Nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay tiểu luận cao học

26 5.2K 23
Nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay  tiểu luận cao học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Tham nhũng là tệ nạn gắn liền với sự vận hành của Nhà nước đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới và trong mọi thời đại. Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển hoặc kém phát triển. Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hư hỏng, biến chất không chỉ của những người có chức quyền mà còn của cả những người được giao thực hiện những công vụ bình thường đã làm biến dạng quyền hạn và công vụ được giao phó. Nói cách khác, quyền hạn hay công vụ trao cho họ đáng lý ra phải được thực hiện vì lợi ích chung của cả xã hội thì lại bị lạm dụng vào mục đích trục lợi cho riêng cá nhân. Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu. Người coi đó là một thứ giặc độc ác ở trong lòng, là “kẻ thù của nhân dân”. Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về vấn đề này, bên cạnh đó đã tham gia tích cực các diễn đàn quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Sau khi Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực (0162006) đã tác động đến nhận thức và hành động của các cấp các ngành trong việc đấu tranh chống tham nhũng và tạo ra bước chuyển biến khá tích cực, tuy nhiên có thể nói nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi một cách cơ bản. Tình trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp, đã và đang tác động tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội, làm hạn chế tới thành quả của công cuộc đổi mới; nếu chúng ta không chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thì chúng ta sẽ không những không hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thậm chí không giữ được độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Do đó cần phải có nhận thức toàn diện hơn về bản chất và nguyên nhân của tham nhũng để có giải pháp hữu hiệu, đây cũng là lý do em đã chọn đề tài: “Nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” làm tiểu luận môn Thời đại và những vấn đề lớn của thế giới ngày nay.

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU…………………………………………………… 3 NỘI DUNG……………………….….……………………… 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG… 4 1.1 Khái niệm về tham nhũng……………………………………… 4 1.2 Các loại hình tham nhũng …………………………………… 5 1.3 Hậu quả của tham nhũng ……………………………………… 5 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY………………………… 11 2.1 Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay………………… 11 2.2 Nguyên nhân của nạn tham nhũng…………………………… 15 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ……………………………………………………… 19 3.1 Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới… 19 3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay……………………………………………… 21 KẾT LUẬN………………………………………………… 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… 27 MỞ ĐẦU Tham nhũng là tệ nạn gắn liền với sự vận hành của Nhà nước đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới và trong mọi thời đại Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển hoặc kém phát triển Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hư hỏng, biến chất không chỉ của những người có chức quyền mà còn của cả những người được giao thực hiện những công vụ bình thường đã làm biến dạng quyền hạn và công vụ được giao phó Nói cách khác, quyền hạn hay công vụ trao cho họ đáng lý ra phải được thực hiện vì lợi ích chung của cả xã hội thì lại bị lạm dụng vào mục đích trục lợi cho riêng cá nhân Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu Người coi đó là một thứ giặc độc ác ở trong lòng, là “kẻ thù của nhân dân” Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về vấn đề này, bên cạnh đó đã tham gia tích cực các diễn đàn quốc tế về phòng, chống tham nhũng Sau khi Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực (01/6/2006) đã tác động đến nhận thức và hành động của các cấp các ngành trong việc đấu tranh chống tham nhũng và tạo ra bước chuyển biến khá tích cực, tuy nhiên có thể nói nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi một cách cơ bản Tình trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp, đã và đang tác động tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội, làm hạn chế tới thành quả của công cuộc đổi mới; nếu chúng ta không chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thì chúng ta sẽ không những không hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thậm chí không giữ được độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia Do đó cần phải có nhận thức toàn diện hơn về bản chất và nguyên nhân của tham nhũng để có giải pháp hữu hiệu, đây cũng là lý do em đã chọn đề tài: “Nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” làm tiểu luận môn Thời đại và những vấn đề lớn của thế giới ngày nay 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG 1.1 Khái niệm về tham nhũng Theo Từ điển Tiếng Việt, “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của” Điều 1, Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/2/1998 ghi rõ: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của Nhà nước” Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2006 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International) cho rằng tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân” Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng nhưng có thể hiểu là tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng quyền, lộng hành, sách nhiễu gây khó khăn cho người khác, dùng quyền lực để mưu lợi cá nhân, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, dùng tiền thao túng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực,… Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh 3 1.2 Các loại hình tham nhũng Các hành vi tham nhũng và các thủ đoạn tham nhũng hết sức đa dạng và đã được nêu rõ trong pháp lệnh chống tham nhũng Việc nhận diện tham nhũng là rất khó, có người ví tham nhũng như đám mây nhìn xa thì thấy, lại gần thì chẳng thấy đâu Nhưng chúng ta vẫn có cách để phân loại nhằm nhận diện tham nhũng để có cách phòng chống hữu hiệu hơn Phân loại tham nhũng theo cách quan hệ giữa tiền và quyền: mối quan hệ đặc trưng của tham nhũng là mối quan hệ giữa quyền và tiền Ở đây quyền là tên gọi chung cho quyền lực nhà nước các cấp và các quyền kinh doanh (thương quyền), tiền là tên gọi tóm tắt của mọi lợi ích tư nhân Theo mối quan hệ giữa quyền và tiền thì người có quyền bán quyền để kiếm tiền Tất nhiên như vậy phải có những người có tiền mà không có quyền hay không đủ quyền Họ bỏ tiền ra để mua quyền Trong nhiều trường hợp còn phải có những người làm trung gian cho "giao dịch mua, bán quyền" Người bán quyền là người nhận hối lộ, người mua quyền là người đi hối lộ, người trung gian là môi giới hối lộ Phân loại tham nhũng theo quan hệ với pháp luật: loại tham nhũng rõ ràng vi phạm pháp luật, được gọi là tham nhũng đen; loại tham nhũng do thủ đoạn xảo quyệt, khôn khéo của kẻ tham nhũng, có tính chất nhập nhằng, không thể coi là hợp pháp, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, song cũng khó kết luận là bất hợp pháp hoặc là vi phạm pháp luật, loại tham nhũng này được gọi là tham nhũng xám Pháp luật càng nhiều sơ hở và lỗ hổng, mơ hồ hiểu thế nào cũng đúng thì tham nhũng xám càng sinh sôi nảy nở Phân loại tham nhũng theo các khâu của quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật: tham nhũng trong quá trình thi hành pháp luật Đây là loại thông thường nhất; tham nhũng theo kiểu tam giác quyền lực, giới chủ câu kết với nhóm soạn thảo văn bản, quyết định và ban hành pháp luật, từ những đạo luật đến sắc lệnh, Nghị định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư ở cấp quốc gia và cấp dưới Khi cố ý tạo ra những chỗ hở để tham nhũng thì mức độ tham nhũng này 4 là cực kỳ nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến đảo lộn xã hội - mất ổn định chính trị, đe dọa đảng cầm quyền Phân loại tham nhũng theo mức độ nghiêm trọng: Giai đoạn một của tham nhũng là tham nhũng có tính chất bộ phận, nhỏ lẻ, mỗi vụ không lớn, ít người tham gia, số vụ tham nhũng chưa nhiều; Giai đoạn hai của tham nhũng là tham nhũng có tính chất hệ thống, có tổ chức chỉ huy, có những vụ tham nhũng lớn và rất lớn, có những đường dây tham nhũng do những người có chức quyền cao cầm đầu, móc nối cả trong nước và ngoài nước Tuy nhiên tham nhũng này chưa có tính chất phổ biến, lan tràn khắp nước và ở mọi lĩnh vực, với số người tham gia đông; Giai đoạn ba, giai đoạn này nặng nhất của tham nhũng là loại tham nhũng đã trở thành đặc tính của cả hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, lôi cuốn nếu không phải tất cả thì cũng hầu hết hoặc phần lớn công chức và doanh nhân, lôi cuốn cả một bộ phận quan trọng các gia đình và cá nhân, hình thức thủ đoạn rất đa dạng, từ những đường dây và những vụ tham nhũng lớn, đến những chuyện tham nhũng lặt vặt hàng ngày, khiến cho tham nhũng gần như trở thành một thứ văn hóa, một thứ tập quán diễn ra không chỉ che giấu mà nhiều khi công khai, thậm chí trắng trợn Từ phân loại tham nhũng như trên có thể giúp chúng ta phân tích và nhận diện tình hình tham nhũng ở một quốc gia, một ngành hay một địa phương từ đó có thể có giải pháp chống tham nhũng hiệu quả cao 1.3 Hậu quả của tham nhũng Một là, đối với kinh tế Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, tiền của, thời gian, công sức của nhân dân Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng Đó là những con số lớn và đáng lo ngại so với số thu ngân sách hằng năm của nước ta Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích 5 của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày của nhân dân thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng Theo báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012, cho thấy: Các cơ quan thanh tra nhà nước đã phát hiện 49 vụ, 67 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với giá trị tài sản là 132,7 tỷ đồng; Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm khởi tố mới 222 vụ, 469 bị can đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 410 tỷ đồng Các cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 7.948 tỷ đồng và 2.610 ha đất (đã thu hồi được 2.334 tỷ đồng); kiến nghị xử lý, kỷ luật hành chính đối với 520 tập thể, 899 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 25 vụ, 41 người Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết được 59.496/70.587 vụ khiếu nại, tố cáo, đạt tỷ lệ 84,3% Qua đó đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 96,7 tỷ đồng, 84 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 215,5 tỷ đồng, 132,3 ha đất; minh oan cho 343 người; trả lại quyền lợi cho 2.960 người, kiến nghị xử lý hành chính 493 người, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 49 vụ việc, 56 người Kiểm toán Nhà nước đã công bố Báo cáo kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách năm 2010, phát hiện nhiều dạng sai phạm, đã kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 2.215,5 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 2.133,7 tỷ đồng; 6 các khoản nợ đọng phát hiện thêm 1.204,3 tỷ đồng, các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách nhà nước 14.382,1 tỷ đồng, các khoản xử lý khác 772 tỷ đồng, kiến nghị các cấp, các ngành rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 69 văn bản không phù hợp Hai là, đối với thu hút đầu tư Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài kêu ca, phàn nàn về tệ quan liêu, tham nhũng ở nước ta, những lời phàn nàn ấy làm mất sức hấp dẫn, gây nản chí các nhà đầu tư Trong khi đó chúng ta đang cần vốn, cần khoa học công nghệ của họ, trong hoạt động kinh doanh lấy được niềm tin đã khó nhưng để mất niềm tin lấy lại còn khó hơn nhiều Nếu chúng ta không ngăn chặn, đẩy lùi và khống chế được nạn quan liêu, tham nhũng thì chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu xa hơn về kinh tế, công cuộc CNH, HĐH của chúng ta sẽ gặp muôn vàn khó khăn, mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh khó thực hiện được Có nhà nghiên cứu cho rằng quy mô tham nhũng tỷ lệ nghịch với mức đầu tư và tăng cường kinh tế, có nghĩa là tham nhũng càng nhiều thì đầu tư càng ít và tăng trưởng kinh tế càng chậm Cụ thể là, nếu chỉ số tham nhũng được cải thiện thêm một độ lệch tiêu chuẩn so với chỉ số "bình thường" thì tỷ lệ đầu tư tăng thêm 4% và tỷ lệ tăng trưởng GDP/đầu người tăng 0,5% Nạn tham nhũng tràn lan sẽ là lực cản lớn nhất ngăn cản dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thu hút tài trợ, viện trợ quốc tế, lao động xuất nhập khẩu, quan hệ tín dụng quốc tế Nguy hại hơn là hệ thống uy tín quốc tế đối với đất nước Ba là, đối với bản sắc văn hóa dân tộc Làm vẩn đục bản sắc văn hóa dân tộc, băng hoại đạo đức của công chức nhà nước (kể cả cấp cao), của doanh nhân và một bộ phận nhân dân, nêu gương xấu cho thế hệ trẻ Đặc biệt, có một số cán bộ sống buông thả, thực dụng, coi tiền hơn tình, gây bức xúc trong xã hội 7 Bốn là, làm mất lòng tin của Đảng cầm quyền Tham nhũng làm giảm sút, mất lòng tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền với bộ máy và viên chức nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sự phát triển có thể gây đảo lộn xã hội Điều này đã được Lênin cảnh tỉnh: "Nếu có cái gì có thể tiêu diệt được CNXH, thì đó chính là tham nhũng quan liêu" Tham nhũng làm tổn hại và phá hoại uy tín của Chính phủ của đảng cầm quyền, làm dao động lòng tin của nhân dân vào pháp luật và các thể chế chính trị, gây bất bình và phẫn nộ trong nhân dân, có thể dẫn đến mất ổn định và rối loạn chính trị - xã hội Hậu quả của tham nhũng là rõ ràng Tuy nhiên từ sự quan sát thực tế, một nhà nghiên cứu đã vạch ra rằng: cũng có những trường hợp tham nhũng (ở mức độ và hình thức không nặng) lại có tác dụng tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho cả nền kinh tế, chứ không phải chỉ cho những kẻ tham nhũng Trong những trường hợp ấy, có người xem tham nhũng là "tra dầu bôi trơn", chứ không phải "đổ cát làm tắc guồng máy kinh tế chung" Nhưng đó chỉ là trường hợp quá độ, không nên và không thể kéo dài, không nên lấy ngoại lệ để bao che cho tham nhũng, không được để tham nhũng trở thành quốc nạn Cán bộ, đảng viên và nhân dân ta rất bất bình trước những hiện tượng tham nhũng ngày càng gia tăng và khả năng đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi lại rất hạn chế Vấn đề càng trở nên bức xúc cùng với tâm lý bất bình, sốt ruột đòi hỏi phải đấu tranh dập tắt ngay nạn tham nhũng, thậm chí thiếu tin tưởng vào khả năng chống tham nhũng thành công của Đảng Có người đặt vấn đề phải đánh tan bọn tham nhũng ngay trong một thời gian ngắn bằng mọi sức mạnh quyền lực của Đảng và Nhà nước ta Có người lại cho rằng tham nhũng là thuộc tính vốn có gắn liền với mọi loại hình nhà nước, do đó nhà nước còn thì tham nhũng còn phải chấp nhận sống chung với nó Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp, là hành vi của người có chức, có quyền, lợi dụng chức quyền để tham ô của cải, tài chính, hạch sách, nhũng nhiễu dân để vụ lợi cho cá nhân và gia đình mình Tham nhũng gắn liền với quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế Việc lựa 8 chọn, sử dụng, quản lý, giám sát người trong các bộ máy của hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế là vấn đề có tính quyết định để chống tham nhũng Tham nhũng là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ, tham lam, ham làm giàu, thu lợi bất chính của người đã bị tha hóa, biến chất Đảng ta nói rõ tham nhũng gắn liền với sự "suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên" Từ sự suy thoái biến chất về chính trị, tư tưởng dẫn đến suy thoái về đạo đức lối sống Sự suy thoái đó làm mất đi phẩm chất, ý thức trách nhiệm, lương tâm của người cán bộ, đảng viên Cho nên tham nhũng không chỉ là phạm trù kinh tế mà là cả phạm trù đạo đức Không những thế những người tham nhũng lại nằm trong bộ máy của hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế Hành vi tham nhũng của họ làm cho nhân dân giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khả năng quản lý của Nhà nước Vì vậy tham nhũng còn thuộc phạm trù chính trị Kẻ thù đang lợi dụng triệt để những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn tham nhũng để thổi phồng, bôi đen chế độ, nói xấu cán bộ, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chế độ ta, nhằm lật đổ vai trò của Đảng Cộng sản 9 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần nổi của tảng băng - là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý - mà thôi Tuy nhiên, thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứ vào việc đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định rằng: tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng Có thể nói, ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, tệ tham nhũng đã trở thành quốc nạn, nó không phải là nguy cơ nữa mà đã đã hiển hiện gây tác hại lớn cho nền kinh tế và xã hội nước ta Tham nhũng có ở mọi nơi, mọi lúc, nó len lỏi đến mọi ngõ ngách, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, cản trở công cuộc phát triển đất nước của chúng ta Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản: tham nhũng chủ yếu diễn ra trong việc quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị; giao đất, cho thuê đất; định giá đất khi thu hồi, đền bù; cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản v.v… Một số đối tượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất không đúng thẩm quyền; lập hồ sơ khống hoặc khai tăng diện tích đất khi đền bù Ví dụ như: vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long Vân Trì, Hà Nội, thiệt hại ước tính khoảng 14 tỷ đồng; vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình 10 sai quy trình để giảm chi phí Điển hình như: vụ tham ô, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây, TP.Hồ Chí Minh nhận hối lộ 260 nghìn USD để xét thầu, nghiệm thu có lợi cho người đưa hối lộ; vụ tham ô xảy ra tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp: thủ đoạn tham nhũng chủ yếu là giấu bớt và định giá trị tài sản, đất đai thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để trục lợi Ví dụ: Nguyễn Bi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc và Nguyễn Thanh Huyền, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng của Công ty Vifon - TP.Hồ Chí Minh, đã lập chứng từ khống chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng và không thu về cho Công ty 59,9 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt khi cổ phần hóa Công ty này; vụ Trần Văn Khánh, Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp tham ô, cố ý làm trái, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng; vụ Công ty xăng dầu Hàng không khai khống tỷ lệ dầu hao hụt nhằm chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng; vụ Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nâng khống giá thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng Ngoài ra, một số đối tượng còn sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân hoặc biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng, như vụ Bùi Tiến Dũng ở Ban quản lý dự án quốc lộ 18 (PMU18) cho mượn hàng chục ô tô đắt tiền Trong công tác cán bộ, dư luận về tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy công chức” vẫn còn nặng nề, nhưng trong thực tế chưa phát hiện, xử lý được trường hợp nào Dư luận nói nhiều đến hiện tượng một số cán bộ tiến thân bằng con đường chạy chọt, nịnh bợ cấp trên (tìm hiểu sở thích, nhu cầu cá nhân của 12 cấp trên và gia đình họ để tìm cách đáp ứng; sẵn sàng biếu cấp trên những món quà có giá trị lớn như nhà ở, đất ở, cổ phần trong các dự án, công ty ) Nhiều người nói rằng, hiện nay mọi thứ đều “có giá”, từ việc tuyển dụng, phân công công việc đến bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ tư pháp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ nhằm bỏ lọt hoặc giảm nhẹ tội phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án Ví dụ: vụ Vũ Văn Lương, Thẩm phán quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhận hối lộ 70 triệu đồng trong vụ tranh chấp 2,7 m2 công trình phụ; vụ Hà Công Tuấn, Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh bị bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng nhằm xử nhẹ tội cho bị cáo… Ngoài những lĩnh vực trên, tình trạng nhũng nhiễu còn khá phổ biến trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công chức nhà nước với người dân và doanh nghiệp, giữa nhân viên các cơ sở dịch vụ công với khách hàng, như: cảnh sát giao thông, cán bộ thuế, các cơ quan cấp phép, cơ sở khám, chữa bệnh, các trường học… gây bức xúc trong dư luận xã hội Đến nay chúng ta chưa có những nghiên cứu toàn diện và bài bản để đánh giá, đo lường mức độ tham nhũng Tuy nhiên, trên thế giới đã có một tổ chức làm việc đó, đó là Transparency International (TI-Tổ chức minh bạch quốc tế) Hàng năm, tổ chức này tiến hành các công trình khảo sát nghiên cứu ở các quốc gia (do các viện nghiên cứu độc lập triển khai), tổng hợp kết quả, tính toán chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) và đưa ra bảng xếp hạng minh bạch các quốc gia Mức độ tham nhũng càng cao nếu chỉ số CPI càng thấp Những năm gần đây, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam được xếp như sau: năm 2007 đạt 2,6 điểm, xếp thứ 123/179 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng; năm 2008 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 121/180; năm 2009 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 120/180; năm 2010 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 116/178; năm 2011 đạt 13 2,9 điểm, xếp thứ 112/182 Theo đánh giá của TI, ở châu Á, tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia nhưng ít nghiêm trọng hơn Mông Cổ, Philippines, Lào, Nepal, Campuchia, Myanmar Tóm lại, tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, có những điểm giống và khác nhau so với tình hình tham nhũng ở các nước khác, nhưng đặc điểm nổi bật là tính phổ biến Trước đây, tham nhũng chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế, nhưng ngày nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng, chống dịch bệnh… Tham nhũng xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, là những cơ quan cầm cân, nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội, như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án Những trường hợp thanh tra viên, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tòa án nhận hối lộ đã xuất hiện ở nhiều nơi Không ít cán bộ, công chức và người dân coi việc hối lộ cho công chức và việc công chức nhận hối lộ khi giải quyết công việc là chuyện bình thường Tình trạng tham nhũng “vặt” và tham nhũng “nhỏ, lẻ”, mà nhiều người gọi là “nhũng nhiễu” hay “chi phí không chính thức”, tuy thiệt hại không lớn, có khi chỉ vài chục nghìn đồng mỗi vụ, nhưng diễn ra một cách tràn lan ở nhiều nơi, khiến người dân vô cùng bức xúc Mấy năm gần đây đã xuất hiện một số vụ tham nhũng liên quan đến yếu tố nước ngoài 2.2 Nguyên nhân của nạn tham nhũng Tham nhũng có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Có nguyên nhân do sự sơ hở của tổ chức bộ máy, do sự thiếu đồng bộ và đầy đủ, thậm chí còn nhiều “kẽ hở” của hệ thống chính sách, pháp luật Có nguyên nhân thuộc về công tác kiểm tra, giám sát còn thiếu chặt chẽ, chưa ngang tầm nhiệm 14 vụ Có nguyên nhân do đấu tranh và xử lý những hành vi tham nhũng chưa kịp thời, chưa thường xuyên, chưa nghiêm, còn tình trạng nể nang, né tránh,… Ngoài những nguyên nhân trên còn các nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất, sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức có quyền Văn kiện Đại hội XI của Đảng vạch rõ: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cũng chỉ rõ một trong những vấn đề cấp bách nếu không được giải quyết sẽ trở thành thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ ta Đó là tình trạng “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, …” Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cơ hội thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng,…dễ dàng đưa không ít người từ chỗ là những cán bộ tốt, những “công bộc” của nhân dân đến chỗ sa ngã, biến chất, trở thành những “sâu mọt” đục khoét, trục lợi bất chính cho cá nhân Bác Hồ đã từng gọi những kẻ biến chất đó là thứ “giặc nội xâm” bởi hậu quả do họ gây ra thật sự nguy hiểm, không lường hết được Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức có quyền đó cho thấy, một mặt, do bản thân họ không tự thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm cách của người đảng viên; mặt khác, công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên đã không được quan tâm đúng mức hoặc triển khai thực hiện chưa nghiêm túc, chưa hiệu quả, thậm chí ở nơi này nơi khác công tác đó còn bị xao nhãng, lãng quên 15 Thứ hai, còn thiếu những chế độ, chính sách, quy định chặt chẽ để từng bước ngăn chặn tham nhũng, hay nói cụ thể hơn, để hạn chế và loại bỏ trên thực tế những điều kiện dung dưỡng cho sự nảy nở của tệ nạn này Chẳng hạn, chế độ tiền lương đối với đại đa số cán bộ, viên chức ở nước ta hiện nay, tuy đã nhiều lần được điều chỉnh theo hướng tăng lương cơ bản, những vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu cơ bản thiết yếu, bởi trên thực tế, trong cuộc sống hằng ngày, luôn diễn ra tình trạng “lương tăng nhưng không theo kịp giá tăng” Điều đó cộng với sự tác động của những mặt tiêu cực trong cơ chế thị trường đã dễ làm nảy sinh ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức, nhất là ở những người có chức quyền hay những người được giao thực thi những công vụ “kiếm ra tiền” tư tưởng xoay xở trục lợi Thực tế cho thấy đã có không ít cán bộ, đảng viên bị mua chuộc quá dễ, họ sẵn sàng nhận hối lộ, dễ sa vào những hành vi trục lợi dù bản thân quá hiểu như thế là tham nhũng Hoặc như, chúng ta luôn yêu cầu việc cần thiết phải kê khai hằng năm tình hình thu nhập và toàn bộ tài sản của cán bộ, viên chức, nhất là của những cán bộ có chức quyền và của những người làm việc trong những lĩnh vực rất dễ xảy ra tiêu cực, như đất đai, nhà ở, hợp tác đầu tư, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, hải quan, y tế, giáo dục đào tạo,…Thế nhưng, trên thực tế quy định này xem ra còn chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa thường xuyên và chưa có sự kiểm tra, kết luận về tính trung thực của những bản kê khai đó Trong khi đó đa số các nước đều có quy định công chức phải kê khai tài sản, nhất là đối với số công chức giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý Tại Trung Quốc, mỗi năm 2 lần công chức phải kê khai tài sản Cán bộ lãnh đạo phải kê khai rõ các khoản, như tiền tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, đồ dùng có giá trị trên 10.000 NDT, nếu không giải thích rõ ràng nguồn gốc thì tài sản đó bị coi là phi pháp Thái Lan còn yêu cầu công chức sau khi thôi chức cũng phải kê khai tài sản Công chức nào không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì sẽ bị xử lý và bị đưa tin công khai trên các phương tiện truyền thông Tại Ma-lai-xi-a, cơ quan đăng ký tài sản công chức có quyền sa thải công chức nếu công chức không giải thích được 16 nguồn gốc tài sản của mình Luật Chống tham nhũng năm 1989 của Xin-ga-po cho phép toà án tịch thu bất cứ tài sản nào của công chức nếu họ không giải thích được nguồn gốc tài sản đó Thứ ba, tính tích cực của người dân trong đấu tranh chống tham nhũng chưa được phát động thường xuyên Người dân còn chưa thực sự được hướng vào hoạt động này một cách có tổ chức và có sự chỉ đạo chặt chẽ của cả hệ thống chính trị Mặt khác, bản thân đa số người dân, do thiếu thông tin, trình độ dân trí còn hạn chế, chưa nhận thức thật đầy đủ vai trò của mình trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội với tư cách vừa là người chủ, vừa là công dân Cũng phải thừa nhận một thực tế là cơ chế, chính sách, thậm chí cả luật pháp khuyến khích và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế Điều đó cắt nghĩa cho việc giải thích tại sao tư tưởng “đấu tranh - tránh đâu” vẫn còn là điều không dễ vượt qua Thứ tư, vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật, như công an, viện kiểm sát, tòa án chưa được phát huy đầy đủ nhất Trên thực tế, những tiêu cực, hành vi tham nhũng lại hiện diện ở cả chính những cơ quan này mà chưa được tích cực ngăn chặn, đẩy lùi càng làm hạn chế hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng Những trường hợp thanh tra viên, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tòa án nhận hối lộ đã xuất hiện ở nhiều nơi Không ít cán bộ, công chức và người dân coi việc hối lộ cho công chức và việc công chức nhận hối lộ khi giải quyết công việc là chuyện bình thường Tình trạng tham nhũng “vặt” và tham nhũng “nhỏ, lẻ”, mà nhiều người gọi là “chi phí không chính thức” tuy thiệt hại không lớn, nhưng diễn ra một cách tràn lan ở nhiều nơi, khiến người dân rất bức xúc 17 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 3.1 Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới Tham nhũng đã thật sự trở thành một nạn dịch, cản trở sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, là những thách thức nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển ở nhiều nước Các nước có thành tích chống tham nhũng cao thường áp dụng một số giải pháp chống tham nhũng mà chúng ta có thể tham khảo Điểm mấu chốt trong mỗi kế hoạch là các cơ quan chính phủ phải bảo đảm quyền của nhân dân được biết ở mức độ cao nhất các hoạt động của chính phủ cũng như chính sách của nhà nước Kế hoạch này cũng bao gồm các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chi tiêu của chính phủ, làm trong sạch hơn những chiến dịch tranh cử và hoạt động chính trị Từ trước khi giành được độc lập, Xin-ga-po đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng Trong quá trình phát triển, chính phủ đã dần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải thiện hành chính, tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền làm việc hiệu quả, từ đó giảm cơ hội tham nhũng Công nghệ thông tin hiện đại được ứng dụng sâu, rộng, giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của công chúng với những nguồn, những bộ phận có khả năng nhũng nhiễu bằng các thủ tục hành chính Hệ thống phòng, chống tham nhũng 18 của Xin-ga-po hoạt động hiệu quả còn nhờ sự tăng cường quyền lực cho Cơ quan Điều tra chống tham nhũng (CIB), trừng phạt nặng những hành vi hối lộ, tham nhũng Ngân hàng Thế giới (WB) đã hoạch định một chiến lược chống tham nhũng, trong đó, ưu tiên cho cuộc chiến chống đói nghèo trên phạm vi toàn cầu, nâng cao tiêu chuẩn trong các dự án cho vay xóa đói, giảm nghèo Tổ chức này nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong việc thúc đẩy tệ nạn hối lộ và tham nhũng ở các nước nghèo Đã có trên 330 công ty bị WB trừng phạt và cấm mọi giao dịch sử dụng các nguồn vốn của tổ chức này Bên cạnh các biện pháp cụ thể nhằm thực thi tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, nhiều nước như Xin-ga-po, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a… đều coi trọng giải pháp phòng ngừa, tức là làm công chức “không cần tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng”, bằng việc giáo dục đạo đức, hoàn thiện hệ thống pháp luật, vừa trả lương phù hợp, vừa kiểm soát thu nhập của công chức, coi trọng kiểm toán, thanh tra Thái Lan còn quy định phải thanh tra, kiểm tra thường xuyên các chính khách Nhiều nước như Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Cô-lôm-bi-a, Bra-xin quy định, mọi người dân đều có quyền tiếp cận với những thông tin, tài liệu chính thức của các cơ quan nhà nước; tài liệu của chính phủ và các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đều phải được đăng tải công khai trên báo chí và in-tơ-nét (tất nhiên trừ những tài liệu liên quan đến bí mật quốc gia) Thiết lập các đường dây nóng để thu nhận tin tức về tội phạm nói chung và tham nhũng nói riêng; xem xét cả những đơn thư tố cáo nặc danh để phát hiện tham nhũng, bởi khi pháp luật chưa hoàn thiện, người tố cáo còn bị đe dọa, phải cho phép người tố cáo được giấu tên và chấp nhận thư nặc danh Một biện pháp đặc biệt quan trọng là phòng ngừa sự xung đột lợi ích riêng - chung, làm cho các công chức không có cơ hội lợi dụng vị trí công tác nhằm thu lợi riêng, gây thiệt hại đến lợi ích chung Quy định công chức phải kê khai 19 tài sản, nhất là đối với số công chức ở vị trí lãnh đạo, quản lý, có nước yêu cầu kê khai trước, nhưng có nước lại yêu cầu kê khai sau khi được tuyển dụng, đề bạt, bầu cử Nhiều nước yêu cầu kê khai bổ sung hằng năm và công bố công khai kết quả kê khai tài sản của công chức cho người dân biết Thái Lan còn yêu cầu chính khách sau khi thôi chức cũng phải kê khai tài sản Các nước này đều thành lập các cơ quan phụ trách việc kê khai tài sản, công chức sẽ bị sa thải, bị xử lý theo pháp luật nếu không giải thích được nguồn gốc tài sản của mình và tài sản đó sẽ bị sung công quỹ Theo Công ước Chống tham nhũng của Liên hợp quốc, tất cả tài sản do tham nhũng mà có đều bị tịch thu và trả về nước đã bị mất tài sản để nước đó trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc sung công quỹ; dành một phần chi cho các nỗ lực phòng, chống tham nhũng chung; chi một phần cho việc phát hiện, thu giữ tài sản đó Một số nước có luật sung công tài sản của người bị nghi là tham nhũng nếu họ không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó 3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay Từ những kết quả bước đầu cũng như những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống tham nhũng v à những bài học kinh nghiệm của thế giới trong những năm tới chúng ta cần phải tạo một sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn, khắc phục những hạn chế, yếu kém để có thể ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng; loại bỏ dần các cơ hội và điều kiện phát sinh tham nhũng; tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật mọi hành vi tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh; củng cố lòng tin của nhân dân, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp trọng tâm sau: Một là, thực sự coi trọng biện pháp giáo dục đạo đức cách mạng 20 Thực tế cho thấy, nhiều nước coi việc giáo dục đạo đức cho công chức và xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, liêm khiết là biện pháp quan trọng đầu tiên để hạn chế tham nhũng, làm cho công chức tự nhận thức rằng "không nên tham nhũng " Một số nước ban hành luật về đạo đức của công chức (Thụy Điển, Đức, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, ) Trung Quốc đã ban hành các văn bản quy định về giáo dục đạo đức và xây dựng tác phong liêm chính trong cán bộ của Đảng và Nhà nước Chính phủ Xin-ga-po giáo dục đạo đức "tự răn mình" cho công chức ban hành cuốn Sổ tay hướng dẫn công chức của Chính phủ Ở nước ta, để tiến tới mục tiêu xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì phẩm chất đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” càng phải được đặt lên hàng đầu trong hệ tiêu chuẩn chọn lựa và bố trí cán bộ, nhất là đối với những cán bộ được bố trí vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý nào đó cho rằng trong thời kỳ đổi mới hiện nay chỉ cần tài năng, chuyên môn nghiệp vụ là đủ, còn vấn đề phẩm chất đạo đức chỉ là “thứ yếu” thì người cán bộ đó hẳn đã quên lời dạy của Bác Hồ: “đạo đức là cái gốc của người cách mạng” Không giữ được sự trung thực, trong sạch, trách nhiệm với công việc là điều hoàn toàn xa lạ với tư cách của người đảng viên cộng sản chân chính Những cán bộ, đảng viên được nhân dân tín nhiệm trao cho nắm giữ các cương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền, tuyệt đối không được biến mình thành kẻ mê say quyền lực, giàu sang phú quý một cách bất chính Lời Bác dạy phải được coi là lời tuyên thệ mẫu mực của những người đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc; gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong tình hình mới 21 Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định phải quyết tâm tạo sự chuyển biến quan trọng, cơ bản, rõ nét, vững chắc trong việc đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, lãng phí Vì vậy, phải tạo được sự “vào cuộc” của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân, trong đó sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đóng vai trò quyết định Đảng ta xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một trọng tâm công tác lớn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; phải được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức, biện pháp cụ thể, phù hợp Các cấp ủy đảng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần xác định rõ những vấn đề, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cho sát thực Phải lựa chọn, bố trí những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực, có bản lĩnh làm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đưa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vào nội dung chương trình công tác và đưa kết quả công tác này là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân Thực hiện tự phê bình và phê bình thường xuyên trong Đảng để kịp thời phát hiện, uốn nắn, ngăn chặn những biểu hiện sai phạm của cán bộ, đảng viên Đồng thời, tạo điều kiện để các tổ chức trong cơ quan, đơn vị và chính quyền, nhân dân địa phương nơi cư trú thực hiện tốt vai trò giám sát cán bộ, đảng viên về phẩm chất đạo đức, lối sống Kiên quyết phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, hoặc có biểu hiện dung túng, bao che các vụ việc tham nhũng, lãng phí, theo đúng quy định hiện hành của pháp luật Ba là, tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý và giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí Cơ chế quản lý rõ ràng, giám sát chặt chẽ với những giải pháp hữu hiệu là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời, sự công khai minh bạch, đánh giá công bằng và xử lý nghiêm minh sẽ là những điều kiện tốt để giáo dục, ngăn ngừa sai phạm, giúp cán bộ, đảng viên nâng cao bản lĩnh, tự tin trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham 22 nhũng, lãng phí Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh trong giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội; cơ chế, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý; trong đó phải công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách Nhà nước, huy động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công tác tổ chức, cán bộ,… Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định kiểm soát thu nhập, minh bạch tài sản, xử lý tài sản tham nhũng, đưa ra các giải pháp kiên quyết, mạnh mẽ và cứng rắn hơn Hoàn thiện quy trình xác định trách nhiệm của người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ, đảng viên tham nhũng Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; kỷ luật nghiêm những người bao che, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí, hoặc lợi dụng sự việc để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ Bốn là, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và của toàn dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, việc phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị và của nhân dân có ý nghĩa to lớn, quyết định đến sự thành bại cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” này Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI ghi rõ: “Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Vì vậy, tập trung nâng cao vai trò và hiệu 23 lực giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp; đồng thời, phát huy vai trò của công luận, các phương tiện thông tin đại chúng và của toàn dân để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí Đối với các tổ chức, cơ quan Nhà nước, phải có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, có quyền hạn và trách nhiệm riêng và phải được thực hiện đúng Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan chuyên trách và các cơ quan có thẩm quyền làm nòng cốt trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Các nhân sự được lựa chọn vào tổ chức chống tham nhũng của Nhà nước phải dựa trên tiêu chí nghiêm ngặt về cả đức và tài Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Ban thanh tra nhân dân, các cơ quan thông tấn, báo chí để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ tham nhũng, lãng phí và những tiêu cực khác Năm là, tăng cường trao đổi, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những vấn đề nóng bỏng, quyết liệt và mang tính cấp bách, không chỉ ở nước ta mà diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, vấn đề tham nhũng cũng mang tính chất xuyên quốc gia Vì vậy, để đạt được hiệu quả cuộc đấu tranh như mong muốn, chúng ta cần phải tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng Các biện pháp cụ thể cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau: Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của các chính phủ trên thế giới, các tổ chức quốc tế, nhất là các nước trong khu vực Tranh thủ sự tư vấn, giúp đỡ quốc tế đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách (đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến phòng ngừa và chống tham nhũng, tiêu cực) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ hoạch định về chính sách; tham vấn về cải cách hành chính; thực hiện công khai, minh bạch hóa theo quy định của Chính phủ,… bảo đảm sự đồng bộ về mọi mặt để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng 24 Chú trọng hợp tác quốc tế trong việc điều tra, giải quyết, xử lý các vụ việc tham nhũng lớn, xuyên quốc gia Trong đó có hợp tác với ngân hàng ở nước ngoài (nếu có nghi vấn); phối hợp điều tra, truy bắt tội phạm tham nhũng trốn ra nước ngoài theo đúng luật pháp quốc tế KẾT LUẬN Tham nhũng được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ lợi nhuận cá nhân Công cuộc chống quan liêu, tham nhũng thật không đơn giản vì nó gắn liền với quyền lực của đảng cầm quyền, nó vô cùng gay go và quyết liệt, nó gắn liền với lợi ích cá nhân Nhưng dứt khoát phải chống tham nhũng và bài trừ tham nhũng một cách quyết liệt thì mới giữ vững được sự lãnh đạo của Đảng và củng cố được niềm tin của nhân dân đối với Đảng Chống quan liêu, tham nhũng có nhiều giải pháp, biện pháp khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi nước , nhưng cần chú ý một số giải pháp như: công tác cán bộ, thực hiện dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, chính sách tiền lương, giáo dục tư tưởng, tăng cường công tác kiểm tra, phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng Muốn chống tham nhũng hiệu quả thì phải chống từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, trên cơ sở một Nhà nước pháp quyền hoàn thiện, nghiêm minh, lấy pháp luật làm tối thượng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đồng thời nhà nước đó phải thực sự vì dân, hành động vì dân, phát huy dân chủ rộng rãi, mọi quyền lực thuộc về nhân dân lao động, trao quyền giám sát kiểm tra, cho nhân dân có như vậy thì mới có thể hạn chế được quan liêu tham nhũng Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải tiến hành căn cơ với những bước đi vững chắc Các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cần đồng thuận, quyết tâm cao và tích cực trong hành động Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, 25 các ngành và sự tham gia chủ động, tích cực của toàn xã hội, nhất định chúng ta sẽ từng bước đẩy lùi tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức liêm chính; củng cố niềm tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, bảo đảm vững chắc cho ổn định và phát triển bền vững của đất nước TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 3 Luật Phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 4 Tài liệu tham khảo về phòng, chống tham nhũng - Viện Khoa học thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ - Xuất bản năm 2012 5 Theo thống kê của Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency International) năm 2011 6 Kết luận số 21-KL/TW, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí 26 ... người dân xúc 17 CHƯƠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 3.1 Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng số nước giới Tham nhũng thật trở thành nạn dịch, cản trở tăng trưởng kinh tế tiến xã hội, thách... địch công ta, dẫn đến sụp đổ không kịp thời chấn chỉnh 1.2 Các loại hình tham nhũng Các hành vi tham nhũng thủ đoạn tham nhũng đa dạng nêu rõ pháp lệnh chống tham nhũng Việc nhận diện tham nhũng. .. nhiều nước Các nước có thành tích chống tham nhũng cao thường áp dụng số giải pháp chống tham nhũng mà tham khảo Điểm mấu chốt kế hoạch quan phủ phải bảo đảm quyền nhân dân biết mức độ cao hoạt

Ngày đăng: 07/04/2017, 12:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan