Xây dựng truy xuất nguồn gốc cho chuỗi cung ứng sản phẩm thanh long xuất khẩu

53 892 0
Xây dựng truy xuất nguồn gốc cho chuỗi cung ứng sản phẩm thanh long xuất khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A.Tổng quan 1 Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam, thuận lợi và khó khăn - Cây thanh long (Hydrocereus undatus),(hay còn gọi là Pitaya theo tên Mỹ Latinh) là cây ăn trái họ xương rồng có nguồn gốc ở vùng sa mạc Mêhicô và Colombia, thuộc nhóm cây nhiệt đới khô Ở Việt Nam, thanh long đã có từ rất lâu nhưng mới chỉ được biết đến rộng rãi trên thị trường thế giới trong những thập niên gần đây,nó là một trong những chủng loại trái cây đặc sản - Thanh long đã được trồng rộng rãi ở các tỉnh thành trên toàn quốc (32 tỉnh thành) tuy nhiên diện tích tập trung lớn nhất là Bình Thuận(trên 20000h), rồi đến Long An(5000ha), Tiền Giang(3000ha), tiếp theo là Tây Ninh, Đồng Nai và một số địa phương trên Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc - Cây thanh long dễ trồng, cho trái chất lượng tốt, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và gần đây thanh long luôn được giá Lợi nhuận của người trồng Thanh long cũng tăng hơn so với một số cây trồng khác, Chính vì vậy diện tích thanh long phát triển rất nhanh, vùng trồng thanh long cũng đã mở rộng rất nhiều Trước đây chỉ tập trung ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An, nay đã trồng khắp các vùng Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vùng Tàu), ĐBSCL (Trà Vinh, Vĩnh Long, v.v cả đến Cà Mau) và lan rộng ra các tỉnh phía Bắc Tương tự như vậy, sản lượng thanh long cũng tăng lên rất nhiều (năm 2000 dưới 50.000 tấn, đến nay đã hơn 600.000 tấn)     Diện tích và sản lượng Thanh Long qua các năm (x1000 tấn) (x1000 ha) DiệnTrung tích Lập, Báo cáo HN TFNet, 2013) (Nguồn: Ts Lương Ngọc • Thuận lợi Sản lượng Thanh long là cây dễ trồng, nông dân có thể trồng ngay trên đất ruộng sau khi lên líp và đấp mô nhỏ cây thanh long thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau, chịu được đất xấu, đất phèn nhẹ, nhưng không bị úng Cho nên hiện nay thanh long được trồng khắp nơi, mở rộng ngay cả các vùng phèn Thanh long là loại cây mau cho trái, sau khi trồng khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch, là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, bên cạnhđó lợi nhuận từ cây thanh long có thể gấp 7-10 lần so với trồng lúa Nông dân trồng thanh long có kỹ thuật rất cao, có khả năng cho ra hoa theo ý muốn (rải vụ), xử lý trái lớn, nhỏ theo thị trường, xử lý tai trái giữ màu xanh sau thu hoạch, v.v • Khó khăn Do có lợi nhuận và dễ trồng, có thể rải nhiều vụ trong năm nên cây thanh long bị khai thác quá sức Do phải mang trái nhiều vụ liên tiếp lại không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời và cân đối nên cây Thanh long có hiện tượng thiếu dinh dưỡng, cành teo tóp, xuất hiện vàng cành, tần xuất và các chủng loại sâu bệnh hại ngày càng nhiều  Việc quá lạm dụng một số hợp chất kích thích sinh trưởng (có chứa GA3, GA4, GA7, Cytokinin, NAA ) trên cây thanh long cũng góp phần làm suy kiệt sức lực của cây Thanh long Chúng ta đã biết rõ rằng chất kích thích sinh trưởng (chất ĐHST) không phải là dinh dưỡng, nếu dùng nó quá nhiều mà không bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cho cân đối thì cây sẽ bị kiệt sức và suy giảm tính chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết bất lợi… 1  Có rất nhiều vườn Thanh long được trồng trên địa hình đất trũng thấp , mực thủy cấp nông, khó thoát nước vào mùa mưa lũ (có thể diện tích này chiếm gần 50%) như trên nền đất ruộng lúa 2 vụ, 3 vụ, dể bị úng Thiết kế ruộng không có hệ thống thóat úng, không phù hợp với đặc điểm không chịu úng của cây thanh long làm cho bộ rễ thiếu oxy, phát triển kém, cành ốm yếu, chống chịu với sâu bệnh yếu, chất lượng và năng suất trái thấp Nhiều vườn cây phát triển yếu, cành vàng, có vườn sau một thời gian bị chết Chứng tỏ phát triển vườn Thanh long còn mang tính tự phát không có thiết kế, qui hoạch khoa học Đặc biệt hiện nay cây thanh long đã tràn về vùng phèn Đồng Tháp Mười, vấn đề nghiên cứu tính thích nghi và tính chống chịu phèn và úng của thanh long cần được đặt ra hết sức cấp bách để cảng báo cho người trồng thanh long Trong khi đó, Thanh long Bình Thuận đa số trồng trên đất bạc màu nhưng canh tác thiếu phân hữu cơ, bón quá nhiều phân hóa học làm đất thêm bạc màu, hệ vi sinh vật đất có lợi kém phát triển, sức đề kháng của cây rất yếu trong tình hình trên  Việc lạm dụng & sử dụng không tuân thũ theo nguyên tắc 4 Đúng những loại thuốc BVTV, phân bón lá đã làm cho cành, rễ thanh long bị suy kiệt & trái thanh long mau hư khó bảo quản và vận chuyển đi xa Cũng do sử dụng nhiều lần trên nhiều dạng loại thuốc đã tiêu diệt nhiều loại thiên địch, từ đó đã phá vỡ “thế cân bằng sinh học tự nhiên” Thực tế đã cho thấy, hiện nay trên các vườn Thanh long thâm canh xuất hiện nhiều loại bệnh  Công nghệ sau thu họach & công nghệ chế biến chưa theo kịp đòi hỏi của thị trường cũng như của thực tế sản xuất Chính nguyên nhân này đã làm giảm sút giá trị gia tăng của trái Thanh long Giảm lợi nhuận & hạn chế tốc độ mở rộng thị trường  Tuy có vùng sản xuất khá tập trung ở một số huyện trọng điểm của Bình Thuận, Long An & Tiền Giang nhưng còn rất yếu trong khâu tổ chức sản xuất, liên kết với qui mô lớn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Chuỗi liên kết ngành hàng chưa được tổ chức chặt chẽ và khoa học Mặc dù Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng như các sở ban ngành đã chú ý phát triển các diện tích Thanh long theo qui chuẩn Viêt-GAP và cũng đã có kết quả khả quan như ở tỉnh Bình Thuận (đã có trên 7.000 ha thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP) Nhưng để duy trì và phát triển diện rộng trên những diện tích trồng Thanh long theo qui chuẩn Việt-GAP thì còn gặp nhiều khó khăn do những bất cập trong quản lý, điều hành, do nhận thức, ý thức và thói quen cố hữu, bảo thủ của người nông dân 2  Việc qui hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà sơ chế đóng gói, kho lạnh b ảo quản còn chưa được chú ý đúng mức để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất Thanh long bền vững 2 Tình hình xuất khẩu thanh long sang EU, cơ hội và thách thức Thanh long Việt nam phần lớn đã được xuất khẩu tới 20 quốc gia trên thế giới (chiếm từ 80-85% sản lượng), nhưng chủ yếu vẫn là các nước Châu Á mà Trung Quốc chiếm thị phần lớn Châu Âu là thị trường bán được giá cao nhưng là những khách hàng khó tính Kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam, 2003-2013 (Viện CAQ MN, 2014) Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long theo giá trị, 2013 • Cơ hội  Phát triển sản phẩm: Việt Nam hiện có cơ hội lớn trong việc phát triển giống cây trồng mới, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ xuất khẩu như trồng thêm giống mới, áp dụng kỹ thuật thay mẫu quả , giữ màu ruột nhờ có sự nghiên cứu của các viện cây ăn quả, có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế  Thương hiệu : Hiện tại đã có một vài thương hiệu thanh long như Hoàng Hậu, Long Hòa, đã được biết đến trên thương trường thế giới có cơ hội tiếp tục tăng thị phần xuất khẩu  Cạnh tranh: Sự cạnh tranh lành mạnh cũng là cơ hội cho thanh long Việt Nam tự khẳng định và hoàn thiện hơn trên thương trường ( đạt các chứng chỉ cần thiết , đảm bảo chất lượng ổn định ) • Thách thức  Phát triển sản phẩm: Sản lượng thanh long ngày mỗi cao, nhưng thiếu thị trường xuất- đầu ra của sản phẩm khiến ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng  Thương hiệu : Mặc dù đã có một số thương hiệu thanh long Việt Nam, nhưng 60% xuất khẩu vẫn còn dưới thương hiệu nước nhập khẩu sẽ khiến cho thanh long của Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng gặp đe dọa mất thương hiệu trên một số thị trường quốc tế 3  Cạnh tranh: Sự gia nhập AFTA, nhất là WTO sẽ khiến cho sự cạnh tranh hết sức gay gắt và khốc liệt cho chính sản phẩm thanh long Việt Nam trên sân nhà trực tiếp, hoặc gián tiếp khi việc không đánh thuế cho Các sản phẩm trái cây Trung Quốc, Thái Lan tràn vào thị trường  Thanh long của ta còn quá nhiều tồn tại, nhất là còn có xuất hiện những vết bệnh (do nấm và vi khuẩn) trên trái trong quá trình tồn trữ, vận chuyển, trái và những tai trái bị héo vàng & dập trái, thiếu vệ sinh và đôi khi vẫn còn tồn dư lượng hóa chất độc hại, nên khi chuyên chở xa, nhất là chuyên chở bằng tàu thủy, khi đến thị trường Châu Âu tỷ lệ trái bị hư hỏng quá lớn Đồng thời đã bắt đầu có một số nước cảnh báo về dư lượng thuốc BVTV cao trong trái thanh long & nhất là với đối tượng Ruồi đục trái.Vấn đề xúc tiến thương mại của Việt Nam ở các nước Châu Âu chưa được quan tâm, người dân Châu Âu hầu như chưa hiểu biết gì nhiều về trái thanh long  Chưa có những kế hoạch và những hợp đồng hợp lý giữa sản xuất và tiêu thụ, chưa xác định chính xác các thông số về Cung-Cầu của từng thời điểm trong năm, dẫn đến không ổn định về giá cả tiêu thụ Chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho Thanh long Việt Nam Còn tồn tại khá nhiều các nhãn hiệu Thanh long cùng xuất xứ tại Việt Nam (có cả nhãn hiệu của Công ty nước ngoài đóng gói ngay tại Việt Nam) Chưa xây dựng đươc các tiêu chuẩn và qui chuẩn về chất lượng trái Thanh long xuất khẩu  Việc qui hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà sơ chế đóng gói, kho lạnh bảo quản còn chưa được chú ý đúng mức để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất Thanh long bền vững 3 Tổng quan về công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu - Công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu là nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long hàng đầu tại - Việt Nam Công ty được thành lập vào năm 1988 với mô hình trang trại Bắt đầu sự nghiệp chỉ với 3 ha đất khai hoang trồng thanh long và một số cây rau quả ngắn ngày Đến thời điểm năm 2003, Hoàng Hậu đã có 100 ha đất, trong đó có 70 ha trồng thanh long Hoàng Hậu là trang trại đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thanh long theo quy mô thương mại, đồng thời là nhà xuất khẩu thanh long với quy mô lớn - Thanh long mang thương hiệu Hoàng Hậu chiếm thị phần lớn ở thị trường các nước châu Á, châu Âu Phát huy những thành quả đạt được, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ cho thị trường cao cấp trong nước và những thị trường khó tính ở nước ngoài Kế hoạch năm 2005-2010, Công ty đầu tư trồng mới 300 ha thanh long hữu cơ (organic) theo quy trình sản xuất nông nghiệp tiêu chuẩn Châu Âu (EUREPGAP) - Thành phần sinh hoá, dinh dưỡng của quả Thanh Long: Thành phần Nước Protein g/100gr thịt trái 85.3 1.1 Thành phần Vitamin C Niacin 4 g/100gr thịt trái 3 2.8 Glucose 0.57 Vitamin A 0.0111 Fructose 3.2 Calcium 10.2 Sorbitol 32.7 Sắt 6.07 Cacbohydrat 11.2 Magnesium 38.9 Chất xơ 1.34 Phospho 27.5 Tro 0.56 Kali 27.2 Năng lượng 67.7 Natri 2.9 Nguồn: sở NN và PPNT Bình Thuận trích từ báo cáo của Phân Viện Cơ điện Nông Nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tại TP.HCM - Hệ thống quản lí chất lượng của công ty ( VIETGAP, GLOBALGAP) Nguồn nguyên liệu, sản lượng - +) Công ty hiện có 2 giống thanh long đó là: ruột trắng vỏ đỏ và ruột đỏ vỏ đỏ, vào tháng 9-2013, công ty đã đăng kí thành công việc mua bản quyền giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 của Viện cây ăn quả miền Nam(SOFRI) và được quyền sử dụng, khai thác trong vòng 20 năm Thanh long có những đặc tính như: Ngọt, đẹp, dễ ăn, bảo quản lâu, chế biến được nhiều sản phẩm, có trái quân năm và hấp dẫn trẻ em Hàng năm, sản lượng thu hoạch từ 3000-3500 tấn, năng lực thu mua và đóng gói xuất khẩu từ 10000-12000 tấn +) Tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh Bình Thuận có 20.551 ha thanh long với sản lượng thu hoạch trên 500 ngàn tấn/năm (trong đó, có 7.335 ha thanh long được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP) Nhờ có biện pháp chong đèn kích thích ra hoa trái vụ nên trái thanh long Bình Thuận có thể cung cấp cho thị trường quanh năm theo yêu cầu Hiện nay, thanh long Bình Thuận chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu đến 85%, tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 15% Định hướng và xác đinh mục tiêu phát triển của công ty - +) Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phối hợp cùng với các cơ quan Nhà Nước tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, quảng cáo trái Thanh long thông qua những sự kiện thể thao, văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng để tạo lòng tin ở người tiêu dùng Mỹ vì đây là sản phẩm khá mới mẻ đối với thị trường này +) Tăng cường công tác nghiên cứu thật kỹ thị trường tạo đầu ra cho thanh long, nhằm giữ vững và thâm nhập sâu thêm vào thị trường Mỹ, Pháp, Nhật Bản +) Phối hợp các cơ quan nhà nước tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá trái Thanh long thông qua những sự kiện thể thao, văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài địa phương Các công ty tương tự +) Công ty trồng và xuất khẩu thanh long (Vina Hgin Gon) +) Công ty TNHH TM XNK Phương Giảng +) DNTN rau quả Bình Thuận +) DNTN Văn Bình +) DNTN TM Phúc Duyên Thịnh +) DNTN Long Hòa +) Công ty TNHH TM Lộc Tú +) Công ty TNHH Bảo Thanh 4 Tổng quan về truy xuất nguồn gốc 5 4.1 Khái niệm Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối (theo Codex Alimentarius) Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm (Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12) Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh (Thông Tư 74/2011/TT-BNNPTNT) 4.2 Xuất xứ của truy xuất nguồn gốc Truy xuất nguồn gôc đã được sử dụng từ lâu đời và trong những lĩnh vực khác nhau, trong cuộc sống thường ngày cũng như trong sản xuất nông, lâm, thủy sản,… Hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được sử dụng trong nhiều năm qua trên thế giới trong một số các ngành khác như hàng không, ô tô và các ngành công nghiệp dược phẩm Đối với các ngành công nghiệp, hệ thống truy xuất nguồn gốc đã trở thành một yêu cầu chinh đáng trong thương mại quốc tế Trong thời gian qua ba thập kỷ qua, trong xu hướng toàn cầu hóa cùng với những tiến bộ trong nuôi trồng và chế biến thủy sản thì hệ thống truy xuất nguồn gốc đã trở thành một mối quan tâm lớn khi tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mối lo và hoang mang cho người tiêu dùng Các doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc như một sự đảm bảo về chất lượng cảu sản phẩm làm cho người tiêu dung tin tưởng hơn Trong xu thế hội nhập chung, việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc là phổ biến trên toàn thế giới, tuy có sự gộp chung ở một số khu vực nhưng sự phân hóa nhiều nhất vẫn là công nghệ sử dụng Ban đầu truy xuất nguồn gốc được thể hiện với các hình thức đơn giản nhất là trên giấy Năm 2002 với sự phát triển bung nổ trong phân tích dữ liệu điện tử, hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ thông tin phải được phát triển Yêu cầu tối thiểu cho hệ thống truy xuất nguồn gốc ở mỗi đơn vị được các cơ quan quản lí quốc tế đặt ra trước tiên là các sản phẩm phải được dán nhãn riêng biệt để cho phép nhận dạng Các phương pháp phổ biến nhất là dán nhãn sản phẩm với hệ thống mã số mã vạch trong đó EAN13 và mã số UCC12 được sử dụng nhiều nhất.Các mã số bao gồm các dạng định dạng, nhưng không thể đọc được băng cách bán lẻ Những phát triển mới nhất là việc sử dụng RFID( nhận dạng bằng tần số radio) Lợi thế của các thẻ này là dễ dàng để đọc Hệ thống theo dõi và dám sát truy xuất sử dụng hệ thống quản lí phần mềm, hệ thống mạng cùng với công nghệ RFID (‘hip điện tử RFID, máy đọc, ghi dữ liệu) và hệ thống mã hóa cho phép nắm bắt và duy trì mọi thông tin về sản phẩm từ lúc bắt đầu nuôi cho đến khi tới tay người tiêu dùng (bao gồm tất cả các công đoạn: tạo giống, ươm, nuôi, chế biến, chuyên chở và phân phối) Khi có bất kì vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì doanh nghiệp có thể truy xuất ngược lại để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra giải pháp xử lí kịp thời Đối với người tiêu dùng họ có thể biết được mọi thông tin về sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như thế nào, dùng thức ăn gì, v.v… và do đó tạo được tâm lí an toàn cho người tiêu dùng 4.3 Phân loại truy xuất nguồn gốc - Truy xuất nguồn gốc bên trong: Là các quá trình kinh doanh, dữ liệu độc quyền một công ty sử dụng trong phạm vi các hoạt động của mình để thực hiện việc truy tìm nguồn gốc - Truy xuất nguồn gốc bên ngoài: Là qua trình kinh doanh xảy ra giữa các đối tác thương mại và thông tin/ dữ liệu trao đổi truy tìm nguồn gốc 4.4 Đối tượng của truy xuất nguồn gốc 6 - Tất cả các loại thực phẩm và các sản phẩm liên quan trong toàn bộ chuỗi thực phẩm từ ao nuôi đến nhà bán lẻ - Thức ăn chăn nuôi và các nguyên liệu nông nghiệp khác cần dùng để sản xuất thực phẩm - Các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm 4.5 Lợi ích và lý do phải áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc a Lý do Hiện nay trên thế giới xảy ra rất nhiều sự cố mất an toàn thực phẩm như nhiễm độc ddioooxxin ở bỉ, Dư lượng thuốc kháng sinh trong thủy sản, Dich bò điên tại Anh,… dẫn đến quan ngại về an toàn thực phẩm và thông tin nguồn gốc thực phẩm Do yêu cầu của các cơ quan các nước nhập khẩu thực phẩm: quy định những yêu cầu và biện pháp kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặt hơn để đảm bảo an toàn thực phẩm; Yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm không an toàn; Không cho phép nhập khẩu các sản phẩm không an toàn thậm chí hủy bỏ khi nhập khẩu Các nước xuất khẩu thực phẩm: đáp ứng để vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu và đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm của người tiêu dùng trong nước b Lợi ích Tuy việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản sẽ làm tăng chi phí trong việc đầu tư trang thiết bị, nhân lực và phức tạp trong quản lý, lưu giữ thông tin Tuy nhiên những lợi ích mà truy xuất nguồn gốc mang lại cho doanh nghiệp không phải là nhỏ Theo đó, khi áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ mang lại những lợi ích sau: - Đảm bảo thu hồi nhanh chóng sản phẩm Khi có những phản ánh không tốt từ phía khách hàng thì các lô sản phẩm bị sự cố sẽ được xác định tức thời và tiến hành thu hồi nhằm giảm sự ảnh hưởng và bảo vệ người tiêu dùng tránh phải sử dụng sản phẩm bị sự cố - Dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra Khi đó doanh nghiệp sẽ tiến hành dò theo từng công đoạn trong chuỗi cung ứng và phát hiện ra ngay sự cố đó phát sinh ở tại khâu nào và sẽ có câu giải thích rõ ràng với khách hàng và đề ra phương án giải quyết kịp thời từ đó sẽ có sự giám sát và cải tiến hệ thống nhằm tránh sự cố lại tiếp tục xảy ra sau này - Giới hạn được phạm vi thu hồi sản phẩm khi có sự cố xảy ra từ đó tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng - Nâng cao niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của công ty, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường - Giúp doanh nghiệp hoàn thiện và quản lý tốt chất lượng sản phẩm và chuỗi cung ứng từ nguyên liệu cho đến thành phẩm, vận chuyển và phân phối 4.6 Mục tiêu của một hệ thống truy xuất nguồn gốc Một hệ thống truy xuất nguồn gốc khi được áp dụng cần phải đạt được những yêu cầu sau: - Đáp ứng những yêu cầu về luật lệ, quy định, chính sách về an toàn thực phẩm - Có khả năng xác định chính xác lịch sử sản xuất sản phẩm - Thuận tiện trong triệu hồi sản phẩm bị sự cố - Thực hiện đúng theo nguyên tắc “ một bước trước, một bước sau” - Truy xuất nguồn gốc được áp dụng nhằm hỗ trợ cho mục tiêu cuối cùng là an toàn chất lượng sản phẩm 7 - Dễ dàng tiếp cận với những thông tin cơ bản của một sản phẩm - Xác định được trách nhiệm của cơ sở sản xuất cung ứng trong chuỗi - Có tính khả thi và hiệu quả đối với từng doanh nghiệp khác nhau, tùy vào từng điều kiện của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp phù hợp - Giúp cải thiện hiệu quả năng suất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp - Dễ dàng truy xuất và những thông tin phải đáng tin cậy để cung cấp cho khách hàng khi cần thiết vì vậy các thông tin phải được mã hóa 4.7 Phạm vi truy xuất nguồn gốc - Áp dụng cho sản phẩm thanh long tươi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu Thực hành truy tìm nguồn gốc từ người trồng tới cửa hàng bán lẻ hay nhà khai thác dịch vụ thực phẩm (nghĩa là truy tìm nguồn gốc bên ngoài) - Áp dụng cho mọi cấp độ sản phẩm và công ten nơ vận chuyển, bao gồm cả palet, thùng và các vật phẩm tiêu dùng - B.Nội dung I Các yêu cầu của thị trường xuất khẩu Các qui định, tiêu chuẩn về nhập khẩu nông sản/rau quả tươi/thanh long vào EU \Tiêu chuẩn\EC 1182-2007.pdf \Tiêu chuẩn\EC 2200-96-to chuc chung cua thi truong rau qua.docx \Tiêu chuẩn\EEC 79-117.pdf II Các qui định về quản lí chất lượng thanh long xuất khẩu ở Việt Nam Các qui định, tiêu chuẩn về chất lượng nông sản/rau quả tươi/ thanh long xuất khẩu \Tiêu chuẩn\Gioi han toi da o nhiem hoa chat tp+ QD+46+BYT.pdf \Tiêu chuẩn\Quy định về an toàn thực phẩm đối với rau.docx \Tiêu chuẩn\Quy trình sản xuất Thanh Long theo VIETGAP.pdf \Tiêu chuẩn\Thuc hanh san xuat nong nghiep tot + 379-QD- BNN- KHCN.doc III Chuỗi cung ứng thanh long xuất khẩu của công ty TNHH Hoàng Hậu 1 Sơ đồ chuỗi cung ứng 8 Nhà cung cấp vật tư nông nghiệp Nhà cung cấp phân bón, thuốc baỏ vệ thực vật,… Nhà vườn của công ty Nhà vườn Nhà thu mua Nhà cung cấp hóa chất Công ty thương mại, xuất khẩu – Công ty TNHH Hoàng Hậu Nhà cung cấp bao bì Nhà vận chuyển Nhà phân phối tại thị trường xuất khẩu Chợ/ Siêu thị Người tiêu dùng 2 Phân tích chuỗi cung ứng Nhà vườn a Đặc điểm 2.1 Hiện nay tỉnh Bình Thuận có khoảng 9,500 hộ trồng thanh long, tập trung nhiều nhất tại hai huyện Hàm Thuận Bắc và Nam, trong đó, 85-90% là hộ nông dân nhỏ, 10-15% là hộ nông dân lớn - Nông dân nhỏ: Diện tích đất trồng thanh long từ 2-3 sào, đây là những hộ nông dân dân không có khả năng làm lớn do thiếu vốn và diện tích đất canh tác có hạn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi thương lái, hoặc HTX về giá cả, và phương thức vận chuyển, thu họach v.v Họ không có điểm sơ chế, nếu không bán mão, bán xô, họ tự thu hoạch sản phẩm bằng xe cút kít, sau đó chuyển sang những ky nhựa và được đặt lên xe tải( của thương lái), hoặc tự dùng những phương tiện vận chuyển khác như xe đạp, xe máy, xe ba gác để thanh long từ vườn đến thẳng điểm tập kết của các thương lái - Nông dân lớn: Diện tích khoảng trên 10ha, họ không chỉ sản xuất, mà còn chủ động bán sản phẩm của họ cho các khách hàng hoặc xuất khẩu với vai trò như một thương lái( Công ty TNHH Hoàng Hậu, DNTN Long Hòa, DNTN Phương Giảng, HTX thanh long Hàm Minh, trang trại Duy Lan, DNTN Phúc Duyên Thịnh,…) Những người này thường tự xây dựng 1 9 khu sơ chế riêng của mình để phân loại chất lượng, đóng gói và tồn trữ Các phương tiện vận chuyển của họ đa dạng và hiện đại hơn nông dân nhỏ (bao gồm cả xe tải nhẹ) Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu là công ty hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu thanh long tại Việt Nam Với diện tích đất trồng hiện có là 100ha, trong đó có 70ha đất trồng thanh long Ngoài việc tự canh tác để tạo ra nguồn thanh long ổn định trong doanh nghiệp, công ty còn tiến hành thu mua thanh long từ các nhà vườn,thương lái khác để đảm bảo số lượng thanh long xuất khẩu Công ty Hoàng Hậu đã được chứng nhận sản xuất sạch theo VIETGAP, GLOBALGAP, được Mỹ công nhận và trao chứng chỉ đạt chuẩn Nhà đóng gói trái cây vào thị trường Hoa Kỳ b Quy trình trồng trọt Làm đất Chuẩn bị trụ Chuẩn bị hom giống Trồng Nhà cung cấp phân, thuốc Chăm sóc Nhà cung cấp vậ tư nông nghiệp Thu hoạch b.1 Làm đất - Thực hiện Thanh long có thể được trồng trên đất cát pha, đất xám bạc màu, đất đỏ badan, , có thể tận dụng những thửa ruộng thấp, ruộng trồng lúa, đất vườn xung quanh nhà,… Nông dân tiến hành phát hoang,cày bừa đối với khu đất chuẩn bị trồng thanh long - Yêu cầu Khu đất phải được cày bừa kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước và chống ngập úng Mẫu: Sử dụng hoá chất, chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất Tên hoá chất, Ngày, tháng, phụ gia sử Số lượng (3) năm (1) dụng (2) Cách xử lý (4) Diện tích (m2) (5) Thời tiết khi sử dụng (6) Ghi chú: Cách xử lý : Bón hay tưới vào đất Nguồn: HỒ SƠ SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI AN TOÀN THEO VIETGAP 10 - Các thành viên tham gia trong nhóm sản xuất và tiếp thị có thể trao đổi thông tin với nhau,mua vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất như phân bón,thuốc bảo vệ thực vật và thậm chí cả hợp tác với nhau cả trong hoạt động tiếp thị.Trên cơ sở này,họ sẽ có quyền quyết định thỏa thuận về giá cả cũng như giảm giá thành sản xuất và tiếp thị - Các nhóm cũng có thể thực hiện các tiến bộ kĩ thuật khác để tăng hiệu quả tổng hợp vườn cât thanh long như: trồng xen cây có họ đậu phủ đất làm thức ăn chăn nuôi,sử dụng cành thanh long cắt tỉa hành vi thí điểm ủ làm thức ăn gia súc nếu được,hoặc sản xuất biogas cung cấp cho máy phát điện chong đèn vườn thanh long,xây dựng vườn thanh long kết hợp với kinh doanh du lịch sinh thái,khai thác hiệu quả và bền vững 2 Giải pháp xây dựng mối liên kết nông dân với doanh nghiệp, nhà phân phối Giữa nông dân và doanh nghiệp sẽ hình thành hợp đồng giấy ràng buộc Nông dân sẽ yên tâm hơn khi sản phẩm của mình được đơn đảm bảo tiêu thụ hết với một mức giá thỏa thuận có lợi,không bị ép giá và cũng có thể nhận thêm phần giá trị khi không phải qua khâu trung gian là thương lái Còn doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn hàng đủ tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu,tăng uy tính với khách hàng,tăng khả năng cạnh tranh 3 Giải pháp đào tạo, tập huấn cho các đối tượng trong chuỗi cung ứng - Cần tổ chức các khóa học nâng cao ý thức về trồng trọt theo quá trình đảm bảo an toàn cũng như kĩ thuật trồng trọt thanh long an toàn cho nông dân - Đối với cả nông dân,thương lái,vựa phân phối đều cần có cácchương trình đào tạo,nêu bật tầm quan trọng của các hoạt động,các ràng buộc và các vấn đề liên quan hai chiều cũng nhưhướng dẫn cách thức thủ tục pháp lí trong kí kết hợp đồng,thủ tục vay vốn ngân hàng - Đối với các khâu từ nông dân đến người bán lẻ cần được tập huấn về sơ chế bảo quản,đóng gói và vận chuyển khao học để giảm thiểu hao hụt,đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng cũng như các khóa đào tạo về các chứng nhận và chứng chỉ phục vụ các thị trường 4 Giải pháp xây dựng mở rộng hệ thống tiêu thụ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới - Để dễ dàng cho xúc tiến thương mại ngành hàng thanh long cần thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế đã đượcxây dựng sử dụng chung trong thị trường,mà chủ yếu tập trung cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - Nhà nước hoàn thiện việc ký các hoạch định thương mại cho ngành hàng thanh long đối với các nước nhập khẩu để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp Tiếp tục hỗ trợ xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường cho thanh long,hỗ trợ xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia cho thanh long Việt Nam - Nông dân và các tổ chức tăng cường đầu tư thâm canh,áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến nhằm sản xuất thanh long có chất lượng cao,an toàn thực phẩm đáp ứng các thị trường xuất khẩu tiềm năng và tự công bố chất lượng,để khẳng định vị trí trong chuỗi cung ứng - Các doanh nghiệp cần thực hiện HACCP ở khu vực đóng gói Đáp ứng nhu cầu của thị trường hội nhập,nông dân phải hoạt động trong các tổ chức, HTX xây dựng tổ chức liên kết giữa cơ sở sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện thực hiện tốt chuổi cung ứng thanh long một cách hợp lí từ sản xuất đến thị trường C Tổng kết *Phụ lục 1 Qui trình trao đổi thông tin truy xuất Bước 1: 39 Ấn định từng pallet - SSCC đơn nhất cho Mã hóa số SSCC thành mã vạch GS1-128 - số In mã vạch lên nhãn pallet Bước 2: Quét GTIN từ từng thùng thuộc pallet đó và kết nối với số SSCC pallet - Bước 3: Sử dụng nhãn pallet cho pallet - Bước 4: Gửi Thông báo về việc chuyển đi đến đối tác thương mại bằng cách sử dụng thông điệp điện tử (EANCOM®) - Truyền Thông báo về việc chuyển đi đến người nhận ngay khi chuyến hàng sẵn sàng để chuyển đi - Bước 5: Người nhận tiếp nhận Thông báo về việc chuyển đi và ghi lại số SSCC cũng như các thông tin tương ứng của nó - Bước 6: Người nhận dỡ lô hàng Người nhận quét thẻ pallet và lấy số SSCC Người nhận tìm trên hệ thống nội bộ hồ sơ về số SSCC nội bộ - Khi tìm được số SSCC, nội dung về pallet được kết nối tự động với chuyến hàng (GTIN’s, số lô/đợt, số lượng) 2 Cấu trúc SSCC - SSCC gồm 4 thành phần; Số mở rộng, Mã công ty GS1, Số xê-ri tham chiếu và số kiểm tra - Mã doanh nghiệp GS1 có thể có độ dài khác nhau Số tham chiếu xê-ri khác nhau về độ dài tùy thuộc vào độ dài Mã doanh nghiệp GS1 - 40 - Số kiểm tra là một số đếm dùng để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu SSCC cần được lưu trữ hoặc mã hóa toàn bộ - tất cả là 18 chữ số Hình 6-3 Ví dụ về SSCC trong mã vạch GS1-128 Sử dụng Số phân định ứng dụng (AI’s): 3 Mã GS1-128 cho phép mã hóa thông tin thứ cấp Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng các số phân định ứng dụng Trong ví dụ dưới đây số phân định ứng dụng được đặt trong ngoặc đơn Số phân định (01) chỉ ra rằng những số tiếp sau là GTIN Số phân định (17) chỉ ra rằng những số tiếp sau là hạn sử dụng thể hiện dưới dạng năm/tháng/ngày − YYMMDD Số phân định (10) chỉ ra số lô/đợt Dùng cho phân định thương phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng nhưng không dùng tại điểm bán (01) 306141410013 trong đó (01) = AI 01 (GTIN) (17) 050101 trong đó (17) = AI 17 (ExpiryDate) (10) AIB2C3 trong đó (10) = số lô/đợt Chú thích: - Dấu ngoặc đơn không được mã hóa trong mã vạch Quy định kỹ thuật đầy đủ về việc sử dụng các ký hiệu mã vạch GS1 tham khảo Quy định kỹ thuật chung GS1 hoặc liên hệ với Tổ chức thành viên GS1 địa phương - 4 Bảng minh họa các ứng dụng GTIN trong mã vạch 41 Mã GTIN-8 Cấu trúc dữ liệu GTIN-8 Mã UPC-A Cấu trúc dữ liệu GTIN-12 Mã EAN-13 Cấu trúc dữ liệu GTIN-13 Mã vạch dữ liệu GS1 (đa hướng xếp chồng) Cấu trúc dữ liệu GTIN -14 42 ƒ Dùng cho phân định tại điểm bán sản phẩm đóng gói sẵn, trọng lượng/số lượng cố định, sản phẩm tiêu dùng ƒ Chỉ được ấn định bởi Tổ chức thành viên GS1 để sử dụng trên sản phẩm hạn chế về không gian Không chèn số "không" ƒ Dùng cho phân định tại điểm bán sản phẩm đóng gói sẵn, trọng lượng/số lượng cố định, sản phẩm tiêu dùng ƒ Dùng cho phân định tại điểm bán sản phẩm đóng gói sẵn, trọng lượng/số lượng cố định, sản phẩm tiêu dùng ƒ Dùng cho phân định tại điểm bán sản phẩm mềm, trọng lượng thay đổi, sản phẩm tiêu dùng ƒ Cấu trúc dữ liệu đến 14 số (GS1 hạn chế việc sử dụng dữ liệu vạch GS1 tại điểm bán chỉ gồm GTIN-12 hoặc GTIN-13) Dữ liệu vạch GS1 là một ký hiệu mã vạch mới được đưa vào để sử dụng song phương giữa các đối tác thương mại từ năm 2010 Thời điểm bắt đầu toàn cầu để các nhà bán lẻ có thể quét dữ liệu vạch GS1 là năm 2014 Có bẩy loại Mã vạch dữ liệu khác nhau Ví dụ trình bày ở đây là loại phổ biến nhất liên quan đến việc phân định sản phẩm mềm như táo, chuối, v.v… Các loại biến thể Dữ liệu vạch GS1 mở rộng và mở rộng xếp chồng có thể mã hóa thêm thông tin như trọng lượng tịnh hay giá cả Mã GS1-128 Cấu trúc dữ liệu Dùng cho phân định vật phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng nhưng không dùng tại điểm bán Số GTIN là 30614141000013 Số lô là A1B2C3 Hạn sử dụng là 050101 (YY/MM/DD) *Danh mục tài liệu tham khảo 1 Luận văn Hoàn thiện chuỗi cug ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận 2 Luận văn Tình hình xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận 3 Tiểu luận Xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ để nghiên cứu và tìm hiểu 4 Đề tài Các qui trình thực hiện một giao dịch xuất khẩu thanh long ngoại thương của công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu 5 Đề tài Nghiên cứu một số qui định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng tới việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 6 Quy trình sản xuất Thanh Long theo VIETGAP (Ban hành kèm theo Quyết định số 179/2008/QĐ-SNN ngày 4 tháng 6 năm 2008 Của Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận) 7 Giáo trình Mô đun Thu hoạch và bảo quản Thanh long, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 8 Thông tư số 74/2011/ TT- BNNPTNT 9 Truy tìm nguồn gốc rau quả tươi- GS1 *Giải thích thuật ngữ: 1 Bán mão: - Là phương thức bán định giá cho mỗi vườn 43 - Trước khi trái chín, Thương lái định giá cho một vườn Giá cả vẫn không thay đổi ngay cả khi giá cả thị trường dao động Tùy thuộc vào thỏa thuận mà nông dân hoặc chính thương lái sẽ đảm trách phần thu hoạch - Khi trái chín, Thương lái và nông dân ước chừng số lượng, kích cỡ trái, theo công thức: Sản lượng ước chừng = (Số lượng trái ước chừng ) X (Độ nặng trung bình của trái) -Phương pháp này thường được ứng dụng cho những vườn thanh long lớn.Trong một vài trường hợp, thương lái trả giá cao hơn một chút để trái cây được giữ chín trên cây trong vài ngày chờ cho kích cỡ của trái to hơn hoặc chờ đợi giá cả thị trường tăng lên rồi mới bán Chi phí thu thoạch và vận chuyển khoảng 100 VND/kg (Nguồn thảo luận nhóm nông dân do Axis thực hiện) -Ở hình thức này không có sự cân đo sau thu hoạch, mua bán bằng tiền mặt Giá cả thỏa thuận, được ước tính bởi nông dân và thương lái -Thông thường trong trường hợp này giá luôn rẻ hơn so với bán chọn Vài năm trở lại đây, nông dân thường áp dụng hình thức bán xô 2 Bán xô - Là hình thức thỏa thuận bán cả vườn theo một mức giá nhất định và sẽ được cân đo chính xác chứ không phải ước lượng Người thu mua và nông dân dựa vào quan sát nhận định số lượng trái lớn nhỏ để ấn định giá cho cả vườn Người nông dân sẽ trừ cho người thu mua khoảng 20-25 kg/ tấn tùy theo tỷ lệ trái lớn nhỏ của vườn 3 Bán chọn - Là hình thức mua bán trong ngày - Khi thương lái mua trong ngày, họ thường chỉ chọn mua những quả chín để cắt trong ngày (nhiều khi không kể chất lượng) Trong trường hợp này giá cả cao hơn Thông thường thương lái tự thu hoạch, cân đo sau khi thu hoạch và thanh toán bằng tiền mặt Giá cả là giá bán trong ngày 4 Tiêu chuẩn VIETGAP ( Good Agriclture Practice- GAP) Là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam, dựa trên 4 tiêu chí như sau: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm bẩn hoạch ô nhiễm vật lí khi thu hoạch; Môi trường làm việc trong sáng nhằm mục đích ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân; truy tìm nguồn gốc sản phẩm Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề tư khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các qui trình từ sản xuất đến thu hoạch và sơ chế thanh long theo các tiêu chuẩn về giống, nước tưới, kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử dụng nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Mục tiêu của việc thực hiện VietGap cho thanh long Hoàng Hậu là nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu Ngoài việc cam kết cho nông dân không sử dụng hóa chất kích thích, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất quả thanh long, tiêu chuẩn VietGap là bước tập dược để người sản xuất làm quen qui trình sản xuất sạch, nâng dần chất lượng sản phẩm thanh long của mình 5 Tiêu chuẩn EUREGAP Là một tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu Âu, được ban hành lần đầu tiên vào năm 1997 Tiêu chuẩn này được xây dựng bởi nhóm các nhà bán lẻ thực phẩm Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các thực phẩm nông nghiệp EureGap dựa trên nguyên tắc phân tích và phòng ngừa các mối nguy Sử dụng các phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IMP), quản lí mùa vụ tổng hợp (ICM) để đảm bảo rằng các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng là an toàn EureGap 44 hiện tại là tiêu chuẩn quan trọng của chất lượng sản phẩm Cuối cùng, các sản phẩm EureGap có thể được truy nguyên nguồn gốc, đó là qui định bắt buộc cho sản phẩm nhập vào Châu Âu từ năm 2005 6 Tiêu chuẩn GLOBALGAP Là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu, yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết kế một hệ thống kiển tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác, đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó nó cũng đề cập đến một số vấn đề khác như an toàn, sức khỏe, phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi sự cố xảy ra có thể truy nguyên được nguồn gốc Khi áp dụng và được chứng nhận GlobalGap sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn Đây là cơ hội cho nhà sản xuất có thể xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài, xâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ,… 45 ... lượng sản phẩm chuỗi cung ứng từ nguyên liệu thành phẩm, vận chuyển phân phối 4.6 Mục tiêu hệ thống truy xuất nguồn gốc Một hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng cần phải đạt yêu cầu sau: - Đáp ứng. .. gốc - Truy xuất nguồn gốc bên ngồi: Là qua trình kinh doanh xảy đối tác thương mại thơng tin/ liệu trao đổi truy tìm nguồn gốc 4.4 Đối tượng truy xuất nguồn gốc - Tất loại thực phẩm sản phẩm liên... Alimentarius) Truy xuất nguồn gốc thực phẩm việc truy tìm trình hình thành lưu thơng thực phẩm (Luật an tồn thực phẩm số 55/2010/QH12) Truy xuất nguồn gốc: khả theo dõi, nhận diện một đơn vị sản phẩm

Ngày đăng: 25/12/2016, 07:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan