Trắc nghiệm Sinh 10 NC

10 1.9K 23
Trắc nghiệm Sinh 10 NC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN BA: SINH HỌC VI SINH CHƯƠNGI: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Câu 1: Quang tự dưỡng là phương thức dinh dưỡng của dạng vi sinh vật nào? A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Các vi sinh vật lên men. C. Tảo đơn bào. D. Vi khuẩn lục không chứa S. Câu 2: Quang dị dưỡng là phương thức dinh dưỡng của dạng vi sinh vật nào? A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Các vi sinh vật lên men. C. Tảo đơn bào. D. Vi khuẩn lục không chứa S. Câu 3: Hóa dị dưỡng là phương thức dinh dưỡng của dạng vi sinh vật nào? A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Các vi sinh vật lên men. C. Tảo đơn bào. D. Vi khuẩn lục không chứa S. Câu 4: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon của CO 2 được gọi là: A. Quang dị dưỡng B. Quang tự dưỡng. C. Hóa dị dưỡng. D. Hóa tự dưỡng. Câu 5: Trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối cùng là: A. Ôxi phân tử. B. Chất vô cơ như NO 3 -, CO 2 . C. Chất hữu cơ. D. Một phân tử cacbonhiđrat. Câu 6:Giống nhau giữa hô hấp và lên men là: A. Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ. B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi. C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi. D. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi. Câu 7: Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là: A. Prôtêin. B. Cacbonhiđrat. C. Phôtpholipit. D. Axit béo. Câu 8: Quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử được gọi là: A. Lên men. B. Hô hấp kị khí. C. Đường phân. D. Hô hấp hiếu khí. Câu 9: Hiện tượng có ở lên men mà không có ở hô hấp là: A. Có chất nhận điện tử là ôxi phân tử. B. Không giải phóng ra năng lượng. C. Có chất nhận điện tử là chất vô cơ. D. Không có chất nhận điện tử từ bên ngoài. Câu 10: Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng của lên men? A. Muối dưa, cà. B. Làm sữa chua. C.Tạo rượu. D. Cả A, B, C. Câu 11: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với kiểu dinh dưỡng còn lại?. A. Tảo đơn bào. B. Vi khuẩn nitrat hóa. C. Vi khuẩn lưu huỳnh. D. Vi khuẩn sắt. Câu 12:Vi sinh vật nào sau đây có lối sống dị dưỡng? A. Vi khuẩn chứa diệp lục. B. Tảo đơn bào. C. Nấm. D. Cả A, B, C. Câu 13: Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tử hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử từ bên ngoài, được gọi là: A. Hô hấp hiếu khí. B. Hô hấp kị khí. C. Đồng hóa. D. Lên men. Câu 14: Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn cacbon và năng lượng chủ yếu từ: A. Ánh sáng và CO 2 . B. Ánh sáng và chất hữu cơ. C. Chất vô cơ và CO 2 . D. Chất hữu cơ. Câu 15: Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn cacbon và năng lượng chủ yếu từ: A. Ánh sáng và CO 2 . B. Ánh sáng và chất hữu cơ. C. Chất vô cơ và CO 2 . D. Chất hữu cơ. Câu 16: Vi sinh vật hóa dị dưỡng cần nguồn cacbon và năng lượng chủ yếu từ: A. Ánh sáng và CO 2 . B. Ánh sáng và chất hữu cơ. C. Chất vô cơ và CO 2 . D. Chất hữu cơ. Câu 17: Vi sinh vật hóa tự dưỡng cần nguồn cacbon và năng lượng chủ yếu từ: A. Ánh sáng và CO 2 . B. Ánh sáng và chất hữu cơ. C. Chất vô cơ và CO 2 . D. Chất hữu cơ. Câu 18: Chất hữu cơ là nguồn năng lượng và cacbon chủ yếu cung cấp cho vi sinh vật : A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Các vi sinh vật lên men. C. Tảo đơn bào. D. Vi khuẩn lục không chứa S. Câu 19: Ánh sáng và chất hữu cơ là nguồn năng lượng và cacbon chủ yếu cung cấp cho vi sinh vật : A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Các vi sinh vật lên men. C. Tảo đơn bào. D. Vi khuẩn lục không chứa S Câu 20: Chất vô cơ và CO 2 là nguồn năng lượng và cacbon chủ yếu cung cấp cho vi sinh vật : A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Các vi sinh vật lên men. C. Tảo đơn bào. D. Vi khuẩn lục không chứa S Câu 21: Ánh sáng và CO 2 là nguồn năng lượng và cacbon chủ yếu cung cấp cho vi sinh vật : A. Vi khuẩn nitrat hóa B. Các vi sinh vật lên men. C. Tảo đơn bào. D. Vi khuẩn lục không chứa S Câu 22: Quá trình tổng hợp nào sau đây cần chất mở đầu là ađênôzin điphôtphat – glucôzơ? A. Tổng hợp tinh bột và glicôgen ở vi khuẩn và tảo đơn bào. B. Tổng hợp Lipit. C. Tổng hợp axit nuclêic. D. Tổng hợp prôtêin. Câu 23: Quá trình phân giải ngoại bào có ý nghĩa gì đối với tế bào vi sinh vật ? A. Bảo vệ tế bào . B. Cung cấp chất dinh dưỡng. C. Loại bỏ các chất không cần thiết. D. C? A,B,C. Câu 24: Loại vi sinh vật tổng hợp được axit glutamic từ đường glucô là: A. Vi khuẩn. B. Nấm men. C. Xạ khuẩn. D. Nấm sợi. Câu 25: Chất kháng sinh được thu lấy từ vi sinh vật nào sau đây? A. Xạ khuẩn. B. Vi khuẩn lam. C. Tảo đỏ. D. Nấm rơm. Câu 26: Ở vi sinh vật nào sau đây có quá trình phiên mã ngược? A. Vi khuẩn. B. Nấm sợi. C. Virut chứa ARN. D. Virut chứa AND Câu 27: Người ta có thể ứng dụng hoạt động của vi sinh vật để thu được sản phẩm hữu cơ nào sau đây? A. Cacbonhiđrat. B. Prôtêin. C. Axitnuclêic và lipit. D. Tất cả các chất trên. Câu 28: Dạng nấm sau đây sản xuất được chất kháng sinh là: A. Nấm rơm. B. Nấm penicilin.C. Nấm mỡ. D. Nấm hương. Câu 29: Người ta không sử dụng loại nấm nào sau đây không sử dụng làm thức ăn? A. Nấm rơm. B. Nấm nhầy. C. Nấm hương. D. Nấm mỡ. Câu 30: Quá trình phân giải đường glucô thành rượu do tác nhân nào sau đây? A. Nấm men. B. Nấm sợi. C. Vi khuẩn. D. Vi tảo. Câu 31: Sản phẩm nào sau đây được tạo từ quá trình lên men lactic? A. Axit glutamic. B. Pôlisaccarit. C. Axit lactic. D. Axit axêtic. Câu 32: Vi khuẩn axêtic là tác nhân của quá trình nào sau đây? A. Biến đổi glucôzơ thành axit lactic. B. Biến đổi tinh bột thành glucôzơ. C. Phân giải glucôzơ thành rượu êtanol.D. Phân giải rượu thành axit axêtic. Câu 33: Quá trình nào sau đây có sự tham gia của enzim prôtêaza? A. Làm rượu. B. Làm tương. C. Làm giấm. D. Muối dưa cà. Câu 34: Thức ăn có nhiều đường để lâu bị hỏng chủ yếu do tác nhân nào sau đây? A. Vi khuẩn. B. Xạ khuẩn. C. Nấm sợi. D. Nấm men. Câu 35: Enzim nào sau đây có tác dụng phân giải xenlulôzơ/ A. Prôtêaza. B. Nuclêaza. C. Xenlulôza. D. Lipaza. Câu 36: Ở vi sinh vật, lipit được tổng hợp từ: A. Axit béo và prôtêin. B. Axit béo và pôlisaccarit. C. Axit béo và glixêrol. D. Prôtêin và glixêrol. Câu 37: Xác định hợp chất tại vị trí có dấu chấm hỏi trong sơ đồ sau đây: Glucôzơ Glixêralđêhit – 3 – P  Đihiđrôxiaxêtôn – P Axit piruvic Glixêrol Lipit Axêtyl – CoA ? A. Prôtêin. B. Axit béo. C. Lipit. D. ADN Câu 38: Con người có thể sử dụng vi sinh vật để sản xuất ra những sản phẩm nào sau đây theo quy mô công nghiệp? A. Các loại axit amin quý. B. Prôtêin đơn bào. C. Sữa chua. D. Tất cả các sản phẩm trên. Câu 39: Để phân giải prôtêin, vi sinh vật cần tiết ra loại ezim nào sau đây: A. Nu clêaza. B. Xenlulaza. C. Prôtêaza. D. Lipaza. Câu 40: Để phân giải lipit, vi sinh vật cần tiết ra loại ezim nào sau đây: A. Nu clêaza. B. Xenlulaza. C. Prôtêaza. D. Lipaza. Câu 41: Để phân giải tinh bột, vi sinh vật cần tiết ra loại ezim nào sau đây: A. Amilaza. B. Xenlulaza. C. Prôtêaza. D. Lipaza. Câu 42: Nhờ vi sinh vật mà sự phân giải xenlulôzơ trong xác thực vật đã có tác dụng: A. Làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. B. Tránh ô nhiễm môi trường. C. Giúp bảo quản tốt hơn các đồ dùng bằng gỗ. D. Cả A và B. Câu 43: Xác định hợp chất tại vị trí có dấu chấm hỏi trong phản ứng sinh hóa sau đây: ( Glucôzơ ) n + ADP – glucôzơ  ( Glucôzơ ) n+1 + ? A. Prôtêin. B. Lipit. C. Kitin. D. ADP. Câu 44: Cho sơ đồ sau đây: ( 1 ) Nấm men Tinh bột -----------> Glucôzơ -------------> ( 2 ) + CO 2 . Đường hóa Vị trí ( 1 ) và ( 2 ) trong sơ đồ trên lần lượt là: A. Nấm mốc và rượu êtanol. B. Vi khuẩn và rượu êtanol. C. Enzim prôtêaza và đường mantô. D. Nấm mốc và axit piruvic. Câu 45: Cho sơ đồ sau đây: ( 1 ) ( 2 ) ADN ------------> ARN --------------> Prôtêin. Vị trí ( 1 ) và ( 2 ) trong sơ đồ trên lần lượt là: A. Dịch mã và tự sao. B. Sao mã và dịch mã. C. Tự sao và dịch mã. D. Sao mã và phiên mã ngược. Câu 46: Vi sinh vật có những đặc điểm chung nào sau đây? A. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh. B. Sinh trưởng rất mạnh. C. Phân bố rộng. D. Cả A, B, C. Câu 47: Cho sơ đồ phản ứng sau: Vi khuẩn axxêtic Rượu êtanol + O 2 ( A ) + H 2 O + năng lượng. ( A ) là: A. Axit lactic. B. Axit axêtic C. Sữa chua. D. Axit amin. Câu 48: Cũng dữ kiện câu 47 , quá trình của phản ứng được gọi là: A.Sự lên men. B. Sự đồng hoá. C. Ôxi hoá. D. Đường phân. Câu 49:Cho sơ đồ phản ứng sau: Vi khuẩn lactic ( A ) Lactôzơ Galactôzơ + Glucô Axit lactic. ( A ) là: A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn axxêtic C. Nấm men D. Nấm mốc . CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Câu 1: Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia hoặc để số tế bào của quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi được gọi là: A. Thời gian của một thế hệ. B. Thời gian sinh trưởng. C. Thời gian sinh trưởng và phát triển. D. Thời gian tiềm phát. Câu 2: Sự sinh trưởng của vi sinh vật được hiểu là: A. Sự tăng các thành phần tế bào của vi sinh vật . B.Sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật . C. Cả A, B. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 3:Thời gian từ lúc bắt đầu cho sinh vật vào môi trường nuôi cấy đến khi SV bắt đầu sinh trưởng là: A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu 4: Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng ở pha nào? A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu 5: Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn giảm dần ở pha nào? A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu 6: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt số tế bào mới tạo thành ở pha: A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu 7: Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ diễn ra ở : A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp.D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 8: Sự hình thành ADN và prôtêin của Phagơ diễn ra ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp.D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 9: Bao đuôi của Phagơ co lại đẩy bộ gen vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp.D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 10: ADN được prôtêin bao lại thành Phagơ hoàn chỉnh diễn ra ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 17: Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là: A. Sinh trưởng mạnh. B. Sinh trưởng yếu. C. Bắt đầu sinh trưởng. D. Thích nghi dần với môi trường nuôi cấy. Câu 18: Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha tiềm phát? A. Tế bào phân chia. B. Có sự tạo thành và tích lũy các enzim. C. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ. D. Lượng tế bào giảm. Câu 19: Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở: A. Pha cân bằng B.Pha tiềm phát. C. Pha lũy thừa. D.Pha suy vong. Câu 20: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là: A. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi. B. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra. C. Số được sinh ra bằng số chết đi. D. Chỉ có chết mà không có sinh. Câu 21: Pha log là tên gọi khác của pha nào sau đây? A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong. Câu22: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha suy vong là: A. Số lượng được sinh ra cân bằng số lượng chết đi. B. Số lượng chết đi ít hơn số lượng sinh ra. C. Số lượng được sinh ra ít hơn số lượng chết đi. D. Không có chết , chỉ có sinh ra. Câu 23: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản chủ yếu nào sau đây? A. Bằng bào tử hữu tính. B. Bằng bào tử vô tính. C. Đứt đoạn. D. Tiếp hợp. Câu 24: Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử? A. Nấm mốc. B. Xạ khuẩn. C. Đa số vi khuẩn . D. Nấm rơm. Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn ? A. Có sự hình thành thoi phân bào. B. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân. C. Phổ biến bằng hình thức nguyên phân. D. Không có sự hình thành thoi phân bào. Câu 26: Trong các hình thức sinh sản nào sau đây hình thức nào đơn giản nhất? A. Nguyên phân. B. Giảm phân. C. Phân đôi. D. Nảy chồi. Câu 27: Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là: A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính . B. Phân đôi và nảy chồi. C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính. D. Phân đôi và tiếp hợp. Câu 28: Ở nấm rơm, bào tử sinh sản được chứa ở: A. Mặt dưới của mũ nấm. B. Mặt trên của mũ nấm. C. Phía dưới sợi nấm. D. Phía trên sợi nấm. Câu 29: Hóa chất nào sau đây tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật? A. Prôtêin. B. Mônôsaccarit. C. Pôlisaccarit. D. Phênol. Câu 30: Loại vi sinh vật tổng hợp được axit glutamic từ đường glucôzơ là: A. Vi khuẩn . B. Xạ khuẩn . C. Nấm men. D. Nấm sợi. Câu 31: Chất kháng sinh được thu lấy chủ yếu từ loại vi sinh vật nào sau đây? A. Xạ khuẩn. B. Vi khuẩn lam. C. Tảo đỏ. D. Nấm rơm. Câu 32: Ở vi sinh vật có quá trình phiên mã ngược, tức tổng hợp ADN từ khuôân mẫu của ARN là: A. Vi khuẩn . B. Nấm sợi. C. Virut chứa ARN. D. Virut chứa ADN. Câu 33:Người ta có thể ứng dụng hoạt động của vi sinh vật để thu sản phẩm hữu cơ nào sau đây? A. Cacbonhiđrat. B. Prôtêin. C. Axit nuclêic và Lipit. D. Tất cả các chất trên. Câu 34: Dạng nấm sau đây sản xuất được chất kháng sinh là: A. Nấm rơm. B. Nấm Pênixilin. C. Nấm mỡ. D. Nấm hương . Câu 35: Người ta không sử dụng loại nấm nào sau đây làm thức ăn? A. Nấm rơm. B. Nấm nhầy. C. Nấm hương . D. Nấmmỡ. Câu 36: Quá trình phân giải đường glucôzơ thành rượu do tác nhân nào sau đây? A.Nấm men. B. Nấm sợi. C. Vi khuẩn . D. Vi tảo. Câu 37: Sản phẩm nào sau đây được tạo từ quá trình lên men lactic? A. Axit glutamic. B. Pôlisaccarit. C.Axit lactic. D. Axit axêtic. Câu 38: Vi khuẩn axêtic là tác nhân của quá trình nào sau đây? A. Biến đổi glucôzơ thành axit lactic. B. Biến đổi tinh bột thành glucôzơ . C. Phân giải glucôzơ thành rượu êtanol. D. Phân giải rượu thành axit axêtic. Câu 39: Quá trình nào sau đây có sự tham gia của enzim prôtêaza? A. Làm rượu. B. Làm tương. C. Làm dấm. D. Muối dưa, cà. Câu 40: Thức ăn có nhiều đường( mứt, kẹo ) để lâu bị hỏng chủ yếu do tác nhân nào sau đây: A. Vi khuẩn . B. Xạ khuẩn. C. Nấm sợi. D. Nấm men. Câu 41: Enzim nào sau đây có tác dụng phân giải xenlulôzơ? A. Prôtêaza. B. Nuclêaza. C. Xenlulôza. D. Lipaza. SỬ DỤNG DỮ LIỆU SAU ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 42, 43: (A) Nấm men Tinh bột Glucôzơ ( B ) + CO 2 . Đường hóa Câu 42: Trong sơ đồ trên, (A) là: A. Vi khuẩn . B. Nấm nhầy. C. Nấm mốc. D. Enzim prôtêaza. Câu 43: Trong sơ đồ trên, (B) là: A. Rượu êtanol. B. Đường mantôzơ. C. Axit piruvic. D.Axit lactic. SỬ DỤNG CÔNG THỨC N = N 0 . 2 n ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 44, 45, 46: Câu 44:Trong công thức trên giá trị N 0 được hiểu là: A. Số tế bào vi sinh vật được tạo ra sau phân bào. B. Số tế bào ban đầu. C. Số lần phân bào của tế bào vi sinh vật . D. Số tế bào tạo ra sau một lần phân bào. Câu 45: n trong công thức trên biểu thị cho: A. Số thế hệ của nhóm vi sinh vật ban đầu. B. Số tế bào cuả vi sinh vật được tăng thêm. C. Số tế bào cuả vi sinh vật bị giảm sút. D. Số lần phân bào của mỗi tế bào vi sinh vật. Câu 46: Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu? A. 64. B. 32. C. 16. D. 8. Câu 47: Nguyên nhân dẫn đến ở giai đoạn sau của quá trình nuôi cấy, vi sinh vật giảm dần số lượng là: A. Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt. B. Các chất độc xuất hiện ngày càng nhiều. C. Cả A và B. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 48: Vi sinh vật nào sau đây có thể sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính? A. Vi khuẩn hình que. B. Vi khuẩn hình cầu. C. Nấm mốc. D. Vi khuẩn hình sợi. Câu 49: Trùng roi có lối sống nào sau đây? A. Hiếu khí bắt buộc. B. Kị khí bắt buộc. C. Kị khí không bắt buộc. D. Vi hiếu khí. Câu 50: Vi sinh vật nào sau đây có lối sống kị khí bắt buộc? A. Nấm men. B. Vi khuẩn uốn ván. C. Amip. D. Nấm rơm. Câu 51: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ? A. Prôtêin. B. Mônôsaccarit. C. Pôlisaccarit. D. Phênol. Câu 52: Chất có tác dụng làm biến tính prôtêin ở vi sinh vật là: A. Phênol. B. Các anđêhit. C. Các halôgen. D. Cả A, B, C. Câu 53: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của nhóm vi sinh vật ưa ấm là: A. 20 – 40 0 C. B. 10 – 20 0 C. C. 40 – 50 0 D. 20 – 25 0 . Câu 54: Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất ở nhiệt độ môi trường dưới 10 0 C. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây? A. Nhóm ưa nhiệt. B. Nhóm ưa ẩm. C. Nhóm ưa lạnh . D. Nhóm ưa siêu nhiệt. Câu 55: Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là: A. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng. B. Vi sinh vật giảm sinh trưởng. C. Vi sinh vật dừng sinh trưởng. D. Vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất. Câu 56: Phần lớn Vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm nào sau đây? A. Nhóm ưa lạnh . B. Nhóm ưa ẩm. C. Nhóm ưa nhiệt. D. Nhóm ưa siêu nhiệt. Câu 57: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây? A. Nhóm ưa trung tính. B. Nhóm ưa kiềm. C. Nhóm ưa axit. D. Cả A, B, C. Câu 58: Vi sinh vật sau đây thuộc nhóm ưa axit là A. Đa số vi khuẩn . B. Xạ khuẩn. C. Động vật nguyến . D. Nấm mốc. Câu 59: Đặc điểm của nuôi cấy không liên tục là: A. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải. B. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa. C. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa. D. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, rút bỏ không ngừng các chất thải . Câu 60: Đặc điểm của nuôi cấy liên tục là: A. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải. B. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa. C. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của các tế bào dư thừa. D. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, rút bỏ không ngừng các chất thải. Câu 61: Hình thức sinh sản không có ở vi khuẩn là: A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Bào tử vô tính. D. Bào tử hữu tính. Câu 62: Hình thức sinh sản nào chỉ có ở nấm? A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Bào tử vô tính. D. Bào tử hữu tính. CHƯƠNG III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Câu 1: Đơn vị đo kích thước của virut là: A. Nanômet (nm). B. Micrômet ( µm) . C. Milimet ( mm ). D. Cả A, B .C. Câu 2: Điều sau đây đúng khi nói về virut là: A. Là dạng sống đơn giản nhất. B. Không có cấu tạo tế bào. C. Có lối sống kí sinh bắt buộc. D. Cả A, B, C. Câu 3: Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở: A. Thực vật. B. Động vật. C. Người. D. Vi sinh vật. Câu 4: Lần đầu tiên virut phát hiện trên: A. Cây dâu tây. B. Cây cà chua. C. Cây thuốc lá. D. Cây đậu Hà lan Câu 5:Virut sau đây có chứa ADN trong bộ gen là: A. Virut gây bệnh khảm thuốc lá. B. Virut kí sinh trên E. Coli. C. Virut HIV. D. Virut gây bệnh cúm gia cầm. Câu 6: Giai đoạn phagơ bám trên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ được gọi là: A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 7: Giai đoạn bộ gen của phagơ điều khiển bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình được gọi là: A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập . C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 8: Giai đoạn bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của nó chui vào trong tế bào chủ gọi là: A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 9: Giai đoạn vỏ capsit bao lấy ADN, các bộ phận như đĩa gốc gắn với nhau tạo thành phagơ mới được gọi là: A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp. Câu 10: Virut sau đây có chứa ARN trong bộ gen là: A. Virut gây khảm ở dưa chuột. B. Virut gây bệnh vàng cây ở lúa mạch. C. Virut Ađênô. D. Cả 3 loại virut trên. Câu 11: Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Virut bám trên bề mặt tế bào chủ. B. Axít nuclêic của virut được đưa vào tế bào chủ. C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của TB chủ. D.Virut di chuyển vào nhân của TB chủ. Câu 12: Sau khi được sinh sản ra virut rời tế bào chủ ở giai đoạn sau đây? A. Giai đoạn tổng hợp. B. Giai đoạn lắp ghép. C. Giai đoạn phóng thích. D. Giai đoạn xâm nhập. Câu 13: Hiện tượng virut xâm nhập và gắn bộ gen vào tế bào chủ mà tế bào chủ vẫn sinh trưởng bình thường gọi là hiện tượng: A. Tiềm tan. B. Sinh tan. C. Hòa tan. D. Tan rã. Câu 14: Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây? A. Giai đoạn sơ nhiễm. B. Giai đoạn nhiễm không triệu chứng. C. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng. D. Cả 3 giai đoạn trên. Câu 15: Bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra: A. Bại liệt. B. Lang ben. C. Viêm gan B. D. Quai bị. Câu 16: Hiện nay người ta đã phát hiện bao nhiêu loại thể thực khuẩn( Phagơ )? A. 1000 loại. B. 1500 loại. C. Khoảng 2000 loại. D. Khoảng 3000 loại. Câu 17: Trong các bệnh liệt kê dưới đây, bệnh do virut gây ra là: A. Viêm não nhật bản. B. Thương hàn. C. Uốn ván. D. Dịch hạch. Câu 18: Hoocmôn insulin được sử dụng để điều trị bệnh nào dưới đây? A. Suy dinh dưỡng ở trẻ em. B. Bệnh tiểu đường. C. Bệnh bướu cổ. D. Chậm phát triển trí tụê. Câu 19: Trong kỹ thuật di truyền virut đựơc ứng dụng để: A. Làm thể truyền để chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. B. Kết hợp với phân tử ADN của tế bào cho. C. Kết hợp với phân tử ADN của tế bào nhận. D. Cắt bỏ một đoạn gen nào đó của tế bào nhận. Câu 20: Đối với con người, virut có thể có tác hại nào sau đây? A. Là vật trung gian truyền bẹnh nguy hiểm. B. Phân giải và làm ôi thiu thức ăn hàng ngày. C. Là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. D. Cả 3 tác hại trên. Câu 21: Bệnh truyền nhiễm là bệnh: A. Lây lan từ cơ thể này sang cơ thể khác. B. Có thể do vi khuẩn và virut gây ra. C. Có thể do nấm và động vật nguyên sinh gây ra. D. Cả A, B, C. Câu 22: Điểm nào đúng khi nói về miễn dịch không đặc hiệu: A. Loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh . B. Xuất hiện sau khi bị bệnh và tự khỏi. C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể. D. Cả A, B, C. Câu 23: Yếu tố nào sau đây không phải của miễn dịch không đặc hiệu? A. Các yếu tố đề kháng tự nhiên của da và niêm mạc. B. Các dịch tiết của cơ thể như: dịch nước mắt, dịch vị, nước bọt… C. Huyết thanh chứa kháng thể dùng tiêm để điều trị bệnh. D. Các đại thực bào và bạch cầu trung tính trong cơ thể. Câu 24: Nhóm miễn dịch sau đây thuộc loại miễn dịch đặc hiệu: A. Miễn dịch tế bào và miễn dịch tự nhiên. B. Miễn dịch thể và miễn dịch tế bào. C. Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch dịch thể. D. Miễn dịch tế bào và miễn dịch bẩm sinh . Câu 25:Virut là: A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào. B. Chỉ có vỏ là prôtêin và lõi axit nuclêic. C. Sống kí sinh bắt buộc, D. Cả A, B, C Câu 26: Virut ở người và động vật có bộ gen: A. ADN. B. ARN. C. ADN hoặc ARN. D. ADN và ARN. Câu 27: Virut có cấu tạo: A. Có vỏ prôtêin và axit nuclêic, có thể có vỏ ngoài. B. Có vỏ prôtêin và ADN. C. Có vỏ prôtêin và ARN. D. Có vỏ prôtêin , ARN và có thể có vỏ ngoài. Câu28:Hãy chọn câu đúng: A. Người ta tìm thấy HIV trong máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo của người nhiễm loại virut này. B. HIV dễ lan truyền qua đường hô hấp và khi dùng chung bát đũa với người bệnh. C. Khi xâm nhập vào cơ thể , HIV tấn công vào tế bào hồng cầu. D. HIV có thể lây lan do các vật trung gian như muỗi, bọ chét . Câu 29: Đặc điểm lối sống của virut là: A. Sống kí sinh hoặc hoại sinh. B. Sống cộng sinh với sinh vật khác . C. Sống kí sinh bắt buộc. D. Sống tự dưỡng. Câu 30: Đặc điểm sinh sản của virut: A. Sinh sản bằng cách phân đôi. B. Sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ. C. Sinh sản hữu tính. D. Sinh sản tiếp hợp. Câu 31: Vỏ capsit của virut cấu tạo bằng chất: A. Axit đêôxiribônuclêic. B. Axit ribônuclêic. . C. Prôtêin. D. Axit photphoric. Câu 32: Nuclêôcapsit là tên gọi dùng để chỉ: A. Phức hợp gồm vỏ capsit và axit nuclêic. B. Các lớp vỏ capsit của virut. C. Bộ gen chứa ADN cuả virut. D. Bộ gen chứa ARN cuả virut Câu 33: Virut nào sau đây có cấu trúc dạng khối? A. Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá. B. Virut gây bệnh dại ở người và động vật. C. Virut gây bệnh bại liệt. D. Thể thực khuẩn. Câu 34: Virut nào sau đây chỉ chứa ADN mà không chứa ARN trong bộ gen? A. Virut gây bệnh khảm ở cây dưa chuột. B. Virut cúm gia cầm. C. Virut gây bệnh vàng cây lúa mạch. D. Cả A, B, C đều sai . Câu 35: Sinh tan là hiện tượng: A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ. B. Virut sinh sản trong tế bào chủ. C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ. D. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ. Câu 36: Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV: A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV. B. Bắt tay qua giao tiếp. C. Truyền máu đẫ bị nhiễm HIV. D. Tất cả các hoạt động trên. Câu 37: Virut thường không thể xâm nhập vào cơ thể thực vật vì: A. Thành tế bào thực vật rất bền vững. B. Không có thụ thể thích hợp. C. Kích thước virut thường lớn hơn. D. Cả A và C. Câu 38: Tế bào nào sau đây bị phá huỷ khi HIV xâm nhập: A. Tế bào limphô T. B. Đại thực bào. C. Các tế bào của hệ miễn dịch. D. Cả A, B, C. Câu 39: Virut khi xâm nhập vào thực vật, chúng di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác nhờ vào: A. Sự di chuyển của các bào gen. B. Qua các chất bài tiết từ bộ máy gôngi. C. Các cầu sinh chất nối giữa các tế bào. D. Hoạt động của nhân tế bào. Câu 40: Virut xâm nhập từ ngoài vào tế bào thực vật bằng cách nào sau đây? A. Từ virut chui qua thành tế bào xenlulôzơ. B. Qua các vết chích của côn trùng. C. Qua các vết xây xát trên cây. D. Cả B và C. Câu 41:Bệnh truyền nhiễm nào sau đây không lây qua đường hô hấp? A. Bệnh SARS. B. Bệnh AIDS. C. Bệnh lao phổi. D. Bệnh cúm. Câu 42:Hoạt động nào sau đây thuộc loại miễn dịch thể dịch? A. Thực bào. B.bSản xuất kháng thể. C. Sản xuất bạch cầu D. Cả A, B, C. Câu 43: Khả năng cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh là: A. Kháng thể. B. Kháng nguyên. C. Đề kháng . D. Miễn dịch. Câu 44: Loại miễn dịch nào sau đây có sự tham gia của tế bào limphô T độc? A. Miễn dịch tế bào. B. Miễn dịch thể dịch. C. Miễn dịch tự nhiên. D. Miễn dịch bẩm sinh. Câu 45: Sinh vật nào sau đây là vật trung gian lan truyền bệnh nguy hiểm nhất? A. Virut. B. Vi khuẩn. C. Động vật nguyên sinh. D. Cả A, B, C. . cho sinh trưởng vi sinh vật là: A. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng. B. Vi sinh vật giảm sinh trưởng. C. Vi sinh vật dừng sinh trưởng. D. Vi sinh vật sinh. Sống kí sinh hoặc hoại sinh. B. Sống cộng sinh với sinh vật khác . C. Sống kí sinh bắt buộc. D. Sống tự dưỡng. Câu 30: Đặc điểm sinh sản của virut: A. Sinh

Ngày đăng: 26/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan