Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân

2 2.3K 46
Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần13;Tiết26.Ngày soạn: I.Mục tiêu 1/ Kiến thức: - Nắm đợc nội dung thuyết điện li - Hiểu đợc bản chất của dòng điện trong chất điện phân 2/ Kỹ năng: - Giải thích điện sự phân li của axít; bazơ và muối -Giải thích đợc quá trình dẫn điện trong chất điện phân,các phản ứng xảy ra ở Anốt và Katốt II.Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: - Chuẩn bị dụng cụ Thí nghiệm hình14.3 ;14.4 và 14.5 - Các câu hỏi hớng dẫn học sinh tìm hiểu bài - Câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài 2/ Học sinh: - Đọc trớc bài ở nhà và chuẩn bị bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Ôn lại các kiến thức về dòng điện trong kim loại - Xem lại về hoá trị của các kim loại II. Tổ chức hoạt động dậy và học A.Hoạt động đầu giờ( Time:05 min ) 1/ ổ n định tổ chức lớp: Lớp Ngày dạy Sĩ số Học sinh nghỉ 2/ Hoạt động vào bài: Trong đời sống cũng nh trong Sản xuất thì Nhôm ngày càng đợc ứng dụng rộng rãi,để sản xuất Nhôm thì chu trình sản xuất sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi này ta vào bài hôm nay B.Bài mới ( Time :38 min ) Time Hoạt động của Giáo viên và học sinh Cách tổ chức H.động 07 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ *( 1?) Tại sao kim loại lại dẫn điện tốt? Hạt tải điện trong kim loại là hạt gì? Bản chất dòng điện trong kim loại? *( 2 ?) Nguyên nhân gây ra điện trở và hiện tợng toả nhiệt trong kim loại? * ( 3?) Suất nhiệt điện động phụ thuộc vào điều gì?cấu tạo của cặp nhiệt điện? * Hoạt động cá nhân: - Giáo viên đa ra câu hỏi - Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi 10 2. Hoạt động 2:Tìm hiểu về Thuyết điện li I/ Thuyết điện li: a/ Thí nghiệm: - Cho nớc tinh khiết vào cốc,nối hai điện cực vào nguồn điện của pin,quan sát dòng điện chạy qua điện kế. *( 1?) Nhận xét về dòng điện chạy qua bình điện phân khi cho nớc cất, CuSO 4 ;NaCl vào dung dịch? Quan sát sự thay đổi ở các điện cực Cu và Than chì? *( 2?) Trình bày nội dung của thuyết điện li? HS: Nội dung cơ bản của thuyết điện li: + Trong dung dịch các chất axít, bazơ, muối bị phân li một phần hoặc toàn bộ thành các iôn, các iôn có thể chuyển động tự do trong dung dịch và chúng là các hạt tải điện trong dung dịch điện phân. + Các iôn mang điện tích bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố. + Các iôn vốn đã có sẵn trong dung dịch, chúng liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện, một số phân tử chuyển động nhiệt tách thành iôn tự do. + Các muối hoặc bazơ nóng chảy cũng cho các iôn tự do nh dung dịch. + Các dung dịch axít, bazơ và muối nóng chảy gọi là dung dịch điện phân. * Hoạt động cá nhân: - Học sinh đọc mục I trong SGK và trả lời câu hỏi của GV. -GV tiến hành thí nghiệm với nớc cất và một số chất điện phân nh: CuSO 4 ;NaCl với các điện cực bằng than chì và bằng đồng. Bài 14: dòng điện trong chất điện phân 13 3. Hoạt động 3:Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất điện phân II/ Bản chất dòng điện trong chất điện phân 1/ Thí nghiệm: Cho điện phân muối CuCl 2 ; CuSO 4 với điện cực bằng sắt mạ thiếc. Kết quả :Sau một thời gian thì điện cực bị mờ và xám lại không sáng bóng nh ban đầu. *( 1?) Quan sát điện cực và rút ra nhận xét? * ( 2?) Mô tả hiện tợng xảy ra khi dòng điện đi qua dung dịch điện phân? HS:khi cho dòng điện chạy qua bình điện phân thì điện trờng ngoài sẽ có hớng từ cực A sang K: Lực điện trờng sẽ làm cho các iôn dơng chuyển động cùng chiều và ngợc lại từ K về A. 2/ Bản chất dòng điện trong chất điện phân * (3?) Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân? HS:Dòng điện trong chất điện phândòng chuyển dời có hớng của các iôn dới tác dụng của Lực điện trờng về A và K trong bình điện phân. *( 4?) Câu hỏi C1 ( SGK-81) TL C1:ta cần quan sát kĩ xem khi dòng điện chạy qua có hiện t- ợng điện phân hay không. *(5?) Chất điện phân và kim loại thì chất nào dẫn điện tốt hơn? TL:Kim loại dẫn điện tốt hơn chất điện phân vì mật độ iôn trong kim loại nhiều hơn. * Hoạt động cá nhân: - Học sinh đọc mục II trong SGK và trả lời câu hỏi của GV. -GV tiến hành thí nghiệm với một số dung dịch điện phân: CuCl 2 ; CuSO 4 08 4. Hoạt động 4: Hoạt động củng cố bài Câu 1: Trong các dung dịch điện phân, các iôn mang điện tích âm là: A.gốc axít và iôn kim loại B. gốc axít và gốc bazơ C. iôn kim loại và bazơ D. chỉ có gốc bazơ. Câu 2: Bản chất của dòng điện trong chất điện phân: A.dòng iôn dơng dịch chuyển theo chiều điện trờng B.dòng iôn âm dịch chuyển ngợc chiều điện trờng. C.dòng êlectron dịch chuyển ngợc chiều điện trờng D.dòng iôn dơng và ion âm chuyển động có hớng theo hai chiều ngợc nhau Câu 3: Tên gọi các điện cực trong bình điện phân là do: A.cách đặt tên ngẫu nhiên B. đặt tên theo chiều điện trờng ngoài C.theo tên của iôn đến điện cực đó D.cách đặt tên dựa vào chiều dòng điện chạy trong bình điện phân. Đáp án: Câu 1:B; Câu 2:D ; Câu 3:C * Hoạt động nhóm: -GVnêu rõ yêu cầu về thời gian hoạt động để hoạt động nhóm. - Học sinh đọc kĩ các câu hỏi và cùng thảo luận để đi đến đáp án đúng. C.Củng cố, dặn dò: ( Time:02 min) - Về nhà đọc tiếp phần còn lại,xem trớc các dạng bài tập trong SBT - Nắm đợc bản chất dòng điện trong chất điện phân,hiểu độ dẫn điện trong chất điện phân với trong kim loại . 2/ Bản chất dòng điện trong chất điện phân * (3?) Nêu bản chất dòng điện trong chất điện phân? HS :Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hớng. ;NaCl với các điện cực bằng than chì và bằng đồng. Bài 14: dòng điện trong chất điện phân 13 3. Hoạt động 3:Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất điện phân II/

Ngày đăng: 23/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan