Phân tích quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kì trước đổi mới(19751986) .Suy nghĩ của nhóm về cách nhìn của giới trẻ hiện nay về thời bao cấp

31 488 3
Phân tích quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kì trước đổi mới(19751986) .Suy nghĩ của nhóm về cách nhìn của giới trẻ hiện nay về thời bao cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIẢNG VIÊN: LÊ THỊ HỒNG THUẬN (NHÓM 1) ĐỀ TÀI: Phân tích quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta thời kì trước đổi mới(19751986) .Suy nghĩ của nhóm về cách nhìn của giới trẻ hiện nay về thời bao cấp BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 1. Nguyễn Hoài Anh: Công nghiệp hóa + Chuẩn bị slide + Chỉnh sửa bản word 2. Chử Linh Chi: Công nghiệp hóa + Chuẩn bị slide 3. Đỗ Trọng Bửu: Liên hệ + Chuẩn bị slide 4. Bùi Mạnh Hải: Liên hệ 5. Dương Thị Thu Hường: Kinh tế tập trung + Chuẩn bị slide 6. Đoàn Thị Liên: Kinh tế tập trung 7. Nguyễn Danh Đức: Cơ sở hình thành quan điểm + Tổng hợp slide 8. Nguyễn Thu Thủy: Đánh giá + Tổng hợp bản word LỜI MỞ ĐẦU Khi tìm hiểu về nền kinh tế nước ta thời kì trước đổi mới, nhóm chúng em nhận thấy nền kinh tế nước ta giai đoạn này chủ yếu được nhìn từ 2 khía cạnh đó là :công nghiệp hóa và nền kinh tế tập trung. Vì vậy khi tìm hiểu về quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nước ta giai đoạn (19751986),Nhóm chúng em phân chia ra làm 2 nội dung lớn để tìm hiểu đó là: Đường lối của Đảng về công nghiệp hóa và Đường lối của Đảng về nền kinh tế tập trung. Bài tìm hiểu dưới đây của nhóm gồm 3 phần nội dung chính: I.Công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới II.Kinh tế tập trung,quan liêu ,bao cấp III.Liên hệ :quan niệm của giới trẻ hiện nay về thời bao cấp Phần I: CÔNG NGHIỆP HÓA TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1.Cơ sở hình thành đường lối của đảng về CNH 1.1.Thực tiễn Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 51954 và hiệp định Geneve tháng 71954 thì Việt Nam bị chia làm hai vùng tập trung quân sự, sau đó do không có tổng tuyển cử theo hiệp định nên quốc gia bị chia cắt làm hai miền.Miền Bắc Việt Nam một mặt đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và mặt khác trợ giúp Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong khi đó, Miền Nam Việt Nam thành lập chính phủ riêng với trợ giúp tài chính và quân sự từ Mỹ và quốc tế, tiến hành xây dựng nền kinh tế theo hướng tư bản ở miền Nam Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy rằng việc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Kết quả của hơn 100 năm đô hộ của Pháp và sự phá hoại của Mỹ đã làm cho nền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trở nên cạn kiệt, nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên kiệt quệ, đất đai bị tàn phá nặng nề. Hơn nửa triệu người dân đã ngã xuống, làng mạc ruộng đồng bị tàn phá nặng nề. Trước tình hình cấp bách đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định muốn cải biến tình trạng lạc hậu của nước ta, muốn tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ của Việt Nam và đã chọn con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1960 1975). Khi đất nước vừa thống nhất (1975), cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì lại xảy ra chiến tranh biên giới phía bắc, rồi kết thúc cuộc chiến này lại kéo theo sự cấm vận của Mỹ. Như vậy, trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa theo 2 giai đoạn: từ 1960 đến 1975 công nghiệp hóa ở miền Bắc và từ 1975 – 1985 công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước. 1.2 Cơ sở lý luận Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH CNH, HĐH là vấn đề có tính quy luật đối với tất cả các nước đi lên CNXH từ nền kinh tế lạc hậu, bỏ qua chế độ TBCN. Tính quy luật đó, do các cơ sở khách quan sau đây quy định: Một là, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH: Đối với các nước này, cái thiếu nhất trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội đó là cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cao hơn của chủ nghiã tư bản. Muốn vậy, phải cải biến cả tính cách mạng và phát triển, tiến đến hiện đại hoá lực lượng sản xuất cả về trình độ kỹ thuật cả về cơ cấu sản xuất. Điều đó, chỉ có thể từng bước đạt được thông qua con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN. Hai là, do các yêu cầu về nhiều mặt khác của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN đòi hỏi phải tiến hành CNH, HĐH tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho thực hiện thành công các mặt đó. Ba là, do tác dụng có tính cách mạng của CNH, HĐH trên những mặt cơ bản sau đây: + Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng khả năng chinh phục tự nhiên, tăng trưởng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế chính trị, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH. + Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng khả năng chinh phục tự nhiên, tăng trưởng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế chính trị, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH. + Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế cuả nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. + Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế cuả nhà nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. + Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. + Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. Vì vây, Đại hội X của Đảng ta đã xác định: “…phát triển kinh tế CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm” 2. Khái niệm công nghiệp hóa Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác như một trào lưu phát triển mới của thế giới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị , xã hội mà quá trình phát triển công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt. Từ thế kỉ XVII, XVIII, ở Tây Âu khái niệm CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc. CNH ở Liên Xô từ năm 1926 được hiểu là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nền sx nông nghiệp với trung tâm là ngành chế tạo máy. Hiện nay, CNH được hiểu là quá trình xây dựng nền công nghiệp tiên tiến tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhằm chuyển từ xã hội NN với lao động thủ công là chính sang xã hội CN với lao động bằng máy móc và công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế để tạo ra năng suất lao động xã hội và nhịp độ phát triển kinh tế cao. 3. Mục tiêu và phương hướng CNH 3.1 Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi: + Cả nước độc lập thống nhất và quá độ lên CNXH + Có đội ngũ trí thức đông đảo + Kế thừa kinh nghiệm của miền Bắc giai đoạn trước + Quan hệ quốc tế mở rộng Khó khăn: + Hậu quả chiến tranh nặng nề + Chuyển nền kinh tế sang dựa vào sức mình là chính + CNĐQ và các thế lực thù địch không ngừng chống phá CMVN + Không tranh thủ được những thành tựu của CM Khoa hoc kĩ thuật – Công nghệ trên thế giới. Chủ yếu dựa vào Liên Xô và các nước XHCN + Không hiểu hết luận điểm của Lênin ‘CNTB hiện đại là sự chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho CNXH” và “CNXH thoát thai từ CNTB” 3.2 Mục tiêu “Đẩy mạng CNH XHCN, xây dựng cơ sở vật chấtkĩ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN” 3.3 Phương hướng Đường lối CNH đại hội IV (tháng 121976) Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế côngnông nghiệp Xây dựng kinh tế trung ương, phát triển kinh tế địa phương, kết hợp thành một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất > Nhận xét: Phản ánh nhận thức cơ bản về CNH ở miền Bắc trước đây, nhưng ở mức độ sâu sắc hơn, áp dụng trên cả nước. Lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ: từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN Thấy được các ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước lúc bấy giờ Đường lối CNH đại hội V (tháng 31982) (quan trọng là phải xác định đúng bước đi của CNH) Lấy NN làm mặt trận hàng đầu Ra sức phát triển CN sản xuất hàng tiêu dùng Xây dựng và phát triển CN nặng một cách có mức độ, vừa sức > phục vụ thiết thực cho NN và CN nhẹ > Đại hội V coi đó là nội dung chính của CNH trong chặng đường trước mắt. Đây là sự điều chỉnh rất đúng đắn mục tiêu và bước đi của CNH, phù hợp với thực tiễn VN. Tiếc rằng, trên thực tế chúng ta đã không thực hiện được những sự điều chỉnh chiến lược quan trong này. 4. Đánh giá sự thực hiện đường lối CNH 4.1 Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa Kết quả Những thay đổi trong chính sách CNH dù còn chưa thật rõ nét song cũng đã tạo một sự thay đổi nhất định trong phát triển: Số xí nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở năm 1976 thành 2627 cơ sở năm 1980 và tiếp tục tăng thành 3220 cơ sở năm 1985. So với năm 1955, số xí nghiệp đã tăng 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành. Các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng. Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu CNH. Ý nghĩa: Đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đối với quá trình CNH của nước ta thì những kết quả đạt được trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây chính là nền móng tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo. 4.2 Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế: Nhìn chung, trong thời kì 19601985, chúng ta đã nhận thức và tiến hành CNH theo kiểu cũ dẫn tới những hạn chế và sai lầm: CNH theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng. Đây là đặc trưng do điều kiện khách quan mang lại. + Khép kín và hướng nội: Tình hình của Việt Nam trước đổi mới: Chiến tranh và bao vây cấm vận của các nước tư bản, chúng ta chỉ nhận được sự họp tác của một số nước trong hệ thống XHCN. Vì vậy, khó có thể chọn mô hình CNH khác. Mặt khác, sau khi đất nước thống nhất chúng ta đã có mong muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, không có điều kiện quan hệ kinh tế với bên ngoài. + Chú trọng công nghiệp nặng: Do tình hình thực tiễn Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo nàn, tỷ trọng công nghiệp không đáng kể. tình hình kinh tế chính trị đòi hỏi Việt Nam phải có một nền công nghiệp nặng phát triển. Vì vậy, trong đường lối tiến hành CNH đã đề cao vai trò của công nghiệp nặng để giải quyết những vấn đề đó. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. CNH chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp chỉ mới bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực thực phẩm cho xã hội. Chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, không coi trọng tới các thành phần bên ngoài Nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để CNH chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, không tôn trọng các quy luật của thị trường. Do tập trung phát triển công nghiệp nặng cần vốn lớn và chậm sinh lời và chậm thu hồi vốn, vì vậy, cơ chế kế hoạch hóa hành chính tập trung và nguồn lực to lớn chỉ có thể huy đông từ Nhà nước. Nóng vội ,chủ quan,duy ý chí,ham làm nhanh,làm lớn,không quan tâm đến hiệu quả kinh tế ,xã hội Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, tiếp theo lại bị bao vây cô lập, những sai lầm và hạn chế trên đã trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khùng hoảng kinh tế xã hội kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân chung dẫn đến các hạn chế, sai lầm: Khách quan: Tiến lên CNH từ 1 nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn vừa bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng > Chưa thể tập trung sức người, sức của cho CNH.Chưa qua thời kì TBCN nên thiếu nề tảng ban đầu cho CNXH. Chủ quan: Mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi cơ sở vật chất kí thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư,.. > Chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương CNH. Tiến hành CNH trên cơ sở mô hình kinh tế hiện vật với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đồng nhất quá trình CNH với xây dựng xí nghiệp có quy mô lớn, hiện đại. Không giải quyết các vấn đề cấp bách là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. KẾT LUẬN: Như vậy, chúng ta tiến hành CNH từ một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, nghèo nàn, lạc hậu và bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, mặc dù đã nhận thức được tính tất yếu và tầm quan trọng của sự nghiệp CNH nhưng do hạn chế về trình độ, chủ quan duy ý chí nên trong một thời gian dài các bước đi và cách thực hiện không phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, đẩy mạnh CNH khi chưa xây dựng các tiền đề cần thiết. Dù cho bước đầu đã đạt được một số thành tựu nhưng nhìn chung vẫn chưa giải quyết được những vấn đề cốt lõi và xây dựng nên một bộ khung chắc chắn cho nền kinh tế, do đó dẫn đến tình trạng khó khăn và khủng hoảng kéo dài. Phần II. NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG QUAN LIÊU BAO CẤP 1.Cơ sở hình thành đường lối của Đảng 1.1 Thực tiễn Đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh Trải qua hơn 20 năm (19541975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt đượcnhữngthànhtựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng những cơ sở vật chấtkĩ thuật ban đầu củachủnghĩaxã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc. Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta tốn biết bao công sức để h tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ, nhưng cơ sở của chính quyền này ở địa phương cùng bao di hại của xã hội cũ vẫn còn tổn tại. Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu ng bị tàn phá. Nửa triệu héc ta ruộng đất bị bỏ hoang. Một triệu hec ta rừng bị chất độc hóa học và bom đạn cày xới. Vô số bom mìn còn bị vùi lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn và nơi cư trú của nhân dân. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư. Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất củ a kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975) và đất nước thống nhất (năm 1976), bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (19761980). Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt. Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 % năm (kế hoạch là 1314 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20 %, nhập khẩu nhiều gấp 45 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhiều công trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng. Đại hội IV ĐCS VN đã quyết định cải tạo XHCN trong cả nước với mục tiêu lớn: xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn. Do các mục tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (19811985) nền kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 3050 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2 % và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986, với 774,7 %. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn. 1.2 Cơ sở lý luận Mô hình Chủ nghĩa xã hội phương Tây. Đảng học tập theo mô hình kinh tế tập trung (bao cấp) của người anh cả Liên Xô và các nước Đông Âu. Đây là mô hình chung ở các nước xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công thức do Lê Duẩn sáng tạo, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Chế độ bao cấp trong chiến tranh Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại cho tới thời gian đó. Các cường quốc hàng đầu là: Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, do có nhiều mục tiêu và toan tính của từng thời kỳ khác nhau, đã viện trợ cho các bên trong Chiến tranh Việt Nam về đủ mọi mặt kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, giáo dục... với đủ các mức độ khác nhau. Nhìn chung viện trợ ngày càng tăng theo quy mô chiến tranh. Tuy nhiên sau khi Việt Nam giành được độc lập, thống nhất đất nước, viện trợ từ nước ngoài đã bị cắt giảm, thâm chí dừng trợ cấp làm nguồn nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt trầm trọng, cơ sở vật chất không đủ sản xuất. Sản xuất nhỏ lẻ không đủ phục vụ nhu cầu của thị trường. Yêu cầu lúc đó đặt ra cần tập trung sản xuất để gia tăng sản lượng 2. Tìm hiểu Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp 2.1 Khái niệm và đặc trưng Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành thắng lợi, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sau khi hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, từ năm 1960, miền Bắc bắt đầu áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ngày 3041975, cuộc kháng chiến chồng Mĩ cứu nước thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Cả nước bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Định hướng của Đảng và Nhà nước là xây dựng kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. • Khái niệm: Cơ chế kế hoạch hoá tập trung là nền kinh tế mà trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường. Nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là: Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và Toàn bộ nền kinh tế hoạt động theo một kế hoạch tập trung thống nhất. • Đặc trưng: Chế độ sở hữu: Chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất đóng vai trò chính của mô hình phát triển: chỉ thừa nhận sở hữu toàn dân, điều tiết theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung tất cả vai trò vào tay Nhà nước. + Chỉ có một nền kinh tế quốc doanh hoàn toàn, kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng. + Các đơn vị kinh tế chủ yếu: công ty nhà nước, xí nghiệp và hợp tác xã. Chế độ phân phối: Phân phối trên nền tảng kế hoạch do Nhà nước xây dựng, triển khai, điều phối chứ không theo các quy luật kinh tế thị trường cơ bản như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị… Quan niệm và con đường này của nước ta chịu ảnh hưởng của mô hình Xôviết, đồng thời cũng do yêu cầu cách mạng cần chi viện cho chiến trường miền Nam. 2.2 Quy trình kế hoạch hóa: Quy trình kế hoạch hóa được thực hiện theo công thức “một lên, hai xuống” Cái xuống thứ nhất: Bộ chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ giao cho Ủy ban kế hoạch nhà nước tính toán “số liệu kiểm tra” rồi phân bổ chỉ tiêu cho các bộ, ngành, tỉnh. Sau đó số liệu lại được chuyển xuống các cấp thấp hơn là các cục, vụ, xí nghiệp, công ty, xã, phường… Một cái lên: mỗi cơ sở phải tự xây dựng kế hoạch của mình và trình lên cấp trên bằng cách cân đối giữa “số liệu kiểm tra” được đưa xuống với số liệu điều tra tại cơ sở. Cái xuống thứ hai: kế hoạch cuối cùng được đưa ra sau khi cấp trên xem xét “số liệu điều tra” và kế hoạch của cấp dưới. Kế hoach này được trở thành chỉ tiêu pháp lệnh và giao lại xuống dưới. Quy trình kế hoạch thường được thực hiện từ cuối năm trước đến tháng 3 năm sau thì có các chỉ tiêu, pháp lệnh cụ thể. Nhưng cũng có khi xảy ra hiện tượng trể trong việc cân đối số liệu giữa các cấp và phải đến tháng 6 hoặc tháng 7 chỉ tiêu mới được đưa xuống. Khi đó thời gian thực hiện kế hoạch sẽ ngắn hơn rất nhiều trong khi chỉ tiêu thường cao, gây khó khăn cho các cấp thực hiện. Chỉ tiêu được ví như chiếc vòng kim cô trên đầu các doanh nghiệp: năm 1979, công ty khai thác than ở Thái Nguyên được giao chỉ tiêu khai thác 150.000 tấn than nhưng công ty không tìm được đầu ra. Sản phẩm chất đống trong kho. Gần một năm và chỉ tiêu mới hoàn thành được nửa. Lo sợ ảnh hưởng đến số phận của ban lãnh đạo, lương cán bộ công nân viên và danh hiệu thi đua của đơn vị, cả công ty ra sức khai thác để đạt bằng được chỉ tiêu. Nhưng kho chứ có giới hạn nên ngoài việc mất công khai thác công ty còn mất công đổ than đi. Sự việc cuối cùng đến tai cấp trên, giám đốc công ty bị khiển trách, thế nhưng cuối năm công ty vẫn có bằng khen vì hoàn thành chỉ tiêu. 2.3 Đặc điểm a. Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt tư trên xuống dưới. Tính pháp lệnh thể hiện ở chỗ: nhà nước xây dựng các chỉ tiêu một cách chủ quan, sau đó đưa xuống cho các doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác xã thưc hiện. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức nhà máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện đều phải báo cáo lên cơ quan chủ quản, khi nào được chấp nhận mới được triển khai. Hệ thống chỉ tiêu thể hiện ở chỗ: sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và phân phối cho ai? Cấp phát vốn, vật tư doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước cũng đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp đối với mọi đơn vị cấp dưới và doanh nghiệp nhà nước, kể cả hợp tác xã. Đầu vào của các doanh nghiệp các yếu tố sản xuất do nhà nước cấp hoàn toàn. Do vậy toàn bộ sản phẩm làm ra đều phải giao nộp lại cho nhà nước để phân phối. Hợp tác xã cũng phải bán toàn bộ sản phẩm cho nhà nước với giá rất rẻ. Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đên một vấn đề duy nhất đó là hoàn thành chỉ tiêu, dù cho chỉ tiêu đó có phi lý đến đâu. Bởi vì, doanh nghiệp không phải người định giá bán sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi là lỗ hay lãi. Chế độ tài chính của nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ. Nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi, và ngược lại cũng sẽ phải bù khi bị lỗ. Và trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này lỗ thì nhiều mà lãi chẳng thấy đâu do không có sự gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của các cấp thực hiện. Chỉ tiêu được ví như cái vòng kim cô trên đầu các doanh nghiệp. Năm 1979, công ty khai thác than ở Thái Nguyên được giao chỉ tiêu khai thác 150.000 tấn than. Nhưng công ty không tìm được đầu ra. Sản phẩm chất đống trong kho. Gần hết năm mà chỉ tiêu mới thực hiện được gần nửa. Lo sợ ảnh hưởng đến số phận chính trị của ban lãnh đạo, lương cán bộ công nhân viên và danh hiệu thi đua của đơn vị. Cả công ty ra sức khai thác để đạt bằng được chỉ tiêu. Nhưng kho chứa có giới hạn nên ngoài việc mất công khai thác công ty còn mất công đổ than đi, đổ bất cứ đâu. Sự việc cuối cùng đến tai cấp trên, Giám đốc công ty bị khiển trách. Thế nhưng cuối năm công ty vẫn có bằng khen vì đã hoàn thành chỉ tiêu. b. Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại về vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh. Giữa cơ quan hành chính trực tiếp tham gia vào quá trình lên chỉ tiêu kế hoạch và các doanh nghiệp thưc hiện chỉ tiêu thì lại không có bất kỳ sự ràng buộc pháp lý nào với hành động của mình, tức là dù có làm sai đi chăng nữa thì họ cũng không có vấn đề gì cả, vì vậy không có lý do nào khiến họ thực hiện kế hoạch một cách tối ưu nhất. Mà vấn đề cả hai bên quan tâm đó là chạy theo và chạy đua với chỉ tiêu được ấn từ trên xuống, làm thế nào cho thật đẹp sổ sách báo cáo, và cuối cùng là nhận được tấm bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra. Khi mà chỉ tiêu không được hoàn thành đồng nghĩa với việc ban lãnh đạo doanh nghiệp, đồng lương của cán bộ công nhân viên, và thành tích của doanh nghiệp cũng bị đe dọa theo. Ở giai đoạn bao cấp chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Từ đó hạn chế sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành phần kinh tế khác. Ở giai đoạn này không có khái niệm cạnh tranh. Do đó không khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, phát triển mặt hàng mới một cách thực sự. c. Quan hệ hàng hóa tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính toán một cách hình thức. Vì vậy nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý. Giá cả không phản ánh quan hệ cung cầu mà do Nhà nước đặt ra dùng để tính toán cho việc cấp phát và giao nộp giữa Nhà nước và doanh nghiệp . Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân chứ không phải là được tính theo hiệu quả lao động của mỗi người. Các doanh nghiệp khi không có tiền trả lương cho công nhân thì trả bằng sản phẩm. Đơn vị có cao su trả bằng cao su, xí nghiệp có mũ cứng thì trả lương bằng mũ cứng, hay sản xuất sứ tích điện thì trả bằng sứ tích điện…Những lúc như vậy lĩnh lương xong cũng không biết đem về để đâu, làm gì ? Tình trạng tranh mua, tranh bán làm cho giá của hàng hoá bị đẩy lên cao. Chi ngân sách nhà nước cho tiền lương tăng vọt, nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật tư không tăng bằng mức Ban chỉ đạo đề nghị. Lạm phát bùng nổ. Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ. Lương công nhân không có. Vật tư, hàng hóa khan hiếm. Giá bán lương thực dù tăng 10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí. Sản xuất nông nghiệp sa sút. Đầu tư trong công nghiệp giảm. Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985. Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá hàng hóa. Tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cuộc sống chật vật không những về số lượng mà cả về chất của nhiều mặt hàng. d. Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian Bộ máy quản lý này vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu, nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. Hoạt động quản lý kém hiệu quả. Trong thực tế, bộ máy nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh còn xuất hiện tham ô và lãng phí. 2.4 Hình thức a. Bao cấp qua giá Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn nhiều giá trị thực của chúng trên thị trường. Hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Ví du: Dưới thời bao cấp mua như cướp và bán như cho là cảnh thường thấy. Nhà nước quy định mỗi gia đình được giữ 60% sản lượng lúa, số dư phải bán cho nhà nước. Sau đó phải khổ sở đi mua gạo theo chế độ tem phiếu. Nhất là giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra nên mới có chuyện người dân tìm cách giấu lúa và nhiều chuyện dở khóc dở cười. Có chuyện người dân giấu gạo cất đi, đến khi mở ra thì chuột đã ăn mất quá nửa, hay người nhà nước đến đo bồ thóc để bắt bán ngay thóc thừa hay phạt vì không chịu nộp đủ. Năm 1978 giá thành 1m2 vải caliot sản xuất tại Công ty Dệt Thành Công là 1.5 đồng, nhưng phải bán cho Nhà nước với giá 1.2đm2. 1m2 vải dệt kiểu oxford hết 10đ, phải bán cho Nhà nước với giá 9đm2. Trong khi giá trên thị trường cao gấp 1012 lần. b. Bao cấp qua tem phiếu Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc phân phối theo lao động là phải lấy kết quả lao động làm thước đo để phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân. Lấy số lượng lao động và chất lượng lao động làm căn cứ trả công. Có 2 nguyên tắc không được làm sai đó là: chủ nghĩa bình quân tiểu tư sản trong việc trả công người lao động vì nó gạt bỏ hoàn toàn nguyên tắc lợi ích vật chất kìm hãm động lực lao động của người lao động. khuynh hướng đòi mở rộng quá mức khoảng cách giữa các bậc lương, thang lương một cách không có căn cứ kinh tế và những đòi hỏi có sự ưu đãi đặc biệt với một số người. Bao cấp qua chế độ tem phiếu vi phạm nguyên tắc 1 c. Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn Vốn ngân sách được cấp cho các đơn vị nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn=> làm tăng gánh nặng đối với ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả nảy sinh cơ chế “xin cho” Người cho có thể cho ít, có thể cho nhiều và cũng có thể không cho. Bên xin thì phải phụ thuộc vào bên cho và không thể tự quyết, tự tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu của mình mà phải trông chờ vào bên cho. Nhiều thủ tục hành chính rườm rà hành dân để thể hiện quyền lực nhà nước. Không dựa trên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc tiếp cận những dịch vụ nhà nước cung cấp; không dựa trên những tiêu chí, biểu mẫu và quy trình cụ thể có thể theo dõi được để những cá nhân, tổ chức xã hội có nhu cầu có thể đăng ký với cơ quan để thực hiện quyền của mình. 3. Nhu cầu đổi mới cơ chế kinh tế Nhu cầu đổi mới quản lí cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta xuất phát từ nhiều lý do trong đó đáng chú ý nhất được thể hiện trên ba cơ sở sau: Đòi hỏi bức cúc của cuốc sống( yêu cầu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế ). Ở trong nước, sau 10 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đạt được một số thành tựu, song còn nhiều khó khăn và ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội vào những năm 80( lạm phát tang đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng). Những năm kế tiếp lạm phát liên tục ở mức cao: 1986 là 774%, 1987 là 321.1%, 1988 là 393%, 1989 là 34.7%. Từ khó khăn và ngày càng trầm trọng nên đã xuất hiện tình trạng “ xé rào” ở 1 số nơi nhằm xoay chuyển cả trong nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp Bản thân của Đảng đã có những nhận thức mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy những nhận thức của Đảng đã có những bước đột phá về cơ chế quản lý kinh tế mới nhưng chưa triệt để. Về các chủ trương chính sách đổi mới từng phần từ năm 1976 đến năm 1986 và nhu cầu đổi mới triệt để cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp Những tác động cả về lý luận và thực tiễn của công cuộc cải cách, cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu, đặc biệt là sự trở về của chính sách NEP của Lênin Như vậy, từ cuối thập kỉ 70 Đảng ta đã tìm tòi những biện pháp để cải biến tình hình. Đó là những tiền đề quan trọng đến ĐH đại biểu toàn quốc lần 6 tháng 121986. Đảng thông qua nội dung đường lối đổi mới một cách toàn diện, trong đó có cơ chế quản lý kinh tế là một trong những yêu cầu cấp bách và trọng tâm. Phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chử nghĩa ở nước ta là một tất yếu là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách để chuyển từ kinh tế lạc hậu thành kinh tế hiện đại, hội nhập và phân công lao động quốc tế,. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước nhằm phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đại hội VI ( tháng 121986) Đại Hội đánh dấu sự đổi mới Đại Hội cho rằng, cơ chế quản lý cũ mang nặng tính chất tập trung quan liêu. Đặc trưng của cơ chế ấy là cơ quan quản lý hành chính có toàn quyền quyết định những vấn đề kinh tế nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về các quyết định của mình: không tính tới hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, vật tư,.. không gắn trách nhiệm với lợi ích vật chất, tách rời việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động, bộ máy quản lý công kềnh, nhiều trung gian, cửa quyền kém năng động, thiếu trách nhiệm. Đại Hội VI khẳng định” Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực để phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng , hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội” Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách. Như vậy, Đại hội lần VI đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước đặt nền móng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên XHCN ở Việt Nam. Những chủ trương chính sách mới đã gợi mở khuyến khích các tành phần kinh tế phát triển , giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất. 4. Đánh giá nền kinh tế tập trung 4.1 Ưu điểm hạn chế a.Ưu điểm của cơ chế bao cấp kế hoạch hóa tập trung Trong thời kì kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế quản lí kế hoạch hóa tập trung cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong hòan cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, thời kì này đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phóng dân tộc bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó. Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn toàn giúp cho người chiến sĩ ra chiến trường yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo nghĩ chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước bao cấp. Ý nghĩa: Những kết quả trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng – tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo. b.Hạn chế của cơ chế bao cấp Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. Làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, gây tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, lười biếng, triệt tiêu sự sáng tạo của người lao động Gò bó trói buộc kinh tế quốc dân triệt tiêu động lực kinh tế. Hàng ngày, người dân xếp hàng để được mua lương thực, chữ viết tắt XHCN được dịch là xếp hàng cả ngày “Hàng hóa thời đó không được mua bán tự do trên thị trường như bây giờ, không được phép vận chuyển hàng hóa tự do từ địa phương này sang địa phương khác. Trao đổi tiền mặt bị hạn chế nên có người thậm chí có tiền vẫn bị đói vì không ai được phép kinh doanh. Không có những cái tên mỹ miều như bây giờ là doanh nhân hay hộ kinh doanh mà chỉ là “ phe phẩy” hay “tư thương”, chợ đen” những từ mang hàm nghĩa rất tiêu cực và khinh miệt, nếu bị phát hiện sẽ bị công an bắt và tịch thu toàn bộ hàng hóa.” Làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như lãng phí, tham ô. Đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch. Giáo dục trở thành độc quyền của nhà nước, nhà trường chỉ là nơi thực hiện mọi kế hoạch, chỉ tiêu, pháp lệnh mà nhà nước giao, không quan tâm nhiều đến đầu ra  cơ chế quản lí đó đã làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, kém năng động sáng tạo. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý bao cấp càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây trong đó có nước ta, lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, nhu cầu của nhân dân chưa được đảm bảo khiến nước ta vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển và rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội (cuối những năm 70, đầu 80). “Ví dụ điển hình ở thời đó một người dân tự do được tiêu chuẩn 1,5 lạng thịt tháng tương đương với mức tiêu thụ thịt trung bình trong một ngày hiện nay của người trưởng thành, rau có tiêu chuẩn 3 5kg người một tháng trong khi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cần từ 35 lạng ngày Đên cả em bé dưới một tuổi cũng đói vì tiêu chuẩn của em tất cả là bốn lon sữa đặc “ông thọ” một tháng. Nên mới có cảnh các em phải bú nước đường một điều mà thời nay dường như không thể tin nổi. “Sự thiếu thốn cũng đi kèm với chất lượng hàng hóa không ra gì: gạo mốc xanh đen, gạo hẩm bột mì mốc, rau vàng héo, gạo thiếu, gạo mốc đen nên cơm thường xuyên là những bữa cơm độn mỳ sợi”. 4.2 Thành tựu Trong những năm áp dụng cơ chế này, tuy những kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu đề ra nhưng cơ bản đã khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống: Nông nghiệp: + Cuối 1963, khoảng 76,6% các hợp tác xã được đưa lên bậc cao và hợp nhất các hợp tác xã quy mô lớn hơn, tổng thu bình quân trên một ha canh tác tăng 43,7%, cuối 1965 có 162 xã gần 700 hợp tác xã đạt và vượt 5 tấn thócha. + Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tăng đáng kể, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 4,9 lần , điện cấp tăng 9 lần, số máy kéo tiêu chuẩn tăng 11 lần so với thời kì 19581960. Công nghiệp: Công nghiệp quốc doanh phát triển mạnh mẽ và được đánh giá là lực lượng lãnh đạo nền kinh tế quốc dân phát triển có kế hoạch. Đầu 1965 có 1045 xí nghiệp, trong đó có 250 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí. Các cơ sở đầu tiên quan trọng thuộc các ngành công nghiệp nặng như cơ khí luyện kim, hóa chất... được xây dựng và đưa vào sản xuất, ngành công nghiệp nhẹ phát triển khá nhanh Văn hóa, y tế, giáo dục: Có những bước tiến đáng kể, trình độ văn hóa khoa học kĩ thuật của cán bộ nhân dân được tăng lên rõ rệt: số học sinh trung học phổ thông tăng 3,5 lần học sinh đại học và trung học tăng 25 lần , công tác vệ sinh phòng bênh bảo vệ sức khỏe phát triển, số y bác sĩ năm 1965 tăng 5 lần so với 1960, 70% huyện có bệnh viện, 90% xã ở đồng bằng và 78% xã ở miền núi có trạm y tế Phần III. LIÊN HỆ Quan điểm của giới trẻ hiện nay về thời bao cấp 1.Cái nhìn tiêu cực a. Có những người trẻ có cái nhìn khá hời hợt về thời bao cấp, họ nghe bố mẹ, ông bà kể lại về nó như những câu chuyện cổ tích mơ hồ, đĩnh nghĩa về bao cấp đối với họ đơn giản chỉ là: Bao cấp là tất cả đều do nhà nước đứng ra bao hết, từ cây kim, sợi chỉ, que diêm cho đến lương thực hằng ngày… Lương hàng tháng của công chức nhà nước chỉ nhận được một phần tiền rất nhỏ, còn lại quy vào hiện vật. Nhà nước phân phố từng mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như gạo, thực phẩm, chất đốt, vải vóc, pin, cho đến các tiêu chuẩn phân phối được mua bổ sung như xà phòng giặt, giấy dầu, xi măng, săm, lốp xe đạp… Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo mô hình xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ. Thời bao cấp với cách gọi nôm na trong người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm 1957 tại miền Bắc, tới sau 41975 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 41989 mới thực sự kết thúc. Giai đoạn này nằm trong ký ức không thể quên của thế hệ đầu 8x. Đây là một giai đoạn mà hầu hết hoạt động kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung do nhà nước kiểm soát, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản, không chấp nhân kinh doanh tự do. b. Có những bạn trẻ xem thời bao cấp như một giai đoạn lịch sử đen tối của kinh tế Việt Nam, nó làm cho Việt Nam chậm phát triển hàng chục năm so với các nước trên thế giới, làm nhân dân đói khổ và họ cảm thấy may mắn vì không sinh ra trong thời kỳ này: Kinh tế kế hoạch tập trung dần loại bỏ tiểu thương Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành. Hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sáng địa phương khác. Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua. Người Việt không được tiếp xúc với người ngoại quốc Thời bao cấp và sự thiếu thốn cũng nảy sinh ra nạn ăn cắp vặt. Thế hệ trẻ thời nay sẽ không thể tưởng tượng nổi cảnh thìa nhôm ở cửa hàng mậu dịch ngày xưa của ông cha mình phải bị đục lỗ và đĩa nhôm ở cửa hàng cũng phải bắt vít chết xuống bàn chứ không thể để tự do. Vì sao vậy? Ở thời đó, người ta đã phải chấp nhận một nghịch cảnh của xã hội là: Cái đói dai dẳng, thật tàn nhẫn, đã gặm nhấm mất lương tri của nhiều người. Nạn ăn cắp vặt trở nên phổ biến toàn dân, nên các cửa hàng mậu dịch chỉ còn cách đó để tránh bị mất mát đồ đạc. Tóm lại, cái mà gọi là thời kì bao cấp được mấy bạn trẻ hiện nay hiểu hết được cái ý nghĩa sâu xa của nó… Hiểu sao được cái gọi là ăn no mặc ấm thấm hơn ăn ngon mặc đẹp. Học sinh ngày trước đi học là một niềm vinh dự hạnh phúc may mắn mới được đi học còn thời nay việc đó coi như là thủ tục bắt buộc bắt ép do phụ huynh yêu cầu, được mấy ai có niềm yêu thích, hứng thú với việc học. Phụ huynh thời ấy lo cơm no mặc ấm cho con hơn là việc học hành của con cái. Cái thời mất sự cân bằng cung cầu, không được tự do luân chuyển ấy nghĩa đến mà sợ, có tiền mà không mua bán được gì. 2.Góc nhìn tích cực Một phần giới trẻ háo hức và tò mò tìm hiểu về thời bao cấp để xem cuộc sống của bố mẹ ông bà ngày xưa thế nào. Điều đó được thể hiện rõ khi phong trào mở các quán ăn, quán cà phê, cửa hàng mang phong cách thời bao cấp ngày càng nhiều như: cửa hàng mậu dịch số 37, cửa hàng mậu dịch số 46 An Dương, cửa hàng ăn uống mậu dịch số 81 Xuân Diệu… Những quán này thu hút không chỉ những người lớn tuổi đến đây để hoài niệm mà còn có rất nhiều bạn trẻ đến khám phá, trải nghiệm. Đặc biệt, tại triển lãm Hà Nội về thời bao cấp diễn ra từ 165 – 2152015 tại trung tâm thương mại Plaza vừa qua thu hút không ít bạn trẻ tham gia. Quả thật, không ít bạn trẻ đã tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên, thậm chí sửng sốt, kinh ngạc khi biết được một phần trong cuộc sống ông cha họ cách đây chỉ vài thập niên. Tuấn Anh sinh viên năm thứ hai Trường đại học GTVT nói với chúng tôi rằng nhiều khi ông, bà, bố, mẹ thỉnh thoảng lại mang thời bao cấp ra so sánh thì cậu cho rằng họ cứ nói quá, chứ làm gì có những chuyện xếp hàng cả ngày mà không mua được vài con tép? Cảm thông, xúc động khi được biết về một thời khó khăn, khổ cực của ông bà, cha mẹ đó là nhận xét chung của đa số bạn trẻ thế hệ 8X sau khi tham quan Triển lãm Cuộc số tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Càng tìm hiểu về thời bao cấp, các bạn trẻ càng to ra khâm phục, ngưỡng mộ thế hệ trước. Mặc dù cuộc sống khó khan, khổ cực như vậy nhưng vẫn đầy tình người và có nhiều điểm sáng như: Phân hóa giàu nghèo thấp, ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, văn học, phim, nhạc… đều được kiểm soát, được xem là “trong sạch”, gần gũi quần chúng và có giá trị nghệ thuật. Công an, bác sĩ, nhà giáo… khá liêm khiết, gần gũi. Giáo dục, y tế được bao cấp dù khá nghèo nàn về trang thiết bị. Tính cộng đồng trong dân cao. Nhưng một điểm sáng của thời đó so với thời nay mà người ta vẫn nhận thấy đó là tình người, tuy có ganh tỵ và kèn cực nhau vì miếng cơm manh áo, nhưng người với người cũng vẫn thường hay đối xử tốt bụng, nâng đỡ nhau, sẵn lòng giúp đỡ nhau và coi việc bạn như việc của mình… Nhờ giữ chỗ xếp hàng, nhờ đặt gạch, nhờ bơm xe, vá xe đạp, nhờ trông hộ nhà, nhờ trông con nhỏ…vv nhiều cái nhờ vả thời bao cấp mà không còn tồn tại ở thời nay trong cuộc sống hiện đại mà ai cũng quay cuồng với các vấn đề riêng của cá nhân. Hiểu về a anh cũng là để giới trẻ thêm trân trọng những gì thế hệ mình đang có. Đất nước bây giờ tuy vẫn còn không ít những khó khăn, song cơ bản là đã tiến bộ hơn thời bao cấp rất nhiều. Và theo nhóm em, giới trẻ ngày nay, nhất là thế hệ 8X 9X rất nên tìm hiểu về thời bao cấp. Nó không chỉ là giáo cụ trực quan về một thời đáng nhớ của lịch sử dân tộc mà còn là bài học về quy luật phát triển của xã hội. KẾT LUẬN Nhìn chung nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới còn gặp rất nhiều khó khăn,trì trệ và lạc hậu do h quan.Khách quan là do bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh,cơ sở vật chất hạ tầng còn quá yếu kém để tập trung phát triển kinh tế .Còn chủ quan là do sự sai lầm của Đảng trong các đường lối, chính sách,mục tiêu trong giai đoạn nàyNhững sai lầm xuất phát từ tư tưởng tả khuynh,chủ quan ,duy ý chí trong nhận thức và chủ trương phát triển kinh tế.Cho đến nay mặc dù thời gian đã lùi xa mấy mươi thập kỉ,giai đoạn này vẫn in đậm trong tiềm thức của những con người Việt Nam,đặc biệt là những thế hệ đã trực tiếp trải nghiệm và thấu hiểu.Giới trẻ hiện nay tuy không phải là những thế hệ trực đoạn kinh tế đầy n cả t ích cực và tiêu cực về giai đoạn kinh tế này,nhưng tất cả đều không thể phủ nhận đó là 1 giai đoạn cầu nối ,là bước đệm để thay đổi tư tưởng,quan điểm của đảng về việc phát triển kinh tế theo hướng đúng đắn để chúng ta có được 1 nền kinh tế khá ổn định và phát triển như ngày hôm nay

BỘ MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIẢNG VIÊN: LÊ THỊ HỒNG THUẬN (NHÓM 1) ĐỀ TÀI: Phân tích quan điểm Đảng phát triển kinh tế nước ta thời kì trước đổi mới(1975-1986) Suy nghĩ nhóm cách nhìn giới trẻ thời bao cấp BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Nguyễn Hoài Anh: Công nghiệp hóa + Chuẩn bị slide + Chỉnh sửa word Chử Linh Chi: Công nghiệp hóa + Chuẩn bị slide Đỗ Trọng Bửu: Liên hệ + Chuẩn bị slide Bùi Mạnh Hải: Liên hệ Dương Thị Thu Hường: Kinh tế tập trung + Chuẩn bị slide Đoàn Thị Liên: Kinh tế tập trung Nguyễn Danh Đức: Cơ sở hình thành quan điểm + Tổng hợp slide Nguyễn Thu Thủy: Đánh giá + Tổng hợp word LỜI MỞ ĐẦU Khi tìm hiểu kinh tế nước ta thời kì trước đổi mới, nhóm chúng em nhận thấy kinh tế nước ta giai đoạn chủ yếu nhìn từ khía cạnh :công nghiệp hóa kinh tế tập trung Vì tìm hiểu quan điểm Đảng phát triển kinh tế nước ta giai đoạn (1975-1986),Nhóm chúng em phân chia làm nội dung lớn để tìm hiểu là: Đường lối Đảng công nghiệp hóa Đường lối Đảng kinh tế tập trung Bài tìm hiểu nhóm gồm phần nội dung chính: I.Công nghiệp hóa thời kì trước đổi II.Kinh tế tập trung,quan liêu ,bao cấp III.Liên hệ :quan niệm giới trẻ thời bao cấp Phần I: CÔNG NGHIỆP HÓA TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1.Cơ sở hình thành đường lối đảng CNH 1.1.Thực tiễn Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/ 5/1954 hiệp định Geneve tháng 7/1954 Việt Nam bị chia làm hai vùng tập trung quân sự, sau tổng tuyển cử theo hiệp định nên quốc gia bị chia cắt làm hai miền.Miền Bắc Việt Nam mặt lên xây dựng chủ nghĩa xã hội mặt khác trợ giúp Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ Trong đó, Miền Nam Việt Nam thành lập phủ riêng với trợ giúp tài quân từ Mỹ quốc tế, tiến hành xây dựng kinh tế theo hướng tư miền Nam Việt Nam Nhưng thực tế cho thấy việc lên xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc gặp nhiều khó khăn thách thức Kết 100 năm đô hộ Pháp phá hoại Mỹ làm cho kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa miền Bắc trở nên cạn kiệt, nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên kiệt quệ, đất đai bị tàn phá nặng nề Hơn nửa triệu người dân ngã xuống, làng mạc ruộng đồng bị tàn phá nặng nề Trước tình hình cấp bách đó, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định muốn cải biến tình trạng lạc hậu nước ta, muốn tiếp tục kháng chiến trường kỳ Việt Nam chọn đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa miền Bắc (1960- 1975) Khi đất nước vừa thống (1975), nước độ lên chủ nghĩa xã hội vài năm lại xảy chiến tranh biên giới phía bắc, kết thúc chiến lại kéo theo cấm vận Mỹ Như vậy, trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa theo giai đoạn: từ 1960 đến 1975 công nghiệp hóa miền Bắc từ 1975 – 1985 công nghiệp hóa phạm vi nước 1.2 Cơ sở lý luận Tính tất yếu khách quan CNH, HĐH CNH, HĐH vấn đề có tính quy luật tất nước lên CNXH từ kinh tế lạc hậu, bỏ qua chế độ TBCN Tính quy luật đó, sở khách quan sau quy định: - - - Một là, nhằm xây dựng sở vật chất kỹ thuật CNXH: Đối với nước này, thiếu trình lên chủ nghĩa xã hội sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, đại cao chủ nghiã tư Muốn vậy, phải cải biến tính cách mạng phát triển, tiến đến đại hoá lực lượng sản xuất trình độ kỹ thuật cấu sản xuất Điều đó, bước đạt thông qua đường công nghiệp hoá, đại hoá theo định hướng XHCN Hai là, yêu cầu nhiều mặt khác nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN đòi hỏi phải tiến hành CNH, HĐH tạo sở vật chất kỹ thuật cho thực thành công mặt Ba là, tác dụng có tính cách mạng CNH, HĐH mặt sau đây: + Tạo điều kiện thay đổi chất sản xuất xã hội, tăng suất lao động, tăng khả chinh phục tự nhiên, tăng trưởng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế trị, góp phần định thắng lợi CNXH + Tạo điều kiện thay đổi chất sản xuất xã hội, tăng suất lao động, tăng khả chinh phục tự nhiên, tăng trưởng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế trị, góp phần định thắng lợi CNXH + Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế cuả nhà nước, nâng cao lực quản lý, khả tích luỹ phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho phát triển tự do, toàn diện người hoạt động kinh tế - xã hội + Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế cuả nhà nước, nâng cao lực quản lý, khả tích luỹ phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho phát triển tự do, toàn diện người hoạt động kinh tế - xã hội + Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học - công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến đại Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế, trị, xã hội đất nước ngày cải thiện Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực phân công lao động hợp tác quốc tế + Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học - công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến đại Tăng cường lực lượng vật chất - kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh; đảm bảo đời sống kinh tế, trị, xã hội đất nước ngày cải thiện Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực phân công lao động hợp tác quốc tế Vì vây, Đại hội X Đảng ta xác định: “…phát triển kinh tế CNH, HĐH nhiệm vụ trọng tâm” Khái niệm công nghiệp hóa Lịch sử công nghiệp hóa giới trải qua 200 năm, kể từ cách mạng công nghiệp cuối kỷ thứ XVIII nước Anh Cuộc cách mạng công nghiệp sau nhanh chóng lan rộng sang nước Tây Âu nước khác trào lưu phát triển giới Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, trị , xã hội mà trình phát triển công nghiệp hóa quốc gia có khác biệt - Từ kỉ XVII, XVIII, Tây Âu khái niệm CNH hiểu trình thay lao động thủ công lao động máy móc - - CNH Liên Xô từ năm 1926 hiểu trình xây dựng đại công nghiệp khí có khả cải tạo sx nông nghiệp với trung tâm ngành chế tạo máy Hiện nay, CNH hiểu trình xây dựng công nghiệp tiên tiến tạo sở vật chất kỹ thuật cho công xây dựng phát triển đất nước, nhằm chuyển từ xã hội NN với lao động thủ công sang xã hội CN với lao động máy móc công nghệ đại tất lĩnh vực kinh tế để tạo suất lao động xã hội nhịp độ phát triển kinh tế cao Mục tiêu phương hướng CNH 3.1 Thuận lợi khó khăn - Thuận lợi: + Cả nước độc lập thống độ lên CNXH + Có đội ngũ trí thức đông đảo + Kế thừa kinh nghiệm miền Bắc giai đoạn trước + Quan hệ quốc tế mở rộng - Khó khăn: + Hậu chiến tranh nặng nề + Chuyển kinh tế sang dựa vào sức + CNĐQ lực thù địch không ngừng chống phá CMVN + Không tranh thủ thành tựu CM Khoa hoc kĩ thuật – Công nghệ giới Chủ yếu dựa vào Liên Xô nước XHCN + Không hiểu hết luận điểm Lênin ‘CNTB đại chuẩn bị đầy đủ sở vật chất cho CNXH” “CNXH thoát thai từ CNTB” 3.2 Mục tiêu “Đẩy mạng CNH XHCN, xây dựng sở vật chất-kĩ thuật CNXH, đưa kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN” 3.3 Phương hướng Đường lối CNH đại hội IV (tháng 12-1976) - Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng cách hợp lí sở phát triển nông nghiệp công nghiệp nhẹ Kết hợp xây dựng công nghiệp nông nghiệp nước thành cấu kinh tế công-nông nghiệp Xây dựng kinh tế trung ương, phát triển kinh tế địa phương, kết hợp thành cấu kinh tế quốc dân thống -> Nhận xét: Phản ánh nhận thức CNH miền Bắc trước đây, mức độ sâu sắc hơn, áp dụng nước - Lần đưa thuật ngữ: từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN Thấy ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với Mục tiêu, tiêu cao, không phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước lúc Đường lối CNH đại hội V (tháng 3-1982) (quan trọng phải xác định bước CNH) - Lấy NN làm mặt trận hàng đầu Ra sức phát triển CN sản xuất hàng tiêu dùng Xây dựng phát triển CN nặng cách có mức độ, vừa sức -> phục vụ thiết thực cho NN CN nhẹ -> Đại hội V coi nội dung CNH chặng đường trước mắt Đây điều chỉnh đắn mục tiêu bước CNH, phù hợp với thực tiễn VN Tiếc rằng, thực tế không thực điều chỉnh chiến lược quan Đánh giá thực đường lối CNH 4.1 Kết thực chủ trương ý nghĩa Kết Những thay đổi sách CNH dù chưa thật rõ nét song tạo thay đổi định phát triển: - - Số xí nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 sở năm 1976 thành 2627 sở năm 1980 tiếp tục tăng thành 3220 sở năm 1985 So với năm 1955, số xí nghiệp tăng 16,5 lần Nhiều khu công nghiệp lớn hình thành Các ngành công nghiệp nặng quan trọng điện, than, khí, luyện kim, hóa chất xây dựng Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960- thời điểm bắt đầu CNH Ý nghĩa: Đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trình CNH nước ta kết đạt có ý nghĩa quan trọng Đây móng tạo sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh giai đoạn 4.2 Những hạn chế nguyên nhân Hạn chế: Nhìn chung, thời kì 1960-1985, nhận thức tiến hành CNH theo kiểu cũ dẫn tới hạn chế sai lầm: - - - - CNH theo mô hình kinh tế khép kín, hướng nội thiên phát triển công nghiệp nặng Đây đặc trưng điều kiện khách quan mang lại + Khép kín hướng nội: Tình hình Việt Nam trước đổi mới: Chiến tranh bao vây cấm vận nước tư bản, nhận họp tác số nước hệ thống XHCN Vì vậy, khó chọn mô hình CNH khác Mặt khác, sau đất nước thống có mong muốn xây dựng kinh tế độc lập tự chủ, điều kiện quan hệ kinh tế với bên + Chú trọng công nghiệp nặng: Do tình hình thực tiễn Việt Nam nước nông nghiệp nghèo nàn, tỷ trọng công nghiệp không đáng kể tình hình kinh tế trị đòi hỏi Việt Nam phải có công nghiệp nặng phát triển Vì vậy, đường lối tiến hành CNH đề cao vai trò công nghiệp nặng để giải vấn đề Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu Những ngành công nghiệp then chốt nhỏ bé chưa xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm tảng vững cho kinh tế quốc dân CNH chủ yếu dựa vào lợi lao động, tài nguyên, đất đai nguồn viện trợ nước xã hội chủ nghĩa Lực lượng sản xuất nông nghiệp bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho xã hội Chủ lực thực CNH Nhà nước doanh nghiệp nhà nước, không coi trọng tới thành phần bên Nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để CNH chủ yếu chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, không tôn trọng quy luật thị trường Do Tính pháp lệnh thể chỗ: nhà nước xây dựng tiêu cách chủ quan, sau đưa xuống cho doanh nghiệp, chí hợp tác xã thưc Các doanh nghiệp hoạt động sở định quan nhà nước có thẩm quyền tiêu pháp lệnh giao Tất phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức nhà máy, nhân sự, tiền lương cấp có thẩm quyền định Mọi thay đổi kế hoạch tổ chức thực phải báo cáo lên quan chủ quản, chấp nhận triển khai Hệ thống tiêu thể chỗ: sản xuất gì, sản xuất phân phối cho ai? Cấp phát vốn, vật tư doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước nằm tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho Nhà nước thực chế độ bao cấp đơn vị cấp doanh nghiệp nhà nước, kể hợp tác xã Đầu vào doanh nghiệp - yếu tố sản xuất - nhà nước cấp hoàn toàn Do toàn sản phẩm làm phải giao nộp lại cho nhà nước để phân phối Hợp tác xã phải bán toàn sản phẩm cho nhà nước với giá rẻ Các doanh nghiệp quan tâm đên vấn đề hoàn thành tiêu, tiêu có phi lý đến đâu Bởi vì, doanh nghiệp người định giá bán sản phẩm, không quan tâm đến gọi lỗ hay lãi Chế độ tài nhà nước thực theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ Nghĩa Nhà nước thu lợi nhuận có lãi, ngược lại phải bù bị lỗ Và chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp lỗ nhiều mà lãi chẳng thấy đâu gắn liền quyền lợi trách nhiệm cấp thực Chỉ tiêu ví vòng kim cô đầu doanh nghiệp Năm 1979, công ty khai thác than Thái Nguyên giao tiêu khai thác 150.000 than Nhưng công ty không tìm đầu Sản phẩm chất đống kho Gần hết năm mà tiêu thực gần nửa Lo sợ ảnh hưởng đến số phận trị ban lãnh đạo, lương cán công nhân viên danh hiệu thi đua đơn vị Cả công ty sức khai thác để đạt tiêu Nhưng kho chứa có giới hạn nên việc công khai thác công ty công đổ than đi, đổ đâu Sự việc cuối đến tai cấp trên, Giám đốc công ty bị khiển trách Thế cuối năm công ty có khen hoàn thành tiêu b Cơ quan hành can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp Can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm lại không chịu trách nhiệm vật chất pháp lý định Những thiệt hại vật chất định không gây ngân sách nhà nước phải gánh chịu Các doanh nghiệp quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, không bị ràng buộc trách nhiệm kết sản xuất, kinh doanh Giữa quan hành trực tiếp tham gia vào trình lên tiêu kế hoạch doanh nghiệp thưc tiêu lại ràng buộc pháp lý với hành động mình, tức dù có làm sai họ vấn đề cả, lý khiến họ thực kế hoạch cách tối ưu Mà vấn đề hai bên quan tâm chạy theo chạy đua với tiêu ấn từ xuống, làm cho thật đẹp sổ sách báo cáo, cuối nhận khen hoàn thành xuất sắc tiêu đề Khi mà tiêu không hoàn thành đồng nghĩa với việc ban lãnh đạo doanh nghiệp, đồng lương cán công nhân viên, thành tích doanh nghiệp bị đe dọa theo Ở giai đoạn bao cấp coi trọng kinh tế quốc doanh kinh tế tập thể Từ hạn chế phát triển đóng góp vào kinh tế thành phần kinh tế khác Ở giai đoạn khái niệm cạnh tranh Do không khuyến khích doanh nghiệp tăng suất lao động, cải tiến mẫu mã, phát triển mặt hàng cách thực c Quan hệ hàng hóa- tiền tệ bị coi nhẹ, hình thức, quan hệ vật chủ yếu - - - - Các công cụ giá cả, lãi suất, tiền lương áp dụng để tính toán cách hình thức Vì nhiều hàng hóa quan trọng sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không coi hàng hóa mặt pháp lý Giá không phản ánh quan hệ cung cầu mà Nhà nước đặt dùng để tính toán cho việc cấp phát giao nộp Nhà nước doanh nghiệp Tiền lương quy định theo cấp bậc hành thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân tính theo hiệu lao động người Các doanh nghiệp tiền trả lương cho công nhân trả sản phẩm Đơn vị có cao su trả cao su, xí nghiệp có mũ cứng trả lương mũ cứng, hay sản xuất sứ tích điện trả sứ tích điện…Những lúc lĩnh lương xong đem để đâu, làm ? Tình trạng tranh mua, tranh bán làm cho giá hàng hoá bị đẩy lên cao Chi ngân sách nhà nước cho tiền lương tăng vọt, thu ngân sách lại không tăng giá vật tư không tăng mức Ban đạo đề nghị Lạm phát bùng nổ Tiền phát hành nhiều mà không đủ Lương công nhân Vật tư, hàng hóa khan Giá bán lương thực dù tăng 10 lần không đủ bù đắp chi phí Sản xuất nông nghiệp sa sút Đầu tư công nghiệp giảm Chỉ số giá bán lẻ thị trường xã hội năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985 Do đồng tiền giá, người ta quay sang lấy vàng làm vị, khiến giá vàng tăng vọt, nhanh tăng giá hàng hóa Tình trạng khan hàng hóa khiến sống chật vật số lượng mà chất nhiều mặt hàng d Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian Bộ máy quản lý vừa động vừa sinh đội ngũ lực, phong cách cửa quyền, quan liêu, lại hưởng quyền lợi cao người lao động Hoạt động quản lý hiệu Trong thực tế, máy nhà nước doanh nghiệp quốc doanh xuất tham ô lãng phí 2.4 Hình thức a Bao cấp qua giá Nhà nước định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp nhiều giá trị thực chúng thị trường Hạch toán kinh tế hình thức Ví du: Dưới thời bao cấp mua cướp bán cho cảnh thường thấy Nhà nước quy định gia đình giữ 60% sản lượng lúa, số dư phải bán cho nhà nước Sau phải khổ sở mua gạo theo chế độ tem phiếu Nhất giá bán thấp tiền vốn bỏ nên có chuyện người dân tìm cách giấu lúa nhiều chuyện dở khóc dở cười Có chuyện người dân giấu gạo cất đi, đến mở chuột ăn nửa, hay người nhà nước đến đo bồ thóc để bắt bán thóc thừa hay phạt không chịu nộp đủ Năm 1978 giá thành 1m2 vải caliot sản xuất Công ty Dệt Thành Công 1.5 đồng, phải bán cho Nhà nước với giá 1.2đ/m2 1m2 vải dệt kiểu oxford hết 10đ, phải bán cho Nhà nước với giá 9đ/m2 Trong giá thị trường cao gấp 10-12 lần b Bao cấp qua tem phiếu Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình thức tem phiếu Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường biến chế độ tiền lương thành lương vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động Nguyên tắc phân phối theo lao động phải lấy kết lao động làm thước đo để phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân Lấy số lượng lao động chất lượng lao động làm trả công Có nguyên tắc không làm sai là: - - chủ nghĩa bình quân tiểu tư sản việc trả công người lao động gạt bỏ hoàn toàn nguyên tắc lợi ích vật chất kìm hãm động lực lao động người lao động khuynh hướng đòi mở rộng mức khoảng cách bậc lương, thang lương cách kinh tế đòi hỏi có ưu đãi đặc biệt với số người Bao cấp qua chế độ tem phiếu vi phạm nguyên tắc c Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn Vốn ngân sách cấp cho đơn vị chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đơn vị cấp vốn=> làm tăng gánh nặng ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn hiệu nảy sinh chế “xin cho” Người cho cho ít, cho nhiều không cho Bên xin phải phụ thuộc vào bên cho tự quyết, tự tìm giải pháp để đáp ứng nhu cầu mà phải trông chờ vào bên cho Nhiều thủ tục hành rườm rà hành dân để thể quyền lực nhà nước Không dựa cạnh tranh bình đẳng tổ chức, cá nhân xã hội việc tiếp cận dịch vụ nhà nước cung cấp; không dựa tiêu chí, biểu mẫu quy trình cụ thể theo dõi để cá nhân, tổ chức xã hội có nhu cầu đăng ký với quan để thực quyền Nhu cầu đổi chế kinh tế Nhu cầu đổi quản lí chế quản lý kinh tế nước ta xuất phát từ nhiều lý đáng ý thể ba sở sau: - - Đòi hỏi cúc cuốc sống( yêu cầu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế ) Ở nước, sau 10 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạt số thành tựu, song nhiều khó khăn ngày trở nên gay gắt dẫn đến khủng hoảng kinh tế- xã hội vào năm 80( lạm phát tang đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng) Những năm lạm phát liên tục mức cao: 1986 774%, 1987 321.1%, 1988 393%, 1989 34.7% Từ khó khăn ngày trầm trọng nên xuất tình trạng “ xé rào” số nơi nhằm xoay chuyển nông nghiệp, công nghiệp thương nghiệp Bản thân Đảng có nhận thức xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển kinh tế thời kì độ lên chủ nghĩa xã hội, nhận thức Đảng có bước đột phá chế quản lý kinh tế chưa triệt để Về chủ trương sách đổi phần từ năm 1976 đến năm 1986 nhu cầu đổi triệt để chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp - Những tác động lý luận thực tiễn công cải cách, cải tổ Liên Xô Đông Âu, đặc biệt trở sách NEP Lênin Như vậy, từ cuối thập kỉ 70 Đảng ta tìm tòi biện pháp để cải biến tình hình Đó tiền đề quan trọng đến ĐH đại biểu toàn quốc lần tháng 12/1986 Đảng thông qua nội dung đường lối đổi cách toàn diện, có chế quản lý kinh tế yêu cầu cấp bách trọng tâm Phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chử nghĩa nước ta tất yếu nhiệm vụ cần thiết, cấp bách để chuyển từ kinh tế lạc hậu thành kinh tế đại, hội nhập phân công lao động quốc tế, Đó đường đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu tiềm đất nước nhằm phục vụ công nghiệp hóa- đại hóa đất nước Đại hội VI ( tháng 12/1986)- Đại Hội đánh dấu đổi Đại Hội cho rằng, chế quản lý cũ mang nặng tính chất tập trung quan liêu Đặc trưng chế quan quản lý hành có toàn quyền định vấn đề kinh tế lại không chịu trách nhiệm định mình: không tính tới hiệu sử dụng vốn, tài sản, vật tư, không gắn trách nhiệm với lợi ích vật chất, tách rời việc trả công lao động với số lượng chất lượng lao động, máy quản lý công kềnh, nhiều trung gian, cửa quyền động, thiếu trách nhiệm Đại Hội VI khẳng định” Việc bố trí lại cấu kinh tế phải đôi với đổi chế quản lý kinh tế Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm không tạo động lực để phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng cải tạo thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm suất, chất lượng , hiệu quả, gây rối loạn phân phối lưu thông đẻ nhiều tượng tiêu cực xã hội” Việc đổi chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết cấp bách Như vậy, Đại hội lần VI tìm lối thoát cho khủng hoảng kinh tế xã hội, thể quan điểm đổi toàn diện đất nước đặt móng cho việc tìm đường thích hợp lên XHCN Việt Nam Những chủ trương sách gợi mở khuyến khích tành phần kinh tế phát triển , giải phóng lực sản xuất xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất Đánh giá kinh tế tập trung 4.1 Ưu điểm hạn chế a.Ưu điểm chế bao cấp kế hoạch hóa tập trung - - - Trong thời kì kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng chế quản lí kế hoạch hóa tập trung cho phép tập trung tối đa nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu giai đoạn điều kiện cụ thể, đặc biệt trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Trong hòan cảnh đất nước có chiến tranh, chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa tập trung đáp ứng yêu cầu thời chiến, thời kì đất nước bị xâm lược, mục tiêu nước giải phóng dân tộc thực kế hoạch hóa tập trung huy động tối đa sức lực nhân dân xây dựng phát triển kinh tế để thực mục tiêu Nhà nước thực bao cấp hoàn toàn giúp cho người chiến sĩ chiến trường yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, họ lo nghĩ chuyện gia đình, vợ nhà, thứ nhà nước bao cấp Ý nghĩa: Những kết có ý nghĩa quan trọng – tạo sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh giai đoạn b.Hạn chế chế bao cấp - - - - - - - Cơ sở vật chất – kỹ thuật lạc hậu Những ngành công nghiệp then chốt nhỏ bé chưa xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm tảng cho kinh tế quốc dân Làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến khoa học – công nghệ, gây tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, lười biếng, triệt tiêu sáng tạo người lao động Gò bó trói buộc kinh tế quốc dân triệt tiêu động lực kinh tế Hàng ngày, người dân xếp hàng để mua lương thực, chữ viết tắt XHCN dịch xếp hàng ngày “Hàng hóa thời không mua bán tự thị trường bây giờ, không phép vận chuyển hàng hóa tự từ địa phương sang địa phương khác Trao đổi tiền mặt bị hạn chế nên có người chí có tiền bị đói không phép kinh doanh Không có tên mỹ miều doanh nhân hay hộ kinh doanh mà “ phe phẩy” hay “tư thương”, chợ đen”- từ mang hàm nghĩa tiêu cực khinh miệt, bị phát bị công an bắt tịch thu toàn hàng hóa.” Làm giảm suất, chất lượng, gây rối loạn phân phối lưu thông gây nhiều tượng tiêu cực xã hội lãng phí, tham ô Đội ngũ cán công chức quan hành nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch Giáo dục trở thành độc quyền nhà nước, nhà trường nơi thực kế hoạch, tiêu, pháp lệnh mà nhà nước giao, không quan tâm nhiều đến đầu  chế quản lí làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, động sáng tạo Khi kinh tế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa sở áp dụng thành tựu cách mạng khoa học – công nghệ đại chế quản lý bao cấp - bộc lộ khiếm khuyết nó, làm cho kinh tế nước xã hội chủ nghĩa trước có nước ta, lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng Lực lượng sản xuất nông nghiệp bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội, nhu cầu nhân dân chưa đảm bảo khiến nước ta tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội (cuối năm 70, đầu 80) “Ví dụ điển hình thời người dân tự tiêu chuẩn 1,5 lạng thịt/ tháng tương đương với mức tiêu thụ thịt trung bình ngày người trưởng thành, rau có tiêu chuẩn -5kg/ người tháng nhu cầu dinh dưỡng thể cần từ 3-5 lạng /ngày Đên em bé tuổi đói tiêu chuẩn em tất bốn lon sữa đặc “ông thọ” tháng Nên có cảnh em phải bú nước đường- điều mà thời dường tin “Sự thiếu thốn kèm với chất lượng hàng hóa không gì: gạo mốc xanh đen, gạo hẩm bột mì mốc, rau vàng héo, gạo thiếu, gạo mốc đen nên cơm thường xuyên bữa cơm độn mỳ sợi” 4.2 Thành tựu Trong năm áp dụng chế này, kết đạt thấp so với yêu cầu đề khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định sản xuất đời sống: - Nông nghiệp: + Cuối 1963, khoảng 76,6% hợp tác xã đưa lên bậc cao hợp hợp tác xã quy mô lớn hơn, tổng thu bình quân - - canh tác tăng 43,7%, cuối 1965 có 162 xã gần 700 hợp tác xã đạt vượt thóc/ha + Cơ sở vật chất kĩ thuật nông nghiệp tăng đáng kể, vốn đầu tư xây dựng tăng 4,9 lần , điện cấp tăng lần, số máy kéo tiêu chuẩn tăng 11 lần so với thời kì 1958-1960 Công nghiệp: Công nghiệp quốc doanh phát triển mạnh mẽ đánh giá lực lượng lãnh đạo kinh tế quốc dân phát triển có kế hoạch Đầu 1965 có 1045 xí nghiệp, có 250 xí nghiệp lớn trung ương quản lí Các sở quan trọng thuộc ngành công nghiệp nặng khí luyện kim, hóa chất xây dựng đưa vào sản xuất, ngành công nghiệp nhẹ phát triển nhanh Văn hóa, y tế, giáo dục: Có bước tiến đáng kể, trình độ văn hóa khoa học kĩ thuật cán nhân dân tăng lên rõ rệt: số học sinh trung học phổ thông tăng 3,5 lần học sinh đại học trung học tăng 25 lần , công tác vệ sinh phòng bênh bảo vệ sức khỏe phát triển, số y bác sĩ năm 1965 tăng lần so với 1960, 70% huyện có bệnh viện, 90% xã đồng 78% xã miền núi có trạm y tế Phần III LIÊN HỆ - Quan điểm giới trẻ thời bao cấp 1.Cái nhìn tiêu cực a Có những người trẻ có cái nhìn khá hời hợt về thời bao cấp, họ nghe bố mẹ, ông bà kể lại về nó những câu chuyện cổ tích mơ hồ, đĩnh nghĩa về bao cấp đối với họ đơn giản chỉ là: - Bao cấp là tất cả đều nhà nước đứng bao hết, từ kim, sợi chỉ, que diêm cho đến lương thực hằng ngày… Lương hàng tháng - - của công chức nhà nước chỉ nhận được một phần tiền rất nhỏ, còn lại quy vào hiện vật Nhà nước phân phố từng mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống gạo, thực phẩm, chất đốt, vải vóc, pin, cho đến các tiêu chuẩn phân phối được mua bổ sung xà phòng giặt, giấy dầu, xi măng, săm, lốp xe đạp… Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo mô hình xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn nhà nước nắm giữ Thời bao cấp với cách gọi nôm na người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn từ năm 1957 tại miền Bắc, tới sau 4/1975 thì triển khai toàn quốc, mãi tới 4/1989 mới thực sự kết thúc Giai đoạn này nằm ký ức không thể quên của thế hệ đầu 8x Đây là một giai đoạn mà hầu hết hoạt động kinh tế diễn dưới nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nhà nước kiểm soát, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản, không chấp nhân kinh doanh tự b Có những bạn trẻ xem thời bao cấp một giai đoạn lịch sử đen tối của kinh tế Việt Nam, nó làm cho Việt Nam chậm phát triển hàng chục năm so với các nước thế giới, làm nhân dân đói khổ và họ cảm thấy may mắn vì không sinh thời kỳ này: - Kinh tế kế hoạch tập trung dần loại bỏ tiểu thương Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu nhà nước nắm toàn quyền điều hành Hạn chế đến thủ tiêu việc mua bán thị trường hoặc vận chuyển tự hàng hóa từ địa phương này sáng địa phương khác Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộ khẩu được thiết lập thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua - Người Việt không được tiếp xúc với người ngoại quốc Thời bao cấp và sự thiếu thốn cũng nảy sinh nạn ăn cắp vặt Thế hệ trẻ thời sẽ không thể tưởng tượng nổi cảnh thìa nhôm ở cửa hàng mậu dịch ngày xưa của ông cha mình phải bị đục lỗ và đĩa nhôm ở cửa hàng cũng phải bắt vít chết xuống bàn chứ không thể để tự Vì vậy? Ở thời đó, người ta đã phải chấp nhận một nghịch cảnh của xã hội là: Cái đói dai dẳng, thật tàn nhẫn, đã gặm nhấm mất lương tri của nhiều người Nạn ăn cắp vặt trở nên phổ biến toàn dân, nên các cửa hàng mậu dịch chỉ còn cách đó để tránh bị mất mát đồ đạc Tóm lại, cái mà gọi là thời kì bao cấp được mấy bạn trẻ hiện hiểu hết được cái ý nghĩa sâu xa của nó… Hiểu được cái gọi là ăn no mặc ấm thấm ăn ngon mặc đẹp Học sinh ngày trước học là một niềm vinh dự hạnh phúc may mắn mới được học còn thời việc đó coi là thủ tục bắt buộc bắt ép phụ huynh yêu cầu, được mấy có niềm yêu thích, hứng thú với việc học Phụ huynh thời ấy lo cơm no mặc ấm cho là việc học hành của cái Cái thời mất sự cân bằng cung cầu, không được tự luân chuyển ấy nghĩa đến mà sợ, có tiền mà không mua bán được gì 2.Góc nhìn tích cực Một phần giới trẻ háo hức và tò mò tìm hiểu về thời bao cấp để xem cuộc sống của bố mẹ ông bà ngày xưa thế nào Điều đó được thể hiện rõ phong trào mở các quán ăn, quán cà phê, cửa hàng mang phong cách thời bao cấp ngày càng nhiều như: cửa hàng mậu dịch số 37, cửa hàng mậu dịch số 46 An Dương, cửa hàng ăn uống mậu dịch số 81 Xuân Diệu… Những quán này thu hút không chỉ những người lớn tuổi đến để hoài niệm mà còn có rất nhiều bạn trẻ đến khám phá, trải nghiệm Đặc biệt, tại triển lãm Hà Nội về thời bao cấp diễn từ 16/5 – 21/5/2015 tại trung tâm thương mại Plaza vừa qua thu hút không ít bạn trẻ tham gia Quả thật, không bạn trẻ tỏ ngạc nhiên, chí sửng sốt, kinh ngạc biết phần sống ông cha họ cách vài thập niên Tuấn Anh - sinh viên năm thứ hai Trường đại học GTVT nói với nhiều ông, bà, bố, mẹ lại mang thời bao cấp so sánh cậu cho họ nói quá, làm có chuyện xếp hàng ngày mà không mua vài tép? Cảm thông, xúc động biết thời khó khăn, khổ cực ông bà, cha mẹ - nhận xét chung đa số bạn trẻ hệ 8X sau tham quan Triển lãm "Cuộc sống Hà Nội thời bao cấp" tổ chức Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Càng tìm hiểu về thời bao cấp, các bạn trẻ càng to khâm phục, ngưỡng mộ thế hệ trước Mặc dù cuộc sống khó khan, khổ cực vậy vẫn đầy tình người và có nhiều điểm sáng như: - - Phân hóa giàu nghèo thấp, ít tiếp xúc văn hóa phương Tây, văn học, phim, nhạc… đều được kiểm soát, được xem là “trong sạch”, gần gũi quần chúng và có giá trị nghệ thuật Công an, bác sĩ, nhà giáo… khá liêm khiết, gần gũi Giáo dục, y tế được bao cấp dù khá nghèo nàn về trang thiết bị Tính cộng đồng dân cao Nhưng một điểm sáng của thời đó so với thời mà người ta vẫn nhận thấy đó là tình người, có ganh tỵ và kèn cực vì miếng cơm manh áo, người với người cũng vẫn thường hay đối xử tốt bụng, nâng đỡ nhau, sẵn lòng giúp đỡ và coi việc bạn việc của mình… Nhờ giữ chỗ xếp hàng, nhờ đặt gạch, nhờ bơm xe, vá xe đạp, nhờ trông hộ nhà, nhờ trông nhỏ…vv nhiều cái nhờ vả thời bao cấp mà không còn tồn tại ở thời cuộc sống hiện đại mà cũng quay cuồng với các vấn đề riêng của cá nhân Hiểu thời khứ gian khó cha anh để giới trẻ thêm trân trọng hệ có Đất nước khó khăn, song tiến thời bao cấp nhiều Và theo nhóm em, giới trẻ ngày nay, hệ 8X - 9X nên tìm hiểu về thời bao cấp Nó không giáo cụ trực quan thời đáng nhớ lịch sử dân tộc mà học quy luật phát triển xã hội KẾT LUẬN Nhìn chung kinh tế nước ta trước thời kì đổi gặp nhiều khó khăn,trì trệ lạc hậu nguyên nhân chủ quan khách quan.Khách quan bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh,cơ sở vật chất hạ tầng yếu để tập trung phát triển kinh tế Còn chủ quan sai lầm Đảng đường lối, sách,mục tiêu giai đoạn này-Những sai lầm xuất phát từ tư tưởng tả khuynh,chủ quan ,duy ý chí nhận thức chủ trương phát triển kinh tế.Cho đến thời gian lùi xa mươi thập kỉ,giai đoạn in đậm tiềm thức người Việt Nam,đặc biệt hệ trực tiếp trải nghiệm thấu hiểu.Giới trẻ hệ trực tiếp sống trải nghiệm giai đoạn kinh tế đầy khó khăn ấy,tuy có nhìn tích cực tiêu cực giai đoạn kinh tế này,nhưng tất phủ nhận giai đoạn cầu nối ,là bước đệm để thay đổi tư tưởng,quan điểm đảng việc phát triển kinh tế theo hướng đắn để có kinh tế ổn định phát triển ngày hôm ... II NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG QUAN LIÊU BAO CẤP 1. Cơ sở hình thành đường lối Đảng 1. 1 Thực tiễn - Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh Trải qua 20 năm (19 5 4 -1 975) tiến hành cách mạng xã... lớn để tìm hiểu là: Đường lối Đảng công nghiệp hóa Đường lối Đảng kinh tế tập trung Bài tìm hiểu nhóm gồm phần nội dung chính: I.Công nghiệp hóa thời kì trước đổi II.Kinh tế tập trung,quan liêu... TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI 1. Cơ sở hình thành đường lối đảng CNH 1. 1.Thực tiễn Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/ 5 /19 54 hiệp định Geneve tháng 7 /19 54 Việt Nam bị chia làm hai vùng tập trung quân sự,

Ngày đăng: 19/03/2017, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan