Luyện thi: Đây mùa thu tới

4 2.1K 23
Luyện thi: Đây mùa thu tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đây mùa thu tới Xuân Diệu Mùa thu xưa nay vẫn là một nguồn cảm hứng vô tận đối với nghệ só, thi nhân. Không đợi đến Xuân Diệu, những vần thơ tuyệt vời về cái khoảng thời gian thơ mộng ấy mới nảy sinh trong nền văn học Việt Nam. Nhưng Xuân Diệu, theo nhận xét của Hoài Thanh, lại là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Vậy chúng ta hãy xét qua một bài thơ thu cụ thể của nhà thơ “Đây mùa thu tới” để kiểm nghiệm xem nhà thơ mới nhất ấy đã thể hiện như thế nào trong đề tài từ lâu đã trở thành quen thuộc. Rặng liễu đìu hiu đứng chòu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng, Đây mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng. Ngay ở hai câu thơ đầu, ta bắt gặp rất nhiều số chữ cùng một khuôn vần, đọc lên chợt có cảm giác tất cả những tiếng của hai câu thơ đều bắt vần với nhau. Hơn thế, Xuân Diệu là người miền Trung, vì thế những tiếng bắt vần trong câu gần như là tuyệt đối. Cách phối thanh ấy gợi nên xúc cảm buồn, đìu hiu, tang tóc, nổi hẳn lên không chỉ nhờ ý nghóa là còn nhờ âm điệu. Nếu như nhà thơ tạo cảm giác nặng tróu ở giữa câu thơ đầu tiên thì ba thanh bằng tập trung ở cuối câu thứ hai lại làm câu thơ như chùng hẳn xuống. Kó thuật phối thanh mới mẻ thể hiện ở hai câu thơ đầu khiến cho nỗi buồn mới mẻ được diễn tả bằng những cách thức không hề cũ. Và như thế mùa thu không chỉ đến bằng ý nghóa, bằng hình ảnh mà còn qua sự hoà phối âm thanh. Cảm giác tróu xuống còn được nghe thấy qua cả thanh điệu của câu thơ. Mặt khác, chữ cuối cùng của câu thứ nhất - “tới” bắt vần với tiếng đầu tiên của câu thứ hai - “với”, khiến câu thơ buộc phải đọc dàn trải, vì vậy không thể coi đó là một tiếng reo. Xuân Diệu đã sáng tạo ra một kó thuật đặt câu mới mẻ mà hầu như chưa hề có trong thơ ca trước đây. Nét mới thứ ba chính là ở hình ảnh rặng liễu. Những tín hiệu đầu tiên, thông điệp của mùa thu, không phải từ hoa cúc, ngô đồng hay sen tàn, mà là “rặng liễu”. Nó mới mẻ vì trong thơ cổ tràn ngập hình ảnh của liễu, song đó là liễu của mùa xuân. Còn liễu của mùa thu chỉ bắt gặp trong văn học phương Tây mà xa lạ với văn học phương Đông. Xuân Diệu đã làm giàu cho hình ảnh thơ thu Việt Nam bằng một nền văn hoá khác. Người phương Đông vẫn cho rằng mùa thumùa của nỗi buồn man mác, nhẹ nhàng bâng khuâng, nhưng với Xuân Diệu lại là cảm giác nặng nề u uất, tóc tang. Rặng liễu như là hình ảnh một con người đứng chòu tang, chòu tang cái sự sống đã trôi qua trong mùa xuân và mùa hè. Hình ảnh “liễu” gợi lên “mái tóc rủ buồn” (đầu câu) và “cả ngàn hàng nước mắt” ( cuối câu ). Ta bắt gặp một hình ảnh của liễu khóc, cũng như Lamactin, một thi só Pháp, người gây ảnh hưởng nhiều đến các thế hệ thi só Việt Nam đã viết trong bài “Liễu khóc”. Chính vì thế, nỗi buồn của mùa thu cũng được phô diễn bằng những kó thuật mới mẻ. Nếu như hai câu thơ trên nói đến dáng thu qua hình ảnh mùa thu của dáng liễu thì hai câu thơ dưới lại nói về sắc thu, gợi ra qua sắc liễu. Nhưng trong con mắt của nhà thơ, thu không còn là “mùa của những điệu xanh” như trong chùm thơ thu Nguyễn Khuyến. Đây mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng. Trong thơ Xuân Diệu giờ đây tấm áo thu đã mang một sắc vàng mơ mộng, nhạt nhoà. Một mùa thu vàng như ta vẫn thường thấy trong nghệ thuật phương Tây. Xuân Diệu đã phả một sắc mới hoàn toàn khác với thơ mùa thu từ trước đến nay trong văn học Việt Nam. Màu thu ấy bắt đầu từ Xuân Diệu và nối tiếp ở các nhà thơ sau này : Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông. ( Tỳ bà- Bích Khê ) Màu vàng trong sự xao xuyến của thi nhân đã được dệt nên từ những sợi vàng của hàng tơ liễu rủ. Đã không ít người cho rằng : nhà thơ cất lên một tiếng reo vui và những câu thơ ánh lên màu sắc tươi tắn hơn so với những câu thơ trước đó. Nhưng một sắc màu “phai “ nhạt lẽ nào lại có thể làm tươi lên một bức hoạ buồn ? Và tương tự thế, tiếng reo vui dù chỉ là thầm reo thì cũng có cơ trở nên lạc lõng giữa những câu thơ rất buồn ở phía trên và dưới nó. Không nên quên rằng đây là hai câu thơ nối dòng, tương ứng với chỉ một câu. Chữ cuối cùng của dòng trước bắt vần với chữ đầu tiên của dòng sau. Tất cả những điều ấy như buộc chúng ta phải đọc dòng thơ với một âm điệu dàn trải, mênh mang mà không phải một dấu chấm than cũng có thể đặt ở bất kì dòng nào để nghe được tiếng reo vui. Có lẽ ta nên cảm nhận dòng thơ này như một tiếng nói trầm ngâm của một tâm hồn rất mơ màng, đang tự thấy bước chân của mùa thu khẽ khàng xâm chiếm tâm hồn mình. Một cảm giác thu nhẹ nhàng lan toả trong tấm lòng trầm tư và say đắm trước vẻ đẹp nên thơ của cảnh vật, tạo hoá. Và như thế, bốn câu thơ đầu tiên hoà trong một xúc cảm chung về những tín hiệu đầu tiên của mùa thu. Đến khổ thơ thứ hai, mùa thu trong xúc cảm của nhà thơ đã được nói tới như mùa của héo tàn, rơi rụng. Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Để diễn tả một tình cảm như thế, không gì thích hợp hơn là tìm đến hình ảnh của một vườn cây lá. Và trong khổ thơ ấy, sự tàn úa, sự phai nhạt, sự rơi rụng của mùa thu đã được nhà thơ miêu tả như một quá trình. Nếu như ở câu thơ thứ nhất, đầu tiên mới là hình ảnh hoa rụng, thứ dễ rơi rụng đầu tiên. Đến câu thơ thứ hai, lá đã úa đi, nhưng dẫu sao cũng đủ để gây ra ấn tượng về một sắc đỏ của tàn phai đang lấn át sắc xanh. Và để nhận thấy “những luồng run rẩy” như ở câu thơ thứ ba thì lá cũng chỉ còn thưa thớt lắm ở trên cành. Và cuối cùng, lá đã rụng hết, chỉ còn trơ lại “đôi nhánh khô gầy”. Trong một câu thơ mà sự ít ỏi, tàn lụi dường như thấm vào từng chữ, bởi “đôi” là hai, “nhánh” gợi lên sự mỏng manh, bé nhỏ và “khô” nghóa là không còn bao nhiêu sự sống. Vậy mà sự gầy guộc của cành lá còn được nhân lên bởi chữ “xương”. Sự tàn lụi ẩn chứa trong cả hai từ “mỏng manh”. Nhưng xuyên suốt dọc khổ thơ có lẽ vẫn là cảm giác về ngọn gió thu, cho dù nhà thơ không hề dùng chữ “gió”. Câu thơ thể hiện một tấm lòng đang lạnh lẽo trước sự phai nhạt, héo rụng của mùa thu. Sự lạnh lẽo như thấm vào lòng người, vậy mà nhà thơ không dùng đến một chữ “lạnh” nào. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nói :”chính vì cảm thấy cái lạnh lẽo ấy rung động trong tâm can mà vội đưa ra nhận xét : bài thơ này đáng lẽ phải gọi là “đây mùa đông tới”. Có lẽ Xuân Diệu đã đưa một chút thanh sắc của phong cảnh phương Tây vào thơ. Song điều đó không quan trọng, vì đây là thơ lãng mạn và các nhà thơ lãng mạn thường để cho nội tâm có quyền lực rất cao chi phối xúc cảm. Vì vậy ý kiến của Vũ Quần Phương là khó có thể tán thành. Không nên quên rằng đâymùa thu trong một tác phẩm thơ trong một trào lưu thơ cho phép nội tâm can thiệp vào ngoại giới. Cảnh vật, xét về một phương diện nào đó, cũng chỉ được coi như hình ảnh của nội tâm đang rung động. Vì thế, sự “run rẩy” dường như là của một cõi lòng , lại được diễn tả bằng một kó thuật thơ mới lạ mà trước đó ta chưa từng thấy. Cái mới lạ không chỉ ở cách nói gần gũi với kiểu diễn đạt phương Tây : “ hơn một ”, “rủa” mang sắc màu ngôn ngữ Tây Phương. Những câu thơ còn khiến ta chú ý ở một sự điệp âm với bốn âm “r” liên tiếp. Nhà thơ như bắt sự “run rẩy rung rinh” ấy phải hiện lên thành âm điệu, một cách thức bắt gặp thường xuyên trong thơ Pháp. Song đến khổ thơ thứ ba, không gian thơ không còn giới hạn trong phạm vi một vườn cây mà trở nên mênh mang hơn nhiều. Vì thế, vẻ đẹp nên thơ của mùa thu không chỉ tìm thấy ở trăng thu, ở màn sương thu mà còn ngọn gió thu, ở bến đò đã trở nên vắng lặng, quạnh quẽ. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ . Non xa khởi sự nhạt sương mờ . Đã nghe rét mướt luồn trong gió . Đã vắng người sang những chuyến đò . Nhưng không chỉ thế, bởi khi nói đến vầng trăng thu, nhà thơ đã gắn vẻ đẹp tự nhiên ấy với vẻ đẹp trữ tình của người con gái, và “trăng” được thi só đặt cạnh chữ “nàng”. Song trong con mắt của Xuân Diệu, đây là một nàng trăng đang “ngẩn ngơ”, đang cảm thấy trống trải, thiếu vắng. Chất Xuân Diệu trong những câu thơ này lại được thể hiện nhiều nhất trong những chữ “tự”, “thỉnh thoảng”, gợi ra những nỗi buồn vẩn vơ, không duyên cớ, nỗi buồn như là cái hồn của chính mùa thu. Vì vậy, có thể nhận ra từ ngay câu thơ đầu tiên : xúc cảm về mùa thu như là mùa của bâng khuâng, trống vắng, lẻ loi và cảm giác lẻ loi ấy lại tiếp tục được nói đến ở những dòng sau. Nhà thơ nói đến một rặng núi mùa thu qua hai chữ “non xa”, đẩy hình ảnh đó đến tận giới hạn cuối cùng của một chốn xa mờ. Và không gian càng trở nên bàng bạc, mờ ảo khi nhà thơ vội giăng ra trước hình ảnh xa xăm của một rặng núi một “màn sương” và cẩn thận vây quanh chữ “sương” một chữ “nhạt” ở trước và “mờ” ở sau, cũng với hai tiếng “khởi sự” rất mơ hồ, đã làm cho câu thơ trở nên lung linh, nhoà nhạt, gợi lên cảm giác bâng khuâng. Cảm giác ấy được nhân lên bởi dấu “ .”ở cuối câu, như nói về một khoảng ngân dài trong thời gian và về một cái gì chưa nói hết. Nhưng chất Xuân Diệu có lẽ kết đọng nhiều nhất ở câu thơ thứ ba. Đã nghe rét mướt luồn trong gió. Câu thơ mở đầu bằng một sự chuyển đổi cảm giác. Cái lạnh lẽo trên da thòt dường như lại có thể đến với con người qua một chữ “nghe”, và biến thành cái lạnh lẽo của tâm hồn. Chữ “luồn” thể hiện sự tinh tế của nhà thơ khi có thể phân biệt được “gió” và “rét” . Như thế, cái rét mướt không tónh lặng vì có thể “ luồn vào trong gió ”. Cái lạnh lại một lần nữa lại thấm vào trong lòng tạo vật và lòng người. Để rét mướt có thể luồn vào thì gió phải trở nên trống trải. Câu thơ càng tô đậm cảm giác về sự trống vắng trong lòng mùa thu và những con người bằng một bến thu. Đã vắng người sang những chuyến đò . Câu thơ thứ tư sử dụng phép đảo ngữ, làm nên cảm giác vắng vẻ và càng có sức ám ảnh. Âm điệu câu thơ dường như xa vắng dần, khẽ khàng dần. Và cảm giác “vắng” cứ trải dài ra mãi. Những tiếng cuối cùng nghe như một hơi thở của mùa thu cứ vẳng mãi vào giữa lòng người, làm nên nét gợi cảm khác nữa của mùa thu. Ở khổ cuối, con mắt thi nhân một lần nữa lại ngước nhìn về bầu trời để nhận ra thêm những dấu hiệu của mùa thu trong làn mây thu như nhẹ vương và những cánh chim thu đang bay đi tránh rét. Đó là một hình ảnh rất thu, hình ảnh rất riêng cho mùa thu thơ mộng. Nhưng đáng chú ý hơn là đàn chim bay đi và những áng mây còn ở lại. Vì thế, ngay từ đầu khổ thơ, thu đã được cảm nhận như là mùa của những xa cách, chia lìa. Mây vẩn từng không chim bay đi Khí trời u uất hận chia ly Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói, Tựa cửa nhìn xa nghó ngợi gì. Cảm nhận đó đã có từ trước khi tác giả hạ hai chữ “chia li” xuống dòng thơ thứ hai. Nỗi buồn thu bỗng trở nên nặng nề, nghẹn uất vì trước đó nhà thơ viết hai chữ “u uất” rồi lại thêm một chữ “hận”, để nỗi u uất bao trùm cả không trung, hiển hiện ở khí trời. Cảm giác như thế chỉ có thể sinh ra từ một tâm hồn không chòu đựng nổi sự lẻ loi, chia cách, khao khát sự giao cảm, sự có đôi, thèm muốn, ham muốn sống. Vì vậy, sự chia li còn gợi niềm mong nhớ. Đến hai câu thơ cuối cùng, con người lần đầu tiên xuất hiện trực tiếp trên dòng thơ qua hình ảnh những người thiếu nữ trong dáng điệu “tựa cửa nhìn xa”, dáng điệu của mong ngóng, đợi chờ. Vì thế, mùa thu hiện lên như mùa của chia ly, nhung nhớ. Vẫn không thể quên rằng trong những câu thơ cuối cùng này, Xuân Diệu để cho người thiếu nữ nhớ mong trong một trạng thái “buồn không nói” và không ai biết các cô đang “nghó ngợi gì”. “Đây mùa thu tới” đã khép lại trong cảm giác về cái “không”, gợi một tình cảm mênh mang khôn tả. Như vậy, nhà thơ rất mới là Xuân Diệu vẫn không thể xa lìa cội nguồn của người Việt, của phương Đông truyền thống : cái “có” khi lên đến mức độ tuyệt vời sẽ thể hiện bằng cái “không”. Có một sự gặp gỡ lạ kì với những câu thơ cổ được viết từ mấy trăm năm trước trong bài “Giai nhân tức sự” của Huyền Quang thiền sư. Sự không nói của những cô gái cũng chính là sự biểu hiện tuyệt vời của một nỗi thương thu. Đó là tiếng của những linh hồn muốn tìm nhau, gọi nhau qua một tiếng thở dài. * Trời mới lạnh nên người ta cần nhau hơn. Người nào chỉ có một thì cần một người khác nữa. Thu, người ta vì cái lạnh sắp đến mà rất cần đôi, vì thế không gian đầy những lời nhớ nhung, những hồn cô đơn thả ra, những tiếng thở dài gọi nhau. (Xuân Diệu) . mùa thu tới, mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng. Trong thơ Xuân Diệu giờ đây tấm áo thu đã mang một sắc vàng mơ mộng, nhạt nhoà. Một mùa thu vàng. sắc thu, gợi ra qua sắc liễu. Nhưng trong con mắt của nhà thơ, thu không còn là mùa của những điệu xanh” như trong chùm thơ thu Nguyễn Khuyến. Đây mùa thu

Ngày đăng: 23/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan