Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

3 2.9K 14
Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO ÁN SỐ: 18 Thời gian thực hiện:2 tiết Lớp: A- B (THCS – K8) Số giờ đã giảng: 26 tiết Thực hiện ngày:………… Tên bài: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX Mục tiêu bài học Học xong người học có khả năng: - Nắm được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX; - Bồi dường lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút Số học sinh vắng………………………………………………… Tên………… …………………………………………………………………………………………. II. KIỂM TRA BÀI CŨ Thời gian: 5 phút Câu hỏi: Đọc thuộc những bài ca dao đã học và nêu ngắn gọn nội dung của từng bài ca dao? Dự kiến học sinh kiểm tra: Tên ……………… . ………………… ………………… ……………… Điểm ……………… . ………………… ………………… ……………… III. GIẢNG BÀI MỚI Thời gian: 80 phút Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những thành phần của VH từ TK X đến hết TK XIX - HS đọc SGK rút ra các ý chính để trả lời các câu hỏi của GV theo từng đề mục. - GV củng cố, hoàn thiện. - HS đọc SGK rút ra các ý chính để trả lời các câu hỏi của GV theo từng đề mục. - GV củng cố, hoàn thiện. I. Các thành phần của VH từ TK X đến hết TK XIX: 1. Văn học chữ Hán: - Sáng tác bằng chữ Hán của người Việt. - Xuất hiện và tồn tại trong suốt thời kỳ trung đại. - Thể loại: Chiếu, biểu, hịch, cáo, truyền kỳ, phú, văn tế, thơ Đường… 2. Văn học chữ Nôm: - Sáng tác bằng chữ Nôm. - Xuất hiện khoảng TK XIII và tồn tại suốt thời kỳ trung đại. - Thể loại: Chủ yếu là thơ ( lục bát, STLB…) II. Các giai đoạn phát triển: 1. Từ TK X đến hết TK XIV: (Lý – Trần ) - Hoàn cảnh lịch sử: +Giành được quyền đập lập, tự chủ; + Có nhiều tích trong các cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên – Mông. + Đất nước phát triển. - Văn học: - HS đọc SGK rút ra các ý chính để trả lời các câu hỏi của GV theo từng đề mục. - GV củng cố, hoàn thiện. + Phát triển toàn diện ( VH dân gian + VH viết, VH chữ Hán + VH chữ Nôm) + Nội dung: Nổi bật là nội dung yêu nước,với âm hưởng tự hào. + Nghệ thuật: VH chữ Hán có nhiều thành tựu về thể loại ( chủ yếu tiếp thu từ Trung Hoa ) VH chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của VH viết bằng ngôn ngữ dân tộc. + Thành tựu (SGK) 2. Từ TK XV đến hết TK XVII: ( Lê) - Hoàn cảnh lịch sử: + Có nhiều tích trong kháng chiến chống Minh. + Nhà nước PK phát triển cực thịnh. - Thành tự nổi bật nhất là văn học chữ Nôm. + Nội dung: Đi từ nội dung yêu nước sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội PK. + Nghệ thuật: VH chữ Hán vẫn phát triển với nhiều thể loại, đặc biệt thành tựu của văn chính luận,văn xuôi tự sự. VH chữ Nôm có sự Việt hóa các thể loại từ VH Trung Quốc 3. Từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX: - Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước có nhiều biến động, chế độ PK khủng hoảng đến suy thoái. - Văn học phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh cao nghệ thuật. Đây là giai đoạn rực rỡ nhất của VH trung đại. + Nội dung: Nổi bật nhất là nội dung nhân đạo. + Nghệ thuật: Phát triển cả văn xuôi lẫn văn vần, cả văn học chữ Hán lẫn chữ Nôm. 4. Nửa cuối thế kỷ XIX: - Hoàn cảnh lịch sử: Thực dân Pháp xâm lược. Đất nước rơi vào tay giặc. - Văn học: + Nội dung: Nội dung yêu nước mang âm hưởng bi tráng. Nội dung trào phúng đạt xuất hiện. + Nghệ thuật: VH chữ quốc ngữ xuất hiện, nhưng VH chữ Hán và chữ Nôm là chính. Sáng tác văn học nhìn chung vẫn theo hệ thi pháp truyền thống. III. Những đặc điểm lớn về nội dung: 1. Chủ nghĩa yêu nước: - Là nội dung lớn và xuyên suốt của VHTĐ, gắn liền với tưởng và truyền thống yêu nước của dân tộc. - Có biểu hiện phong phú, đa dạng trong VHTĐ. 2. Chủ nghĩa nhân đạo: - Là nội dung lớn và xuyên suốt của VHTĐ, gắn liền với - HS đọc SGK rút ra các ý chính để trả lời các câu hỏi của GV theo từng đề mục. - GV củng cố, hoàn thiện. GV: Gọi HS đọc to, rõ phần ghi nhớ tưởng và truyền thống nhân đạo của dân tộc - Có biểu hiện phong phú, đa dạng trong VHTĐ. 3. Cảm hứng thế sự: - Là cảm hứng hướng vào hiện thực xã hội, đời sống cực khổ của nhân dân. IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: 1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm: - Tính quy phạm ( theo khuôn mẫu) thể hiện ở: quan điểm VH, duy nghệ thuật, thể loại VH và thi liệu. - Phá vỡ quy phạm: Phá vỡ các điều trên. 2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dân: - Khuynh hướng trang nhã ( hướng tới cái cao cả, trang trọng) thể hiện ở: đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật… - Xu hướng bình dân: Đối lập các mặt trên.( Bình dị tự nhiên, mộc mạc…) 3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài: - Tiếp thu: Chủ yếu từ VH Trung Quốc về ngôn ngữ, thể loại. - Việt hóa: Chủ yếu ở 2 mặt trên. IV: Ghi nhớ (SGK) IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Thời gian: 3 phút Nội dung Hình thức thực hiện Lập bảng thống kê những tác phẩm VHTĐ mà em đã học Bài tập về nhà V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM (Chuẩn bị, tổ chức thực hiện) …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN Ngày tháng năm 2008 Chữ giáo viên Phạm Thị Hoài . Tên bài: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX Mục tiêu bài học Học xong người học có khả năng: - Nắm được một cách khái quát những. được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX; - Bồi dường lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan