Bài tập môn Xã hội học pháp luật

19 3.6K 15
Bài tập môn Xã hội học pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập học kỳ môn Xã hội học pháp luật trường Đại học Luật Hà Nội Hệ đào tạo: ĐH chính quy Được chấm: 9 điểm A. MỞ ĐẦU. Có thể khẳng định một điều rằng tội phạm chính là một trong những mặt trái của sự phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành tựu to lớn, đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, hội nhập với nhiều cơ hội mới đó, chúng ta cũng phải đối mặt với vô vàn những thách thức, hệ lụy. Và một trong số các vấn nạn đó chính là tội phạm. Theo thống kê cho thấy, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp với mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Số lượng tội phạm gia tăng theo từng năm và số tuổi của người phạm tội ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2015 trên cả nước đã xảy ra trên 21.400 vụ phạm pháp hình sự, bắt và xử lý 41.955 đối tượng, triệt phá trên 1.230 băng, nhóm tội phạm; phát hiện trên 7.800 vụ phạm tội về kinh tế, 114 vụ tham nhũng; trên 6.400 vụ vi phạm pháp luật về môi trường; trên 7.300 vụ, 11.600 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ trên 561kg heroin… Qua số liệu trên có thể thấy sự xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức con người và một “ lỗ hổng” lớn trong việc giáo dục và đào tạo con người ở nước ta trong thời buổi hiện nay. Nhận thức được thực trạng trên đang trở thành một vấn đề nhức nhối không chỉ đối với các nhà chức trách có thẩm quyền mà còn đối với toàn thể mọi người trong xã hội nên trong bài tập học kỳ này, em xin được trình bày đề tài: “ Vận dụng mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vực địa lý, giới tính, lứa tuổi và phân tầng xã hội để tìm hiểu về một loại tội phạm cụ thể ở nước ta hiện nay” và cụ thể là loại tội phạm giết người, nhằm mục đích làm rõ thêm về đặc điểm, tính chất, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này đối với cộng đồng, từ đó có những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa, hạn chế tối đa sự phát sinh các loại tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng.

A MỞ ĐẦU Có thể khẳng định một điều rằng tội phạm chính là một trong những mặt trái của sự phát triển Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành tựu to lớn, đáng được ghi nhận Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, hội nhập với nhiều cơ hội mới đó, chúng ta cũng phải đối mặt với vô vàn những thách thức, hệ lụy Và một trong số các vấn nạn đó chính là tội phạm Theo thống kê cho thấy, tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp với mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm Số lượng tội phạm gia tăng theo từng năm và số tuổi của người phạm tội ngày càng trẻ hóa Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2015 trên cả nước đã xảy ra trên 21.400 vụ phạm pháp hình sự, bắt và xử lý 41.955 đối tượng, triệt phá trên 1.230 băng, nhóm tội phạm; phát hiện trên 7.800 vụ phạm tội về kinh tế, 114 vụ tham nhũng; trên 6.400 vụ vi phạm pháp luật về môi trường; trên 7.300 vụ, 11.600 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ trên 561kg heroin… Qua số liệu trên có thể thấy sự xuống cấp trầm trọng về mặt đạo đức con người và một “ lỗ hổng” lớn trong việc giáo dục và đào tạo con người ở nước ta trong thời buổi hiện nay Nhận thức được thực trạng trên đang trở thành một vấn đề nhức nhối không chỉ đối với các nhà chức trách có thẩm quyền mà còn đối với toàn thể mọi người trong xã hội nên trong bài tập học kỳ này, em xin được trình bày đề tài: “ Vận dụng mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vực địa lý, giới tính, lứa tuổi va phân tầng xã hội để tìm hiểu về một loại tội phạm cụ thể ở nước ta hiện nay” và cụ thể là loại tội phạm giết người, nhằm mục đích làm rõ thêm về đặc điểm, tính chất, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này đối với cộng đồng, từ đó có những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa, hạn chế tối đa sự phát sinh các loại tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng B NỘI DUNG ( 10 trang) I Một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề tội phạm học ( 4 trang) 1 Khái niệm tội phạm Theo Khoản 1 Điều 8 BLHS 1999 quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa 2 Một số loại tội phạm Trên lý thuyết và ngay cả trong thực tế, có rất nhiều cách phân loại tội phạm khác nhau dựa vào các phương diện đánh giá khách nhau Có thể phân loại tội phạm theo các cách sau: - Theo các lĩnh vực của đời sống xã hội: Tội phạm kinh tế, tội phạm công nghệ cao, tội phạm môi trường,… - Theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng - Theo nhóm các chủ thể mà hành vi của tội phạm làm tổn hại: Tội phạm xâm hại an ninh quốc gia, tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, tội xâm phạm trật tự, tội về ma túy,… 3 Mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vừa địa ly, theo lứa tuổi và giới tính, theo sự phân tầng xã hội 3.1: Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo khu vực địa lí: Mô hình nghiên cứu theo khu vực địa lí là hướng nghiên cứu hiện tượng tội phạm dựa vào sự phân tích cơ cấu xã hội – lãnh thổ, bao gồm khu vực đô thị và khu vực nông thôn Tại phần lớn các xã hội, các số liệu nghiên cứu đáng tin cậy chỉ rằng tỉ lệ tội phạm ở khu vựa đô thị bao giờ cũng lớn hơn so với khu vực nông thôn Có nhiều yếu tố khác nhau giải thích cho vấn đề này như: + Đô thị là nơi tập chung của nhiều mô hình kiến trúc không gian bao gồm khu dân cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, phương tiên giao thông…với sự hiện đại, tiện nghi của nó đã tạo điều kiện cho tội phạm phát triển hơn so với khu vực nông thôn + Thành phần đô thị hỗn tạp, mật độ dân số cao hơn rất nhiều so với nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của bọn tội phạm + Cơ cấu kinh tế đô thị đa dạng và phong phú, sự kiểm soát xã hội nhìn chung lỏng lẻo hơn, trong khi đó ở khu vực nông thôn, mối liên kết giữa chính quyền và cộng đồng địa phương trực tiếp và chặt chẽ hơn + Tính cộng đồng tập thể rất cao, quen biết nhau hết, thưa + Thường ở thành thị, con người có lối sống dửng dưng, xã giao Nghe thấy trộm thì không phải việc nhà mình + Hầu như các quan hệ kinh tế và nguồn lực xã hội tập chung ở đô thị, dẫn đến tình hình đa dạng, phức tạp 3.2: Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo lứa tuổi: Là sự phân bố tổng số dân cư theo từng độ tuổi hoặc nhóm lứa tuổi nhất định Phần lớn những người phạm tội thường thuộc vào độ tuổi từ khoảng 18 – 30 tuổi Điều này khá dễ hiểu vì ở độ tuổi này, mặt tâm sinh lý của con người chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ và toàn diện nhất, chỉ cần một tác động bên ngoài dù là nhỏ nhất cũng rất dễ khiến họ trở nên kích động và từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực như việc thực hiện tội phạm Nếu gia đình, đặc biệt là các bậc làm cha mẹ, không kịp thời phát hiện những biểu hiện sai lệch về mặt tâm sinh lý của con em mình, từ đó không có những biện pháp giáo dục phù hợp để điều chỉnh Mặt khác, những người thuộc lứa tuổi này, thường là những người chưa có vị thế xã hội, chưa khẳng định được vị trí của bản thân mình trong cộng đồng, cũng có thể vẫn đang thất nghiệp do thiếu việc làm và kinh nghiệm sống, vì vậy cũng rất dễ rơi vào mặc cảm, nghĩ mình thất bại, thua kém hơn người khác Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiền cho những người thuộc độ tuổi này phạm tội nhiều hơn các lứa tuổi khác 3.2: Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo giới tính: Tỉ lệ tội phạm ở nam giới bao giờ cũng cao hơn ở nữ giới Điều này có thể hiểu thứ nhất là vì đặc điểm về cơ thể cũng như tâm sinh lý của nam giới, họ là những người thuộc về “phái mạnh”, thường có xu hướng “hành động” hơn là “lời nói” Tương tự trong cuộc sống, nhiều khi những tình huống mâu thuẫn xảy ra, họ thường dùng hành động để giải quyết Sự kiềm chế của nam giới cũng kém hơn phụ nữ nên khi bị kích động đến một giới hạn nhất định, nam giới rất có thể sẽ dễ dàng gây ra hành vi phạm tội Ở một số khía cạnh khác, nam giới vì “cái tôi” bản thân quá cao nên cũng rất dễ bị chính những thứ gọi là “sĩ diện” đó chi phối hành vi Hơn nữa, trong cuộc sống thường ngày, nam giới cũng là phái phải gánh trên vai trách nhiệm, là trụ cột của gia đình Áp lực từ công việc, từ cuộc sống cũng là một phần nhân tố tác động đến hành vi phạm tội của họ Đặc biệt, trong tội phạm cụ thể như tội hiếp dâm, vì đặc điểm sinh lý, nên người phạm tội chỉ có thể là nam giới (phụ nữ chiếm rất ít, hầu như không đáng kể) Hay như tội bạo hành, ngược đãi thì người phạm tội cũng đa phần là nam giới 3.2: Nghiên cứu hiện tượng tội phạm theo phân tầng xã hội: Đây là mô hình nghiên cứu hiện tượng tội phạm dựa theo sự phân tích cơ cấu xã hội – giai cấp Sự phân tầng xã hội cùng với quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội đã đưa tới sự hình thành nên những giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, có mức sống và chất lượng sống khác nhau Những điều kiện xã hội như sự nghèo khổ, bất ổn định về kinh tế, tình trạng nhà ở tồi tàn, định hướng giáo dục kém… dễ dẫn tới tội phạm hơn Do đó, tầng lớp bình dân, người nghèo thường mắc phải tội phạm nhiều hơn vì họ phải đối đầu nhiều hơn với các hoàn cảnh kinh tế và xã hội gay go Ngoài ra con em của họ có thể bị xã hội hóa nhiều hơn theo cung cách tiếp xúc với môi trường tội phạm II Một số loại tội phạm ở nước ta hiện nay ( 4 trang) 1 Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay Ở thời điểm hiện tại, dù đã thực hiện một cách sát sao các Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, tội phạm ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt cho xã hội Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an ninh toàn xã hội đã gặp không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội Theo thống kê, trong những năm gần đây, mỗi năm phát hiện trung bình trên 70 ngàn vụ phạm tội các loại, trong đó khoảng 50 ngàn vụ phạm tội về trật tự xã hội, trên 10 ngàn vụ phạm tội về ma túy So với các nước trên thế giới và trong khu vực, tình hình tội phạm Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp tuy nhiên lại có mức độ và tính chất phức tạp 2 Một số loại tội phạm cụ thể Các loại tội phạm mới, tội phạm xuyên quốc gia, có tính quốc tế, tội phạm có yếu tố nước ngoài có chiều hướng gia tăng và trên thực tế đã xuất hiện một số băng nhóm tội phạm là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam câu kết với người nước ngoài Tội phạm giết người tuy có giảm nhưng diễn biến lại phức tạp, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 1.000 vụ Tính chất các vụ án ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, các đối tượng ra tay vô cùng man rợ và tàn ác, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân Tội phạm hiếp dâm, nhất là hiếp dâm trẻ em gia tăng và xảy ra hết sức nghiêm trọng, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 600 vụ, một số trường hợp mang tính chất rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội Tôi cướp tài sản trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 1.600 vụ Tuy nhiên, những vụ cướp đặc biệt nghiêm trọng, có sử dụng vũ khí nóng xảy ra nhiều, đặc biệt là hiện trạng dùng súng để cướp các tiệm vàng giữa ban ngày ở khu vực đông dân cư và sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, truy bắt Điều này thể hiện sự manh động, nguy hiểm, coi thường pháp luật của một số đối tượng III Tội giết người ( 6 trang) Tội giết người là tội thuộc nhóm tội phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và mức phạt cao nhất dành cho tội này có thể lên đến tử hình Tính mạng của con người là thiêng liêng, quyền được sống của con người là quyền bất khả xâm phạm Vì vậy, tội giết người là hành vi tước đoạt đi mạng sống của người khác, dù vì bất cứ lý do gì đều đáng bị lên án +Cơ cấu khu vực địa lý: Theo nghiên cứu, số lượng các đối tượng phạm tội là người sống ở thành thị chiếm phần lớn hơn tội phạm ở khu vực nông thôn ( tội phạm đô thị chiếm trên 70%) Tuy nhiên, trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của hội nhập kinh tế khu vực cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng, tình hình tội phạm đã có sự chuyển dịch từ thành thị sang nông thôn Theo số liệu của ILSSA thống kê, vào năm 2007, tỉ lệ tội phạm giữa khu vực thành thị và nông thôn là 67.6% - 32.4%, nhưng đến năm 2012, tỉ lệ này đã thay đổi như sau: tội phạm đô thị chiếm 45.2% và tội phạm nông thôn là 54.8% Sự thay đổi này cho thấy rằng, không chỉ ở thành thị mà khu vực nông thôn cũng đang trở thành khu vực nóng về diễn biến tội phạm phức tạp (http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/10022_25420127151 84.pdf ) Lí giải cho điều này có thể thấy làng quê vốn gắn liền với những gì đơn sơ, mộc mạc và người dân nơi đây cũng quen với nếp sống bình dị, chân chất, bà con lối xóm sống chan hòa, gắn bó với nhau Chính vì thế, sự cảnh giác của người dân ở các vùng quê cũng có phần hạn chế Họ luôn cho rằng ở quê không có hoặc ít có các trường hợp trộm, cướp và càng không cảnh giác đối với những người trong cùng xóm, ấp với nhau Thực tế, phần lớn người vi phạm ở vùng nông thôn là những thanh thiếu niên bỏ học sớm, tụ tập thành nhóm và thực hiện các hành vi trộm cắp Một số đối tượng khác cũng là người dân địa phương nhưng đi làm ăn xa, sau đó quay trở về cùng với một nhóm người ở những vùng miền khác nhau, tổ chức thực hiện trộm cắp , cướp giật tài sản một cách “chuyên nghiệp” và thông thường nhóm đối tượng này có hành vi phạm tội táo bạo và tinh vi hơn Từ đó hình thành những băng nhóm tội phạm kiểu “giang hồ thôn”, “côn đồ làng” gây mất trật tự xã hội, phá vỡ chốn yên bình nơi thôn quê Tại một số vùng nông thôn hiện nay, việc các băng nhóm “côn đồ thôn” đòi “bảo kê nông sản” đang trở thành nhức nhối trong đời sống xã hội Có thể thấy, cùng với sự phát triển của xã hội là sự kéo theo các loại hình tệ nạn, các loại tội phạm phân tán ở khắp mọi nơi mà không còn tập trung chủ yếu ở những khu vực thành thị hoặc những nơi có dân cư đông đúc Gần đây, những vùng quê hẻo lánh lại là điểm tụ tập các loại tội phạm bởi chúng đánh vào tâm lý thiếu cảnh giác của người dân Trước đây, tình hình an ninh, trật tự xã hội ở các vùng nông thôn đỡ phức tạp hơn so với hiện nay, số lượng tội phạm cũng như mức độ phạm tội cũng ít nghiêm trọng hơn so với các thành phố lớn, đông dân cư Bởi lẽ, ở nông thôn, người ta biết nhau hết, quan hệ họ hàng, bà con khá gắn kết, nên tội phạm từ nơi khác đến dễ bị phát hiện Người nông dân về bản tính thì khá hiền lành, tốt, sống trong một cộng đồng thì tính nết tốt xấu của ai, đều được biểu hiện khá rõ Sự quản lý của các gia đình khá chặt chẽ, người dân cũng không có nhiều tài sản lớn nên tệ nạn nếu có cũng đa phần chỉ là trộm cắp vặt con gà, quả trứng Các vụ án nghiêm trọng như giết người cũng có, nhưng rất hạn hữu Nhưng bây giờ, cùng với quá trình đô thị hóa và kinh tế thị trường đã khiến cho diện mạo nông thôn thay đổi Cùng với mặt tích cực thì cũng có nhiều mặt trái khiến trong cộng đồng đột nhiên “đẻ” ra những loại tội phạm mới, phức tạp như giết người, cướp của , thậm chí thảm sát nhiều người vì tư thù, mâu thuẫn kinh tế, Cùng với quá trình đô thị hóa, nhiều nơi người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, được hưởng một khoản đền bù khá lớn nhưng lại không biết đầu tư vào làm ăn quay vòng; chỉ sau một thời gian tiêu xài, mua sắm cho bản thân, gia đình thì số tiền này cũng hết, họ trở lại với hai bàn tay trắng, lại không có đất canh tác, không có nghề nghiệp, lâm vào thế bí, thế cùng Cùng với đó là các loại tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện ngập, mại dâm cũng theo chân một bộ phận thanh niên đi làm thuê ở thành phố về, trở nên lan tràn, không chỉ ở thành thị mà còn ở các vùng nông thôn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phạm tội sau lũy tre làng gia tăng Mạng lưới trật tự, an ninh thôn, xã cũng mỏng hơn rất nhiều so với thành thị Người nông dân hiện nay có điều kiện tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet nhiều hơn Họ có thể đồng thời tiếp cận cả cái tiêu cực và tích cực của truyền thông, nhất là với giới trẻ, khi tính cách còn chưa thực sự định hình và ổn định thì dễ bị cái xấu lôi kéo hơn Tôi thực sự rất xót xa khi đọc được những vụ án mà cháu giết bà chỉ để lấy một đôi bông tai bán đi lấy tiền chơi game +Cơ cấu giới tính Do đặc điểm về sinh lý, nam giới luôn có tỉ lệ phạm tội giết người cao hơn nữ giới Tỉ lệ này nam giới chiếm hơn 60% Tuy nhiên, trong khoảng thời gian vài năm gần đây, tỉ lệ tội phạm giết người là phụ nữ cũng đã tăng cao hơn Một số ví dụ điển hình là vụ: Nữ sinh Vũ Thị Kim Anh cắt cổ người tình trên xe Lexus hay người phụ nữ bán chuối chiên Trần Thị Ngọc Ngà giết bà lão cướp 18 triệu đồng… Điều đó đã thể hiện sự suy thoái về mặt đạo đức và nhân cách của một bộ phận công dân hiện nay Là phái yếu, có truyền thống bất khuất, trung hậu, đảm đang và năng động, hiện đại trong thời buổi hội nhập hiện nay, nhiều người phụ nữ đã và đang thực hiện rất tốt vai trò của mình trong gia đình cũng như trong xã hội, hướng tới làm chủ cuộc sống, làm chủ xã hội Tuy nhiên bên cạnh đó, một số bộ phậm những người phụ nữ, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, đã vướng vào vòng lao lý Nguyên nhân dẫn tới các vụ án giết người mà thủ phạm là nữ giới đó là: Do ghen tuông, do tư tưởng phong kiến ở một số gia đình chèn ép, do thất nghiệp, do bị bạo hành gia đình,… +Cơ cấu lứa tuổi Thời gian gần đây tên phạm vi cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ án giết người man rợ mà thủ phạm lại chính là những đối tượng tuổi vị thành niên, vẫn đang trong tuổi cắp sách đến trường Theo báo cáo của Bộ công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhối lương tâm và dư luận xã hội Như vậy, trong 6 năm qua, bình quân mỗi năm có trên 10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội Bình quân mỗi ngày xảy ra trên 30 vụ án với gần 40 đối tượng Con số này cũng tương đương với số vụ tai nạn giao thông và số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm và hàng ngày Đây quả là những con số khủng khiếp, khiến cả những người vô cảm nhất cũng phải rùng mình ghê sợ Trong số những vụ án giết người nghiêm trọng, có thể kể đến vụ Lê Văn Luyện tàn sát cả 1 gia đình (giết 3 người và gây thương tích cho 1 người), cướp số tài sản bằng vàng trị giá hơn 1 tỷ đồng của tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang; hay vụ Lý Nguyễn Chung giết người, cướp tài sản cũng ở Bắc Giang (chính vụ án này đã gây ra nỗi oan 10 năm tù cho ông Nguyễn Thanh Chấn) Khủng khiếp hơn là những vụ cháu giết ông bà, con giết cha hay giết mẹ… để cướp tài sản Điều đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa Theo thống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dưới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7% Nếu như Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 người khi chỉ còn kém vài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trường (ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83 tuổi) để cướp 700 nghìn đồng khi Trường chưa đầy 16 tuổi Hay vụ Nông Văn Công (ở xã Ngọc Đường, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lưu Thị Linh để cướp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinh lớp 9 của Trường phổ thông THCS xã Ngọc Đường Vụ Mông Thế Xương (ở xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) đã vung dao giết người để cướp tài sản khi Xương mới 14 tuổi 7 tháng… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm giết người đang ngày càng trẻ hóa Trách nhiệm thì thuộc về tất cả các bên gia đình, nhà trường, xã hội và ngay cả chính bản thân các đối tượng phạm tội Ở lứa tuổi này, tâm sinh lý các em chưa thực sự ổn định, rất cần sự uốn nắn, giáo dục, quan tâm sát sao của gia đình, nhà trường Sự thiếu quan tâm đến con em của một số bậc phụ huynh đã khiến cho những đối tượng này không chú tâm học tập mà sa vào ăn chơi Mặt khác, sự phát triển chóng mặt đến không thể kiểm soát của những công nghệ mới như Internet, các trang mạng xã hội đã khiến cho suy nghĩ cũng như hành vi của các em bị ảnh hưởng Số liệu thống kê cho thấy, 70% đối tượng người chưa thành niên phạm tội sống tại thành phố, thị xã, thị trấn; 24% sống ở nông thôn Có tới 34,4% các em sống trong hoàn cảnh thiếu hẳn sự chăm sóc của bố mẹ đẻ, trong đó có 4,8% sống với ông bà; 2,4% sống với anh chị; 14,5% sống lang thang… Có 80% trong số 7.861 vụ phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn Bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu chè, cờ bạc, gia đình thường xảy ra bạo lực… thiếu sự quan tâm đến trẻ em, sự giáo dục chưa phù hợp, để các em lang thang kiếm sống hoặc nuông chiều quá mức Trong số 15.736 vụ án hình sự do người chưa thành niên gây ra thì có tới 85% các em vi phạm pháp luật là do bản thân thiếu tu dưỡng, rèn luyện, ham chơi bời, hưởng thụ, đua đòi các thói hư tật xấu của xã hội… (http://dantri.com.vn/phap-luat/nhung-con-so-giat-minh-ve-toipham-vi-thanh-nien-1392598056.htm) +Vấn đề phân tầng xã hội: Sự chênh lệch về điều kiện kinh tế giữa các vùng miền, trình độ dân trí cũng như sự phân hóa giàu nghèo đã làm xuất hiện nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội Theo nghiên cứu, những người thuộc tầng lớp lao động nghèo có tỉ lệ phạm tội giết người cao hơn các tầng lớp khác Những người tầng lớp này thường có trình độ dân trí không cao, nhất là bà con sinh sống ở các khu vực miền núi, biên giới, nhiều khi giết người do tư tưởng lạc hậu, những hủ tục từ xa xưa Một bộ phận khác có thể là nông dân sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, bị mất đất làm nông, không có việc làm nên rơi vào cảnh túng quẫn nên làm liều Cũng có một bộ phận do không được giáo dục đầy đủ, cộng thêm việc tiếp thu một cách lệch lạc và không đầy đủ về những công nghệ mới dẫn đến sự sai lệch trong hành vi 3 Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan - Tính chất giai cấp của tội phạm: Chừng nào xã hội còn phân chia giai cấp, chừng đó vẫn còn tội phạm, bởi nguyên nhân, điều kiện hình thành và phát triển tội phạm vẫn tiếp tục tồn tại Tuy nhiên, mỗi xã hội, với những hình thái kinh tế xã hội khác nhau thì hình thức và mức độ hoạt động của tội phạm có khác nhau Sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của tội phạm phụ thuộc vào nền tảng vật chất kỹ thuật, mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng với hạ tầng cơ sở và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong xã hội đó Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, hạ tầng cơ sở - kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu; thượng tầng kiến trúc chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ thống các quy phạm pháp luật Nhiều văn bản pháp luật còn thiếu, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao; sự phân hoá giai cấp và phân tầng xã hội giữa người giàu, kẻ nghèo ngày càng gia tăng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tình trạng thất học, mù chữ và tái mù chữ tiếp tục gia tăng; đạo đức xã hội bị xuống cấp Một bộ phận dân cư chạy theo lối sống thực dụng, xa hoa trụy lạc, coi thường pháp luật, chạy theo giá trị của đồng tiền, làm giàu bất chính Số người thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm không ổn định ngày một tăng (hiện nay 2/3 lao động ở nông thôn không đủ việc làm và cả nước có 7 - 8 triệu người không có việc làm và thiếu việc làm) Các yếu tố đó đã ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành và phát triển của tội phạm - Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thế giới diễn ra khá phức tạp, đã tác động xấu đến sự hình thành và phát triển tội phạm ở nước ta, làm nhiều loại tội phạm mới nảy sinh, phát triển như: tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm rửa tiền, sử dụng bom thư, phong bì thư có vi trùng gây bệnh, ăn cắp cước điện thoại qua vệ tinh; rút tiền ngân hàng bằng các thẻ tín dụng giả, phá sóng, gây nhiễu sóng điện thoại Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở nhiều nước trên thế giới; sự kiện nước Mỹ bị tấn công (11-9-2001); chiến tranh chống khủng bố ở ápganixtan và chiến tranh xâm lược Irắc do liên quân Mỹ - Anh phát động; các vụ khủng bố trên thế giới đã ảnh hưởng, tác động xấu đến tình hình kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều nước, trong đó có nước ta, làm tội phạm có điều kiện phát triển, gia tăng Nguyên nhân chủ quan - Công tác quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều sơ hở, thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi Những yếu kém, bất cập đó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, mà còn là những điều kiện tốt để tội phạm, tệ nạn xã hội lợi dụng hoạt động, tiếp tục phát sinh, phát triển -Trong lĩnh vực quản lý kinh tế: còn nhiều bất cập, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính Do chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ, khắc phục những sơ hở, thiếu sót nên một số cơ quan, doanh nghiệp đã lợi dụng chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng Đặc biệt trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, do chưa có kinh nghiệm, chưa loại bỏ được những sơ hở, thiếu sót, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng, lập hồ sơ, chứng từ giả, rồi móc nối với nhân viên hải quan, thuế vụ chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách nhà nước -Trong quản lý văn hoá - tư tưởng: do chưa quản lý tốt các sản phẩm văn hoá, một số văn hoá phẩm có nội dung không lành mạnh, đồi trụy, kích động bạo lực, đã gây ra những ảnh hưởng, tác động xấu đến một bộ phận dân cư, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên Điều này làm cho một số chạy theo lối sống thực dụng, đề cao “sức mạnh” của đồng tiền, vị kỷ cá nhân, coi thường pháp luật, kể cả đi vào con đường phạm tội, hoạt động tệ nạn xã hội -Trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự: chưa được thường xuyên quan tâm, đầu tư đúng mức Có nơi, có lúc còn buông lỏng, chưa có các biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác - Công tác quản lý, giáo dục cán bộ, công nhân viên, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể nhân dân còn chưa tốt Sự phối kết hợp giữa các môi trường, các lực lượng xã hội trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hiệu quả chưa cao Việc quản lý, giáo dục con em trong các gia đình còn nhiều bất cập, nhất là trong điều kiện sống hiện đại - Đạo đức xã hội bị xuống cấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao do bị tác động của lối sống thực dụng, tiền tệ hoá các quan hệ xã hội Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả chưa cao, chưa tạo ra được thói quen "sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật", sống có văn hoá, tôn trọng kỷ cương, phép nước, không phạm tội, không hoạt động tệ nạn xã hội 4 Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự gia tăng tội phạm Việc tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong kiểm soát xã hội Đây chính là phương tiện đắc lực của nhà nước nhằm kiểm soát tội phạm, ngăn chặn ko để cho tội phạm xảy ra, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhằm mục đích: - Hạn chế, đẩy lùi nguyên nhân làm phát sinh tội phạm - Giảm tội phạm xảy ra bằng cách giảm cơ hội hoặc ko tạo ra cơ hội hoặc làm cho cơ hội phạm tội trở nên khó khăn hơn, có nhiều rủi ro hơn, ít hiệu quả hơn Từ đó tránh đk nguy cơ tội phạm có thể xảy ra - Tác động, làm thay đổi suy nghĩ của người có ý định phạm tội để họ từ bỏ việc phạm tội Các biện pháp cụ thể: - Phát triển xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội là hoạt động có tính chiến lược nhằm giảm bớt các nhân tố được coi la nguy cơ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân thực hiện tội phạm như vấn đề việc làm, chất lượng đời sống về mặt vật chất,… - Chủ động hoặc tạo ra sự thay đổi trong việc xây dựng các đường phố, khu dân cư, nhà cừa… an toàn hơn - Củng cố, tăng cường vai trò kiểm soát, giữ gìn trật tự xã hội của cơ quan công an, cảnh sát - sử dụng, phát huy nhận thức, sự khôn ngoan, cảnh giác của dân chúng để ngăn ngừa tội phạm, không để cho tội phạm có cơ hội phạm tội - Phát huy vai trò của quan hệ hàng xóm,láng giềng để người dân có ý thức không chỉ chú trọng bảo vệ lợi ích của mình mà còn có ý thức quan tâm bảo vệ, giữ gìn vì lợi ích của người khác, của cộng đồng, ngăn chặn ( canh chừng) tội phạm, không để tội phạm xảy ra - củng cố, tăng cường mỗi quan hệ hợp tác giữa các cơ quan hữu quan, nhất là giữa các cơ quan tư pháp hình sự trong phòng ngừa tội phạm - huy động, phối hợp các cá nhân khác nhau cùng tham gia trong phòng ngừa tội phạm - rà soát thường xuyên quy định của pháp luật để tìm ra những quy định còn chưa chặt chẽ, là kẽ hở cho người phạm tội lách luật, từ đó sửa đổi, bổ sung kịp thời để cho ng dân ko có cơ hội phạm tội cũng như người phạm tội ko có cơ hội tiếp tục phạm tội ( tội phạm học đương đại – PGS.TS dương tuyết miên) C KẾT LUẬN ( 1 trang) Tội phạm đã và đang là mối hiểm họa chung của toàn xã hội Không chỉ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,… mà tội phạm còn đe dọa cuộc sống bình yên của toàn xã hội và gây nên một tâm lý hoang mang, lo sợ cho cả cộng đồng Nếu không có các biện pháp, chế tài cỵ thể để hạn chế và ngăn chặn kịp thời các tệ nạn sẽ hội, chúng sẽ lây lan nhanh chóng giống như một loại “ bệnh dịch” nguy hiểm mà không một loại “ vắc-xin” nào có thể “chữa trị”, ngăn chặn được Đặc biệt là trong môi trường Đại học, nơi đào tạo nên đội ngũ tri thức trẻ, những “ chủ nhân tương lai của đất nước”, nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời sự “ lây lan” nhanh chóng của các tệ nạn xã hội, thì trong tương lai không xa, nền tảng của đất nước, vận mệnh của dân tộc sẽ bị lung lay và hủy hoại Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay tham gia vào các tệ nạn xã hội là do sự thiếu hiểu biết, thiếu chín chắn trong nhận thức và hành động cũng như thiếu sự quan tâm giám sát của gia đình, nhà trường Một nguyên nhân khách quan khác, đó chính là hệ quả của sự phát triển nền kinh tế thị trường Xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng cao nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo những hệ lụy và một trong số đó là thực trạng giới trẻ do thiếu sự giáo dục nên đã sa đà vào các tệ nạn xã hội nguy hiểm Chính vì vậy, việc giáo dục và trang bị các kiến thức pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội trong sinh viên nói chung và sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết Để thực hiện được điều đó, trước hết, bản thân mỗi cá nhân sinh viên cần xây dựng cho mình ý thức tự giác, tự tạo dựng một môi trường sống và học tập lành mạnh Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn thể cộng đồng xã hội để có thể từng bước đẩy lùi được vấn nạn nguy hiểm này Nhà nước cũng cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh hơn nữa để nâng cao tính răn đe đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội Mỗi biện pháp phòng ngừa trên đều có ý nghĩa nhất định và có liên hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy không nên coi trọng hay xem nhẹ một biện pháp nào Đồng thời phải thực hiện chúng một cách đồng bộ, thường xuyên, lâu dài trên cơ sở phối hợp với hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức và toàn thể nhân dân, có như vậy thì việc áp dụng và thực hiện pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội mới đạt hiệu quả cao DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 http://www.hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp? Catid=204&NewsId=9625&lang=VN 2 http://hanoi.gov.vn/30/-/hn/ZVOm7e3VDMRM/3/2748713/10/banchi-ao-138cp-trung-uong-so-ket-cong-tac-6-thang-aunam.html;jsessionid=-VdtxMzXjkeu0xOyojO4wOqM.app2 3 https://idoc.vn/threads/132502/ 4 http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx? ItemID=19 5 http://thanhnien.vn/thoi-su/buc-xuc-toi-pham-nong-thon-bai-3dung-de-con-do-lon-thuoc-633991.html 6 http://www.baomoi.com/Canh-bao-toi-pham-o-nong-thon-len-kichban-gay-an-tan-doc/c/17086584.epi 7 Hồ sơ tình huống – Học viện tư pháp, Hà Nội Năm 2012 8 Tội phạm, cấu thành tội phạm Những vấn đề lý luận và thực tiễn – Thiếu tướng, TS Nguyễn Ngọc Thế 9 Tập bài giảng Xã hội học 10 Xã hội học pháp luật 11 Tội phạm học đương đại – pgs.ts Dương Tuyết Miên ... tình – Học viện tư pháp, Hà Nội Năm 2012 Tội phạm, cấu thành tội phạm Những vấn đề lý luận thực tiễn – Thiếu tướng, TS Nguyễn Ngọc Thế Tập giảng Xã hội học 10 Xã hội học pháp luật 11 Tội phạm học. .. tầng xã hội: Đây mơ hình nghiên cứu tượng tội phạm dựa theo phân tích cấu xã hội – giai cấp Sự phân tầng xã hội với q trình phân hóa giàu nghèo xã hội đưa tới hình thành nên giai cấp, tầng lớp xã. .. chưa phát triển đầy đủ, hệ thống quy phạm pháp luật Nhiều văn pháp luật thiếu, ý thức chấp hành pháp luật người dân chưa cao; phân hoá giai cấp phân tầng xã hội người giàu, kẻ nghèo ngày gia tăng

Ngày đăng: 13/04/2017, 22:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan