Bai tham luan: Cong tac chu nhiem lop

4 3.5K 85
Bai tham luan: Cong tac chu nhiem lop

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tr ng THCS Bình Ng c – Thành ph Móng Cáiườ ọ ố ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH Bình Ngọc, ngày 15 tháng 10 năm 2008 BÀI THAM LUẬN TRƯỚC HỘI NGHỊCBCNV NHÀ TRƯỜNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP - Kính thưa quý vị Đại biểu, thưa Hội nghị. “ Vai trò phối hợp của tổ chức đoàn trong việc nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức, lối sống góp phần phát triển toàn diện nhân cách người ĐVTN, HS trong nhà trường. ”là một vấn đề hết sức quan trọng đang được cả XH quan tâm trong bối cảnh đất nước thời mở cửa hiện nay. Đây cũng chính là chủ đề mà Đoàn trường xin trình bày trước Hội nghị. Hội nghị cũng đã với trình bày và cũng đã vời nghe nhiều bài tham luận, nói lên được nhiều vấn đề quan trọng, đánh giá một cách khách quan và toàn diện những thuận lợi, những khó khăn, những kết quả đạt được của trường trong những năm qua. Tuy nhiên với vai trò của tổ chức Đoàn trong nhà trường, chúng tôi xin mạnh dạn trình bày một số nội dung thiết thực rất cần cho mỗi ĐVTN, mỗi chi đoàn, mỗi GVCN, cho mỗi chúng ta suy nghĩ và tự ngẫm lại trách nhiệm, lòng nhiệt huyết của mình trong thời gian qua cũng như hiện nay, thời kỳ mà đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Kính thưa các đ/c ! Trên thực tế những năm gần đây, phong trào hoạt động của Đoàn trở nên phong phú và đa dạng hơn, tạo được nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh nhằm hỗ trợ cho học tập và rèn luyện cũng đã mang lại nhiều thành tích đáng tự hào. Nhiều tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập như ĐV Nguyễn Thị Thanh, Đinh Thị Thúy Kiều, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Mạnh Hiếu…nhiều năm liền đạt HS giỏi và đã đỗ vào các trường đại học danh tiến. Điều muốn nói ở đây là những HS này điều là những cán bộ đoàn xuất sắc.Tuy nhiên để có được thành quả ấy, công việc ấy, Đoàn trường đã tham mưu kịp thời với BGH, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các đ/c PTC… tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, công tác giáo dục tư tưởng, truyền thống cho học sinh như: * Các phong trào “Hành động của tuổi trẻ với nghị quyết Đại Hội Đảng X, Đại hội đoàn các cấp” - Phong trào “ Tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi 20”. * Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật cho ĐVTN: - Mời những gương học sinh tiêu biểu của trường nay đã thành đạt hoặc đang học ở các trường ĐH về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm. - Tổ chức báo cáo các chuyên đề về TT ATGT, tệ nạn xã hội… * Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong ĐVTN. - Cho học sinh viết cam kết về TTATGT, không đốt pháo… - Tổ chức chương trình phát thanh tuyên truyền hàng tuần. - Tổ chức các đợt thi vẽ tranh phòng chống tội phạm HIV…. - Xây dựng hòm thư góp ý, hòm thư tâm lý nhằm trao đổi thảo gỡ những vướn mắc những tâm tư nguyện vọng của học sinh. - Tổ chức sân khấu hoá các cuộc thi :“Cán bộ Đoàn giỏi”, đố vui để học, Hội thi văn nghệ, thành lập ban học tập, mở các gian hàng học tốt, trò chơi có thưởng, Hội trại 26-03 và các hoạt động phát triển văn hoá cộng đồng khác, lồng ghép những nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vào các buổi sinh hoạt chi đoàn, và hoạt động ngoài giờ lên lớp.Tạo sân chơi lành mạnh bổ ích, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia, Thông qua đó tuyên truyền giáo dục gương các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi và biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình, tôn vinh một số Đoàn viên thanh niên ưu tú. - Đặc biệt Đoàn trường luôn chú trọng đến tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, ủng hộ những HS có hoàn cảnh khó khăn như phát động phong trào quyên góp “ sách vở, quần áo “ Cũ của mình, nhưng mới với người khác “ trao tặng những phần quà có giá trị về mặt tinh thần lẫn vật chất cho các em HS nghèo vượt khó, HS là người dân tộc thiểu số, nhằm thúc đẩy, tạo dựng niềm tin cho các em yên tâm học tập. Ngoài những thành quả và công việc đã làm được nêu trên, chúng ta không thể không suy nghĩ khi trong hai năm học gần đây tình trạng xuống cấp về chất lượng học tập, về đạo đức, lối sống của HS đã và đang xảy ra: + HS bỏ học, bỏ giờ, uống rượu, đánh bài và nghiêm trọng hơn là vi phạm luật hình sự, luật ATGT…và thật buồn khi chất lượng học tập trong học kì I của trường chúng ta với: 894/1289 học sinh yếu, kém ( chiếm 69,35% ), 322/1289 học sinh đạt trung bình ( chiếm 25% ) và chỉ có 70/1289 đạt khá giỏi ( chiếm 5,5% ). Tỷ lệ này so với năm học trước giảm xuống đáng kể. Vì sao như vậy: Có rất nhiều nguyên nhân song chúng ta cần nhìn nhận một số nguyên nhân chủ yếu sau: Nguyên nhân khách quan: + Đó là trường ở miền núi, địa bàn phức tạp, dân trí thấp, kinh tế khó khăn. + Đó là sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, trong thời kỳ đất nước hội nhập. + Đó là sự du nhập nền văn hoá thời mở cửa. + Đó là sự rỗng ruột về kiến thức của học sinh trong những năm học cấp dưới Nguyên nhân chủ quan: + Đó là sự thiếu quan tâm của một đại bộ phận phụ huynh học sinh. + Đó là sự vị nể, bệnh thành tích, chạy theo thành tích. + Đó là ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HS chưa tốt, còn ỷ lại. + Đó là điều kiện cơ sở vật chất, kỷ thuật, đồ dùng dạy học còn nghèo nàn. + Đó là sự đua đòi chạy theo mốt sống hiện đại. + Đó là việc xử lý những HS vi phạm chưa dứt khoát và đồng bộ. + Đó là sự phối hợp giữa GVCN, Đoàn TN, phụ huynh và địa phương chưa được chặt chẽ. + Đó là lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề của một số đ/c GV chưa cao.v.v. ( Dẫn chứng: - Một vài đ/c ở đồng bằng, lên dạy rồi để chuyển về, không thiết tha gì, ngại xử lý ngại va chạm, lo sợ… Kính thưa các Đ/c! Trên đây là toàn bộ đặc điểm tình hình chung và riêng cũng như những nguyên nhân những thành công, những hạn chế. Là điều kiện, để chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm “Nâng cao chất lượng học tập, giáo dục đạo đức, lối sống góp phần phát triển toàn diện nhân cách người ĐVTN, HS” trong nhà trường. Một số giải pháp thiết thực: 1. Đối với gia đình, nhà trường và XH: - Mỗi gia đình cần quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục động viên con em mình nêu cao tinh thần hiếu học; tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em mình học tập và rèn luyện. - Các thầy giáo, cô giáo hãy là tấm gương sáng cho đàn em thân yêu; bằng lương tâm và trách nhiệm, bằng tình thương và lòng nhiệt huyết của mình truyền đạt kiến thức với phương pháp tốt nhất, chất lượng cao nhất. Không chỉ có các đ/c GVCN mới là người trực tiếp gần gũi, liên hệ với PH,HS mà các đ/c GV khác cũng có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ, liên hệ chặt chẽ với PH để kịp thời chỉ bảo và uốn nắn các em, khích lệ các em, động viên các em học tập và rèn luyện. - BGH nhà trường cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, vi phạm nội qui, qui chế nhà trường, cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đúng mực và dứt khoát với những học sinh vi phạm có hệ thống. Bên cạch đó cần tuyên dương, khen thưởng xứng đáng đúng người, đúng việc để cỗ vũ tinh thần cho những cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp nhất định trong các phong trào. - Có biện pháp tác động để những gia đình, các hàng quán, các tụ điểm… gần trường không được chứa chấp học sinh trong thời gian học tập ở trường đến đánh bài, uống rượu, ăn quà vặc… - BGH nhà trường cần xây dựng các, panô, áp phích khẩu hiệu các câu danh ngôn đặc xung quanh trường mang nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. ( lấy ví dụ Trực quan) - Đối với chính quyền, thôn xóm cần nắm bắt kịp thời những thông tin về học tập, đạo đức của HS, để xử lí, uốn nắn giáo dục, đồng thời buộc gia đình phải có biện pháp quản lí giáo dục con em mình tôt hơn. 2. Đối với GVCN và Đoàn TN: - GVCN cần chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong học tập và rèn luyện. - Ngoài việc phối với các GVBM, với các đoàn thể khác, GVCN cũng cần phối hợp chặt chẽ với Đoàn TN trao đổi và cung cấp những thông tin về hoàn cảnh gia đình, về tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em HS có hoàn cảnh khó khăn để Đoàn TN có hướng xử lí và giúp đỡ, các em sẽ thấy được sự quan tâm đối với các em là trách nhiệm của mọi người. Từ đó trở nên ham học hơn. - Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt ở các chi đoàn cho thật phong phú, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay. Khi tổ chức các hoạt động chúng ta không nên tổ chức theo định kì mà phải thường xuyên liên tục. - Tăng cường tuyên truyền và giáo dục ĐVTN hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về tổ chức đoàn. Đặc biệt cần làm cho ĐVTN thật sự tự hào rằng mình đang được đứng vào hàng ngũ của Đoàn, cách tay phải đắc lực của Đảng. - Cần tăng cường công tác chỉ đạo theo hướng mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc tập thể chi đoàn thực hiện, GVCN theo dõi kiểm tra và giám sát. - Khi uốn nắn giáo dục học sinh vi phạm chúng ta nên làm từ từ, tìm hiểu sự việc cho cặn kẻ, rõ ràng, xử lí nghiêm khắc nhưng cũng mềm dẽo, tránh trường hợp dồn các em vào bước đường cùng. 3. Đối với học sinh: - Phải tự giác nỗ lực hết mình, không ỷ lại, xem việc học là một vấn đề mấu chốt quyết định tương lai cho mình sau này. - Phải nhận thức và xác định động cơ học tập đúng đắng. Học để làm gì, học cho ai và học như thế nào. Vì vậy việc nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức, lối sống cho ĐVTN, học sinh đó là trách nhiệm không chỉ của riêng ai mà của tất cả chúng ta.Từ nhà trường đến các bậc phụ huynh, đến các ban nghành đoàn thể đến các tổ chức xã hội và đến chính bản thân của những em học sinh đó. Tóm lại: Muốn đạt được những thành quả như mong muốn trước hết chúng ta phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết với nghề, tất cả vì HS thân yêu. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Và cũng mong rằng sau Hội nghị lần này trường chúng ta sẽ có bước tiến nhảy vọt trong việc giáo dục các em HS Cuối cùng xin kính chúc quý vị Đại biểu sức khoẻ. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn! . đã thành đạt hoặc đang học ở các trường ĐH về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm. - Tổ chức báo cáo các chuyên đề về TT ATGT, tệ nạn xã hội… * Nâng cao tinh. lên dạy rồi để chuyển về, không thiết tha gì, ngại xử lý ngại va chạm, lo sợ… Kính thưa các Đ/c! Trên đây là toàn bộ đặc điểm tình hình chung và riêng

Ngày đăng: 25/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan