Lich su Sinh hoc phần 2

55 524 0
Lich su Sinh hoc phần 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG V : HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO I . CHẤT KHÍ VÀ SỰ SỐNG Nhà nghiên cứu tự nhiên học người Pháp là Rơne Anthony Reomuya (1683 - 1758 ) đã tìm ra con đường để giải quyết vấn đề này. Ông cho một miếng thịt vào trong một ống kim loại nhỏ bịt kín hai đầu bằng lưới sắt => cho chim Kiền kiền nuốt cái ống đó => Ống này giữ cho thịt khỏi bị cọ xát có tính chất lý học, còn lưới sắt không ngăn cản dạ dày chảy vào ống. Thông thường chim Kiền kiền thảy thức ăn không tiêu ra ngoài, lần nó thải cái ống sắt và thịt ở trong ống đã bị tiêu hóa một phần. Ví du û2: Ông đặt bọt bể vào trong ống kim loại. Sau khi ống này qua dạ dày, ông lấy bọt bể ra và vắt lấy dịch dạ dày. Trộn dịch này vào thịt. Thịt bị tan dần. => Người ta đi đến một kết luận: tiêu hóa là một quá trình hóa học. Như vậy vai trò của của hóa học trong quá trình sống được chứng minh một cách triệt để. Năm 1727, nhà thực vật kiêm hóa học Anh Stephen Heles (1677- 1761) một trong những người theo hướng thực nghiệm sinh học đã viết cuốn sách nêu những thí nghiệm về sự thay đổi nhịp điệu sinh trưởng của thực vật và áp suất của các chất dịch. Trên thực tế người ta có thể công nhận Heles là người sáng lập ra sinhhọc thực vật. Khi nghiên cứu thực nghiệm các chất khí khác nhau Heles đầu tiên đã xác nhận các chất khí (khí carbonic - CO2 ) theo cách nào đó đã tham gia vào quá trình dinh dưỡng của thực vật. Chính vì vậy, ông đã thay đổi quan niệm: mô thực vật chỉ hình thành từ nước như Van Henmon đã xác định. Nhà hoá học Anh là Joseph Priestley ( 1733 -- 1804 ) đã hoàn thành bước tiếp theo vào nữa thế kỷ sau Năm 1774, ông đã phát hiện ra oxy. Ông nhận thấy oxy dùng để thở, làm tăng hoạt tính động của động vật và thực vật, có khả năng tăng hàm lượng oxy trong không khí. Nhà nghiên cứu tự nhiên kiêm thầy thuốc HàLan là Jan Ingenhousz (1730 -- 1799) đã khẳng định rằng thực vật sử dụng khí carbonic và hình thành oxy chỉ xảy ra ngoài sáng. Nhà hóa học vĩ đại Pháp tiêu biểu cho thế kỷ đó là Anthony Lorance Lavoisier (1743 -- 1794) đã nêu ý nghĩa to lớn của những đo đạc chính xác trong hóa học và ông đã dùng những đo đạc đó làm nền tảng cho lý thuyết về sự cháy - các hợp chất hóa học cháy với oxy có trong không khí. Lavoisier đã thử áp dụng hóa học mới vài sinh học. Ngọn nến cháy phải cần đến oxy và thải khí carbonic -- CO2, được tạo thành bằng con đường kết hợp carbon của nến cháy với oxy của không khí, ngọn nến bị tắt dưới cái chụp thủy tinh khi tất cả hoặc gần cả lượng oxy dưới cái chụp ấy bị tiêu thụ hết. Cũng như trường hợp đó, con chuột sẽ ngạt thở và chết khi sử dụng hết khí oxy và thải khí carbonic ( CO2 được tạo thành do carbonic trong mô chuột kết hợp với oxy trong không khí). Như vậy thực vật hấp thụ O2 và thải CO2 . Bằng cách đó giữ được sự cân bằng hóa học trong khí quyển là 21% oxy và 0,03% khí carbonic. Trên cơ sở những sự kiện ấy, Lavoisier giả thiết hô hấp là một dạng cháy. Ngoài ra trong các thí nghiệm của Lavoisier: ngọn nến và con chuột khi sử dụng một lượng oxy nhất định đã thải ra một nhiệt lượng tương ứng. Kỹ thuật cân đo trong những thí nghiệm ấy cho phép thu được những kết quả gần đúng, nhưng dù sao chúng cũng chúng cũng khẳng định những quan điểm khoa học Lavoisier. Ðiều đó đã cũng cố mạnh mẽ quan niệm duy vật về sự sống vì nó chứng minh ở vật sống và vật không sống chỉ xảy ra quá trình hóa học duy nhất, lẽ tất nhiên chỉ có một số quy luật điều khiển chúng mà thôi Năm 1807, nhà vật lý học kiêm thầy thuốc Anh là Thomas Yang (1773 -- 1829) đề nghị gọi hiện tượng mà kết quả của hiện tượng đó sinh ra công bằng thuật ngữ Năng lượng. Ðến năm thứ 40 của thế kỷ XIX, ít nhất có một nhà Bác học Anh là June (1818 ---1889) đã tìm ra định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Theo định luật này thì: một dạng năng lượng này có thể chuyển biến thành một dạng năng lượng khác, nhưng lúc đó tổng số năng lượng không giảm và cũng không tăng. Sự kiện động vật không thể tồn tại nếu không thường xuyên nhận được năng lượng từ thức ăn tự do, nó đã chỉ rõ rằng các quá trình sống không thể tạo ra được năng lượng từ cái hư vô. Thực vật không sử dụng thức ăn và 1 hít thở như động vật được, nhưng mặt khác chúng không thể tồn tại nếu không tiếp nhận năng lượng ánh sáng theo chu kỳ. Maie khẳng định là nguồn gốc của các dạng năng lượng khác nhau trên trái đất là do mặt trời phát ra ánh sáng và nhiệt. Ðó cũng chính là nguồn năng lượng cần thiết cho thực vật, cần thiết đối với động vật (tất nhiên đối với con người). Khả năng áp dụng định luật bảo toàn năng lượng đối với thiên nhiên hữu sinh và thiên nhiên vô sinh chỉ được hoàn toàn xác nhận vào nữa thế kỷ XIX. II . CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ Năm 1827, thầy thuốc người Anh là William Porount (1785 -- 1850) lần đầu tiên các chất hữu cơ thành ba nhóm. Ngày nay chúng ta gọi các nhóm chất đó là gluxit ( chất đường), lipit ( chất mỡ ), protit ( chất đạm). Gluxit ( đường, tinh bột, xenluloza . ) cũng như lipit chỉ cấu tạo từ carbon, hydro và oxy, còn lipit rất nghèo oxy. Ngoài ra, khác với lipit, nhiều gluxit hòa tan được trong nước. Protit là chất phức tạp nhất, dễ bị phá hủy nhất và đặc trưng nhất cho sự sống. Ngoài thành phần carbon, hydro và oxy, protit còn chứa nitơ và lưu huỳnh. Chất đạm (protit hòa tan trong nước lạnh, bị đóng cục và thậm chí không hòa tan khi bị đun nhẹ. Lúc đầu, người ta gọi protit là Albumin, và albumin - lòng trắng trứng , là chất protit được nhiều người biết hơn cả. Năm 1838 nhà hoá học Hàlan Jera John Munde (1802 -- 1880) đã gọi albumin là protein - chất quan trọng số một. Các nhà sinh lực luận đã đặt hy vọng đặt biệt vào chính phân tử Protit. Nhưng các thành tựu của hóa học hữu cơ đã tạo điều kiện cho quan điểm tiến hóa luận phát triển. Người ta khẳng định rằng mọi sinh vật được cấu tạo từ một số loại chất hữu cơ -- gluxit, lipit, protit, và mặc dù có sự khác biệt giữa các loài với nhau, song sự sai khác đó chỉ mang đặc tính thứ yếu. Cây dừa và con bò sữa hết sức khác nhau, nhưng người ta hầu như không phân biệt được mỡ của quả dừa với mỡ của sữa bò. Ði xa hơn nữa các nhà hóa học ở giữa thế kỷ XIX hiểu rõ ràng gluxit, lipit và protit, có cấu trúc rất phức tạp và trong quá trình tiêu hóa thức ăn, các chất đó đã bị phân giải thành các viên gạch tương đối đơn giản. Ở mọi loài sinh vật, những viên gạch đó đều giống nhau, và chỉ khác nhau về cách kết hợp. Một sinh vật này có thể sử dụng thức ăn khác hẳn thức ăn của các sinh vật khác (ví dụ: người ăn tôm hùm, còn bò sữa thì ăn cỏ), nhưng cả hai trường hợp, thức ăn đều bị phân chia thành những viên gạch như nhau mà cơ thể sinh vật có thể hấp thụ được; sau khi hấp thụ, sinh vật sắp xếp lại những viên gạch ấy thành các chất phức tạp riêng cho mình. Nhưng bởi vì sự sống xuất phát từ quan điểm hóa học là thống nhất trong mọi biểu hiện đa dạng bề ngoài của sinh vật, cho nên những biến đổi tiến hóa từ loài này thành loài khác, về thực chất, chỉ động chạm đến chi tiết chứ không đòi hỏi sự xây dựng lại về cơ bản. Bản thân luận điểm đó đã chứng minh cho học thuyết tiến hóa. III . MÔ VÀ PHÔI Nhà sinhhọc người Nga, viện sĩ Caspa Fridrikh Volf (1733 - 1794) đã mở đầu trận tấn công quyết định chống lại học thuyết tiến thành luận. Trong luận văn tiến sĩ ( 1759 ) của mình, Volf đã mô tả tỉ mĩ sự phát triển của hoa và lá cây. Ông nhận xét rằng chồi mầm, tức là điểm sinh trưởng, do những cấu trúc chưa phân hóa đồng nhất hợp thành. Nhưng khi sinh trưởng thì các mô ấy phân hóa, một số thành hoa, một số khác thành lá. Tiếp đó ông đã mở rộng kết luận đó sang cả phạm vi động vật. Ông vạch rõ rằng: những mô chưa phân hóa của phôi trứng gà dần dần sẽ chuyển thành các cơ quan nội tạng. Lý luận phát triển do Volf nêu lên được gọi là thuyết biểu sinh (William Harvey đã dùng danh từ này từ năm 1651). Nhà động vật học Pháp là Etien Jofrua Xanh I ler (1772 - 1844) đã bổ sung bằng những bằng chứng cho thuyết biểu sinh. Khi tạo điều kiện không bình thường với sự phát triển của phôi gà, ông đã thu được một con gà quái hình. Ðó là những thí nghiệm đặt nền móng cho phôi sinh học thực nghiệm. 2 Nhờ đó nhà phôi sinh học người Ðức là Wilhelm Roux (1850 -- 1924) và những cộng sự dựa trên sự nghiên cứu phát triển cá thể của nhiều loài động vật đã chứng minh rằng tất cả những biến đổi xảy ra trong sự phát triển phôi là do kết quả của những tác động bên trong và bên ngoài. Ngay cả những sinh vật đã phát triển đầy đủ cũng không khác nhau đến mức thoạt nhìn ta đã có thể phân biệt và nhận ra được. Trong những năm cuối đời ngắn ngủi, thậm chí thiếu cả kính hiển vi, thầy thuốc người Pháp là Mari France Xavie Bichat (1771 -- 1802) đã phát hiện ra rằng các cơ quan khác nhau được cấu tạo từ nhiều yếu tố hợp phần không giống nhau về hình dạng. Ông đã gọi những yếu tố thành phần này là mô và như vậy ông đã đặt nền tảng cho mô học (tổ chức học ) -- khoa học nghiên cứu về mô Sau đó các nhà khoa học, nghiên cứu mô sống dưới kính hiển vi, đã phát hiện ra mô sống cũng có cấu tạo bằng các yếu tố cực nhỏ có thành (vách) bao bọc. Nhưng bên trong các mô sống các yếu tố đó chứa đầy chất đông sền sệt mà nhà sinhhọc Tiệp Khắc là Jean Purkinje ( 1787 -- 1869) gọi là chất nguyên sinh vào năm 1839 (dịch từ chữ Hylạp: protos). Nhà thực vật học người Ðức là Hugo Fonbon (1805 -- 1852) đã dùng danh từ này để gọi cho bất kỳ chất nào cấu tạo nên mô, còn các yếu tố của mô sống vẫn được gọi là các tế bào. Sau đó không bao lâu các nhà sinh học đã đã khám phá ra là tế bào dứt khoát có ở tất cả các mô sống. Năm 1838, nhà thực vật học Ðức là Matthias Jakop Schleiden (1804 -- 1881) đã cho rằng tất cả thực vật đều có cấu tạo tế bào và tế bào là đơn vị cấu trúc chủ yếu của sự sống. Là yếu tố nhỏ nhất cấu tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh. Ðến năm sau, nhà sinhhọc Ðức Theodor Schwann (1810 -- 1881) đã mở rộng và bổ sung nhận định đó. Ông đi đến kết luận là đối với động vật và thực vật chỉ vốn có một quy luật duy nhất là cấu tạo từ các tế bào, từng tế bào có màng bao bọc cách biệt với thế giới bên ngoài, và những mô khác nhau do Bisa mô tả được cấu tạo từ những tế bào chuyên hóa đặc biệt. Người ta đều công nhận Schwann và Schleiden là những người sáng lập ra học thuyết tế bào, mặc dù nhiều nhà khoa học khác cũng đã đóng góp công sức vào học thuyết này. Như vậy tế bào học -- khoa học về tế bào đã được hình thành. Nhà động vật học Ðức Cac Theodor Enet Zibotdle (1804 -- 1885) đã rút ra kết luận đó. Năm 1845, ông đã xuất bản cuốn sách về giải phẩu so sánh, trong đó chứng minh một cách khá chính xác rằng động vật nguyên sinh là những cơ thể nhỏ bé có cấu tạo đơn bào mà lần đầu tiên Leeuwenhuck đã phát hiện được. Mỗi cơ thể sinh vật như vậy có thành tế bào bao bọc và có tất cả những chức năng sống chủ yếu. Nó bắt nuốt thức ăn, tiêu hóa, đồng hóa thức ăn và ngay sau đó bài tiết chất thải ra ngoài. Nhà sinh vật học Nga - Karl Makximovits Ber (1791 -- 1871) đã phát hiện ra trứng của thú, sau khi uốn nắn quan điểm sai lầm trước kia cho rằng cả nang Graf là một cái trứng, ông đã theo dõi bằng cách nào trứng biến thành một cơ thể sống độc lập. Mười năm sau đó ông đã xuất bản tác phẩm lớn gồm hai tập về vấn đề này. Và do đó ông là người đặt nền móng cho phôi sinh học -- nghiên cứu về sự phát triển của phôi động vật. Ber đã khôi phục học thuyết biểu sinh của Volf sau khi chứng minh tuyệt tác tỷ mỉ học thuyết này. Ông chứng minh rằng trứng đang phát triển tạo thành một số lớp mô, chưa phân hóa, mỗi lớp là khởi sinh của các cơ quan chuyên hóa khác nhau. Nhà bác học gọi các lớp phát sinh đó là những lá phôi. Người ta đã xác định được sự hình thành 3 lá phôi là đặc trưng cho tất cả những loài động vật có xương sống. Robe Remac (1815 -- 1865), thầy thuốc Ðức đã đặt tên cho ba lá phôi đó và vẫn được giữ mãi cho đến nay: ngoài bì (lá phôi ngoài), trung bì (lá phôi giữa) và nội bì (lá phôi trong). Nhà sinhhọc Thụy sĩ là Rudonf Albercht Koelliker (1817 -- 1905) trong những năm 40 của thế kỷ XIX đã chứng minh rằng tất cả trứng lẫn tinh trùng cũng đều là tế bào. Sau đó nhà động vật học người Ðức là Car Kekenbaur (1826 --1903) đã chứng minh rằng thậm chí trứng chim lớn cũng là một tế bào. Khi tinh trùng kết hợp với trứng, trứng được thụ tinh cũng chỉ là tế bào. Sự kết hợp hoặc thụ tinh là khởi đầu cho quá trình phát triển phôi. Lần đầu tiên vào năm 60 của thế kỷ XIX, nhà động vật học Nga là Alexander Onufrievis Kovalevxki (1840 -- 1901) đã nghiên cứu và mô tả động vật nguyên thủy đó. Dây sống ở động vật có xương sống được thay thế rất nhanh bằng cột sống gồm các đốt sống. Những động vật có xương sống và cả một nhóm nhỏ những động vật 3 không có xương sống được gộp vào thành động vật có dây sống. Trong quá trình phát triển phôi ở tất cả động vật có xương sống (thậm chí cả người nữa ) dây sống chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Ðiều đó chứng minh sự thống nhất về nguồn gốc của tất cả những động vật có xương sống là từ những tổ tiên nguyên thủy có dây sống nào đó. Từ những người đại diện thuộc mọi khuynh hướng trong sinh học - giải phẩu học so sánh, cổ sinh vật học, hóa sinh học, mô hocü, tế bào học và phôi học-- thoạt tiên vang lên những tiếng nói rụt rè, nhưng sang thế kỷ XIX mới có tiếng nói ngày càng khẩn thiết hơn về sự tất yếu cần phải thừa nhận quan niệm tiến hóa. Vấn đề chỉ còn nhận thức quá trình tiến hóa được thực hiện bằng cách nào? 4 CHƯƠNG VI : TIẾN HÓA I. MỞ ÐẦU Chữ Evolutio- tiến hóa có nghĩa là dãn ra hay mở ra, là sự chuyển một cách dần dần có quy luật từ trạng thái này qua trạng thái khác theo một hướng nhất định ngày càng hoàn thiện hơn. Từ giữa thế kỷ XVIII kéo theo hơn 100 năm đã diễn ra một cuộc cách mạng thực sự trong quan điểm của nhân loại rằng con người không phải là trung tâm của vũ trụ, rằng thế giới vật chất bao quanh con người không phải là bất biến, mà thay đổi dần dần với thời gian, tức trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài. Khái niệm tiến hóa dần dần ngự trị trong khoa học và quan niệm hiện nay cho rằng toàn bộ thế giới vật chất gồm vũ trụ, các Vì Sao, Quả Ðất và tất cả các sinh vật đều là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài không theo một chương trình tiền định mà diễn ra theo các quy luật tự nhiên thông thường của vật chất. Ðiều này đúng cho sự tiến hóa của vũ trụ và sự tiến hóa của sinh học. I I. CÁC QUAN ÐIỂM DUY TÂM 1.Thần tạo luận ( creactionism): Platon (427 - 347 trước công nguyên) nhà triết học duy tâm cổ Hylạp được coi là người nêu ra quan điểm này. Theo Platon thì những ý niệm (edios), tức là nguyên hình của mọi sự vật, tồn tại một cách độc lập với những sự vật đó. Sự vật nhờ có ý niệm mới tồn tại được. Vật chất chỉ là bóng của ý niệm. Cây, ngựa, nước . là do ý niệm siêu tự nhiên về cây, ngựa, nước . sinh ra. Sự vật chỉ là phản ánh của những ý niệm, là cái bóng của các hình chưa hoàn thiện. Khái niệm - ý niệm của Platon là cơ sở triết học cho quan niệm sai lầm lớn là quan niệm kiểu hình mẫu. Theo quan niệm này thì tính đa dạng quan sát được của thế giới không hiện thực gì hơn những hình ảnh của các đối tượng nào đó ở trên một bức vách hang động, như Platon diễn tả một cách hình ảnh. Chỉ những ý niệm cố định và bất biến mới là cơ sở của toàn bộ tính đa dạng quan sát được và đó là những ý niệm duy nhất và ổn định. 2. Mục đích luận ( Theleogy ): Aristotle (384 -- 322 TCN) là học trò của Platon. Ông được đánh giá là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ. Ông đã phê phán lý luận duy tâm về các ý niệm của Palton. Ông có nhiều quan điểm duy vật và đóng góp nhiều cho sinh học. Quan điểm duy tâm của ông biểu hiện rõ ở mục đích luận. Theo Aristotle tất cả trong thiên nhiên đều tuân theo một hướng duy nhất là tiến tới đạt được hình thức lý tưởng. Tất cả đều thực hiện theo những mục đích cuối cùng Ví dụ- Ở người hai mắt nằm phía trước và vận động thực hiện về phía trước và cần thấy sự vận động hướng tới đâu. Hai lỗ tai nằm ở hai bên đầu vì nghe từ mọi phía - Ở động vật môi tồn tại để bảo vệ răng, ở người mức độ cao hơn để tạo tiếng nói. Do có tứ chi nên con người có hai tay. Vật có giá trị được đặt ở chỗ có gía trị nên tim nằm ở giữa cơ thể. Ăng-Ghen mỉa mai rằng Theo các nhà mục đích luận thì mèo sinh ra là để ăn chuột, chuột sinh ra là để mèo ăn và toàn bộ giới tự nhiên sinh ra là để chứng minh trí tuệ của Chúa sáng tạo. Ða số các nhà triết học lớn ở các thế kỷ XVII, XVIII, và XIX đã bị ảnh hưởng của các triết học duy tâm của Platon và dạng cải biến của nó là do Aristotle nêu ra. 3. Tiên hình luận ( Preformism) thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. Thuyết này ra đời sau khi phát minh ra kính hiển vi. Cuối thế kỷ XVII, Malpighi đã công bố chi tiết sự phát triển của phôi gà. Tuy nhiên một quan sát sai lầm trứng gà chưa thụ tinh làm ông hướng về thuyết tiên hình luận cho rằng trong phôi đã chứa sẵn một cơ thể thu nhỏ và sự phát triển chỉ là tăng kích thước. Ông Malpighi và một số khác theo phái Ovism (chữ La tinh Ovum - trứng) cho rằng cơ thể thu nhỏ nằm trong trứng. 5 Mặt khác, ông Leeuwenhuck, người có công phát hiện tinh trùng ở người cho rằng bào thai đã có sẵn trong tinh trùng gọi là phái animaculium (từ chữ Latinh animaculum -- động vật bé nhỏ). Hai phái đã tranh cãi với nhau trong một thời gian dài. Khó khăn lớn nhất mà những người theo tiên hình luận khó giải thích là các hiện tượng di truyền và biến dị. Theo tiên hình luận các cá thể mới không thể khác với bố mẹ được. Trong khi đó trong thời cổ đại người ta biết rằng con cái giống cả cha lẫn mẹ đôi khi chẳng giống ai. Ông Leibiiz một nhà triết học duy tâm và toán học và người kết tục ông là Charle Bonne người Thụy sĩ đã nêu lên thuyết thang sinh vật. Ông Bonne là người theo tiên hình luận nhưng thuyết thang sinh vật có biểu hiện quan điểm tiến hóa. Người º Orangutan º Khỉ º Thú º Chim º Cá º Côn trùng º Thực vật º Tảo đá º Ðá º Ðất º Nước º Không khí º Lửa º Nguyên tử º Hình: Các nấc thang chính trong thang sinh vật của Bonne . ( Trích trong giáo trình: Tiến hóa - GS Phạm Thành Hỗ ) 4. Thuyết tai biến: Thuyết này thể hiện quan điểm của nhà tự nhiên học Pháp Cuvier (1769 -- 1832). Dựa vào các mẫu xương thu được của các động vật cổ xưa thời đệ tam. Cuvier đã mô tả phục hồi được nhiều dạng như thằn lằn bay, các bò sát cổ . Ông được coi là người sáng lập ra thuyết cổ sinh học ( Paleonthology ) và giải phẫu so sánh. Nhờ công trình của Cuvier và nhiều nhà khoa học khác, thời đó có thể rút ra một số điểm như sau: - Một thời nào đó trên trái đất có sự sống. - Sự sống xuất hiện trên hành tinh vào thời gian xa xưa ở dạng sinh vật đơn giản - Các dạng sinh vật tìm thấy ở các lớp đất địa chất mới không thấy có ở các lớp cổ xưa hơn. Chứng tỏ cùng với thời gian có nhiều loài mới xuất hiện. 6 - So sánh đối chiếu các dạng hóa thạch với nhau cho thấy những sinh vật xuất hiện về sau càng giống với các sinh vật ngày nay hơn. Mức tổ chức được nâng cao dần. Rõ ràng những số liệu thu được là bằng những chứng rất tốt cho học thuyết tiến hóa. Tuy nhiên Cuvier đã giải thích khác đi. Căn cứ theo một số dữ liệu địa chất, Cuvier cho rằng thế giới sinh vật biến đổi một cách đột ngột tức thời không có chuyển tiếp. Có các dấu vết với động vật cạn nằm dưới các lớp địa chất của biển, còn các dấu vết động vật biển có thể nằm trên cạn. Ông cho rằng có nhiều tai biến (Catastrophe) đã xảy ra như các sinh vật cạn bị chìm xuống nước, các sinh vật nước bị đưa lên cạn . Có học trò của Cuvier tính rằng có 26 tai biến 27 sáng tạo lại xảy ra trong lịch sử quả đất. 5. Sinh lực luận (Vitalism): Ðây là thuyết duy tâm phổ biến ở thế kỷ XIX cho rằng không có lực sống (vitas thì không có hiện tượng sống không có sự tổng hợp chất hữu cơ. Vào thời gian này nhiều nghiên cứu sinh lý hóa giải thích các hiện tượng sống bằng các quan điểm vật lý hóa học thông thường. Như Lavoisier đã so sánh sự oxy hóa với thở trong cơ thể sinh vật. Công trình tổng hợp nhân tạo chất urea cho thấy chất hữu cơ có thể tổng hợp ngoài cơ thể sinh vật. Tóm lại, các quan điểm duy tâm vì cho rằng thế giới sinh vật có được do những nhân tố siêu nhiên như Tạo hóa ., các quan điểm này cũng siêu hình vì chưa thể hiện mối liên hệ biện chứng giữa các sinh vật. III. CÁC QUAN ÐIỂM DUY VẬT 1. Thuyết âm dương: Các quan điểm duy vật về sự phát triển của tự nhiên cũng đã có tự lâu đời. Ở Ấn Ðộ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, cổ Hy Lạp - La mã . nhiều nhà triết học cũng đã có những quan điểm duy vật về sự phát triển của thiên nhiên. Thời cổ Trung Quốc thuyết âm dương ghi trong sách Nội kinh (2.700 năm TCN) đã giải thích nguồn gốc phát sinh và nguyên nhân phát triển của vạn vật, hiện tượng tự nhiên kể cả các biểu hiện sinh lý trong cơ thể con người bằng sự tương tác giữa hai nguyên lý độc lập là âm và dương. Âm dương tương tác ra ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành tương tác sinh ra vạn vật ( Tài thiên đại thánh). 2. Thuyết đạo: Thuyết đạo của Lão tử ( thế kỷ thứ III trước công nguyên) quan niệm sự vận động của giới tự nhiên, và sinh hoạt của con người đi theo một con đường nhất định gọi là đạo, không cần đến bất cứ một lực lượng siêu hình tự nhiên nào. Trang tử ( 399 - 186 trước công nguyên ) đã nêu lên những phỏng đoán về sự phát triển của giới động vật từ những thể hữu cơ nhỏ nhất đến con người. 3. Các quan điểm thời cổ Hy-Lạp: Các nhà triết học cổ Hy-Lạp như Heraclite (530 - 470 TCN) Democrite (460 - 370 TCN), Empedocle (490 - 43 TCN) đều có những quan điểm tiến hóa. Họ theo quan điểm nguyên tử luận (atomism) cho rằng toàn bộ thiên nhiên, bắt đầu từ những phân tử nhỏ nhất đến những vật thể vĩ đại nhất. Từ hạt cát đến con người đều trong sự xuất hiện và tiêu diệt vĩnh viễn, trong quá trình liên tục vận động biến đổi không ngừng. Họ cho rằng sự thống nhất của thế giới vật chất biểu hiện trong sự thống nhất cấu tạo của giới vô cơ và hữu cơ từ những phân tử nhỏ nhất đó là các nguyên tử Sự sống là sản phẩm tự nhiên của sự vận động các nguyên tử. Theo Heraclite tất cả thế giới sinh vật kể cả con người là sản phẩm biến thể của của lửa. Anaximandre de Milet (TK VI TCN) đã có suy nghĩ rằng con người có nguồn gốc từ động vật Empedocle dAgrigente có quan điểm kỳ lạ về sự hình thành các sinh vật. Những cái đầu không cổ xuất hiện trên trái đất, những cánh tay không vai, những con mắt di chuyển đó đây không có trán . Những cơ quan rời rạc đó nhờ tác động của tình yêu đã gắn lại với 7 nhau. Những cá thể không tốt bị loại bỏ (ví dụ: bò mang đầu người), còn những sinh vật hợp lý sẽ chiến thắng. Ở đây đã xuất hiện quan điểm chọn lọc tự nhiên sơ khai. Lucrece, ởTK I TCN, cũng đã có đề cập tới đấu tranh sinh tồn ở thế giới sinh vật. Ông đã giải thích sự sinh sản của động vật chỉ bằng các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên do trình độ khoa học thời cổ này còn hạn chế, số liệu còn ít nên thường là các suy diễn ngây thơ. 4. Biến hình luận: ( Transformism). Sau thời kỳ trung cổ và từ nưả sau thế kỷ XVIII sự ra đời của phương pháp so sánh trong sinh học đã hình thành nên các bộ môn hình thái học so sánh, phôi sinh học so sánh và sự phát triển của các bộ môn này đã tích lũy nhiều sự kiện mâu thuẫn với quan niệm sinh vật bất biến tạo điều kiện cho sự xuất hiện tư tưởng biến hình luận. Biến hình luận là lý do cho rằng dưới tác dụng của ngoại cảnh sinh vật đã biến đổi hình dạng, loài này có thể biến đổi thành loài khác. Biến hình luận đã ra đời trong trào lưu triết học duy vật Pháp là triết học tiên tiến nhất trong thế kỷ XVIII ở Châu Âu. Denis Diderot (1713 -- 1784) là người đặt cơ sở triết học cho biến hình luận ở Pháp. Ông cho rằng vật chất không đồng nhất tạo ra khoáng vật, khoáng vật là cơ sở hình thành thực vật và thực vật là nguồn gốc sản sinh ra động vật. Ông còn cho rằng ảnh hưởng của ngoại cảnh đối với sự biến đổi tổ chức cơ thể sinh vật có thể lớn đến mức làm nẩy sinh các cơ quan mới và luôn luôn biến đổi chúng. Khác với tiến hóa luận, biến hình luận cho rằng các biến đổi diễn ra theo mọi hướng bất kỳ. G.L. Buffon là người đầu tiên công khai trình bày các quan niệm về biến hình luận. Buffon đã nêu lên khả năng biến đổi của các loài sinh vật và nguồn gốc động vật từ một số ít dạng nguyên thủy ông đã gắn lịch sử giới sinh vật và lịch sử quả đất. Khi quả đất nguội lại trong lòng đại dương có các phân tử sống (hữu cơ) khác với phân tử chết (vô cơ). Phân tử sống được hình thành từ phân tử chết dưới tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng. Các hạt vật chất sống tác dụng với nhau tạo nên vố số các dạng sinh vật, chúng tiếp tục tác dụng nữa tạo nên các biến hình. Ðầu tiên xuất hiện sinh vật thủy sinh như ốc, cá về sau xuất hiện muôn vàn sinh vật do khí hậu, thức ăn, khác nhau và sự lai giống. Ngoại cảnh có thể biến loại này thành loại khác. Ông còn cho rằng ngựa và lừa có chung nguồn gốc. Thời gian cũng đóng vai trò quan trọng, là người thợ vĩ đại của thiên nhiên. Giữa thế kỷ thứ XVIII, một nhà khoa học Pháp ông Pierre de Maupertuis đã có quan niệm rõ ràng về các quá trình đột biến và chọn lọc. Một mặt các sinh vật có thể biến đổi ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ, mặc khác các biến đổi có lợi có thể duy trì và tích lũy, những cá thể không thích nghi bị hủy diệt. Ông nội của Darwin là Erasme Darwin dựa vào các quan sát khác nhau cũng nêu lên lý thuyết tiến hóa và ông được coi là người đi trước Lamarck. Nhiều nhà triết học duy vật thời bấy giờ đấu tranh tích cực cho các quan điểm về sự biến đổi của thế giới sinh vật. Họ có quan điểm duy vật máy móc, coi con người như một cái máy, hệ cơ xương như đòn bẩy, tim như một cái bơm. Tuy nhiên thời bấy giờ các thế lực tôn giáo vẫn còn mạnh. Các thế lực tôn giáo ở trường Sorbonne của Pháp đã buộc Buffon phải đăng bức thư xin lỗi và phủ nhận các quan điểm của mình. Sau đó nhà tự nhiên học người Pháp Lamarck được coi là người đầu tiên nêu lên học thuyết tiến hóa một cách hệ thống và đầy đủ nhất trong tác phẩm Triết học động vật (Philosophie zoologique - 1809). Ông đã trình bày từ nguồn gốc sự sống đến nguồn gốc con người. Lamarck mang các quan điểm triết học của tự nhiên thần luận cho rằng trong thiên nhiên tất cả đều phát triển theo các quy luật tự nhiên, mà các quy luật này được thiết lập từ đầu khi Chúa sáng tạo ra thế giới. Nhưng người đầu tiên hiểu rõ cơ chế tiến hóa và đã củng cố nhận thức cho các nhà sinh học là Charles Darwin a. Sơ lược tiểu sử của Charles Darwin (1809 - 1882): Charles Darwin sinh ngày 12.2 .1809 ở nước Anh tại Shrewsbury. Từ 7 tuổi đến 14 tuổi (năm 1825) ông học ở trường địa phương, thuộc loại bình thường. Năm 16 tuổi rất ham săn bắn thu thập khoáng vật và côn trùng. 8 Tháng 10 năm 1825 Cha Darwin gởi ông đến Ðại học Edinbourg học y. Darwin không say mê y học mà thích các môn học tự nhiên như động vật học, thực vật học, địa chất học. Thấy con khó trở thành bác sĩ cha Darwin khuyên học làm Linh mục. Ở tuổi 19, ông vào học Ðại học Cambridge, khoa thần học. Ở đây tình cờ ông quen nhà thực vật học John Henslow, sau này giới thiệu ông đi thám hiểm trên tàu Beagle. Như vậy chuyến đi trên con tàu gần như ngẫu nhiên đối với Darwin, nhưng đã cung cấp cho ông lượng thông tin lớn làm đảo lộn tư duy của nhiều thế hệ trước ông. Về sau Darwin đã viết rằng: Cuộc hành trình của Beagle là sự kiện quan trọng nhất trong đời tôi, nó xác định tất cả đời tôi. Cuộc hành trình kéo dài 5 năm từ tháng 12 năm 1831 đến tháng 10.1836. Khi ra đi ông mới 22 tuổi nhưng khi trở về là 27 tuổi. Tàu Beagle vượt Ðại tây Dương có dừng lại ở mũi xanh (Cap Vert) đi dọc bờ biển Ðông và Tây Nam Mỹ, qua đảo Ðất lửa (Terre de Feu), vượt Thái Bình Dương. Tàu dừng lại ở quần Ðảo Galapagos. Quần đảo này có 12 đảo lớn và hàng trăm đảo nhỏ, chúng cách Nam Mĩ vùng xích đạo khoảng 1000km. Một điều ngạc nhiên là có một số lượng nhiều rùa lớn . Các động vật ở đây có ý nghĩa quan trọng đối với tư duy của Darwin và sự tiến hóa. Tàu Beagle tiếp tục đi về phía tây thăm Tahiti, tân Tây Lan, Úc và Tasmanie, các đảo Maldives ở Ấn độ Dương, Ðảo Maurice, Sainte Hélène, Ascension và cuối cùng trở lại Brasil, rồi quay về Anh. Suốt năm năm hành trình, Darwin tỏ ra là một nhà tự nhiên học có tài; nhờ có ông tham gia nên cuộc khảo sát này trở thành cuộc khảo sát quan trọng nhất trong lịch sử sinh học. b.) Công trình nghiên cứu của Darwin: I. CHỌN LỌC TỰ NHIÊN: . Khi đi dọc bờ biển phía Nam châu Mỹ, ông không thể không chú ý tới các loài động vật và thực vật thay đổi tiệm tiến và loài này chỉ khác loài kia một cách không đáng kể. Darwin đã tiến hành khảo sát diệu kỳ nhất trong một tuần khi con tàu đậu ở quần đảo Galapalos cách bờ biển Equater hàng nghìn cây số. Ở đó ông đã nghiên cứu một nhóm chim mà ngày nay gọi là Bạch Yến Darwin. Darwin giả thiết là xưa có một loài Bạch Yến ở một lục địa nào đấy đến sống ở những đảo này và dần dần từ thế kỷ này sang thế kỷ khác đã diễn ra sự biến đổi loài đầu tiên ấy thành những loài hiện đang sống. Nhóm chim thứ nhất phát triển khả năng ăn một loại hạt, nhóm thứ hai: ăn một loại hạt khác và nhóm thứ ba ăn sâu bọ. Tùy thuộc vào phương thức sống ở mỗi nhóm chi mà mà hình thành một loại mỏ chuyên hóa có kích thước và cấu tạo đặc trưng. Vì vậy loài Bạch Yến tổ tiên đã chọn đảo Galapalos là vùng đất có dân cư thưa thớt làm nơi có những điều kiện thích nghi cho sự hình thành nhiều biến dị mà trên đất liền không thể xảy ra được. Nhưng có một yếu tố chính vẫn chưa được giải thích: cái gì đã gây nên những thay đổi tiến hóa đó? Cái gì đã bắt loài Bạch Yến ăn hạt biến thành loài Bạch Yến ăn sâu bọ? Darwin không thừa nhận giả thuyết của Lamarck. Nếu theo giả thuyết ấy thì Bạch Yến ăn sâu bọ là do ngẫu nhiên, rồi quen dần với loại thức ăn này và đã di truyền lại cho đời sau khả năng đồng hóa cao hơn và xu thế dẫn tới sự biến đổi tương ứng các cơ quan được tập luyện (ví dụ: mỏ). Nhà bác học đã hiểu rằng trong điều kiện tự nhiên, ngay từ thời đại đồ đá mới loài người đã biết dựa vào tính biến dị của thực vật và động vật để lựa chọn loại bỏ những loại cây trồng và giống vật nuôi. Ông đã kết luận là những động vật và thực vật thích nghi hơn sẽ đẻ nhiều hơn những động vật và thực vật kém thích nghi. Nhưng ông vẫn chứa biết quy luật tác động của động vật tự nhiên. Hai năm sau khi trở về Anh ông đã đọc cuốn sách Thí nghiệm về quy luật dân số hoặc là sự trình bày tác động của quy luật dân số đối với sự phồn vinh của loài người trước kia và ngày nay, kèm theo những phụ trương của một số nghiên cứu về triển vọng bài trừ hoặc giảm thiệt hại cho loài người do Tomax Roboc Manthus (1766 - 1834), nhà kinh tế học người Anh viết trước đó 40 năm. Khi thừa nhận dân số xã hội loài người lúc nào cũng tăng nhanh so với sự tăng sức sản xuất các tư liệu sinh tồn, Manthus đã biện bạch cho những nhân tố làm giảm dân số là nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh. Darwin đã áp dụng quan điểm Manthus về điều hòa dân số do thiếu thức ăn và đi đến kết luận rằng trong thiên nhiên, trước hết, những cá thể không có ưu thế đấu tranh sinh tồn sẽ bị diệt vong. Ví dụ: những chim Bạch Yến đầu tiên sinh sản tự do trên đảo Galapalos khi còn trữ lượng thức ăn. Một số chim Bạch Yến trước hết là những con yếu hơn và ít khả năng kiếm hạt hơn sẽ bị đói. Do chúng phải chuyển sang ăn những hạt to và rắn hơn, thậm chí nuốt cả sâu bọ. Những con chim không có khả năng tìm loại hạt đầu vì đói sẽ phải đẻ thưa hơn. Trong 9 khi đó những con chim Bạch Yến kiếm được nguồn dự trữ thức ăn mới chưa có loài nào đụng tới cho dù chúng rất không quen ăn thì sẽ vẫn sinh sản rất nhanh. Nói một cách khác, ảnh hưởng của môi trường tạo điều kiện thuận lợi để nảy sinh những tính trạng khác biệt và phân ly những tính trạng đó, cho tới khi nào những loài độc lập được hình thành -- chính những loài này sẽ khác nhau và khác với tổ tiên chung của chúng. Có thể cho rằng chính thiên nhiên đã thực hiện việc lựa chọn những cá thể có sức chịu đựng dẻo dai hơn và thông qua con đường chọn lọc tự nhiên sự sống đã được phân nhánh thành vô số dạng sinh vật. Darwin chú ý tới sự chọn lọc giới tính: những con vật cái thích những con đực có màu sắc rực rỡ nhất. Có lẽ bằng con đường này xuất hiện những con công đẹp mã và kỳ lạ. Darwin còn chú ý đến các cơ quan thoái hóa mà trước kia có lẽ hoàn toàn không phải là vô ích cho động vật. Chẳng hạn những mẩu xương còn lại của cá voi và rắn, xưa kia dùng làm những bộ phận của đai chậu và chân sau. Ðiều đó buộc người ta phải giả thiết cá voi và rắn là con cháu của các loài động vật đi bằng bốn chân. Darwin là nhà nghiên cứu đặc biệt có lương tâm, ông đã thu nhập và phân loại các sự kiện rất lâu và rất thận trọng. Chỉ đến năm 1844, ông mới bắt đầu cầm bút, nhưng suốt 10 năm ông vẫn chưa trình bày công khai học thuyết của mình. Cùng thời đó có nhà nghiên cứu người Anh khác là Anfret Ratxen Oalax (1823 -- 1913) cũng nghiên cứu vấn đề ấy. Giống như Darwin, ông đã dành một phần lớn cuộc đời vào các cuộc du lịch. Năm 1848 -- 1852 ông đã đến Nam Mỹ và năm 1854 ông đã tới quần đảo Mã Lai. Ông chú ý tới những sai khác giữa các loài thú Châu Á, và Châu Úïïc. Tiếp đó , khi nghiên cứu phân bố địa lý của các loài, Oalax chứng minh là dọc theo quần đảo Mã Lai - eo biển giữa các đảo Bocneo và Senlecde cũng như Bali và Lomber có đường ranh giới (đến nay được gọi là đường ranh giới Oalax) chia khu hệ động vật của vùng này ra làm hai phần: Châu Á và Châu Úïc. Từ đó xuất hiện sự phân chia động vật thành nhóm động vật lục địa và á lục địa. Oalax nhận thấy thú của Châu Úïc giữ tính nguyên thủy hơn nhiều và khả năng sinh sống thấp kém hơn thú châu Á, và cho rằng trong bất cứ sự cạnh tranh nào cái chết cũng rình mò chúng. Lý do mà các loài thú châu Úïc vẫn tồn tại, có lẽ, là ở châu Úïc và các hòn đảo gần đó đã tách khỏi lục địa châu Á trước khi những loài thú Châu Á hiện nay hình thành bằng con đường chọn lọc tự nhiên và gửi cho Darwin bài báo trình bày những cơ sở của học thuyết chọn lọc (khi đó ông chưa hề biết Darwin cũng đang nghiên cứu vấn đề này). Sự trùng hợp về quan điểm đó làm cho Darwin sửng sốt. Theo đề nghị của Laien và các nhà bác học khác, người ta xuất bản cùng một lúc công trình của Darwin và Oalax vào năm 1858 trong tạp chí khoa học của hội Linnaeus ở LonDon. Ðến năm sau, cuối cùng, Darwin đã xuất bản cuốn sách Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên, hay là Sự bảo tồn những loài có ích trong cuộc đấu tranh sinh tồn, gọi tắt là Nguồn gốc các loài . Giới khoa học chào đón cuốn sách ấy ra đời. Số sách in ra lần đầu 1.250 cuốn đã bán hết trong vòng một ngày. Cuốn sách được tái bản nhiều lần và đến nay, một trăm năm trôi qua, yêu cầu đối với cuốn sách đó hãy còn. II. CUỘC ÐẤU TRANH SINH TỒN: Chắc chắn Nguồn gốc các loài chiếm vị trí quan trọng nhất trong lịch sử sinh học. Nhờ qua điểm tiến hóa về chọn lọc tự nhiên của học thuyết Darwin mà nhiều ngành khoa học đã có suy nghĩ mới để giải thích hợp lý những tài liệu tích lũy được về phân loại học, phôi sinh học, giải phẩu học so sánh, cổ sinh vật học. Thế là sinh học đã có cơ sở lý luận khoa học. Học thuyết này lật đổ những khái niệm được người xưa rất tôn trọng và đặc biệt đánh đổ quan niệm thượng đế sáng tạo ra thế giới và loài người. Thậm chí những người vô thần cũng không có cảm tình với ý nghĩ cho rằng vương quốc tươi đẹp của sự sống và bản thân của con người phải mù quáng chịu ơn Thương Ðế về sự tồn tại của mình trên trái đất này. Nhưng học thuyết Darwin còn nhiều điểm khác khó giải thích được. Ở nước Anh, học trò của Cuvie là nhà động vật học Risa Oen (1804 -- 1892) đã đứng về phía đối lập với thuyết Darwin. Cũng như thầy của mình, Oen là chuyên gia cỡ lớn về việc dựng lại những động vật đã chết dựa vào 10 [...]... trỡnh by lun im ch yu trong hc thuyt t bo ca mỡnh: Mi t bo u sinh ra t t bo bng cỏch phõn chia Nh vy Virchow v Pasteur ó chng minh hon ton rừ rng rng mi t bo, coi nh mt sinh vt c lp hoc mt b phn ca sinh vt a bo, sinh ra t t bo ó cú trc ú Cha bao gi sinh vt li c phõn bit vi gii vụ sinh mt cỏch minh bch v trit n nh vy Cha bao gi ch ng ca sinh lc lun li t ra vng vng nh lỳc ny IV ENZIM Nu trong c th sng... ch S v khụng ri c vo bỡnh Trong iu kin ú, nhng sinh vt trong nc canh tht khụng sinh sn, nhng nu b c bỡnh thỡ cỏc cht s ri vo bỡnh v s bn rt nhanh Nh vy khụng cũn cõu hi v khụng khớ un núng hoc khụng un núng, v s sng khi u ó b dit hoc khụng b tiờu dit Thc cht ca vn l ch bi ri vo nc canh tht kốm theo nhng vi khun l lng trong khụng khớ, chỳng sinh sn v sinh trng trong nc canh tht Vo nhng nm th 50 ca... Libic ó kt thỳc, Pasteur v phỏi sinh lc lun ó ton thng Tip ú Pasteur ó tin hnh mt thớ nghim ni ting ca mỡnh v vn t sinh - mt ti cng c ch ng ca phỏi sinh lc lun ngay t thi Spanllanzani Nhng ngi cm u tụn giỏo, d nhiờn, nhit lit cho mng s ph nhn hc thuyt t sinh bi vỡ h chp nhn s sng sinh ra trờn trỏi t l do Thng Cng nh nhng nh duy vt gia th k XIX ó nhit tỡnh ng h quan im t sinh, Spanllanzani ó chng minh... (1845 - 1 922 ) ó phỏt hin ra vi trựng st rột - bnh ny lm cht ngi cỏc nc nhit i v nhit i hn l cỏc bnh no khỏc Phỏt hin ú c bit hp dn vỡ tỏc nhõn gõy bnh khụng phi l vi khun m l ng vt nguyờn sinh ng vt n bo nhng nm 60 ca th k XIX nh ng vt hc ngi éa l cỏc Rudolf Loicart t c s cho ký sinh trựng hc - khoa hc nghiờn cu v vt ký sinh Loicart chng minh rng trong ngnh ng vt khụng xng sng tt c u cú ký sinh trựng... nm 1 929 ó chic xut t nc tiu ca ph n cú mang v t tinh hon nhng kớch 32 thớch t sinh dc iu khin s phỏt trin nhng du hiu sinh dc th cp v nh hng n nhp sinh dc ca ph n Kendan, ngi phỏt hin ra Tirụxin, v nh húa hc Taet Raiserstein (sinh nm 1897) ó tỏch ra c mt nhúm kớch thớch t t lp v ngoi ca tuyn trờn thn Nm 1948, Filip Xounte Henter (sinh nm 1896), ngi cng tỏc ca Kendan, ó phỏt hin ra coctizụn l mt trong... khỏc Nm 1 924 , nh sinh lý hc ngi Achentina l Bennao Albertle Huxley (sinh nm 1887) ó chng minh rng tuyn yờn - tuyn ni tit hỡnh cu nh nm ngay di nóo, cú nh hng nh th no ú n s phõn hy ng Nhng nghiờn cu tip theo ó chng minh l tuyn yờn cũn cú nhng chc nng quan trng khỏc na Nh húa sinh hc Tso Haoli (sinh nm 1913) trong nhng nm 30 - 40 ó ly c mt lot kớch thớch t khỏc nhau t tuyn yờn Vớ d: Kớch thớch t sinh trng... nú, v nú kớch thớch phn x th 29 ba, v c th tip din Mt lot nhng phn x hon chnh to nờn mt tp hp tng i y ca cỏc tp tớnh m ta gi l bn nng ca sinh vt Nhng thm chớ ngay n mt sinh vt n gin v tng i bộ nh nh sõu b, thỡ cỏi ú chng l cỏi gỡ c ngoi tng s n gin ca nhng bn nng bi vỡ mi liờn h thn kinh d dng di truyn li cho nờn nhng bn nng cng c di truyn v c th ngay t khi sinh vt mi sinh ra Chng hn con nhn ging... ph tỏ l Charles Hecber Best (sinh nm 1899) ó bt tay vo tin hnh thớ nghim ễng ó may mn thu c kớch thớch t Insulin tinh khit, cht ny c ng dng rng rói cha bnh ỏi thỏo ng Mc dự ngi bnh, v thc cht, luụn luụn phi chu s iu tr nng n nhng tớnh mng ca ngi bnh c bo m Tip theo Insulin, ngi ta ó thu c nhng kớch thớch t khỏc Nh húa hc ngi éc l Aonf Frờric Butenan (sinh nm 1903), nm 1 929 ó chic xut t nc tiu ca ph... sau ny 15 CHNG VIII : S CO CHUNG CA SINH LC LUN I éM V CH é N UNG th k XIX, nhng thnh tu ca cỏc nh húa hc hu c l s tuyờn chin ch yu i vi sinh lc lun Da vo phõn t Protit, nhng ngi sinh lc lun mu lp phũng tuyn chng li s tn cụng mónh lit y V hu nh cho n cui th k XIX h ó bo v lp trng ca mỡnh mt cỏch cú hiu qu Phõn t protit ht sc thu hỳt cỏc nh húa sinh hc Ln u tiờn nh sinh lý hc Phỏp l Francois Magendie... cú 25 kh nng tỏc ng nhiu hn i vi mt t hp triu chng bnh Cỏc nh sinh hc ó tho lun nhiu ln v vitamin B1, B2 Nh vy chớnh thiu vitamin B1 ó gõy ra bnh tờ phự cũn thiu vitamin B2 gõy ra bnh da chỡ Thiu vitamin C dn n bnh hoi huyt Tỏc dng cha bnh ca vitamin ó rừ: vỡ cú mt lng nh vitamin C trong nc chanh m Linder ó cha khi bnh hoi huyt) Thiu vitamin D dn n bnh cũi xng Thiu vitamin H thỡ nh hng n th giỏc v sinh . nhận thức cho các nhà sinh học là Charles Darwin a. Sơ lược tiểu sử của Charles Darwin (1809 - 18 82) : Charles Darwin sinh ngày 12. 2 .1809 ở nước Anh tại. người đại diện thuộc mọi khuynh hướng trong sinh học - giải phẩu học so sánh, cổ sinh vật học, hóa sinh học, mô hoc , tế bào học và phôi học-- thoạt tiên

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan