Xây Dựng Và Sử Dụng Câu Hỏi Cốt Lõi Để Dạy Học Phần Tiến Hóa, Sinh Học 12

82 701 0
Xây Dựng Và Sử Dụng Câu Hỏi Cốt Lõi Để Dạy Học Phần Tiến Hóa, Sinh Học 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài luận văn Quản lýGiáo dục học gồm 82 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nội dung kiến thức trong chương trình phổ thông cũng tăng lên, nên chúng ta không thể hi vọng trong một thời gian nhất định ở trường phổ thông giáo viên (GV) có thể cung cấp cho học sinh (HS) cả một kho tàng tri thức mà loài người đã tích lũy được, tuy đã được chọn lọc. Nhiệm vụ của GV hiện nay không chỉ cung cấp cho HS tri thức mà quan trọng là cung cấp cho HS phương pháp học, rèn cho các em hệ thống kỹ năng nhận thức để HS chủ động giải quyết những vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn. Để thực hiện được mục tiêu này thì cần phải đổi mới giáo dục toàn diện, trên mọi mặt từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học….Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược. Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải biết thiết kế các hoạt động học cho học sinh, mà ở đó người học phải thu thập, xử lý thông tin để giải quyết nhiệm vụ học tập. PPDH này tích cực ở chổ sẽ phát triển cho HS các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic; khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề nảy sinh từ thực tế cuộc sống; khả năng ngôn ngữ, kỹ năng trình bày diễn đạt ý tưởng khoa học và khả năng thích ứng với xã hội; rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra những vấn đề mới. Trong các PPDH tích cực thì phương pháp vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau 2 và với cả giáo viên ; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học .Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong mỗi tiết học. Điều quan trọng trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp chính là mỗi câu hỏi hay một nhóm các câ u hỏi nào đó phải được xây dựng sao cho khi trả lời thì học sinh nhận được một “liều kiến thức” nhất định và rèn luyện được các kỹ năng tư duy. Các loại câu hỏi có thể được phân chia theo nhiều cách khi dựa trên những cơ sở khác nhau như các khâu của quá trình dạy học hoặc mức độ của quá trình nhận thức. Trong đó câu hỏi cốt lõi là câu hỏi khi nêu ra thì đáp án của nó yêu cầu phải có chứa nhiều nội dung, cần nêu bật vấn đề cần tìm hiểu nhằm gây sự chú ý của học sinh đối với bài mới, đồng thời tạo được ở các em ý thức về những nhiệm vụ chủ yếu khi nghiên cứu bài học. Đó cũng là những nội dung chính của bài mà học sinh cần nắm vững.2 Việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học cũng là một trong tám chiến lược dạy học hiệu quả hiện nay 2.Câu hỏi cốt lõi càng gợi mở thì lại càng mang lại hiệu quả cao , kích thích tư duy và liên hệ của học sinh với bài học, giúp học sinh mau chóng nắm vững được kiến thức thông qua giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra. Trong chương trình sinh học THPT, phần Tiến hóa – SH 12 là nội dung kiến thức tương đối khó và trừu tượng đối với cả GV và HS. Việc truyền thụ kiến thức cho HS chỉ có thể trên lý thuyết mà không có phần thực hành .Nên việc xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa sẽ giúp HS chủ động tìm kiếm và phân tích, tư duy, thảo luậntranh luận để giải quyết vấn đề đặt ra, các em hiểu được mối quan hệ giữa nguyên nhân, cơ chế tiến hóa và quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên trái đất thông qua các bằng chứng tiến hóa nên HS có thể vận dụng được kiến thức lý thuyết vào thực tiển, đem lại niềm vui hứng thú học tập. Xuất phát từ những lý do trên, đặc biệt với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, sinh học 12”. 3 Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế qui trình xây dưng câu hỏi cốt lõi, vận dụng qui trình xây dựng câu hỏi cốt lõi, sử dụng câu hỏi cốt lõi theo nội dung của phần Tiến hóa nhằm nâng cao nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh khi học tập phần này. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc xây dựng , sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học. + Bản chất của câu hỏi cốt lõi: mang tính phổ quát, không cần có một câu trả lời đúng duy nhất. + Vai trò của câu hỏi cốt lõi: chuẩn đoán trình độ học sinh trước khi bắt đầu một đơn vị bài học cụ thể; rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy xét những vấn đề phổ quát, tự nghiên cứu một cách cơ bản chứ không chỉ là thu thập những kiến thức hiển nhiên. Xác định các nguyên tắc , quy trình , tiêu chí xây dựng , sử dụng từng câu hỏi cốt lõi theo từng phần nội dung tương ứng. Xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả sử dụng câu hỏi cốt lõi được xây dựng. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng: quy trình xây dựng, sử dụng câu hỏi cốt lõi trong phần Tiến hóa Nghiệm thể : Học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Huệ, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận Khách thể nghiên cứu: phương pháp dạy học sinh học. Phạm vi nghiên cứu Chương 1 và chương 2 phần tiến hóa sinh học 12 Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài: các tài liệu về phương pháp dạy học, phương pháp vấn đáp giải quyết vấn đề, các luận văn, các 4 tài liệu, các bài báo...có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu nội dung phần Tiến hóa, các tài liệu khoa học , các chuyên đề ... có liên quan đến Tiến hóa Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ các chuyện gia , các giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao để trao đổi và học hỏi những vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp điều tra Thông qua hình thức dự giờ, quan sát, trưng cầu ý kiến, tiếp xúc trao đổi với giáo viên về quá trình dạy học có sự dụng câu hỏi cốt lõi. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Mục đích thực nghiệm : kiểm tra chất lượng của câu hỏi cốt lõi được xây dựng có phù hợp với yêu cầu nội dung chương trình , ứng dụng trong thực tế có mang lại hiệu quả hay không, có khả thi hay không. Chọn trường và lớ p thực nghiệm : chọn khoảng 8 lớp khối 12 trường THPT Nguyễn Huệ ,thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Trong đó có các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Lớp thực nghiệm dạy học có sử dụng các câu hỏi cốt lõi. + Lớp đối chứng dạy học không sử dụng các câu hỏi cốt lõi. 6.5. Phương pháp thống kê toán học Trên cơ sở xây dựng câu hỏi cốt lõi và thực nghiệm sư phạm dạy học có sử dụng câu hỏi cốt lõi ( dạy bài mới, kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết). Trưng cầu ý kiến của các giáo viên về hiệu quả sử dụng các câu hỏi cốt lõi đã được xây dựng trong quá trình dạy bài mới, bằng cách sử dụng phiếu đánh giá có các tiêu chí về mức độ hiệu quả. Chấm bài kiểm tra của học sinh theo thang điểm 10 sau đó thống kê lại bằng phương pháp toán học. Tiêu chí đánh giá bài làm của học sinh gồm 2 nhóm: + Đánh giá kiến thức học sinh lĩnh hội được. + Đánh giá kỹ năng tư duy, biểu hiện trong lập luận, xử lý thông tin để trả lời câu hỏi cốt lõi. 5 Lựa chọn các câu hỏi cốt lõi phù hợp và có hiệu quả trong dạy học tích cực để hoàn thành bộ câu hỏi cốt lõi cho đề tài nghiên cứu. Giả thiết khoa học Bằng việc nghiên cứu nội dung của phần tiến hóa, từ đó sẽ xây dựng được hệ thống các câu hỏi cốt lõi để ứng dụng dạy học thì chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả dạy và học. Dự kiến đóng góp của luận văn Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo phương pháp vấn đáp và quy trình xây dựng bộ câu hỏi cốt lõi cho phần Tiến hóa sinh học 12 Xây dựng được hệ thống câu hỏi cốt lõi cho phần Tiến hóa 12 và sử dụng có hiệu quả trong dạy học ở trường Trung học phổ thông. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: 6 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Cơ sở lý luận của đề tài Câu hỏi và câu hỏi cốt lõi Câu hỏi Theo quan điểm về logic học thì Aristôt là người đầu tiên phân tích câu hỏi. Ông cho rằng: Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết. Trả lời câu hỏi đó là bài làm mà khi hoàn thành chúng học sinh phải tiến hành hoạt động tái hiện, có thể là trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thực hành hoặc xác minh bằng thực nghiệm. Khái niệm câu hỏi cũng còn được diễn đạt dưới dạng khác như: Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một nhu cầu, một đòi hỏi hay một mệnh lệnh cần được giải quyết. Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng nghĩa là sẽ được giải quyết nó chứa đựng cả hai yếu tố, sự có mặt của cái chưa rõ cần được giải quyết và điều biết liên quan đến điều cần tìm. 2 Tuy có nhiều quan niệm khác nhau nhưng về dấu hiệu bản chất của các câu hỏi đều được các tác giả nêu ra đó là: Xuất hiện điều chưa rõ cần được giải quyết từ điều đã biết.Trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết thêm. Sự tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mờ rộng hiểu biết cho con người. Câu hỏi cốt lõi Theo jeffrey D.wilhelme, “Câu hỏi cốt lõi là câu hỏi cấu trúc cả một đơn vị bài học hoặc một nội dung nào đó thành một vấn đề cần giải quyết. Câu hỏi có nhiệm vụ kết nối các kiến thức đã có với hứng thú học tập kiến thức mới của HS, kết nối các kiến thức HS đã được học với thế giới thực tế nơi HS có thể sử dụng hiểu biết của mình để làm việc” Câu hỏi cốt lõi khi nêu ra thì đáp án của nó yêu cầu phải có chứa nhiều nội dung, cần nêu bật vấn đề cần tìm hiểu nhằm gây sự chú ý của học sinh đối với bài 7 mới, đồng thời tạo được ở các em ý thức về những nhiệm vụ chủ yếu khi nghiên cứu bài học. Đó cũng là những nội dung chính của bài mà học sinh cần nắm vững. Bản chất của câu hỏi cốt lõi: mang tính phổ quát, không cần có một câu trả lời đúng duy nhất. 18 Vai trò của câu hỏi cốt lõi: chuẩn đoán trình độ học sinh trước khi bắt đầu một đơn vị bài học cụ thể; rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy xét những vấn đề phổ quát, tự nghiên cứu một cách cơ bản chứ không chỉ là thu thập những kiến thức hiển nhiên. 18 Các cách phân loại câu hỏi Các loại câu hỏi có thể được phân chia theo nhiều cách khi dựa trên những cơ sở khác nhau như các khâu của quá trình dạy học hoặc mức độ của quá trình nhận thức. Câu hỏi cốt lõi cũng chính là câu hỏi, nên các cách phân loại câu hỏi đều tương ứng với các phân loại câu hỏi cốt lõi. Thực tế thì câu hỏi có rất nhiều và phong phú, nhưng việc lựa chọn sử dụng câu hỏi và câu hỏi cốt lõi sao cho phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi GV phải nghiên cứu để xây dựng ra một hệ thống câu hỏi phù hợp để hướng dẫn HS phát hiện kiến thức, chính vì vậy khi phân loại câu hỏi cốt lõi cũng cần phải phù hợp với mục tiêu dạy học: Với mục đích kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu có Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ những kiến thức đã học. Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức, nghĩa là nêu, giải thích nội dung, kiến thức đã lĩnh hội. Câu hỏi để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một nhiệm vụ nhận thức mới. Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững giá trị kiến thức nghĩa là xác định được vai trò, ý nghĩa của kiến thức trong lý luận và thực tiễn. Câu hỏi để kiểm tra thái độ, hành vi của con người sau khi học tập một chủ đề nào đó. 1.1.2.2. Với mục đích hình thành, phát triển năng lực nhận thức có Câu hỏi rèn luyện kỹ năng quan sát. 8 Câu hỏi rèn luyện kỹ năng phân tích Câu hỏi rèn luyện kỹ năng tổng hợp Câu hỏi rèn luyện kỹ năng so sánh Câu hỏi rèn luyện kỹ năng sử dụng con đường quy nạp Câu hỏi rèn luyện kỹ năng sử dụng con đường diễn dịch. 1.1.2.3. Với mục đích sử dụng trong các giai đoạn của quá trình dạy học có Câu hỏi hình thành kiến thức mới Câu hỏi củng cố, hoàn thiện kiến thức Câu hỏi kiểm tra và đánh giá 1.1.2.4. Theo quan hệ của các câu hỏi cần xác định có Câu hỏi định tính Câu hỏi định lượng 1.1.2.5. Theo cách trình bày câu trả lời có Câu hỏi tự luận Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1.1.2.6. Theo nội dung mà câu hỏi phản ánh có Câu hỏi nêu ra các sự kiện Câu hỏi xác định các dấu hiệu bản chất Câu hỏi xác định mối quan hệ Câu hỏi xác định cơ chế Câu hỏi xác định phương pháp khoa học Câu hỏi xác định ý nghĩa lý luận hay thực tiễn của kiến thức. 2, 5, 8, 13

iii 0&/& Trang ph bỡa /,&$02$1 i /,&01 ii 0&/& iii '$1+0&&ẩ&.ậ+,8&ẩ&&+9,777 v 08 1,'81* &KQJ&6/ậ/819ơ7+&7,1&$7ơ, &VOờOXQFDWjL 1.1.&kXKLYjFkXKLFWO}L &iFFiFKSKkQORLFkXKL .7 &XWU~FFkXKLFWO}L 1.1JX\rQWF[k\GQJFkXKLFWO}L 10 3KQJSKiSVGQJFkXKLFWO}LWURQJG\KFVLQKKF .10 6iXGQJFkXKLOSOXQFyWKFVGQJWURQJ[k\GQJFkXKLFWO}L 12 1.2.1 &kXKLJL~SViQJWYQ 12 1.2.2 &kXKLWKPGzFiFJLQK 12 1.2.3 &kXKLWuPFiFOờGRYjEQJFKQJ 12 1.2.4 &kXKLYTXDQLPYjWULQYQJYQ 12 1.2.5 &kXKLGQWLFiFJLQKYjNWTXFDQy 12 1.2.6 &kXKLYFKtQKFkXKL 13 &VWKFWLQFDWjL .13 1.3.1 7KF WUQJ G\ KF P{Q VLQK KF Yj SKQJ SKiS JLQJ G\ FD giỏo viờn .13 7KFWUQJYLFKFWSFDKFVLQK .15 iv &KQJ  ;ặ

Ngày đăng: 19/04/2017, 22:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan