Bai 19 cau nghi van tiep theo

19 673 0
Bai 19 cau nghi van tiep theo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày giảng: Tiết 79 Câu nghi vấn ( Tiếp) I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: Các câu nghi vấn dùng với chức năng khác ngoài chức năng chính 2.Kĩ năng Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc hiểu và tạo lập văn bản. KNS: Ra quyết định:Nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể. Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ ,ý tưởng trao đổi về đặc điểm ,cách sử dụng câu nghi vấn . 3.Thái độ: Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Ghi ví dụ ra bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III. Hoạt động dạy học 1. Tổ chức: 8B : 2. Kiểm tra: Câu như thế nào được gọi là câu nghi vấn? (Dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng nào?) Nêu ví dụ? 3. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầytrò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Khởi động Chức năng chính của câu nghi vấn là gì ? (Dùng để hỏi). Ngoài chức năng đó, câu nghi vấn còn có chức năng gì ? Bài học hôm nay sẽ giải đáp câu hỏi đó. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới GV treo bảng phụ ghi các VD trong SGK. Gọi HS đọc. Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không? : Chúng có dấu chấm hỏi mà không dùng để hỏi thì dùng vào mục đích gì? Câu nghi vấn trong ví dụ a. thực hiện chức năng gì? Các câu còn lại? Từ đó em thấy, có phải bao giờ câu có dấu chấm hỏi ở cuối cũng là những câu dùng để hỏi không? Những câu nghi vấn trên có yêu cầu người đối thoại phải trả lời không? Đó là những câu nghi vấn( xét về hình thức) nhưng nội dung thì thực hiện chức năng khác. GV: đưa ra bảng phụ, gọi HS xác định. + Anh có thể ngồi lùi vào được không? > Cầu khiến. + Nó không lấy thì còn ai vào đây? > Khẳng định + Ai lại làm như vậy? > Phủ định + Mày muốn ăn đòn hả? > Đe doạ + Sao anh không về chơi thôn vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên? > Bộc lộ tc, cx. Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết câu nghi vấn ngoài chức năng chính là dùng để hỏi thì còn đảm nhiệm những chức năng gì? > HS trả lời. GV chốt lại. Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập Gọi HS đọc yêu cầu và các ngữ liệu GV hướng dẫn học sinh làm. Gọi HS trả lời từng phần. HS đọc thầm nội dung trong SGK. Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết là câu nghi vấn? Các câu nghi vấn trên dùng để làm gì? GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần. GV nhận xét kết quả. Tìm những câu có nghĩa tương đương để thay thế những câu trên Gọi từng HS phát biểu. Gọi HS đọc yêu cầu Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi? GV nhận xét, chữa. GV nêu yêu cầu. HS suy nghĩ và trả lời. I. Những chức năng khác 1. Bài tập Không được dùng để hỏi > Để thực hiện những chức năng khác: a. Bộc lộ tc, cx (Sự nuối tiếc). b. Hàm ý đe doạ c. Đe doạ d. Khẳng định e. Bộc lộ cảm xúc (Sự ngạc nhiên). 2. Kết luận Ghi nhớ : (SGK 142) II. Luyện tập. Bài tập 1: a. Con người...để có ăn ư? > Bộc lộ tc, cx (Sự ngạc nhiên) b. Than ôi...nay còn đâu? > Phủ định (Ngoài ra còn hàm chứa tc, cx: sự bất bình). c. Sao ta không ngắm...rơi? > Cầu khiến. d. Ôi thế thì...bóng bay? > Phủ định Bài tập 2: a.+ Sao cụ lo xa quá thế? > Từ “sao” và dấu ? +Tội gì.....để tiền lại? > Từ “gì” và dấu? + Ăn mãi...lấy gì mà lo liệu? > Từ “gì” và dấu ? => Chức năng: dùng để phủ định. b. Cả đàn bò...làm sao? > Từ “làm sao” và dấu ? => Bộc lộ thái độ băn khoăn, ngần ngại. c. Ai dám bảo...mẫu tử? > Từ “ai” và dấu? => Khẳng định d.+ Thằng bé kia...gì? > Từ “gì” và dấu ? + Sao lại...mà khóc? > Từ “sao” và dấu ? => Câu hỏi. Những câu thay thế: a. + Cụ không phải lo xa quá như thế. + Không nên nhịn đói mà để tiền lại. + Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền để mà lo liệu. b. Không biết chắc chắn thằng bé có đảm nhiệm được công việc chăn dắt đàn bò này không nữa. c. Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử. Bài tập 3: a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung bộ phim tối qua được không? > Câu cầu khiến. b. ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? > Bộc lộ tc, cx: sự băn khoăn. Bài tập 4: Những câu nghi vấn dùng để chào là những câu người nghe không nhất thiết phải trả lời, mà có thể đáp lại bằng những câu chào khác (có thể là những câu nghi vấn mà vẫn hợp lí) VD: Cậu đọc sách à? ừ Chào cậu Hoặc: Cậu đọc sách đấy à? Cậu đi đâu thế? (Người nói và người nghe có quan hệ thân mật) 4. Củng cố: Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn? Chức năng của câu nghi vấn? 5. Hướng dẫn học bài: Học bài theo quá trình phân tích VD Học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại trong SGK. Chuẩn bị tiết sau: Thuyết minh về 1 phương pháp.

Ngày đăng: 08/02/2017, 17:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan