sang làn xe bên trái, đi vượt qua xe đỗ, giơ tay phải xin trở về làn đường bên phải. + Người đi xe đạp phải đi chậm lại, quan sát phía sau và trước mặt, nếu có nhiều xe ô tô đang chạy từ phía trước, phải dừng lại chờ, khi thấy xe còn ở xa mới vượt nhanh qua đường. An toàn giao thông 5 4 b) Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bò kẻ sẵn trên sân trường một đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường (đường 2 chiều) và chia làn xe chạy (3 làn xe, 2 làn xe ô tô và 1 làn xe thô sơ). Đường cắt ngang chỉ có một vạch chia 2 làn đường (đường nhỏ hơn). Nếu có đèn tín hiệu giao thông đặt ở góc ngã tư đường. H : Em nào biết đi xe đạp? - Thầy mời một em đi xe đạp từ đường chính rẽ vào đường phụ theo cà hai phía (rẽ phải và rẽ trái); một em khác đi từ đường phụ rẽ ra đường chính cũng đi cả 2 phía. Một em khác đi khi gặp đèn đỏ, đèn vàng … hoặc các tình huống khácnhư ở trên lớp đã thể hiện trên sa bàn. *Giáo viên hỏi thêm: H : Tại sao lại cần phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn đường? H : Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải? c) Kết luận (ghi nhớ) Điều cần nhớ khi đi xe đạp là:Luôn luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng (muốn rẽ phải, rẽ trái) đều phải đi chậm, quan sát và giơ tay xin đường. Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư, nơi có đèn tín hiệu Giao thông phải đi theo hiệu lệnh của đèn. - Các em quan sát bạn thực hiện và nhận xét. + Nhờ đó những xe ở phía sau có thể biết em đang đi theo hướng nào để tránh + Những xe có động cơ kích thước lớn và tốc độ cao đều đi ở làn đường bên trái. Khi muốn vượt xe khác, các xe phải đi về phía trái của xe đi chậm hơn. Do đó xe đạp cần đi ở làn đường bên phải để các xe khác không phải tránh xe đạp. V-CỦNG CỐ – DẶN DÒ : a) Mục tiêu:Nhắc nhở HS khi xe đạp phải đi theo đúng quy đònh của Luật giao thông đường bộ. b) Cách tiến hành -Yêu cầu HS nhắc lại những quy đònh cơ bản đối với người đi xe đạp để đảm bảo an toàn giao thông. Nhắc HS nếu đi xe đạp trên đường phố các em cần thực hiện đúng những điều đã học. -Yêu cầu những HS có đi xe đạp đi học làm bản “Phương án xử lý các tình huống giao thông khi đi học” -Cụ thể: Trên đường từ nhà đến trường em phải đi qua những đường phố nào, có mấy ngã ba, ngã tư. Đi trên đường chính hay đường phụ? Có chỗ ngoặt, (trái hay phải), có đi qua đoạn đường khó hay vật cản nào không? Em hãy thống kê và đề ra cách xử lý khi đi đường đối với từng đoạn đường nguy hiểm. ****************************************************************************** Ngày soạn: 13 / 12/2006 Ngày dạy: 15/12/2006 Bài 3 CHỌN ĐƯỜNG AN TOÀN, PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG I/. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn (đến trường, đến CLB, Nhà thiếu nhi …) An toàn giao thông 5 5 - Học sinh xác đònh được những điểm, những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và đối với người đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn khi đi bộ và đi xe đạp trên đường. 2. Kỹ năng: Có thể lập một bản đồ con đường an toàn cho riêng mình khi đi học hoặc đi chơi. - Học sinh biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vò trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện những quy đònh của Luật GTĐB, có các hành vi an toàn khi đi đường. (đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường …) - Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện Luật giao thông và chú ý đề phòng ở những đoạn đường dể xảy ra tai nạây2 II/. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chuẩn bò một bộ tranh, ảnh về đoạn đường an toàn và kém an toàn (nếu có điều kiện có một đoạn băng hình về tình hình giao thông ở điạ phương). - Bản đồ tượng trưng con đường từ nhà đến trường. - Bản kê những điều kiện an toàn và không an toàn của con đường. 2. Học sinh: Phiếu giao việc. III/. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà đến trường. a) Mục tiêu: Học sinh xác đònh được những vò trí không an toàn trên đường đi học và có cách phòng tránh TNGT ở những vò trí đó. - Gây ý thức cho học sinhluôn quan tâm phòng tránhtai nạn khi đi trên đường phố. b) Cách tiến hành: Giáo viên hỏi: - Em đến trường phương tiện gì? (đi bộ hay đi xe đạp?) - Em hãy kể về các con đường mà em phải đi qua, theo em con đường đó an toàn hay không an toàn? + Trên đường đi có mấy chỗ giao nhau? (Đường bộ với đường bộ hay đường bộ với đường sắt? Đường lớn hay đường nhỏ?) + Tại ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông không? Có mấy vạch kẻ đường cho người đi bộ sang đường không?(Mấy nơi có, mấy nơi không có?) + Trên đường có biển báo hiệu giao thông không? Em có biết đó là biển báo gì không? + Đường, phố em đi qua là đường một chiều hay đường hai chiều? (Đường quốc lộ hay đường tỉnh, huyện?). Nếu là đường hai chiềucó vạch kẻ đườnghay có giải phân cáchchia hai phần đường không? + Là đường nhựa, bêtông, mặt đường nhẵn hay đường đá, đường đất lồi lõm khó đi? + Trên đường có nhiều loại xe đi lại không? Hai bên đường có nhiều xe ôtô đỗ không? + Đường phố có vỉa hè không? Rộng hay hẹp?Vỉa hè có nhiều vật cản không? Cản hết hay chỉ từng đoạn? + Theo em có mấy chỗ em cho là không an toàn cho người đi bộ? Không an toàn cho người đi xe đạp? Vì sao? Gặp những chỗ nguy hiểm đó, em có cách xử lý như thế nào không? (Em hãy nêu ví dụ cụ thể) - GV ghi tóm tắt các đặc điểm học sinh kể và ý kiến học sinh về mặt an toàn hay chưa an toàn và cách phòng tránh những chỗ chưa an toàn. c) Kết luận (ghi nhớ):Trên đường đi học, chúng ta phải đi qua những đoạn đường phố khác nhau, em cần xác đònh những con đường hoặc những vò trí không an toàn để tránhvà lựa chọn con đường an toàn để đi. Nếu có hai hay nhiều ngả đường khác nhau, ta nên đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn. Hoạt động 2: Xác đònh con đường an toàn đi đến trường. a) Mục tiêu: Học sinh phân biệt được những điều kiện an toàn và kém an toàn của con đường khi đi bộ và đi xe đạp. Biết được những vò trí và con đường kém an toàn để biết cách phòng tránh.Biết chọn con đường an toàn cho bản thân khi đi học, đi chơi. An toàn giao thông 5 6 b) Cách tiến hành:Giáo viên chia nhóm (nhóm học sinh đi xe đạp và nhóm học đi bộ) Giao cho các nhóm thảo luận đánh giá mức độ an toàn và không an toàn của đường phố theo bảng kê tiêu chí (19 tiêu chí). HS trong nhóm sẽ ghi tên những phố (3 – 4 phố) hoặc con đường khi đi học các em phải đi qua. Yêu cầu các nhóm, ghi chữ A hoặc chữ K, vào cột tên phố từ số 1 đến số 19. Đường (phố) có điều kiện của chữ A (từ 1 đến 9) hay là điều kiện của chữ K (từ 11 đến 19). Ta sẽ có những đường phố có đặc điểm nhiều chữ A hay chữ K. Nếu con đường (phố ) đó không có đặc điểm hay điều kiện của các tiêu chí đã nêu thì không ghi chữ. (ví dụ nếu đường không có đường sắt cắt ngang thì không ghi A hay K ở ô 8 và ô 17) Cộng lại xem mỗi con đường hoặc phố có mấy chữ a, mấy chữ K. Nếu nhiều chữ A là đường an toàn, nhiều chữ K là đường kém an toàn. Bảng đánh giá con đường an toàn và kém an toàn cho người đi bộ và xe đạp. Tên phố Đặc điểm đường Phố A Phố B Phố C Phố D 1. Đường phẳng, trải nhựa hoặc bê tông. A 2. Đường rộng có giải phân cách chia hai chiều A 3. Đường một chiều có phân chialàn xe chạy. A 4. Đường có vỉa hè rộng không bò lấn chiếm. A 5. Ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, có vạch bộ qua đường. A 6. Đường có biển báo GT, vạch kẻ đường A 7. Đường có đèn chiếu sáng, có vỉa hè rộng. A 8. Có đường sắt cắt ngang có rào chắn A 9. Đường (quốc lộ) có phần dành cho xe thô sơ và đường cho người đi bộ 10. Đường 2 chiều, hẹp các xe đi lại nhiều K 11. Đường quốc lộ (đường tỉnh) không có làn đường dành cho xe thô sơ. K 12. Đường dốc, nhiuề khúc quanh, hẹp. K 13. Hai bên đường có nhiều ô tô đỗ. K 14. Nhà sát đường không có vỉa hè K 15. Đường có vỉa hè nhưng có nhiều vật cản K 16. Đường có nhiều đường nhỏ (ngõ) cắt ngang. K 17. Có đường sắt cắt ngang, không có rào chắn K 18. Đi qua cầu hẹp, không có làn đường cho người đi bộ. K 19. Đi qua vòng xuyến có nhiều ngả đường K Tổng cộng số chữ A Tổng cộng số chữ K Ghi chú: A là đường an toàn, K là đường không an toàn. c) Kết luận:Đi học hay đi chơi các em cần lựa chọn những con đường đủ điều kiện an toàn để đi. Hoạt động 3: Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh TNGT. a) Mục tiêu:HS biết phân tích các tình huống nguy hiểm trên đường, biết cách phòng tránh những nguy hiểm đó. - Có ý thức tham gia và biết tuyên truyền vận động mọi người chấp hành Luật GTĐB. b) Cách tiến hành :GV nêu một số tình huống nguy hiểm có thể gây TNGT trong các phiếu, chia cho các nhóm thảo luận phân tích tình huống nguy hiểm (không an toàn) đó là gì? Có thể phòng tránh như thế nào? Em có thể giải thích cho người vi phạm như thế nào? An toàn giao thông 5 7 Tình huống 1:“Có một anh thanh niên đi xe máy phóng nhanh qua trước cổng trường em, cách trường mấy trăm mét đã có biển báo hiệu có trẻ em . Một bạn học sinh nhỏ chạy qua đường vội quá, chạy vấp ngã, suýt nữa thì bò xe máy đâm vào. Mọi người bắt anh thanh niên đi xe máy dừng lại xem bạn học sinh có bò làm sao không? Rất may bạn đó không việc gì, nhưng cần phải cho anh thanh niên kia một bài học”. Em hãy phân tích tình huống nguy hiểm ở đây là gì? Hậu quả xảy ra như thế nào? Vì sao có tình huống nguy hiểm này? Em sẽ nói gì với anh thanh niên đi xe máy? Mời đại diện một nhóm lên phân tích tình huống này. GV viết lên bảng tóm tắt các ý trả lời của học sinh. Tình huống 2: “Trên đường đi chơi ngày chủ nhật, qua đường quốc lộ, em nhìn thấy một người đi xe đạp đi vào phần đường dành cho xe cơ giới. Ô tô, xe máy rất đông. Người đi xe đạp có vẻ luống cuống.” Tình huống nguy hiểm ở đây là gì? Có thể có hậu quả gì xảy ra? Vì sao có tình huống này? Nếu gặp được người đi xe đạp lúc đó, em sẽ nói như thế nào? (Thực hiện như trên) Tình huống 3: “Trên đường đi học về, vào giờ cao điểm, người đi làm, đi học về rất đông. Mấy người bạn ở lớp khác cùng trường em cứ đi bộ dưới lòng đường nơi xe cộ đi lại rất nhiều. Còi xe bóp inh ỏi, nhưng các bạn ấy vẫn cười nói thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra” Tình huống nguy hiểm ở đây là gi? Có thể có hậu quả gì xảy ra?Vì sao có tình huống này? Em có gọi các bạn để nhắc phải đi lên vỉa hè không? Nếu nói, em sẽ nói như thế nào với các bạn em? GV có thể đưa ra 3 bức tranh vẽ minh hoạ 3 tình huống trên để HS phân tích và đưa ra ý kiến của mình. c) Kết luận (ghi nhớ) * Các tình huống trên đều nói về hành vi không an toàn của người tham gia giao thông. Các tình huống này đều có thể dẫn đến tai nạn GT rất nguy hiểm. Do đó việc giáo dục mọi người ý thức chấp hành Luật GTĐB là cần thiết để đảm bảo ATGT. Hoạt động 4: Luyện tập Xây dựng phương an lập con đường an toàn đến trường và bào đảm ATGT ở khu vực trường học. a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, biết đánh giá con đường an toàn và biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông. - Biết giải thích cho mọi người về những quy đònh bảo đảm ATGT và nhắc nhở ý thức chấp hành Luật GTĐB. b) Cách thực hiện: Đưa giả đònh tình huống: Trường em sắp đón các bạn HS lớp một, là những “anh, chò hai” của trường, các em hãy giúp các bậc phụ huynh của các bạn HS lớp một lập phương án an toàn đến trường để tránh TNGT và đảm bảo ATGT ở khu vực trường học. GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 :lập phương án “Con đường an toàn đi đến trường”. Nhóm 2 : phương án “ Bảo đảm ATGT ở khu vực gần trường” Nội dung mỗi phương án có 2 phần. Phần 1: Những con đường, những nơi chưa an toàn. Nói rõ những điều kiện hoặc tình huống không an toàn có thể gặp phải trên đường đi học. Phần 2: Cách phòng tránh (biện pháp). Với phương án 1: Tuỳ từng đòa phương, giáo viên gợi ý để học sinh đưa ra cách đi an toàn và cáh phải xử lý khi đi qua những chỗ kém an toàn. Ví dụ: HS ở thành phố, thò xã phải đi qua những phố có nhiều xe đạp, xe máy, ôtô, người đi bộ tạt sang đường ở mọi chỗ. Nhiều chỗ đường hẹp, vỉa hè, để nhiều xe đạp, xe máy hàng quán bày bán không còn lối đi … An toàn giao thông 5 8 + Hs ở vùng ngoại thành, ngoại thò phải đi học trên đường quốc lộ hoặc đường tỉnh, không có vỉa hè, không có đèn tín hiệu GT, ô tô xe tải chạy tấp nập, đi xe đạp và sang đường rất nguy hiểm … + Hs ở nông thônđi trên đường huyện, đường xã nhiều nơi chưa có đường tốt, phải đi trên đường đá, đường đất gồ ghề, trời mưa trơn, nhiều hố nước. Đường hẹp mà các loại xe cộ, người đi bộ và gia súc cùng chung rất nguy hiểm … Yêu cầu Hs nêu ra phương án giải quyết đối với từng nơi. Với phương án 2: Tuỳ theo đòa điểm của trường và tình hình giao thông ở khu vực gần trường để có phương án phù hợp. Ví dụ: Trường nằm ngay trên trục lộ giao thông chính của thành phố, các loại xe và người đi rất đông, đặc biệt vào lúc tan học cửa trường không có chỗ đậu xe máy, xe đạp cho cha mẹ đón con … + Trường nằm ngay trên đường quốc lộ hoặc nằm trong ngõ, đường nhỏ thông ra đường lớn là trục lộ giao thông chính rất nhiều xe qua lại chạy với tốc độ nhanh, sang đường rất nguy hiểm … + Trường nằm ở khu đông dân cư, nhiều xe cộ và người đi lại mà đường giao thông rất hẹp, thường bò ách tắc nhấnt là khi tan học … Với các tình huống cụ thể đó thì cần có biện pháp cho cha mẹ HS đưa, đón con, cho Hs đi xe đạp, đi bộ ra về đi sang đường như thề nào? Lưu ý: HS có thể nói đến nhiệm vụ của Chính quyền đòa phương, Công an …, nhưng chủ yếu nên nói về biện pháp đối với HS và cha mẹ học sinh để giáo dục nhắc nhở ý thức bào đảm ATGT. - Mỗi nhóm cử một học sinh báo cáo phương án của nhóm, cả lớp theo dõi xây dựng phương án. - Giáo viên lên bảng (để trống phần nội dung – chỉ điền vào khi cả lớp đóng góp ý kiến). c) Kết luận (ghi nhớ) Các em đã vận dụng kiến thức ATGT để đề ra được các biện pháp bảo đảm ATGT. Cô khen ngợi và mong các em thực hiện tốt. Chúng ta khong những chỉ thực hiện đúng Luật GTĐB để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta còn phải góp phần làm cho mọi người có hiểu biết và có ý thức thực hiện Luật GTĐB, phòng tránh TNGT. V/. CỦNG CỐ: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc học sinh 2 nhóm cử người hoàn thiện phương án chuẩn bò ở lớp để báo cáo thầy Hiệu trưởng. ****************************************************************************** Ngày soạn: 3/2/2005 Ngày dạy: 4/2/2005 Bài 4: NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG I/. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:Học sinh hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra TNGT (do điêuù kiện đường xá, phương tiện giao thông, những hành vi, hành động không an toàn của con người). Nhận xét, đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông. An toàn giao thông 5 9 2. Kỹ năng:Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông (những trường hợp mà các em biết) 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành đúng Luật GTĐB để tránh tai nạn giao thông. Vận động các bạn và những người khác thực hiện đúng Luật GTĐB để bảo đảm ATGT. II/. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG: 1. Những nguyên nhân gây ra TNGT: Người tham gia giao thông không chấp hành Luật GTĐB: Không đi đúng phần đường quy đònh, không tuan theo tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu giao thông và hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, say rượu , chạy quá tốc độ, vượt sai quy đònh … - Các điều kiện giao thông không an toàn: Đường xấu, đường quá chật hẹp, thiếu biển báo hiệu và đèn tín hiệu giao thông, đường ngập nước, thời tiết xấu, chướng ngại vật trên đường … - Phương tiện giao thông không an toàn: Thiếu hoặc không có thiết bò an toàn (Phanh, đèn hiệu, đèn chiêú sáng, đèn phản quang, gương chiếu hậu, máy trục trặc, săm, lốp hỏng hoặc quá cũ nát, thiếu dụng chống đắm tàu, thuyền, phao cứu sinh …). - Khoảng cách và tốc độ của phương tiện: Xe, tàu đi với tốc độ càng nhanh thì cần một khoảng cách dài hơn để dừng lại. Xe, tàu to chở nhiều hàng ngay cả khi đi chậm cũng rất nguy hiểm . Các điều luật liên quan: Điều 8 – Khoản 3, 6, 7, 8; Điều 17.-Khoản 1, 2, 3 ; Điều 18 – Khoản 1, .2 ( luật GTĐB). III/. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:Chuẩn bò một câu chuyện về TNGT. Ví dụ 1: “Buổi sáng ngày 17 tháng 01 năm 2001, trên quốc lộ 1A (đòa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh), xe gắn máy mang biển số 52N – 3813 do Nguyễn Kim Chính (43 tuổi, ngụ ở huyện Bình Chánh) điều khiển đã bò ô tô mang biển số 60N – 8241 lưu thông phía sau đâm phải, người điều khiển xe gắn máy chết tại chỗ”. Ví dụ 2: “Tối ngày 30/04/2002 trên tuyến sông Lam, thuộc đòa bàn xã Khai Sơn, tỉnh Nghệ An, chò Phạm Thò Huệ 16 tuổi, dùng thuyền gia dụng chở 6 người qua sông Lam, do chở quá tải (thuyền nhỏ mà lại chở nhiều người) và do trời tối, khi thuyền ra giữa sông gặp sóng thuyền bò lật chìm chết 3 người. Hậu quả chết người đó là do chò Huệ đã không hiểu quy đònh an toàn về giao thông đường thuỷ, dùng thuyền nhỏ chở nhiều người qua sông lớn và đi vào ban đêm. - Chuẩn bò một số bức tranhvẽ các tình huống sang đường (sang đường an toàn, sang đường không an toàn) người đi bộ và đi xe đạp. 2. Học sinh - Mỗi em học sinh chuẩn bò một câu chuyện về TNGT hoặc do em chứng kiến, hoặc do người khác kể lại hay sưu tầm trên báo chí … IV/. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân một TNGT. a) Mục tiêu:HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau dẫn đến TNGT, trong đó nguyên nhân chính là do sự bất cẩn của người điều khiển phương tiện. Từ đó hình thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnhluật GTĐB. - Biết vận dụng để tìm hiểu nguyên nhân của các TNGT khác. b) Cách tiến hành.- Gv treo các bức tranh vẽ đã chuẩn bò trên tường của lớp học. - Gv đọc mẩu tai nạn giao thông: “Buổi sáng ngày 17 tháng 01 năm 2001, trên quốc lộ 1A (đòa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh), xe gắn máy mang biển số 52N – 3813 do Nguyễn Kim Chính (43 tuổi, ngụ ở huyện Bình Chánh) điều khiển đã bò ô tô mang biển số 60N – 8241 lưu thông phía sau đâm phải, người điều khiển xe gắn máy chết tại chỗ”. (Báo thanh niên số 19 ngày 19/01/2002) (Gv có thể tìm một mẩu tin khác về TNGT thuộc đia phương mình cho gần gũi với HS) - Gv phân tích (làm mẫu): An toàn giao thông 5 10 [...]... lại ngay Cả lớp quan sát xem ai dừng lại ngay, ai chưa dừng được ngay An toàn giao thông 5 11 - Có thể thử bằng việc đi xe đạp, rồi hô: “Dừng lại” Cả lớp quan sát khoảng cách từ lúc hô “Dừng lại” (Người đi xe bóp phanh) đến lúc xe đạp dừng hẳn - Qua trò chơi thử nghiệm này, chỉ ra cho các em thấy: Nếu các em chạy nhanh thì không dừng lại ngay được so với người đi bộ Xe đạp đang đi, khi bóp phanh cũng... mặc áo màu xanh thẫm Con đường về nhà em lại không có đèn chiếu sáng An toàn giao thông 5 13 Trước tình huống này bạn An nên xử lý như thế nào để bảo đảm an toàn? Em có thể đưa ra giải pháp hợp lý và thuyết phục bạn an thực hiện (có thể cho từ 1 – 2 cặp đóng vai) Ví dụ: (Đối thoại giữa A và B) - A: Mình phải về nhà, vì nếu không về thì bố mẹ mình sẽ lo lắng - B: Nếu cậu về thì không an toàn, đi đường... kê về TNGT hàng năm của cả nước và ở đòa phương ( do Uỷ ban ATGTQG cung cấp hoặc do Ban ATGT các tỉnh cung cấp các số liệu này) - Tham gia các hoạt động tuyên truyền để phòng ngừa tai nạn giao thông và tham gia đội ATGT của trường - Xây dựng ý thức trong cộng đồng và các biện pháp bắt buộc để đảm bảo cho các em được an toàn An toàn giao thông 5 12 III/ CHUẨN BỊ 1 Giáo viên - Chuẩn bò số liệu thống kê... TNGT cho bản thân và các bạn trong lớp - Tập hợp cho học sinh ý thức quan tâm đến sự an toàn của bản than và của bạn bè b) Cách thực hiện.Bước 1: Lập phương án thực hiện ATGT Chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1 gồm các em tự đi xe đạp đến trường lập phương án “Đi xe đạp an toàn Nhóm 2 gồm các em được cha mẹ đưa đến lớp bằng xe đạp, xe máy, lập phương án “Ngồi trên xe máy an toàn Nhóm 3 gồm các em nhà ở gần... của học sinh, đánh giá ý thức học tập của các em Đặt ra những nhiệm vụ phải làm lâu dài để đảm bảo an toàn giao thông Trò chơi xe đạp trên sa bàn: a) Mục tiêu: Biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến) -Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp (có thể điều khiển tốc độ, vòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác, chú ý và... đến trường an toàn Phương án bao gồm các phần: - Điều tra khảo sát; - Giải pháp (Biện pháp khắc phục); - Duy trì tổ chức thực hiện (Kiểm tra) Bước 2: trình bày phương án tại lớp Ví dụ phương án “Đi xe đạp an toàn Nội dung trình bày * Khảo sát, điều tra - Thống kê có bao nhiêu bạn đi xe đạp, bao nhiêu chiếc có chất lượng tốt, bảo đảm an toàn, bao chiếc chưa bảo đảm an toàn? Cụ thể: Cỡ xe, phanh (thắng),... nhà (từ 1 đến 2 phút) Viết một bài tường thuật độ 200 chữ về một TNGT được chứng kiến hay nghe người khác kể, hoặc vẽ tranh, sưu tầm ảnh về chủ đề ATGT để tiết học sau sẽ trình bày giới thiệu ở lớp Ngày soạn: 3/ 3/20 05 Ngày dạy: 4/ 3/20 05 Bài 5: EM LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG I/ MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Hs hiểu nội dung, ý nghóa các con số thống kê đơn giản về ATGT - Hs biết phân tích nguyên... tuần qua (từ 19 – 28/4/2002): Cả nước xảy ra 614 vụ TNGT làm chết 2 25 người, bò thương 663 người, trung bình 1 ngày xảy ra 88 vụ TNGT” -(Theo báo Thanh niên số 119 ngày 29/4/2002)“Tính từ 1/9 đến 30/9/2001, tháng An toàn giao thông, toàn quốc xảy ra 22 25 vụ TNGT đường bộ làm chết 792 người chết, 2630 người bò thương”(trích Báo cáo của Uỷ ban ATGTQG – tháng 10/2001) - Viết các tình huống đóng vai - Viết... Khi không có xe đi qua mới vượt nhanh qua đường để rẽ trái tới điễm D 3) Người đi xe đạp đi như thế nào từ điểm D đến điểm E hoặc điểm I? +Trả lời: Đến điểm E, người đi xe đạp nên đi sát bên phải, giơ tay xin đường để báo hiệu là mình chuẩn bò rẽ phải Khi muốn đổi hướng sang điểm I, người đi xe đạp giơ tay trái xin đường An toàn giao thông 5 15 4) Khi rẽ ở một đường giao nhau ( từ điểm A đến điểm N)... đi chậm quan sát và giơ tay xin đường.Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước Đến ngã ba, ngã tư, nơi có tín hiệu GT phải đi theo hiệu lệnh của đèn V: CỦNG CỐ: a) Mục tiêu:Nhắc nhở học sinh nếu đi xe đạp phải đi theo đúng quy đònh của Luật GTĐB.Xây dựng một số phương án đảm bảo an toàn khi đi xe đạp (đối với học sinh đi xe đạp đi học) An toàn giao thông 5 16 b) Cách . động không an toàn của con người). Nhận xét, đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông. An toàn giao thông 5 9 2 đường đi an toàn (đến trường, đến CLB, Nhà thiếu nhi …) An toàn giao thông 5 5 - Học sinh xác đònh được những điểm, những tình huống không an toàn đối

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan