Phát triển công nghiệp nông thôn

24 599 0
Phát triển công nghiệp nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Nhằm mục tiêu đến 2020 nước ta cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển công nghệ nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp là phương hướng cần đạt tới. Trong những năm gần đây, công nghiệp nông thôn tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng chủ yếu quy mô nhỏ, đầu tư tài sản cố định nghèo nàn, phát triển lệch ngành nghề, thiếu vốn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém. Đặc biệt, do thu nhập nông thôn thấp nên sức mua trì trệ dẫn đến kinh tế khu vực này thiếu thị trường để phát triển. Lao động nông thôn chiếm 75% lao động toàn xã hội nhưng chỉ tạo ra 20,8% giá trị GDP. Thời gian nông nhàn chiếm 21%năm, xấp xỉ 8 triệu lao động thất nghiệp. Khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn năm 1996 là 2,71 lần; 2001 là 4,45 lần; 2003 năm 4 lần và 2005 là 5 lần. Hiện tại, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn (công nghiệp nông thôn) chỉ chiếm 22,35% toàn ngành. Hiện nay ở nhiều nước, nhất là nước đang phát triển, phát triển công nghiệp nông thôn được coi là vấn đề tất yếu có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Đối với Việt nam là một quốc gia lạc hậu, hơn 80% dân số sống ở nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc canh thuần nông, năng suất lao động thấp, nhu cầu việc làm rất bức bách. Để phát triển nông thôn một cách toàn diện chúng ta không chỉ tập trung vào những hoạt động sản xuất chính (như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và khai thác mỏ và đá); các hoạt động sản xuất thứ hai như các ngành chế biến chế tạo; mà chúng ta cần phải quan tâm đến những hoạt động thứ ba đó là ngành dịch vụ. Dịch vụ nông thôn mà chúng ta quan tâm ở đây bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các hoạt động cung ứng, phục vụ cho sản xuất; dịch vụ xã hội nông thôn là các điều kiện về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa, cung cấp nước sạch và vệ sinh. Cùng với việc nâng cao thu nhập, đẩy mạnh dịch vụ sản xuất, việc đẩy mạnh các dịch vụ xã hội nông thôn là điều kiện từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, giảm dần sự cách biệt giữa mức sống nông thôn và thành thị. NỘI DUNG I, Phát triển công nghiệp nông thôn. 1, khái quát về phát triển công nghiệp nông thôn. Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của mình. Còn theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm, ngư nghiệp, ở các nước nước kém phát triển và đang phát triển, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội. Như vậy: Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của ngành công nghiệp với các trình độ phát triển, quy mô, phương thức sản xuất và quản lý khác nhau, được phân bố ở nông thôn gắn liền với sự phát triển của kinh tế xã hội ở nông thôn, bao gồm nhiều ngành nghề có quan hệ. Nghị định 1342004NĐ CP về hoạt động khuyến công hay còn gọi là phát triển công nghiệp nông thôn đã được Chính phủ ban hành và triển khai từ 2005. Với nguồn kinh phí quốc gia không nhiều nhưng chúng ta đã triển khai được 7 nội dung phục vụ các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nông nghiệp và nông thôn. Nhiều địa phương đã biết gắn chương trình khuyến công với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa. Trong đó, đưa chế biến nông, lâm, thuỷ sản vào chương trình phát triển công nghiệp tại địa phương và bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định.

Ngày đăng: 24/02/2017, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan