Làm bản đồ sao quay

3 1.7K 8
Làm bản đồ sao quay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LÀM BẢN ĐỒ SAO QUAY [09/01/2007 - Khoa Vật lý - ĐHSPHN] Bản đồ sao quay là một trong những dụng cụ hỗ trợ quan sát thiên văn khá đắc lực cho những người mới làm quen với bầu trời. Ưu điểm của nó là dễ dàng xác định được vị trí và hình dạng các chòm sao trên bầu trời dựa các tham số như độ cao thời điểm quan sát, không như cái cảm giác rối tinh rối mù khi mới tiếp cận với bản đồ sao cố định. Còn đối với những người pro thì bản đồ sao quay cũng có tác dụng khá tốt cho cái nhìn tổng quát định vị nhanh các sao nếu như bạn trải qua 1 thời gian dài chìm trong 4 bức tường. Nói như vậy không có nghĩa là nó không có nhược điểm: - Bản đồ sao quay với ưu điểm nhỏ gọn lại cũng chính là nhược điểm của nó. Các thông tin của bầu trời phải được giản lược để tránh rồi mắt như bỏ qua các saođộ sáng nhỏ, các tinh vân …nhưng với mục đích chỉ là để xác định vị trí các chòm sao thì đây có lẽ không là vấn đề lớn. Chắc hẳn các bạn nhiều người cũng đã thấy và sở hữu bản đồ sao quay của ĐHSP HN, cảm giác của tôi là không được thỏa mãn vì quá sơ sài (do nhỏ chỉ bằng bàn tay) - Nhược điểm chính yếu nhất của bản đồ sao quay là các chòm sao ở thiên đỉnh sẽ không định dạng được do bản đồ sao chỉ thể hiện các chòm sao ở một bán cầu (bắc hoặc nam). Trong khi đó vùng sao trên thiên đỉnh lại là nơi dễ quan sát nhất. Nguyên tắc của bản đồ sao : là sự phối hợp giữa tọa độ cực và tọa độ chân trời.Thông thường chúng ta thấy bản đồ sao quay của nửa cầu bắc BĐS quay gồm có 2 phần: - phần đĩa thể hiện bầu trời có thể xoay được quay tâm là cực Nam hay cực bắc (bản đồ của nửa bán cầu theo tọa độ cực) - Phần cố định được trang trí hình ảnh các thông tin … Có lẽ các bạn sẽ hình dung dễ hơn khi chúng ta làm thử: Có nhiều kiểu dáng bày trí các bạn có thể search với từ khóa Planisphere có rất nhiều hướng dẫn về cách làm lẫn kiểu dáng. Nhưng theo hướng dẫn này từ trang http://www.asahi-net.or.jp/%7Ezs3t-tk/planisphere/planisphere.htm là đơn giản nhất vì không phải làm trục xoay cố định, và thể hiện cả hai bán cầu. Các bạn chỉ việc chọn tọa độ nơi mình sinh sống làm tròn lấy hình tương ứng gần nhất (ví dụ như hà nội là 22 độ có thể lấy 20 độ, TpHCM là 10 độ) Trang web cung cấp các hình để làm bản đồ các bạn chỉ cần in ra giấy A4 và dán ghép lại trên bìa cứng Phần chính bản đồ sao: chúng ta dán 2 hình bản đồ sao này lên 2 mặt của 1 tấm bìa cứng tròn (2 mặt ứng 2 bán cầu) Phần Bên Ngoài . Dán các mảnh bìa này với nhau ta được http://www.asahi-net.or.jp/%7Ezs3t-tk/planisphere/taki_n2.jpg Xong quá đơn giản phải không nào -Cách sử dụng rất dễ : Tùy thuộc vào các dạng bản đồ sao quay khác nhau có thể khác chút ít. + Ở Phần bìa ngoài là các con số thể hiện thời gian trong đêm :18h,19h….4h, 5h +Phần Đĩa sao chia làm 12 phần ứng với 12 tháng trong mỗi phần lại khác vạch ứng với các ngày trong tháng. Việc định vị bầu trời chỉ làm mỗi việc đơn giản là xoay đĩa sao cho giá trị tháng, ngày và giờ quan sát trùng nhau. Ví dụ giờ quan sát là 21h ngày 18-11 . xoay đĩa sao cho vạch ngày tương ứng phần tháng 11 trùng với 21h ở phần bìa ngoài . Do bản đồ xoay quanh trục cực nên bạn phải hướng tâm của bản đồ theo hướng bắc :như thế ranh giới của phần che khuất là chân trời. phía bên phải là hướng Đông, phía bên trái là hướng tây. Trước khi làm bản đồ các bạn cần nắm các khái niệm cơ bản về bầu trời, như thiên cầu nhật động hình dạng các chòm saobản dễ nhận biết. --- Các bạn có thể thiết kế riêng cho mình bản đồ sao quay,không sử dụng cái có sẵn vốn có vĩ độ chỉ gần đúng vĩ độ của bạn . phần bản đồ có thể tải trên mạng hoặc có một số chương trình tạo bản đồ sao . phần đường chân trời ứng với tọa độ của bạn là sự phối hợp giữa tọa độ chân trời và tọa độ cực. Phần này sẽ bàn kỹ ở bài sau. fairydream(Theo olympiavn.org ) . LÀM BẢN ĐỒ SAO QUAY [09/01/2007 - Khoa Vật lý - ĐHSPHN] Bản đồ sao quay là một trong những dụng cụ hỗ trợ quan. cấp các hình để làm bản đồ các bạn chỉ cần in ra giấy A4 và dán ghép lại trên bìa cứng Phần chính bản đồ sao: chúng ta dán 2 hình bản đồ sao này lên 2 mặt

Ngày đăng: 24/06/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan