Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương đốm trắng quanh mắc cài trong điều trị nắn chỉnh răng

116 958 0
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương đốm trắng quanh mắc cài trong điều trị nắn chỉnh răng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 25/02/2017, 18:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Khuôn mặt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cá nhân, những người có khuôn mặt hài hòa có xu hướng tự tin hơn những người có khuôn mặt không hài hòa. Răng là thành phần chính góp phần vào sự không hài của khuôn mặt đặc biệt là khoảng cách giữa các răng, răng chen chúc, răng xoay... .

  • Với sự hiểu biết hiện nay về cơ sinh học trong nắn chỉnh răng, ứng dụng các thành tựu của các ngành khoa học vào việc tạo ra vật liệu và khí cụ nắn chỉnh răng đã giải quyết phần lớn các vấn đề về răng, mặt để cải thiện tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

  • Cũng như mọi điều trị y khoa khác, khí cụ chỉnh răng ngoài tác dụng điều trị cũng có một số nguy cơ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị nắn chỉnh răng , , đó là:

  • - Mất khoáng hoá men răng hay tổn thương đốm trắng.

  • - Phản ứng của mô quanh răng: viêm lợi, tiêu xương ổ răng, tụt lợi.

  • - Gãy vỡ men răng.

  • - Phản ứng tuỷ răng.

  • - Tiêu chân răng.

  • Mất khoáng men răng là một trong những nguy cơ phổ biến nhất trên bệnh nhân nắn chỉnh răng đặc biệt trên nhóm bệnh nhân sử dụng khí cụ nắn chỉnh răng cố định. Theo tác giả Gorelick và cộng sự (1982), 49,6% bệnh nhân xuất hiện TTĐT sau quá trình điều trị nắn chỉnh răng . Theo tác giả Sagarika và cộng sự (2012), tỷ lệ mắc TTĐT trên bệnh nhân nắn chỉnh răng là 75,6%, trong khi tỷ lệ mắc TTĐT trên bệnh nhân trước khi điều trị chỉnh răng là 15,6% .

  • Các khí cụ nắn chỉnh răng làm cho việc chải răng, dùng chỉ nha khoa gặp khó khăn vì vậy số lượng mảng bám vi khuẩn và thức ăn dư tăng lên. Men răng sẽ bị mất khoáng bởi axit hữu cơ, một sản phẩm của vi khuẩn gây sâu răng .

  • Biểu hiện của sự mất khoáng là những đốm màu trắng sữa xuất hiện trên bề mặt men răng, làm cho bề mặt men răng không đồng nhất. Nếu không điều trị có thể dẫn tới sâu răng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của hàm răng.

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 1.1 Cấu trúc giải phẫu và mô học men răng trưởng thành

    • Hình 1.1 B: Lát cắt dọc trụ men; A: Lát cắt ngang trụ men

    • Hình 1.2 Cấu trúc tổng quát của men răng

    • - Tinh thể của trụ men: Các tinh thể của men răng trưởng thành hình trụ dẹt, rộng 30-90 nm, dày 20-60 nm, dài thay đổi từ vài đến hang chục µm. Thành phần hóa học của các tinh thể chủ yếu là những canxi, phốtpho loại apatite (Ca10[PO4]6[OH]2), trong đó Fluor hoặc Clo thay thế nhóm hydroxyl (OH), một lượng nhỏ Mg, Clo, Na, K, F…..Tỷ lệ Ca/P = 1,8:1-2:1.

    • - Bao trụ: Toàn bộ các tinh thể bị vùi trong một khuôn hữu cơ vô định hình dạng gel. Khuôn hữu cơ bao đầu trụ men, ở phía tiếp xúc môi trường miệng gọi là bao trụ. Khuôn này chiếm 1-2% thể tích của của men trưởng thành. Bao trụ dày 0,1-0,2 µm và có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.

    • - Men răng là bộ phận cứng nhất và giòn nhất trong cơ thể (260-360 độ cứng Knoop). Lớp men răng bề mặt cứng hơn men răng ở lớp trong do sự khoáng hóa lớp men răng bề mặt lớp hơn.

    • - Màu của men trong hơi có ánh xanh xám - vàng nhạt. Màu răng được quyết định bởi chiều dày lớp men, màu vàng nhạt của ngà, mức độ trong, tính đồng nhất của men. Mức độ trong và tính đồng nhất của men phụ thuộc vào mức độ khoáng hóa và độ chắc của men răng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan