trac nghiem bien di

9 496 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
trac nghiem bien di

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sinh häc TÕ bµo Câu hỏi 1: Thể vùi là nơi: A. Tổng hợp và dự trữ prôtêin B. Tổng hợp và dự trữ tinh bột C. Dự trữ tinh bột, prôtêin và lipit dưới dạng các hạt D. Dự trữ tinh bột và prôtêin E. Chỉ là các khoang rỗng chứa đầy dịch Câu hỏi 2: Sự sai khác giữa tế bào động vật và thực vật là: A. Tế bào thực vật bậc cao không có trung tử B. Tế bào động vật không có lục lạp C. Tế bào thực vật có màng xenlulô bọc ngoài màng sinh chất D. A, B và C đúng E. B và C đúng Câu hỏi 3: Sinh sản là phương thức tồn tại và phát triển của sinh vật, sinh ra những . (1) . mới, duy trì sự liên tục của các thế hệ, gia tăng số lượng . (2) . của loài. Có 3 hình thức sinh sản chính là: sinh sản . (3) .; sinh sản . (4) . và sinh sản . (5) . Cây trên sẽ được hoàn chỉnh nếu được điền vào: A. 1. cá thể 2. tế bào 3. lưỡng tính 4. đơn tính 5. hữu tính B. 1. cá thể 2. cá thể 3. lưỡng tính 4. đơn tính 5. hữu tính C. 1. cá thể 2. tế bào 3. sinh trứng 4. hữu tính 5. vô tính D. 1. cá thể 2. cá thể 3. sinh trứng 4. hữu tính 5. vô tính E. 1. thế hệ 2. cá thể 3. lưỡng tính 4. hữu tính 5. vô tính Câu hỏi 4: Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà trong đó cơ thể mới được hình thành: A. Từ một tế bào đặc biệt gọi là bào tử B. Do kết quả của quá trình giảm phân và thụ tinh C. Từ một số tế bào sinh dưỡng D. Từ một số tế bào sinh dưỡng hoặc một phần của cơ thể mẹ E. Do sự kết hợp của tinh trùng và trứng Câu hỏi 5: Giâm cành, tiết cành, ghép cây là hình thức: A. Sinh sản sinh dưỡng B. Sinh sản hữu tính C. Sinh sản vô tính D. Gián phân E. Giảm phân Câu hỏi 6: Hình thức sinh sản mà trong đó cơ thể mới được hình thành từ một tế bào đặc biệt gọi là bào tử là hình thức: A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản sinh dưỡng C. Sinh sản hữu tính D. Thụ tinh E. Nhân đôi Câu hỏi 7: Sự phối hợp giữa hai loại giao tử đực và cái được sinh ra từ hai cơ thể đơn tính hoặc từ cùng một cơ thể lưỡng tính được gọi là hình thức sinh sản: A. Sinh sản sinh dưỡng B. Sinh sản vô tính C. Sinh sản lưỡng tính D. Sinh sản hữu tính E. Thụ tinh Câu hỏi 8: Hình thức sinh sản nào dưới đây là hoàn thiện nhất: A. Sinh sản sinh dưỡng B. Sinh sản bằng rễ, thân, lá C. Sinh sản vô tính D. Sinh sản bằng cách nẩy chồi E. Sinh sản hữu tính Câu hỏi 9: Thành phần nào của tế bào có chứa ADN: I. Lưới nội sinh chất II. Lạp thể III. Hạch nhân IV. Chất nhiễm sắc V. Ti thể VI. Ribôxôm A. II : III : IV : V B. I : II : III : V C. III : IV D. II : V E. III : IV : VI Câu hỏi 10: Bộ nhiễm sắc thể (NST) của loài không có tính chất hoặc khả năng sau: A. Đặc trưng và ổn định B. Tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST đồng dạng ở kì đầu I giảm phân C. Có thể bị bất thường về số lượng hoặc cấu trúc D. Tính đặc trưng thay đổi qua các thế hệ tế bào và cơ thể E. Tự nhân đôi và phân li trong quá trình phân bào Câu hỏi 1: Câu nào sau đây là đúng: A. Số lượng (NST) trong bộ NST phản ánh mức độ tiến hoá của loài B. Các loài khác nhau có số lượng NST trong bộ NST khác nhau C. Bộ NST ở thực vật có hình dạng, số lượng, kích thước ổn định hơn ở động vật D. Số lượng NST trong bộ NST không phản ảnh mức độ tiến hoá của loài E. NST là những cấu trúc trong nhân, bắt màu trong điều kiện tự nhiên Câu hỏi 3: Câu nào sau đây là đúng: A. Trong bộ nhiễm sắc thể (NST), mỗi NST giữ vững cấu trúc riêng của nó qua các thế hệ tế bào và thay đổi qua các thế hệ cơ thể B. Trong bộ NST, mỗi NST giữ vững cấu trúc riêng của nó và được duy trì liên tục qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể, đồng thời hình thái của nó không thay đổi trong chu kỳ tế bào C. Trong bộ NST, mỗi NST thay đổi cấu trúc qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể D. Trong bộ NST, mỗi NST giữ vững cấu trúc riêng của nó qua các thế hệ tế bào và thay đổi hình thái qua các thế hệ do kết quả của sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng E. Trong bộ NST, mỗi NST giữa vững cấu trúc riêng của nó và được duy trì liên tục qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể tuy nhiên hình thái của nó biến đổi trong chu kì tế bào Câu hỏi 4: Mỗi nhiễm sắc thể (NST) kép được cấu tạo từ: A. 2 crômatit đính với nhau qua tâm động B. 2 crômatit đơn đính với nhau qua tâm động C. 2 crômatit đính nhau ở eo thứ 2 D. 2 nhiễm sắc tử đính với nhau ở tâm động E. A, B và D đúng Câu hỏi 5: Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể được thực hiện trên cơ sở: A. Sự nhân đôi của ADN B. Sự nhân đôi của histôn C. Sự nhân đôi của ARN D. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin E. Sự đóng xoắn của nhiễm sắc thể Câu hỏi 6: Đơn vị cấu tạo cơ bản của nhiễm sắc thể là: A. Nuclêôtit B. Ribônuclêôtit C. Axit nuclêic D. Nuclêôxôm E. Axit amin Câu hỏi 9: Trung bình của một nhiễm sắc thể (NST): A. Chiều dài 0,2 - 50 milimet, chiều ngang 0,2 - 2 milimet B. Chiều dài 0,2 - 50 Angstron, chiều ngang 0,2 - 2 Angstron C. Chiều dài 0,2 - 50 manomét, chiều ngang 0,2 - 2 manomét D. Chiều dài 0,2 - 50 micromét, chiều ngang 0,2 - 2 micromét E. Chiều dài 0,2 - 50 picromét, chiều ngang 0,2 - 2 picromét Câu hỏi 10: Nuclêôxôm có cấu trúc: A. Phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 15 - 100 cặp nuclêôtit B. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 500 Å chứa 146 cặp nuclêôtit C. 6 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit D. Lõi là một đoạn ADN có 146 cặp nuclêôtit và vỏ bọc là 8 phân tử histôn E. Tất cả đều sai Câu hỏi 1: Từ một hợp tử để hình thành một cơ thể hoàn chỉnh đòi hỏi quá trình: A. Giảm phân và thụ tinh B. Giảm phân và giảm phân C. Gián phân và thụ tinh D. Sự phát triển kích thước và biệt hoá từng bộ phận của tế bào E. Gián phân và biệt hoá chức năng của các tế bào Câu hỏi 2: Phân bào nguyên nhiễm còn được gọi là: A. Giảm phân B. Nguyên phân C. Gián phân D. Sinh sản sinh dưỡng E. B và C đúng Câu hỏi 3: Trong một tế bào người vào giai đoạn trước khi bước vào gián phân có số crômatit là: A. 46 crômatit B. 92 crômatit C. 23 crômatit D. 128 crômatit E. 96 crômatit Câu hỏi 4: Ở ruồi, bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n=8, vào kì sau của gián phân trong mỗi tế bào có: A. 8 NST B. 16 NST đơn C. 16 crômatit D. 16 NST kép E. B và C đúng Câu hỏi 5: Sự phát sinh và phát triển của các tế bào sinh dục ở động vật xảy ra tại: A. Buồng trứng và tinh hoàn B. Buồng trứng C. Tinh hoàn D. Cơ quan sinh dục phụ E. Bầu nhụy Câu hỏi 6: Ở động vật, tế bào sinh trứng có kích thước lớn hơn so với tế bào sinh tinh là vì: A. Chứa lượng vật chất di truyền lớn hơn B. Hoạt động tổng hợp và trao đổi chất diễn ra mạnh hơn C. Lưu trữ chất dinh dưỡng nhiều hơn D. Nhân có kích thước lớn hơn E. Các bào quan có kích thước lớn hơn Câu hỏi 7: Ở động vật, tế bào sinh trứng chứa lượng chất dinh dưỡng chủ yếu để: A. Giúp chúng tiếp tục tồn tại và phát triển sau khi thụ tinh B. Cung cấp nguyên liệu cho sự lưu giữ tế bào sinh trứng trong cơ quan sinh dục C. Giúp cho trứng vận động trong cơ quan sinh dục của cơ thể cái D. Cung cấp năng lượng cho quá trình giảm phân và thụ tinh E. A và B đúng Câu hỏi 8: Sự khác biệt cơ bản giữa trứng và thể định hướng là: A. Số lượng nhiễm sắc thể B. Lượng tế bào chất C. Khả năng di động D. Bề dày của màng tế bào E. Tất cả đều đúng Câu hỏi 9: Một tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng ở giai đoạn chín sẽ: A. Trải qua một số lần gián phân để tạo thành giao tử B. Trải qua một lần giảm phân và một lần gián phân để tạo thành giao tử C. Trải qua một lần giảm phân gồm hai lần phân bào để tạo thành giao tử D. Trải qua hai lần giảm phân để tạo thành giao tử E. Trải qua một số lần giảm phân để tạo thành giao tử Câu hỏi 10: Từ 20 tế bào sinh trứng sẽ có: A. 40 thể định hướng và 40 trứng B. 20 thể định hướng C. 80 trứng D. 20 trứng và 60 thể định hướng E. 20 trứng và 20 thể định hướng Câu hỏi 1: Sự khác biệt cơ bản trong quá trình giảm phân của động vật và thực vật bậc cao là: A. Ở động vật giao tử mạng bộ nhiễm sắc thể (NST) n còn thực vật mang bộ nhiễm sắc thể NST 2n B. Ở thực vật sau khi kết thúc giảm phân, tế bào đơn bội tiếp tục thêm một số lần phân bào nữa C. Tế bào trứng ở động vật có khả năng vận động D. Ở thực vật tất cả tế bào đơn bội được hình thành sau giảm phân đều có khả năng thụ tinh E. Tất cả đều sai Câu hỏi 2: Trong quá trình thụ tinh: A. Bộ nhiễm sắc thể 2n được khôi phục B. Góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp C. Hợp tử được hình thành mang đặc điểm di truyền kép D. A và C đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 3: 250 tế bào sinh tinh giảm phân tạo tinh trùng, hiệu xuất thụ tinh của tinh trùng là 1/1000, của trứng là 1/100. Trong quá trình này: A. 10 hợp tử được tạo thành, 10 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân B. 100 hợp tử được tạo thành, 100 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân C. 1 hợp tử được tạo thành, 100 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân D. 10 hợp tử được tạo thành, 1000 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân E. 1 hợp tử được tạo thành, 10 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân Câu hỏi 4: Ở ruồi giấm đực, 2n=8, giả sử mỗi cặp nhiễm sắc thể (NST) đều có cấu trúc khác nhau và không có hiện tượng trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng, số loại giao tử có thể được tạo thành là: A. 8 loại giao tử B. 16 loại giao tử C. 32 loại giao tử D. 6 loại giao tử E. 4 loại giao tử Câu hỏi 5: Một tế bào sinh trứng xét 3 cặp nhiễm sắc thể (NST) đồng dạng có kí hiệu AaBbDd, giả sử không có hiện tượng trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng thực tế sẽ cho: A. 8 loại giao tử B. 2 loại giao tử C. 16 loại giao tử D. 1 loại giao tử E. 4 loại giao tử Câu hỏi 6: Một tế bào sinh dục đực, xét 3 cặp nhiễm sắc thể (NST) đồng dạng có kí hiệu AaBbDd, giả sử không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra. Trong thực tế tế bào này sẽ cho: A. 2 loại giao tử B. 4 loại giao tử C. 8 loại giao tử D. 16 loại giao tử E. 6 loại giao tử Câu hỏi 7: Một tế bào người, tại kì giữa của lần phân bào 2 phân bào giảm nhiễm, sẽ có: A. 23 nhiễm sắc thể (NST) đơn B. 46 NST kép C. 23 crômatit D. 46 crômatit E. Tất cả đều sai Câu hỏi 8: Ở một cơ thể xét 3 cặp gen được kí hiệu AaBbDd. Cơ thể sẽ cho các loại giao tử với kí hiệu: A. AAA, aaa, BBB, bbb, DDD, ddd B. ABD, abd C. AA, BB, DD, aa, bb, dd D. ABD, AbD, aBD, abD, abd E. ABD, AbD, aBD, ABd, Abd, aBd, abD, abd Câu hỏi 9: Số nhiễm sắc thể (NST) được thấy trong một tế bào của ruồi giấm ở kì sau của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm: A. 16 NST kép B. 4 cặp NST kép C. 8 NST đơn D. 16 cặp NST kép E. 8 cặp NST tương đồng Câu hỏi 10: Ở ruồi giấm (2n=8) một tế bào trải qua một số lần gián phân, tất cả số tế bào con đã thực hiện giảm phân tạo giao tử, với hiệu suất thụ tinh là 12,5% đã có 16 hợp tử được hình thành. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp là 504. Giới tính của ruồi giấm và số lần gián phân của tế bào: A. Ruồi giấm cái, tế bào đã qua 4 lần gián phân B. Ruồi giấm đực, tế bào đã qua 5 lần gián phân C. Ruồi giấm cái, tế bào đã qua 5 lần gián phân D. Ruồi giấm đực, tế bào đã qua 4 lần gián phân E. Ruồi giấm đực hoặc cái, tế bào đã qua 4 lần gián phân Câu hỏi 1: Thứ tự nào sau đây được xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến cấu trúc phức tạp: A. Nuclêôxôm; Sợi nhiễm sắc; Sợi cơ bản; Nhiễm sắc thể B. Nuclêôxôm; Sợi cơ bản; Sợi nhiễm sắc; Nhiễm sắc thể C. Nhiễm sắc thể; Sợi cơ bản; Sợi nhiễm sắc; Nuclêôxôm D. Nhiễm sắc thể; Sợi nhiễm sắc; Sợi cơ bản; Nuclêôxôm E. Nuclêôxôm; Nhiễm sắc thể; Sợi cơ bản; Sợi nhiễm sắc Câu hỏi 2: Hạt nhiễm sắc thể được hình thành từ: A. Hạch nhân B. Hạt ribôxôm C. Sự đóng xoắn của sợi nhiễn sắc D. Các thể kèm và eo thứ hai của nhiễm sắc thể E. Eo thứ nhất và thể kèm của nhiễm sắc thể Câu hỏi 3: Sự đóng xoắn của sợi nhiễm sắc có ý nghĩa: A. Rút ngắn đáng kể chiều dài của nhiễm sắc thể so với chiều dài của sợi nhiễm sắc B. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể trong các kì của phân bào C. Những vùng đóng xoắn là những vùng không hoạt động sinh tổng hợp prôtêin trong hoạt động sống của tế bào D. A, B và C đúng E. A và B đúng Câu hỏi 4: Những mô tả nào sau đây về nhiễm sắc thể (NST) giới tính là đúng: A. Ở đa số động vật, NST giới tính gồm có 1 cặp, khác nhau ở hai giới B. NST giới tính chỉ gồm 1 cặp NST đồng dạng, khác nhau ở hai giới C. NST giới tính gồm nhiều cặp NST đồng dạng giống nhau ở hai giới D. Toàn bộ động vật con cái mang cặp NST giới tính XX, con đực mang NST giới tính XY trong bộ NST E. NST giới tính chỉ có trong các tế bào sinh dục Câu hỏi 5: Việc mang thông tin di truyền là chức năng của: A. Ribôxôm B. Lưới nội sinh chất C. Hạch nhân D. Nhiễm sắc thể E. ARN vận chuyển Câu hỏi 6: Trong tế bào, khả năng tự nhân lên được gặp ở: A. Trung thể B. Nhiễm sắc thể C. Ti thể D. Lục lạp E. Tất cả đều đúng Câu hỏi 8: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào: A. Vi khuẩn và vi rút B. Thể ăn khuẩn C. Giao tử D. Tế bào sinh dưỡng E. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng Câu hỏi 9: Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể xảy ra ở; A. Kì đầu B. Kì trung gian C. Kì giữa D. Kì sau E. Kì cuối Câu hỏi 10: Thoi vô sắc được hình thành từ: A. Màng nhân B. Hạch nhân C. Tâm động D. Trung thể E. Bộ Gôngi Câu hỏi 1: 128 tinh trùng được hình thành từ quá trình giảm phân của: A. 2 5 tế bào sinh tinh B. 2 5 tế bào sinh dục đực sơ khai C. 2 5 giao tử D. 32 thể định hướng E. 2 6 tế bào sinh tinh Câu hỏi 2: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra ở: A. Kì trung gian B. Kì giữa của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm C. Kì đầu của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm D. Kì cuối của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm E. Kì đầu của lần phân bào 2 phân bào giảm nhiễm Câu hỏi 3: Mô tả nào dưới đây là đúng: A. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo xảy ra ở giữa hai nhiễm sắc thể (NST) dẫn đến hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ B. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo xảy ra ở giữa hai NST kép đồng dạng ở kì giữa dẫn đến sự trao đổi đoạn NST C. Sự tiếp hợp diễn ra dọc theo chiều dài của NST sau đó các crômatit bắt chéo, ở những chỗ bắt chéo chặt sẽ xảy ra hiện tượng đứt gãy dẫn đến tình trạng mất đoạn hoặc thêm đoạn NST D. Hiện tượng trao đổi chéo diễn ra vào kì đầu của lần phân bào 2 dẫn đến sự thay đổi vị trí của các gen trên cặp NST tương đồng E. Hiện tượng trao đổi đoạn NST giữa 2 NST đồng dạng dẫn đến hiện tượng hoán vị gen là do kết quả của quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu lần phân bào 1 giảm phân Câu hỏi 4: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo: A. Đảm bảo cho quá trình giảm phân diễn ra bình thường B. Dẫn đến sự thay đổi vị trí của các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng C. Góp phần dẫn đến hiện tượng biến dị tổ hợp D. A, B và C đúng E. B và C đúng Câu hỏi 6: Ở kì giữa của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm: A. Các nhiễm sắc thể (NST) co cực đại và đứng thành hàng kép ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc B. Các NST co cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc C. Mỗi NST kép trong cặp đồng dạng phân li ngẫu nhiên về mỗi cực D. Giữa các NST trong cặp đồng dạng xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo E. Màng nhân bắt đầu xuất hiện và tế bào chuẩn bị tách thành 2 tế bào con Câu hỏi 7: Các nhiễm sắc thể (NST) kép không tách qua tâm động và mỗi NST kép trong cặp đồng dạng phân li ngẫu nhiên về mỗi cực dựa trên thoi vô sắc. Hoạt động nói trên của NST xảy ra ở: A. Kì sau của gián phân B. Kì sau của lần phân bào 1 giảm phân C. Kì sau của lần phân bào 2 giảm phân D. Kì giữa của lần phân bào 1 giảm phân E. Kì cuối của lần phân bào 1 giảm phân Câu hỏi 9: Kết quả sau 2 lần phân bào của giảm phân đã tạo nên: A. Các hợp tử B. Tế bào sinh dục sơ khai C. Tế bào sinh dục đực hoặc cái với bộ nhiễm sắc thể đơn bội D. Tế bào xôma E. Tế bào dinh dưỡng Câu hỏi 10: Giảm phân là một quá trình: A. Tạo giao tử đơn bội B. Tạo nên sự đa dạng của các giao tử C. Góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp E. Tất cả đều đúng D. Góp phần duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ của loài Câu hỏi 1: Trong quá trình phân bào thoi vô sắc là nơi: A. Xảy ra quá trình nhân đôi của trung thể B. Xảy ra quá trình nhân đôi của ADN C. Tâm động của nhiễm sắc thể bám và trượt về các cực của tế bào D. Hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con E. Nhiễm sắc thể thực hiện việc đóng xoắn Câu hỏi 2: Kết quả của quá trình gián phân là hình thành nên: A. Hai tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n B. Hai tế bào con mang bộ NST đơn bội C. Hai tế bào con mang bộ NST đơn bội kép D. Cơ thể đơn bào E. Tinh trùng và trứng Câu hỏi 3: Trong cơ thể việc thay thế tế bào già và chết được thực hiện bởi hình thức: A. Trực phân B. Phân bào giảm nhiễm C. Nảy chồi D. Phân bào nguyên nhiễm E. Sinh sản dinh dưỡng Câu hỏi 4: Gián phân là hình thức phân bào của: A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục sơ khai C. Hợp tử D. A và C đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 5: Màng nhân xuất hiện trở lại trong quá trình phân bào nguyên nhiễm ở: A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối E. Kì trung gian Câu hỏi 7: Gián phân là một quá trình: A. Giúp gia tăng số lượng tế bào và bổ sung cho những tế bào già và chết, tế bào bị tổn thương B. Duy trì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội qua các thế hệ tế bào C. Đảm bảo cho sự hình thành của các tế bào sinh tinh và sinh trứng D. A và B đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 8: Các thế hệ cơ thể loài sinh sản sinh dưỡng được đảm bảo nhờ cơ chế: A. Phân bào giảm nhiễm B. Thụ tinh C. Phân bào nguyên nhiễm D. Bào tử E. Trực phân Câu hỏi 9: Sự phân li của các nhiễm sắc thể (NST) ở kì sau của nguyên phân diễn ra theo cách: A. Mỗi NST kép trong cặp đồng dạng không tách qua tâm động và phân li ngẫu nhiên về mỗi cực B. Một nửa số lượng NST kép đi về mỗi cực C. Mỗi NST kép tách qua tâm động để mỗi NST đơn phân li về mỗi cực D. Ở kì sau không xảy ra sự phân li của NST E. Mỗi NST kép tách tâm động, tháo xoắn hoàn toàn và mỗi NST đơn phân li về mỗi cực Câu hỏi 10: Số thoi vô sắc đã được hình thành khi một tế bào trải qua 7 đợt giản phân: A. 128 thoi vô sắc B. 129 thoi vô sắc C. 256 thoi vô sắc D. 127 thoi vô sắc E. 64 thoi vô sắc Câu hỏi 1: Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào được thực hiện bằng hình thức: A. Khuyếch tán qua màng theo chiều từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp B. Nhờ chất vận chuyển trung gian để đi qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp C. Đi từ nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao nhờ các chất vận chuyển D. A và B đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 2: Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật người ta có thể phân loại các dạng sinh vật thành: A. Thể trước tế bào, sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào B. Động vật và thực vật C. Sinh vật đơn bào và đa bào D. Tế bào có nhân và chưa có nhân (trước nhân) E. Tất cả đều sai Câu hỏi 3: Màng nhân của tế bào được cấu tạo từ: A. Một lớp màng sinh chất và được bọc ngoài bởi lớp màng xenlulô B. Hai lớp màng kín C. Hai lớp màng, khoảng giữa màng nối với lưới nội sinh chất, sự hoà nhập của màng ngoài và màng trong tạo nên các lỗ lớn trên màng D. Gồm hai lớp màng, mặt ngoài và trong có các hạt ribôxôm bám vào E. ADN và prôtêin histôn Câu hỏi 4: Các lỗ lớn trên màng nhân tạo điều kiện cho các hoạt động: A. Phân chia tế bào B. Cho phép các phân tử lớn như ARN đi ra ngoài tế bào chất và các enzim đi từ ngoài tế bào chất vào trong nhân C. ADN từ bào tương đi vào trong nhân D. Gián phân và giản phân E. Hình thành nên thoi vô sắc Câu hỏi 5: Hạch nhân (nhân con): A. Nơi tổng hợp rARN tham gia vào thành phần của ribôxôm B. Biến mất khi tế bào chuẩn bị bước vào phân bào C. Có thể thay đổi hình dạng, kích thước D. Chỉ có trong nhân tế bào động vật E. A, B và C đều đúng C ©u hái 6: Ở virut, thể ăn khuẩn có vật chất di truyền là: A. AND B. ADN hoặc ARN C. Nhiễm sắc thể D. Prôtêin E. ADN kết hợp với histôn Câu hỏi 7: Trung thể đóng vai trò quan trọng trong: A. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin B. Quá trình nhân đôi của AND C. Hình thành thoi vô sắc D. Quá trình tiêu hoá trong tế bào E. Quá trình hô hấp tế bào Câu hỏi 8: Trung thể có mặt ở: A. Tế bào động vật B. Tất cả tế bào động vật và thực vật C. Trong tế bào động vật và một số thực vật bậc thấp D. Trong ty thể E. Tất cả đều sai Câu hỏi 9: Mỗi trung thể được cấu tạo từ: A. 2 trung tử có cấu trúc hình trụ đứng thẳng góc với nhau B. 2 trung tử có cấu trúc hình trụ đứng song song với nhau C. 2 trung cầu nằm cạnh nhau D. Các sợi dây tơ vô sắc E. ADN và histôn Câu hỏi 10: Hoạt động hô hấp tế bào xảy ra ở: A. Tiêu thể B. Lưới nội sinh chất C. Nhân D. Ti thể E. Bộ Gôngi Câu hỏi 1: ATP (Ađênôzintriphôtphat) hình thành trong ty thể: A. Là một hợp chất giàu năng lượng B. Tham gia vào cấu trúc của ADN C. Tham gia vào cấu trúc của ARN D. Là đơn vị cấu trúc cơ bản của sợi nhiễm sắc E. Là đơn vị cấu trúc cơ bản của prôtêin Câu hỏi 2: Năng lượng tồn trữ trong các liên kết giàu năng lượng của phân tử ATP được sử dụng để phục vụ cho: A. Quá trình trao đổi chất qua màng B. Chức năng vận động C. Quá trình sinh tổng hợp D. Quá trình nhân đôi của ADN E. Tất cả đều đúng Câu hỏi 4: Lục lạp trong tế bào thực vật: A. Làm cho cây có màu xanh B. Có khả năng tự nhân lên C. Thực hiện quá trình quang hợp D. A và C đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 5: Mô tả nào dưới đây về cấu trúc của ribôxôm là đúng: A. Là một thể hình cầu được cấu tạo từ rARN và prôtêin đặc hiệu B. Gồm 2 tiểu phần hình cầu kết hợp lại, mỗi tiểu phần do ADN và histôn kết hợp lại với tỷ lệ tương đương C. Gồm 2 tiểu phần hình cầu lớn và bé kết hợp lại mà thành, mỗi tiểu phần được hình thành từ sự kết hợp giữa rARN và các prôtêin đặc hiệu D. Ribôxôm là một túi hình cầu bên trong chứa các men thuỷ phân E. Ribôxôm gồm có hai lớp màng, lớp trong xếp lại thành hình răng lược, bên trong chứa đầy dịch Câu hỏi 6: Việc phân biệt giữa lưới nội sinh chất (LNSC) có hạt và không hạt dựa vào đặc điểm: A. LNSC có hạt hình túi và LNSC không hạt có hình ống B. LNSC có hạt có ribôxôm bám ở mặt ngoài còn LNSC không hạt không có ribôxôm bám C. LNSC có hạt có ribôxôm bám ở trong lưới và LNSC không hạt có ribôxôm bám ở mặt ngoài của lưới D. LNSC có hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân và LNSC không hạt nối thông với màng tế bào E. A và B đúng Câu hỏi 7: Việc hoàn thiện cấu trúc của các prôtêin và vận chuyển chúng đến một số vị trí khác trong tế bào là chức năng của: A. Ti thể B. Bộ Gôngi C. Ribôxôm D. Lưới nội sinh chất E. Ribôxôm Câu hỏi 8: Chức năng của bộ Gôngi là: A. Tiếp nhận các túi được chuyển đến từ lưới nội sinh chất, hoàn thiện thêm cấu trúc, kết đặc chúng và tạo nên các túi mới, những túi này sẽ đi vào bào tương hay ra màng tế bào B. Quang hợp C. Sử dụng hệ thống enzim thuỷ phân để phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các đơn phân D. Tạo nên thoi vô sắc nhờ đó mà nhiễm sắc thể có thể phân li về các cực của tế bào E. Nơi sảy ra quá trình sinh tổng hợp prôtêin Câu hỏi 9: Việc sử dụng các enzim thuỷ phân để phân huỷ các đại phân tử prôtêin, polisaccarit hoặc các axit nuclêit trong tế bào là chức năng của: A. Ti thể B. Trung thể C. Lưới nội sinh chất D. Tiêu thể (lizôxôm) E. Ribôxôm Câu hỏi 10: Không bào thường được gặp ở: A. Tế bào động vật bậc cao B. Tế bào động vật và thực vật bậc thấp C. Tế bào chưa có nhân D. Vi khuẩn E. Tế bào thực vật trưởng thành Câu hỏi 1: Tế bào động vật được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản: A. Màng tế bào B. Tế bào chất và các bào quan C. Tế bào chất, các bào quan và nhân D. Màng tế bào, tế bào chất cùng với các bào quan và nhân E. A và B đúng Câu hỏi 2: Ở tế bào có nhân, ADN được thấy ở: A. Trong nhân B. Trong nhân và trong lưới nội sinh chất C. Trong ti thể và lạp thể D. Trong nhân và ribôxôm E. Tất cả đều sai Câu hỏi 3: Ở tế bào trước nhân: A. Nhân được phân cách với các phần còn lại bởi màng nhân B. Vật chất di truyền là ADN kết hợp với prôtêin histôn C. Không có màng nhân D. Vật chất là ADN hoặc ARN không kết hợp với prôtêin histôn E. C và D đúng Câu hỏi 4: Cơ thể đơn bào có những đặc điểm: A. Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào B. Có thể có sự chuyên hoá cao về hình thái và chức năng C. Kích thước cơ thể có thể lớn hơn một số cơ thể đa bào D. A và B đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 6: Quá trình đồng hoá trong hoạt động sống của tế bào là: A. Quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức tạp để giải phóng năng lượng B. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin C. Sự nhân đôi của ADN D. Quá trình hoá học mà trong đó các chất đơn giản kết hợp với nhau để tạo nên các chất phức tạp hơn E. Quá trình trao đổi chất qua màng tế bào Câu hỏi 7: Quá trình dị hoá trong hoạt động sống của tế bào là: A. Một biểu hiện của quá trình trao đổi chất B. Quá trình phá huỷ hoàn toàn nguyên sinh chất C. Quá trình xây dựng nguyên sinh chất mới D. Quá trình di chuyển vật chất từ trong ra ngoài màng tế bào E. Sự kết hợp của những chất đơn giản thành những chất hữu cơ phức tạp Câu hỏi 8: Những đặc điểm nào dưới đây là những đặc tính của cơ thể sống: A. Sự trao đổi chất, vận động, tính cảm ứng B. Sự trao đổi chất, vận động, sinh sản C. Sự trao đổi chất, vận động, tính cảm ứng, sự sinh sản, sinh trưởng và khả năng thích nghi D. Sự sinh trưởng và sinh sản E. Sự trao đổi chất, vận động, cảm ứng và sinh sản Câu hỏi 9: Màng tế bào cơ bản: A. Gồm 2 lớp, phía trên có các lỗ nhỏ B. Gồm 3 lớp: lớp trong và lớp ngoài là prôtêin, lớp giữa là lipit C. Có cấu tạo chính là xenlulô D. Cấu tạo chính là một lớp lipit kép được xem kẽ bởi những phần tử prôtêin, ngoài ra còn có lượng nhỏ cacbon hyđrat E. Các phân tử lipit xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin Câu hỏi 10: Các lỗ nhỏ trên mạng tế bào: A. Được hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày của màng B. Do sự tiếp giáp của hai lớp màng tế bào C. Là các lỗ nhỏ hình thành trong những phân tử lipit D. Được hình thành do kết quả của hiện tượng thực bào E. Nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào . là vì: A. Chứa lượng vật chất di truyền lớn hơn B. Hoạt động tổng hợp và trao đổi chất di n ra mạnh hơn C. Lưu trữ chất dinh dưỡng nhiều hơn D. Nhân có. kích thước lớn hơn Câu hỏi 7: Ở động vật, tế bào sinh trứng chứa lượng chất dinh dưỡng chủ yếu để: A. Giúp chúng tiếp tục tồn tại và phát triển sau khi

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan