TIENG VIET THUC HANH

7 10.3K 154
TIENG VIET THUC HANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỜI GIỚI THIỆU Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, chúng ta cần phải tìm hiểu và nghiên cứu sâu rộng về mọi khía cạnh của Tiếng Việt chẳng hạn như về nguồn gốc, sự phát triển qua các giai đọan lịch sử cũng như sự cấu tạo của Tiếng Việt… Vì lẽ đó, trên cơ sở tham khảo những giáo trình cũng như những sách và các tài liệu nghiên cứu của môt số tác gia, mình xin được mời các bạn đọc dành chút thời gian quý báo để cùng mình tìm hiểu đôi nét về sự cấu tạo của chủ ngữ. Như các bạn đã biết, trong một câu thông thường thì luôn có hai thành phần chính yếu làm nồng cốt câu, đó là chủ ngữ và vị ngữ. Trong tài liệu này, mình xin được giới thiệu đến các bạn một số những đặc điểm cấu tạo của chủ ngữ trong câu. Em sẽ rất cảm ơn về những ý kiến đóng góp của quý thầy cô cũng như là những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên đối với tập tài liệu này. Lâm Tuấn Khang 1 CẤU TẠO CHỦ NGỮ 1. Khái niệm chủ ngữ  Trong một câu thường có hai bộ phận làm nồng cốt, một bộ phận thường chỉ chủ thể như người, sự việc… mà ta nói đến, một bộ phận thường nói về tình trạng hoặc hành động của chủ thể đó.  Vì vậy, ta có thể hiểu: “Chủ ngữ là một trong hai bộ phận chủ yếu cấu tạo nên câu. Trong một câu, chủ ngữ thường là phần nêu lên chủ thể như người, vật, sự việc…Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi: ai?; cái gì?; việc gì? Ví dụ: a. Anh hát. C V “Anh” là chủ ngữ trong câu trên vì “anh” trả lời câu hỏi “ai hát?” b. Lá cờ bay. C V “Lá cờ” là chủ ngữ trong câu trên vì “lá cờ” trả lời câu hỏi : “cái gì bay?” c. Về nhà là vui nhất. C V “Về nhà” là chủ ngữ trong câu trên vì “về nhà” trả lời câu hỏi “việc gì là vui nhất?”  Từ ba ví dụ trên ta thấy, chủ ngữ chính là phần chính của câu, nó có chức năng đề cập đến đề mục của câu nói và là đối tượng thông báo trong câu. 2. Các loại từ thường làm chủ ngữ trong câu 2.1 Danh từ và đại từ thường làm chủ ngữ trong câu 2.a.1 Chủ ngữ là một danh từ  Danh từ là từ chỉ vật, sự việc hoặc khái niệm.  Theo chức năng ngữ pháp, danh từ có thể đóng vai trò là một chủ ngữ trong câu. Ví dụ: • Mây bay. C V • Chim hót. C V Trong hai ví dụ trên, “mây” và “chim” là danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ. 2 2.a.2 Chủ ngữ là một đại từ  Đại từ là từ dùng để chỉ một đối tượng, một điều đã được nói đến, hay là một đối tượng, một điều nào đó trong hoàn cảnh nói nhất định.  Và đại từ cũng có thể đóng vai trò là một chủ ngữ trong câu. Ví dụ: Nó ngủ. Đại từ “nó” và “tôi” làm chủ ngữ trong câu. C V Tôi ăn cơm. C V 2.2 Những câu có chủ ngữ là động từ hoặc tính từ 2.a.3 Chủ ngữ là một động từ  Động từ là từ chỉ hành động hoặc trạng thái của người, vật hoặc sự việc.  Động từ có thể làm chủ ngữ trong câu. Ví dụ: Thi đua là yêu nước. C V Ca hát làm cuộc sống thêm tươi vui. C V Trong hai ví dụ trên, hai động từ “thi đua” và “ca hát” làm chủ ngữ trong câu. 2.a.4 Chủ ngữ là một tính từ  Tính từ là từ dùng để biểu thị ý nghĩa tính chất, thuộc tính, màu sắc…Tính từ thường bổ nghĩa cho danh từ trong câu.  Ở một số trường hợp, tính từ có thể làm chủ ngữ trong câu. Ví dụ: Tham lam luôn là đức tính xấu. C V Khôn ngoan chẳng sợ thật thà. C V Trong hai ví dụ trên, hai tính từ “tham lam” và “khôn ngoan” là hai tính từ làm chủ ngữ trong câu. 3 2.3 Chủ ngữ song song Ngoài ra, khi hai hoặc ba câu có cùng một vị ngữ thì ta có thể ghép lại thành một câu có nhiều chủ ngữ song song để việc diễn đạt được ngắn gọn, súc tích hơn. Ví dụ: Hai câu: Thanh niên tập thể dục. Thiếu nhi tập thể dục. Ghép lại thành: Thanh niên, thiếu nhi tập thể dục. C V Trong câu trên, “thanh niên, thiếu nhi” là chủ ngữ. 3. Vị trí của chủ ngữ trong câu 3.1 Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ Trong Tiếng Việt, nhìn chung, trật tự chủ - vị chiếm ưu thế. Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, vì chủ ngữ nêu lên chủ thể, sau đó vị ngữ mới giải thích, mô tả rõ điều mà chủ ngữ nêu lên. Ví dụ: Dân tộc ta kiên cường, bất khuất. C V Ở câu trên, “Dân tộc ta” làm chủ ngữ nêu lên chủ thể, còn “kiên cường, bất khuất” đóng vai trò làm vị ngữ trong câu để giải thích ý kiến của chủ thể muốn nói “Dân tộc ta như thế nào?” 3.2 Trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ Trong Tiếng Việt, ta cũng gặp một số trường hợp mà chủ ngữ đứng sau vị ngữ. Trường hợp này, người ta muốn nhấn mạnh vị ngữ để người nghe chú ý. Ví dụ: Nơi đây, đời đời yên nghỉ các liệt sĩ vô danh. V C Ở câu trên, người nói đặt vị ngữ “đời đời yên nghỉ” đứng trước chủ ngữ “các liệt sĩ vô danh” nhằm muốn nhấn mạnh “đời đời yên nghỉ.” • Việc đảo chủ ngữ đứng sau vị ngữ thường thấy trong ba trường hợp sau: a.Trong câu kể mà bộ phận chủ ngữ là môt ngữ danh từ, bộ phận vị ngữ là một ngữ động từ biểu thị sự tồn tại, xuất hiện hoặc tiêu tan. Ví dụ: (Xem ví dụ trên) 4 b. Trong câu hỏi hàm ý phủ định mà bộ phận vị ngữ có những đại từ để hỏi như “ai, gì, bao, đâu, nào.” Ví dụ: Nào có khó khăn gì việc ấy? V C Ở câu trên, chủ ngữ “việc ấy” đứng sau vị ngữ “nào có khó khăn gì” nhằm nhấn mạnh ý là “ làm việc ấy rất dễ, không có khó khăn gì cả.” c. Trong câu cảm xúc mà bộ phận vị ngữ có những từ để chỉ mức độ như “biết bao, vô cùng, thay.” Ví dụ: Đẹp thay dáng đứng của anh! V C Ở câu này, chủ ngữ “dáng đứng của anh” đứng sau vị ngữ “đẹp thay” để nhấn mạnh ý là “dáng của người này rất đẹp.” 4. Chú ý khi viết câu Khi viết câu, ta không nên đặt các giới từ như “ở, qua, bằng, với…” ở trước chủ ngữ của câu. Ví dụ: • Ở bài này viết rất hay. • Qua tác phẩm này tố cáo tình trạng bất công của xã hội xưa. • Bằng hành động này được mọi người ca ngợi. • Với những đồ dung ấy rất có ích. Những câu trên sai vì đặt giới từ ở đầu chủ ngữ. 5. Kết luận Trong những câu Tiếng Việt,chúng ta cần phải lưu ý về mọi thành phần của câu nhất là hai thành phần cốt lỏi chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ là phần nêu lên chủ thể, vị ngữ là phần giải thích rõ điều mà chủ ngữ nêu lên. Tùy vào trường hợp mà chủ ngữ có thể là một danh từ, đại từ, động từ hay một tính từ; chủ ngữ cũng có thể do nhiều chủ ngữ khác tạo thành nhiều chủ ngữ song song. Về mặt vị trí, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ trong câu, nhưng trong trường hợp người nói muốn nhấn mạnh điều giải thích thì đặt chủ ngữ đứng sau vị ngữ trong câu. Đặt biệt là để tránh viết câu sai, ta không được dùng những giới từ như “ở, với, qua, bằng” ở trước chủ ngữ của câu. Tài Liệu Tham Khảo 1. Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân Lãm, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, 1998. 5 2. Trịnh Mạnh – Nguyễn Huy Đàn, Giáo Trình Tiếng Việt( tập II), NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1978, Số 03. 3. Nguyễn Công Đức, Tiếng Việt Và Tiếng Việt Thực Hành, 1999. 4. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thy, Thực Hành Ngữ Pháp Tiếng Việt, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1993. 5. Nguyễn Khuê, Ngữ Pháp Tiếng Anh, NXB Đại Học Sư Phạm, 2007. Mục Lục Trang Lời giới thiệu 1 1. Khái niệm chủ ngữ 2 6 2. Các loại từ thường làm chủ ngữ trong câu 2 2.1 Danh từ và đại từ thường làm chủ ngữ trong câu 2 2.1.1 Chủ ngữ là một danh từ 2 2.1.2 Chủ ngữ là một đại từ 3 2.2 Những câu có chủ ngữ là động từ hoặc tính từ 3 2.2.1 Chủ ngữ là một động từ 3 2.2.2 Chủ ngữ là một tính từ 3 3. Vị trí của chủ ngữ trong câu 4 4. Chú ý khi viết câu 5 5. Kết luận 5 Tài Liệu Tham Khảo 6 7 . Ví dụ: Hai câu: Thanh niên tập thể dục. Thiếu nhi tập thể dục. Ghép lại thành: Thanh niên, thiếu nhi tập thể dục. C V Trong câu trên, “thanh niên, thiếu. trước chủ ngữ của câu. Tài Liệu Tham Khảo 1. Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân Lãm, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, 1998. 5 2. Trịnh Mạnh – Nguyễn Huy Đàn, Giáo

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan