ôn tập làm văn các khối

17 675 0
ôn tập làm văn các khối

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đức Phong Đoạn Văn 1.Về mặt nội dung : + Mỗi đoạn văn trình bày một ý. Ý này được diễn đạt bằng câu chốt – câu nêu ý của toàn đoạn. Câu chốt có thể được đặt ở đầu, cuối đoạn văn hoặc cả ở đầu và cuối đoạn văn. Nếu ý chính của đoạn không được diễn đạt bằng câu chốt thì ý của đoạn phải được suy ra từ các câu trong đoạn , các câu trong đoạn phải cùng hướng tới diễn đạt ý của toàn đoạn. + Nếu muốn trình bày một ý khác thì bắt buộc phải tách đoạn văn và phải dùng các phương tiện, biện pháp liên kết để liên kết các đoạn văn sao cho các đoạn văn cùng hướng tới thể hiện và làm sáng tỏ chủ đề chung của toàn bộ văn bản. 2. Nội dung của từng đoạn văn (Nghị luận văn học ) : nội dung của từng đoạn văn có thể trình bày các vấn đề sau trong tác phẩm văn học : + Đoạn văn Khái quát : nhận xét, đánh giá, bình luận khái quát về bất cứ một tác phẩm văn học nào đó trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật ; hoặc nội dung hoặc nghệ thuật. + Đoạn văn phân tích chi tiết, từ ngữ, hình ảnh…: Dùng các phương pháp miêu tả, tự sự, biểu cảm, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ,…. để đưa ra những nhận xét, đánh giá, bình luận,… về một chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nào đó trong tác phẩm văn học.(phân tích trực tiếp nội dung). VD : - Phân tích chi tiết : Cái bóng trong tp “Chuyện người con gái Nam Xương” ; chi tiết Trịnh Cán bảo Lê Hữu Trác “ Ông này lạy khéo” ; chi tiết Huấn Cao rỗ gông - Phân tích hình ảnh : hình ảnh hàng tre, mặt trời trong bài thơ Viếng Lăng Bác ; hình ảnh Chí Phèo chửi ở đầu tác phẩm ; hình ảnh bát cháo hành… - Phân tích từ ngữ : Từ “ cậy “ trong Truyện Kiều ; từ “rũa “ trong bài thơ Đây mùa thu tới… + Với nhân vật văn học, Đoạn văn phân tích ngoại hình, nội tâm, hành động, cử chỉ, dáng điệu, lối sống, ngôn ngữ, tính cách, tâm lý, cách xử lỳ các vấn đề xảy ra…. VD : - Ngoại hình : Nguyệt, Chí phèo, Hoàng, Lão hạc… - Nội tâm : Liên, Chí phèo, Lão hạc… - Hành động : Chí Phèo ; Cho áo của Bé Sơn trong Gió đầu mùa… - Dáng điệu : Hoàng, Lão hạc, ông Hai…. - Lối sống : Hoàng ; Nghị Quế… - Ngôn ngữ : ông Hai ; Đào … - Tính cách, tâm lý : Đào, Huấn Cao…. - Cách xử lý vấn đề : Huấn cao ; Bá Kiến… + Nội dung đoạn văn có thể là nêu những nhận xét, đánh giá, cách hiểu khác nhau về một vấn đề nào đó rồi từ đó đưa ra cách hiểu, nhận xét, đánh giá của mình. VD : Cách hiểu khác nhau về hình ảnh nắng rơi trong bài thơ Đất nước, hoàng hôn trong mắt ai, mặt chữ điền là mặt ai… + Nội dung đoạn văn có thể so sánh đối chiếu hình ảnh, chi tiết, từ ngữ, nhịp điệu, giọng điệu…của tác phẩm đang phân tích với hình ảnh, chi tiết, từ ngữ, nhịp điệu, giọng điệu… của một tác phẩm văn học khác để từ đó rút ra ý nghĩa giá trị của vấn đề đang phân tích, đánh giá. VD : so sánh hình ảnh mùa thu trong hai bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi…. LVC – Ôn tập 1 Đức Phong + Đoạn văn phân tích kết cấu, bố cục, nhịp điệu, giọng điệu, thanh điệu, nhạc điệu, cách gieo vần, đặt câu, dùng từ, các biện pháp tu từ, sự sáng tạo hình ảnh, điểm nhìn trần thuật…( phân tích nghệ thuật để rút ra nội dung ý nghĩa). VD : - Kết cấu truyện Chí phèo, Chuyện người con gái Nam Xương ( cách sắp xếp chi tiết cái bóng - Bố cục bài thơ Bên kia sông Đuống ; Viếng lăng Bác… - Nhịp bài thơ Bên kia sông Đuống ; Mùa xuân nho nhỏ… - Giọng bài thơ Việt Bắc; Viếng lăng Bác… - Thanh điệu trong bài thơ Tây tiến; Tống biệt hành… - Nhạc điệu bài thơ Cô gái sông Hương, Sóng … - Cách gieo vần trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu… - Đặt câu trong Hai đứa trẻ - Dùng từ : Về chơi trong Đây thôn Vỹ Dạ ; Từ lại trong Truyện Kiều… - Biện pháp tu từ : Điệp, ẩn dụ …: Buồn trông : mặt trời … - Sáng tạo hình ảnh : nắng hàng cau ; hình ảnh ngọn lửa, dòng nước mắt trong Vợ chồng A Phủ ; hình ảnh thẻ sưu trong Tắt đèn… - Điểm nhìn trần thuật : Chiếc lược ngà ; Mảnh trăng cuối rừng… 3. Về phương pháp : + Một đoạn văn có thể sử dụng chủ yếu một thao tác nào đó như : miêu tả, tự sự, biểu cảm , phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏ… để tạo thành đoạn văn miêu tả, biểu cảm, tự sự, chứng minh… * Chú ý : Không có đoạn văn chỉ sử dụng một thao tác mà trong đoạn văn đó có sử dụng một thao tác nào đó là chủ yếu còn vẫn phải phối hợp, sử dụng các thao tác khác. + Mỗi đoạn văn phải được trình bày thành một kiểu đoạn nhất định như : Đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn tổng hợp – phân tích – tổng hợp, đoạn song hành, đoạn móc xích, đoạn so sánh . - Đoạn diễn dịch : ý chính của đoạn được đặt ngay ở đầu đoạn văn bằng một câu chốt sau đó các câu trong đoạn đều hướng tới miêu tả, tự sự, biểu cảm, phân tích, chứng minh, bình luận, giải thích để làm sáng tỏ cho ý chính. - Đoạn quy nạp : các câu trong đoạn nêu những miêu tả, nhận xét, đánh giá, bình luận… riêng lẻ sau đó câu cuối đoạn khái quát vấn đề dựa trên những điều đã trình bày, phân tích. Ý chính của đoạn được đặt ở cuối đoạn văn bằng một câu chốt. - Đoạn tổng phân hợp : Ý chính của đoạn được nêu lên ở câu đầu đoạn văn sau đó các câu sau phân tích đánh giá, bình luận… và cuối cùng lại nhận xét nâng cao dựa trên những điều đã phân tích. Ý chính được đặt ở đầu và cuối đoạn văn bằng hai câu chốt. - Đoạn song hành : có thể trình bày song song về hai vấn đề, đối tượng nào đó hoặc trình bày nhiều khía cạnh của một đối tượng nào đó. Ý chính của đoạn này thường được suy ra từ nội dung của các câu trong đoạn mà ít khi được diễn đạt bằng một câu chốt. - Đoạn móc xích : kiểu đoạn này không có câu chốt , ý của đoạn phải được suy ra từ các câu trong đoạn. Các câu trong đoạn móc nối ý nghĩa với nhau để cùng hướng tới thể hiện một ý chung nào đó của toàn đoạn. Chú ý với kiểu đoạn này rất hay bị lạc chủ đề do vậy khi viết phải luôn luôn có ý thức hướng tới chủ đề chung của đoạn. - Đoạn so sánh : so sánh hai hình ảnh, từ ngữ … của cùng một tác phẩm văn học hoặc hai tác phẩm văn học khác nhau để từ đó rút ra ý nghĩa của vấn đề đang trình bày, phân tích. LVC – Ôn tập 2 Đức Phong • Chú ý : có thể phối hợp các kiểu đoạn khác nhau trong khi trình bày một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, phối hợp hay không phối hợp thì bao giờ cũng phải làm sáng tỏ và nổi bật ý chính của đoạn văn. 4. Liên kết câu và liên kết đoạn văn ( lớp 9 ). Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức : + Về nội dung : - Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn ( liên kết chủ đề ). - Các đoạn văncác câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí ( liên kết logic). + Về hình thức : Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau : - Phép lặp từ ngữ : lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng : sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ ở câu đứng trước. - Phép thế : sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép nối : sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. Bài tập : + phân tích cách xưng hô của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ : ông – cháu ; ông – tôi ; mày – bà. + Phân tích câu nói của Lão hạc : “ Ông giáo nói phải ! Kiếp con chó là kiếp khổ thìta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn ! .” + Cảm nhận về hình ảnh ông Đồ trong khổ thơ sau : Ông đồ vẫn ngồi đấy ; qua đường không ai hay ; lá vàng rơi trên giấy ; ngoài trời mưa bụi bay. VĂN BẢN ( Lớp 8 ) 1. Khái niệm : ( Từ điển tiếng Việt ) : Chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn. 2. Tính thống nhất chủ đề của văn bản : - Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. - Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. - Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt được lặp đi, lặp lại. 3. Bố cục của văn bản - Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần : Mở - Thân – Kết. LVC – Ôn tập 3 Đức Phong - Phần mở có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần thân thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản. - Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung nội ung ấy được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. 4. Xây dựng đoạn văn trong văn bản : - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. - Đoạn văn thường có câu chủ đề và từ ngữ chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và hay đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. - Các câu trong đoạn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng phép diễn dịch, quy nạp, song hành… 5. Liên kết đoạn văn trong văn bản : - Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng. - Các phương tiện liên kết gồm + Dùng từ ngữ có tác dụng liên kêt : quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát… + Dùng câu nối, đoạn nối… TẬP LÀM VĂN Lớp 6 * * * Tự Sự ( kể chuyện) 1. Tìm hiểu chung về văn tự sự : + Tự sự : là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. + Mục đích : tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và trình bày thái độ khen chê. 2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự : + Sự việc : được trình bày một cách cụ thể : sự việc xảy ra trong thơi gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả…Nó được sắp xếp theo một trật tự , diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. + Nhân vật : là kẻ thực hiệncacs sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp cho nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thẻ hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm… LVC – Ôn tập 4 Đức Phong 3. Chủ đề, dàn bài, tìm hiểu đề, và cách làm bài của bài văn tự sự, + Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. + Dàn bài : gồm ba phần : mở, thân, kết. + Tìm hiểu đề : đọc kĩ đề để nắm vững yêu cầu của đề bài + Cách làm bài : - Lập ý : xác định nội dung ý sẽ viết theo yêu cầu của đề bài : xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện… - Lập dàn ý : sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. - Cuối cùng diễn đạt bài văn theo bố cục ba phần : mở , thân , kết. 4. Lời văn, đoạn văn tự sự : + Lời văn : Tự sự chủ yếu là kể người và kể việc. Khi kể người có thể giới thiệu ten, họ, lai lich, quan hê, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. + Đoạn văn : mỗi đoạn văn có một ý chính diễn đạt thành một câu chốt. các câu khác diễn đạt ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên. 5. Ngôi kể và thứ tự kể trong văn tự sự : + Ngôi kể : là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Có thể kể bằng ngôi thứ ba : gọi tên nhân vật hoặc kể theo ngôi thứ nhất : xưng tôi. + Thứ tự kể : kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự thời gian, kể kết quả trước nguyên nhân sau,… 6. Miêu tả ; Miêu tả nội tâm ; Nghị luận ; Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ; Người kể chuyện trong văn bản tự sự (lớp 9). + Miêu tả : Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn gợi cảm, sinh động. + Miêu tả nội tâm : - Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật trở nên sinh động. - Cách miêu tả nội tâm : miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật hoặc có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục, của nhân vật. + Nghị luận : Để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết, người kể và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến , nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận,nó làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. + Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm : - Là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. - Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp ( mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng ). - Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng ; còn khi không nói thành lời thì không có gạch đầu dòng, trường hợp này gọi là độc thoại nội tâm. + Người kể chuyện : LVC – Ôn tập 5 Đức Phong - Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất ( xưng tôi ) còn hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. - Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện : giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể. VĂN MIÊU TẢ Lớp 6 1.Tìm hiểu chung về văn miêu tả : Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…làm cho những cái đó như hiện len trước mắt người đọc, người nghe. 2. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 3. Phương pháp tả cảnh và tả người : - Muốn tả cần xác định cảnh hoặc người cần miêu tả. - Quan sát, lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu về đối tượng miêu tả. - Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự hợp lý. - Bố cục một bài văn miêu tả gồm ba phần :f + Mở bài : giới thiệu cảnh, người được tả. + Thân bài : Đối với tả cảnh thì tả theo một trình tự hợp lý. Đối với người tả ngoại hình cử chỉ, hành động, lời nói, tính cách… + Kết bài : Nhận xét, nêu cảm nghĩ về cảnh và người. VĂN BIỂU CẢM Lớp 7 1.Tìm hiểu chung về văn biểu cảm : + Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá đối với con người , đối với thế giới xung quanh và khêu gợi long đồng cảm nơi người đọc. + Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút… + Tình cảm trong vănn biểu cảm thường là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn ( yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc…ghét những cái tầm thường xấu xa, dung tục…) + Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm. 2. Đặc điểm của văn biểu cảm. + Mỗi bài văn biểu cảm thường tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu + Cách biểu hiện : người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng( đồ vật, loài cây,hiện tượng…nào đó) để gửi gắm tình cảm tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của mình. 3. Đề văn biểu cảm và cách làm bài. + Đề văn : bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài. + Cách làm bài : LVC – Ôn tập 6 Đức Phong - Các bước làm bài : Tìm hiểu đề - tìm ý – lập dàn bài- viết bài – sửa bài. - Cách tìm ý : • Hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc tình cảm của mình trong các trường hợp đó và tìm lời văn thích hợp gợi cảm. • Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, tưởng tượng tình huống gợi cảm, hứa hẹn và mơ ước tới tương lai hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm vừa thể hiện cảm xúc. * Chú Ý : Dùng cách gì thì tình cảm trong bài văn cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như vậy bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm. 4. Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. + Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. + Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. VD : Cảnh khuya của HCM. 5. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học : + Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó + Bài làm gồm bố cục ba phần : Mở - Thân – Kết. VĂN NGHỊ LUẬN Lớp 7 1. Tìm hiểu chung về văn nghị luận. + Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. + Nghị luận nhằm mục đích nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng , sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật hay về ý kiến của người khác. + Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và vằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc. + Văn nghị luận phải có đối tượng nghị luận, luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng, xác đáng và cách lập luận thuyết phục. + Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề dặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. 2.Đặc điểm của bài văn nghị luận : + Mỗi bài văn nghị luận phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn nghị luận có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ. + Luận điểm - Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn, được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) ; được diễn tả sáng rõ, dễ hiểu, nhất quán. Nó là linh hồn của bài viết, luận điểm thống nhất các đoạn văn thành một khối. Trong bài văn luận điểm phải đúng đắn, chân thật , đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. - Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống : có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết), và luận điểm phụ ( dùng làm điểm xuất phat hay mở rộng). LVC – Ôn tập 7 Đức Phong - Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ lại vừa có sự phân biệt với nhau. Nó phải được sắp xếp theo một trật tự hợp lý : luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, luận điểm nêu sau dẫn tới luận điểm kết luận. - Viết đoạn trình bày luận điểm.( đã nói một phần ở phần xây dựng đoạn văn ).Khi trình bày luận điểm cần chú ý : Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm.Diễn đạt rõ ràng, trong sáng. + Luận cứ : Là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm có sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật , đúng đắn , tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. + Lập luận : là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục. 3. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. + Đề văn : Bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. + Tìm hiểu đề : yêu cầu phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm cho bài khỏi sai lệch. + Lập ý : là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn. 4. Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. + Bố cục : Ba phần : Mở - thân – kết. + Phương pháp lập luận : Có thể sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau : suy luận nhân quả, suy luận tương đồng ; chứng minh ; giải thích;… 5. Tìm hiểu các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận (lớp 8). + Yếu tố biểu cảm : - Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục hơn vì nó tác động mạnh tới tình cảm của người nghe, người đọc. - Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. + Yếu tố miêu tả và tự sự : - Bài văn nghi luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc hình thành luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục cao hơn, manh mẽ hơn. - Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. CHỨNG MINH Lớp 7 1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. + Chứng minh : là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh ) là đáng tin cậy. + Các lí lẽ bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. 2. Cách làm bài văn lập luận chứng minh. + Các bước : Tìm hiểu đề và tìm ý – Lập dàn bài – Viết bài – Đọc lại và sửa chữa. LVC – Ôn tập 8 Đức Phong + Dàn bài : Bố cục ba phần : Mở - Thân – Kết ( Giữa các đoạn, các phần phải có các phương tiện liên kết). GIẢI THÍCH Lớp 7 1. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. + Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. + Phương pháp giải thích : Nêu định nghĩa ; kể ra các biểu hiện ; so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác ; chỉ ra các mặt lợi ,hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo … của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. + Yêu cầu : Bài văn phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dể hiểu, không nên dùng những vấn đề không ai hiểu để giải thích những vấn đề người ta chưa hiểu. Phải đọc nhiều và vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp. 2. Cách làm bài văn lập luận giải thích : + Các bước : Tìm hiểu đề và tìm ý – Lập dàn bài – Viết bài – Đọc lại và sửa chữa. + Bố cục : Ba phần : Mở - Thân – Kết. + Lời văn : Sáng sủa, dễ hiểu, giữa các phần phải có sự liên kết. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ( Nghị luận xã hội – lớp 9). 1. Khái niệm : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hôi, đáng khen hay có vấn đề đáng suy nghĩ. 2. Yêu cầu : - Về nội dung : phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề ; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó ; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định của người viết. - Về hình thức : Bài viết phải có bố cục mạch lạc ; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp ; lời văn chính xác, sống động. 3. Cách làm : - Chú ý vận dụng các phép lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp… - Các bước : Tìm hiểu đề, tìm ý – lập dàn bài – viết bài – đọc lại và sửa chữa. - Dàn bài : Mở - Thân – Kết. * Chú ý : Cần lựa chọn góc độ riêng để đánh giá, giải thích và đưa ra được ý kiến riêng của người viết. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ ( Nghị luận xã hội – lớp 9 ). LVC – Ôn tập 9 Đức Phong 1. Khái niệm : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống… của con người. 2. Yêu cầu : - Nội dung : phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sáng, đối chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai ) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. - Hình thức : phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác sinh động. 3. Cách làm : ( Giống nghị luận về một sự việc, hiện tượng). - Chú ý vận dụng các phép lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp… - Các bước : Tìm hiểu đề, tìm ý – lập dàn bài – viết bài – đọc lại và sửa chữa. - Dàn bài : Mở - Thân – Kết. • Chú ý : Cần lựa chọn góc độ riêng để đánh giá, giải thích và đưa ra được ý kiến riêng của người viết. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH). ( Nghị luận văn học – lớp 9). 1. Khái quát : - Nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật… và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. - Các nhận xét phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. - Bài nghị luận phải có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm. 2. Cách làm : - Nội dung : Có thể bàn về : chủ đề, nhân vật, cốt truyện…nghệ thuật…. - Các bước : Tìm hiểu đề, tìm ý - Lập dàn bài – Viết bài – Đọc lại và sửa chữa. - Bố cục : Ba phần : Mở - Thân – Kết. • Chú ý : + Vận dụng các thao tác và các phương thức lập luận. + Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. +Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết chặt chẽ, tự nhiên. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ. ( Nghị luận văn học – lớp 9). 1. Khái quát : - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ bài thơ ấy. - Nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. LVC – Ôn tập 10 [...]... việc làm của nhân vật và đáng chú ý là qua cách làm việc ấy của nhân vật Vd : Cách Pá tra bắt phạt A Phủ cách Chí phèo ăn vạ * Chú ý : - Không phải nhân vật nào cũng đợc thể hiện đầy đủ các phơng diện trên mà có chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ ít, chỗ nhiều vì thế khi phân tích không phải máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà cần tập trung, xoáy sâu vào các phơng diện thành công nhất, điển hình nhất và cũng không... hoàn cảnh và tính cách, hoàn cảnh càng có tính điển hình, càng có độ gay cấn thì càng dễ nổi bật tính cách điển hình của nhân vật C Kĩ năng bình giảng tác phẩm văn xuôi 1 Đối tợng của bình giảng tác phẩm văn xuôi + Đoạn văn : đoạn văn này phải có tầm quan trọng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm, phải hày về cách thể hiện, tiêu biểu cho bút pháp và phong cách của nhà văn + Nhân vật, sự... thờng đợc nhà văn dựng tả qua các chi tiết, hình ảnh sinh động, cụ thể + Giọng điệu , lời văn => Tất cả các yếu tố này thờng kết hợp một cách hài hoà với nhau để thể hiện chủ đề của tác phẩm 2 Chú ý : a Phải xác định đợc vị trí của đoạn văn trong toàn bộ tác phẩm Nên đối chiếu chi tiết hình ảnh nhân vật, lời văn ở đoạn văn bình giảng với những đoạn trớc hoặc sau đoạn bình giảng b Xác định các đối tợng... trên mà cần sắp xếp hợp lí để tạo sức thuyết phục - Có thể xem các phơng diện trên là đồng đẳng và cùng là sự cụ thể hoá, hiện thực hoá tính cách, số phận nhân vật Nói cách khác phân tích những phơng diện ấy chính là để khái quát lên tính cách số phận nhân vật không nên xem tính cách là một phơng diện ngang bằng các phơng diện trên - Nắm vững các phơng diện trên chính là điều có ý nghĩa định hớng cho việc... tích, làm cho ngời đọc tin cậy Chú ý tránh diễn nôm hoặc thô thiển ý câu thơ, hình ảnh thơ ; tránh liệt kê các cách hiểu khác nhau về cùng một chi tiết nghệ thuật nào đó mà không bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với một cách hiểu nào + Phải đặt các đoạn, khổ, câu thơ vào trong toàn bài và đến lợt nó lại phải đặt vào trong toàn bộ sáng tạo của tác giả, thậm chí đặt vào bối cảnh lịch sử văn. .. là kiểu thơ trữ tình nhập vai + Văn học thời đại nào chịu sự quy định của thời đại ấy về mặt lịch sử, văn hoá Điều này thể hiện ở quan niệm nghệ thuật về con ngời, không gian, thời gian nghệ thuật, thể loại, các phơng thức, phơng tiện thể hiện B Kiểu bài phân tích các tác phẩm trữ tình Nói tới phân tích là nói tới việc mổ xẻ, chia tách đối tợng ra thành các phơng diện, các bộ phận khác nhau để tìm hiểu,... và các bớc phát triển của tính cách, số phận của nhân vật chính, các chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm tác động tới cuộc đời nhân vật - Các bớc tóm tắt : 12 LVC ễn tp c Phong + Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ tác phẩm, về nội dung phản ánh và chủ đề của tác phẩm + Tóm tắt các bớc phát triển của dòng cốt truyện dựa vào những sự kiện nổi bật, những chặng đờng diễn biến của tính cách số phận các. .. vật chính để làm nổi rõ từng chặng đờng phát triển của nó ; cần đặc biệt quan tâm đến những chi tiết, sự kiện tạo bớc ngoặt trong cuộc đời nhân vật) Chú ý : gặp những cốt truyện mà nhà văn không tổ chức cốt truyện theo thời gian thì có thể tháo dỡ, sắp xếp, tổng hợp lại theo trình tự thời gian, mặt khác cũng có thể bám vào bố cục mà tóm tắt - Yêu cầu : + Làm nổi bật các sự kiện quan trọng, các chặng đờng... ( làm đợc điều này nên phân chia bài thơ theo từng phần hoặc từng đoạn, hoặc theo câu tơng ứng với tính chất và ý nghĩa của tâm trạng đợc thể hiện trong đó) + Lần theo mạch cảm xúc đó để phân tích Cần chú ý hai điểm : thứ nhất chú trọng vào các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu mà ở đó các ý nghĩa độc đáo, tài năng nghệ thuật của nhà văn đợc bộc lộ, không nên dàn trải, bình quân sự chú ý vào tất cả các. .. giảng cụ thể : chi tiết, hành động, hình ảnh, cảm xúc, ngôn ngữ, lời văn và cần đặt chúng trong mối liên hệ tơng tác lẫn nhau Cần chú ý tới kết cấu đoạn văn, kết cấu tác phẩm vì những yếu tố này thờng gắn với những bớc chuyển trong tính cách, trong số phận nhân vật cũng nh sự thay đổi lời văn, giọng điệu Cần chú ý tới điểm nhìn trần thuật của nhà văn c Bình giảng những yếu tố trên, cuối cùng phải khái . phân loại… 3. Đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. + Đề văn : Nêu các đối tượng để người làm bài trình bày những tri thức về chúng. + Cách làm : - Tìm hiểu. cũng phải làm sáng tỏ và nổi bật ý chính của đoạn văn. 4. Liên kết câu và liên kết đoạn văn ( lớp 9 ). Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan