NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN KHU TẬP THỂ ĐỐNG ĐA

32 1K 1
NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN KHU TẬP THỂ ĐỐNG ĐA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN KHU TẬP THỂ ĐỐNG ĐA PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, hiếm khi nào từ “rau an toàn” lại xuất hiện nhiều trong những sản phẩm hướng dẫn nông nghiệp cũng như chưa bao giờ có thời điểm nào tại Việt Nam mà vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm lại thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng như thế. Sự gia tăng và lạm dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất rau ở Việt Nam đang thực sự khiến Chính phủ cũng như người tiêu dùng lo lắng hoang mang.

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ TRỊ KINH DOANH Bài tập nhóm NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN KHU TẬP THỂ ĐỐNG ĐA Môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI DÂN KHU TẬP THỂ ĐỐNG ĐA PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, hiếm khi nào từ “rau an toàn” lại xuất hiện nhiều trong những sản phẩm hướng dẫn nông nghiệp cũng như chưa bao giờ có thời điểm nào tại Việt Nam mà vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm lại thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng như thế Sự gia tăng và lạm dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất rau ở Việt Nam đang thực sự khiến Chính phủ cũng như người tiêu dùng lo lắng hoang mang Ô nhiễm môi trường, các sản phẩm nông nghiệp không an toàn và sức khỏe con người bị đe dọa là kết quả của việc lạm dụng thuốc trừ sâu để diệt cỏ và nó trở thành vấn đề vô cùng nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay Theo cơ quan có thẩm quyền, có tới 80% rau trên thị trường không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Hiện nay mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam là vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng đang rất phổ biến trong các sản phẩm nông nghiệp Song trong những năm gần đây, hiếm khi nào từ “Rau an toàn” lại xuất hiện nhiều và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng như thế Theo số liệu thống kê của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm trong năm 2015 Số vụ ngộ độc lên tới 179 vụ với 5552 người nhập viện, trong đó đã có 23 trường hợp tử vong Những con số “ biết nói” ấy cho thấy rằng tình hình An toàn vệ sinh thực phẩm đang trong tình trạng báo động Nguyên nhân được cho rằng là do chúng ta chưa có cơ chế và hệ thống kiểm soát chất lượng đủ mạnh Và rau cũng không là ngoại lệ, vì rau an toàn vẫn còn lẫn lộn về chất lượng do những nguồn cung cấp chưa được kiểm soát nên lòng tin của người tiêu dùng cũng dao động khi tiêu dùng rau Tiêu chuẩn cuộc sống ngày càng cao của người dân cũng như sự quan tâm hơn về sức khỏe, chất lượng và an toàn thực phẩm đãtạo ra một nhu cầu mạnh mẽ các sản phẩm rau an toàn Nhu cầu về rau an toàn ngày càng tăng nhanh qua từng năm đã tạo nên những cơ hội thị trường rất lớn cho ngành hàng rau an toàn phát triển Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn vẫn còn nhiều khó khăn và rau an toàn chỉ chiếm 7%-8% trong tổng số rau sản xuất Từ thực tế đó, một lĩnh vực về ý định rau an toàn là cần thiết trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ( trích từ tóm tắt luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của Văn Thị Khánh Nhi - 2015) Đặc biệt hiện nay đang tràn lan công nghệ “hồi sinh thần kì” biến rau héo úa trở lại tươi xanh, làm cho người dân càng hoang mang mất niềm tin ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng Từ thực tế đó, một nghiên cứu về lĩnh vực ý định tiêu dùng rau an toàn là cần thiết Vì vậy, nhóm chọn đề tài “ Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân thành phố Huế” làm đề tài nghiên cứu khoa học 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu 2.1.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng rau an toàn của dân tại khu tập thể Đống Đa 2.1.2 Mục tiêu cụ thể: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan ý định tiêu dùng rau an toàn - Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân tại khu tập thể Đống Đa thành phố Huế - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân tại khu tập thể Đống Đa thành phố Huế - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý định tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam nói chung và khu tập thể Đống Đa nói riêng 2.2 Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân khu tập thể Đống Đa thành phố Huế? - Các mức độ ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân tại khu tập thể Đống Đa thành phố Huế như thế nào? - Giải pháp nhằm nâng cao ý định tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam nói chung và khu tập thể Đống Đa nói riêng? 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng: - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân ở khu tập thể Đống Đa thành phố Huế - Đối tượng khảo sát là những người dân ở khu tập thể Đống Đa có ý định tiêu dùng rau an toàn trong hộ gia đình 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân khu tập thể Đống Đa thành phố Huế - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại khu tập thể Đống Đa thành phố Huế 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận: - Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất - Nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tùy theo từng giai đoạn, nghiên cứu thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn như các trang web chuyên ngành, các bài báo, tạp chí khoa học 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp định lượng kết hợp phỏng vấn trực tiếp lúc điều tra bảng hỏi 4.2.1.Phương pháp chọn mẫu Do đặc điểm của khu tập thể Đống Đa được chia làm 5 khu sinh sống,và một số nhà hướng ra đường Lê Hồng Phong và Võ Văn Tần Số lượng cụ thể là khu A có 75 hộ, khu B có 40 hộ, khu C có 25 hộ, khu D có 51 hộ, khu E có 20 hộ, nhà hướng ra đường Lê Hồng Phong và Võ Văn Tần có 14 hộ Tổng cộng Khu tập thể Đống Đa có 225 hộ gia đình Nên nhóm chọn phương pháp Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng 4.2.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu Đối với phân tích nhân tố khám phá EFAdựa theo nghiên cứu của Hair , Anderson,Tatham và Black cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973, roger, 2006), n=5*m, với m là số lượng câu hỏi trong bài 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Đề tài có ý nghĩa khoa học đối với các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế muốn nghiên cứu về ý định tiêu dùng Họ có thể sử dụng kết quả của nghiên cứu này như một tài liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến ý định tiêu dùng rau an toàn - Đề tài này cũng có ý nghĩa thực tiễn: + Với người tiêu dùng trong thời kỳ đáng báo động về an toàn vệ sinh thực phẩm, họ có ngày càng nhiều nhu cầu về các sản phẩm rau an toàn + Với chính phủ Việt Nam, các sản phẩm rau an toàn hiện là vấn đề nan giải và chính phủ đã nỗ lực để gia tăng khu vực sản xuất rau an toàn để mang sản phẩm này đến với người dân càng nhiều càng tốt + Với các nhà đầu tư trên thị trường rau an toàn, tìm cách để giải quyết vấn đề đầu ra cho những sản phẩm của họ là ưu tiên hàng đầu để phục hồi vị trí của họ trong thị trường này 6 Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bố cục thành 4 chương Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2 Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và đề xuất giải pháp PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1 Người tiêu dùng - Theo Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng của Ủy ban thường vụ Quốc hội: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức” - Theo hiệp hội Marketing Mỹ: Người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng, tiêu dùng hàng hóa, ý tưởng, dịch vụ nào đó Người tiêu dùng cũng được hiểu là người mua hoặc ra quyết định như là người tiêu dùng cuối cùng 1.1.2 Ý định mua hàng - Theo Ajzen (1991), “các ý định được giả định để nắm bắt các 5 yếu tố động lực ảnh hưởng đến hành vi, chúng cho biết con người đã cố gắng như thế nào để sẵn sàng thử và đã nỗ lực nhiều như thế nào để thực hiện hành vi” Và ông nhấn mạnh thêm rằng “khi con người có ý định hành vi mạnh mẽ hơn, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện hành vi cao hơn” (Ajzen, 1991) - Ý định (intention) là đại diện của mặt nhận thức về sự sẵn sàng thực hiện một hành vi, nó được xem như tiền đề đứng trước hành vi Samin, Goodarz, Muhammad, Firoozeh, Mahsa và Sanaz (2012) cho rằng “ý định là động lực của con người trong chính ý nghĩ thực hiện hành vi của họ” Long và Ching (2010) định nghĩa “ý định mua là biểu trưng cho những gì chúng tôi sẽ mua trong tương lai” - Một trong những nghiên cứu của Blackwell, Miniard, và Engel (2001) khám phá rằng ý định mua hàng đại diện cho những gì người tiêu dùng sẽ mua Lý thuyết về hành vi phát biểu rằng ý định mua hàng bị tác động bởi 3 yếu tố: thái độ, nhóm ảnh hưởng, nhận thức Các yếu tố này liên quan và tác động mạnh mẽ đến ý định mua hàng thông qua những hành vi và tình huống cụ thể 1.1.3 Ý định tiêu dùng rau an toàn Ý định tiêu dùng rau an toàn Nik Abdul Rashid (2009) định nghĩa rằng ý định tiêu dùng rau an toàn là khả năng và ý chí của cá nhân trong việc dành sự ưa thích của mình cho rau an toàn hơn là rau thường trong việc cân nhắc mua sắm Ramayah, lê và Mohamad (2010) cho rằng ý định tiêu dùng rau an toàn là một trong những biểu hiện cụ thể của hành động mua Han, Hsu và Lê (2009) cho rằng ý định tiêu dùng rau an toàn thường gắn với những lời truyền miệng tốt về sản phẩm và ý định trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm an toàn 1.1.4 Khái niệm rau an toàn a Rau an toàn là gì? Rau an toàn( RAT) là khái niệm xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây trước tình hình một số sản phẩm rau xanh được tiêu thụ trên thị trường đã gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng Theo tổ chức y tế thế giới WHO tổ chức nông lương và lương thực của liên hợp quốc FAO thì rau an toàn phải đảm bảo các yếu tố sau: • Rau đảm bảo phẩm cấp chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo, và không ủ bằng hóa chất độc hại • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat và kim loại nặng dưới mức cho phép • Rau không bị bệnh không có vi sinh vật gây hại cho con người và gia súc • Tiêu chuẩn rau an toàn của thế giới và của Việt Nam • Theo các nhà nghiên cứu,hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên các sản phẩm rau như hàm lượng Nitrat kim loại nặng hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật có thể gây hại tới sức khỏe người sử dụng tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm, do đó sản phẩm rau được coi là an toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuật cho phép của cơ quan giám định chất lượng và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp Tiêu chuẩn RAT thế giới và Việt Nam Theo các nhà nghiên cứu hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên các sản phẩm rau như hàm lượng nitơ rát, kim loại nặng, hóa chất BVTV, vi sinh vật có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm Do đó, sản phẩm rau đươc xem là an toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuât cho phép của các cơ quan giám định và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp Theo tổ chức Y tế thế giới, dư lượng cho phép trong sản phẩm rau đối với các yếu tố ô nhiễm như sau: Bảng 2.1 : Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau ( Theo qui định của WHO) ĐVT: mg/kg sản phẩm Loại rau Dư hấu Dưa bở Ớt ngọt Măng tây Đậu quả Ngô rau Cải bắp Xu hào Súp lơ Dư Lượng 60 90 200 200 200 300 500 500 500 Loại rau Hành tây Cà chua Dưa chuột Khoai tây Cà rốt Hành lá Bầu bí Cà tím Xà lách Dư lượng 150 150 250 250 400 400 400 1500 ( nguồn: FAO, 1993) Bảng 2.2: Hàm lượng kim loại nặng ( Theo quy định của WHO) Loại kim loại Chì ( pb) Asen ( As) Đồng ( Cu) Thiếc ( Sn) Paiutin Dư lượng 0,5 0,2 5,0 200,0 0,05 Loại kim loại Camidi ( Cd) Thủy ngân ( Hg) Kẽm ( Zn) Aplatoxin BI Dư lượng 0,03 0,02 10,0 0,005 (nguồn: FAO, 1993) Rau an toàn ( RAT) là khái niệmđược sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích dất có thành phần hóa - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình nhất định ( đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép Trong rau an toàn tồn tại một dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe của con người Theo tổ chức y tế thới giới rau an toàn là rau cần phải đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dư lượng thuốc BVTV, phân bón, kim loại nặng, và vi sinh vật trong rau phải đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép Nếu vi phạm một trong bốn tiêu chuẩn trên thì không được gọi là rau an toàn Rau an toàn của Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác bằng các kỹ thuật thông thường, họ kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm Ở các nước phát triển với quy trình công nghệ sản xuất rau chuẩn, với sử dụng phân bón, thuốc BVTV kiểm soát được, vấn đề rau an toàn về cơ bản đã được giải quyết Bộ NN&PTNT của Việt Nam đưa ra các quy định về sản xuất rau an toàn như sau: Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng hóa chất và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau đặt ra như sau Về hình thái: sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuât ( hay thương phẩm), không dập nát , hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp Về nội chất phải đảm bảo mức quy định cho phép + Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau + Hàm lượng NO3 tích lũy trong sản phẩm rau + Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như:chì, thủy ngân, asen, cadimin, đồng + Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh ( ecoli, sanmollela, trứng giun, sán v.v) Sản phẩm rau an toàn chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu trên không vượt quá giới hạn quy định Tóm lại, theo quan điểm của nhiều nhà khoa học cho rằng: Rau an toàn là rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sau: - Rau an toàn là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị gây hại, dập nát, héo úa - Dư lượng thuốc trừ sâu, BVTV hàm lượng NO 3 và hàm lượng kim loại nặng dưới mức cho phép - Không bị sâu bênh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc 1.2 CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH MUA CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Mỗi giai đoạn được tiến hành với kỹ thuật tương ứng 2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất a Lựa chọn mô hình lý thuyết nghiên cứu Trong “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân khu tập thể Đống Đa”, nhóm chọn môhình nghiên cứu của thuyết hành vi dự định (TPB) để làm cơ sở nền tảng b Mở rộng mô hình lý thuyết TPB - Jay Dickieson và Victoria Arkus (2009) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ tại Anh Tác giả lựa chọn nhân tố “Ý thức sức khỏe”, “Cảm nhận chất lượng và mối quan tâm về an toàn thực phẩm” để bổ sung vào mô hình nghiên cứu đề xuất của mình - Nghiên cứu của Nguyen Thanh Huong (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh Nhóm lựa chọn nhân tố “Niềm tin”, “Nhận thức về giá”để bổ sung vào mô hình nghiên cứu của mình Bên cạnh đó, qua phỏng vấn người dân nhóm chọn nhân tố “ Nhóm tham khảo”, “Sự tiện lợi” và yếu tố cá nhân như tuổi, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập của người tiêu dùng để đưa vào mô hình nghiên cứu của mình 2.2.2 Mô tả các biến trong mô hình a Niềm tin H1: Có một mối quan hệ đáng kể giữa niềm tin của người tiêu dùng và ý định tiêu dùng của họ đối với rau an toàn b Ý thức về sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm H2: Có một mối quan hệ đáng kể giữa ý thức sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm và ý định tiêu dùng của người tiêu dùng c Chất lượng cảm nhận H3: Có một mối quan hệ đáng kể giữa chất lượng cảm nhận và ý định tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng d Nhận thức về giá H4: Có một mối quan hệ đáng kể giữa nhận thức về giá của người tiêu dùng đối với rau an toàn và ý định tiêu dùng của người dân Mối quan hệ này được định nghĩa theo cách nghĩ của người tiêu dùng về rau an toàn rằng nó càng không tốn kém thì họ có xu hướng gia tăng ý định tiêu dùng đối với rau an toàn e Sự tiện lợi H5: Có một mối quan hệ đáng kể giữa sự tiện lợi của người tiêu dùng đối với rau an toàn và ý định tiêu dùng của người dân f Ảnh hưởng từ nhóm tham khảo H6: Có một mối quan hệ đáng kể giữa sự ảnh hưởng từ nhóm tham khảo và ýđịnh tiêu dùng củangười tiêu dùng g Yếu tố cá nhân H7: Có một mối quan hệ đáng kể giữa các yếu tố tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn và ý định tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng 2.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 2.4.1 Chọn mẫu - Mẫu: bao gồm cả nam và nữ tại Khu tập thể Đống Đa, nhóm người này đều có ý định trong việc tiêu dùng rau an toàn -Kỹ thuật chọn mẫu: Do đặc điểm của khu tập thể Đống Đa được chia làm 5 khu sinh sống,và một số nhà hướng ra đường Lê Hồng Phong và Võ Văn Tần Số lượng cụ thể là khu A có 75 hộ, khu B có 40 hộ, khu C có 25 hộ, khu D có 51 hộ, khu E có 20 hộ, nhà hướng ra đường Lê Hồng Phong và Võ Văn Tần có 14 hộ Tổng cộng Khu tập thể Đống Đa có 225 hộ gia đình Nên nhóm chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng -Kích thước mẫu: Đối với phân tích nhân tố khám phá EFAdựa theo nghiên cứu của Hair , Anderson,Tatham và Black cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973, roger, 2006), n=5*m, với m là số lượng câu hỏi trong bài Với m= 28 câu hỏi trong bảng hỏi thì số bảng hỏi cần điều tra sẽ là 28*5=140 bảng hỏi Để đề phòng sai sót, một số bảng hỏi khôngthu hồi được hay missing quá nhiều, do đó nhóm dựkiến điều tra165 bảng hỏi Sau khi thu về tất cả các bảng hỏi đã điều tra, có 25 bảng hỏi không hợp lệ hoặc giá trị missing quá nhiều Sau khi điều tra, thu được số lượng bảng hỏi đảm bảo độ tin cậylà 150 bảng hỏi Mặc dù mẫu tối thiểu cẩn thiết là 140 nên nhóm đã đưa vào phân tích là 150 bảng hỏi 2.4.2 Thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu được áp dụng là khảo sát bằng bảng câu hỏi và nhóm trực tiếp thực hiện phỏng vấn Trao bản câu hỏi và hướng dẫn trả lời trực tiếp tại khu tập thể Đống Đa 2.4.3 Chuẩn bị xử lý số liệu 2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS với các phương pháp sau: 2.5.1 Phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistics) và kiểm định (One sample Ttest): Sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu 2.5.2 Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach Alpha) để xem kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào Độ tin cậy đạt yêu cầu: >=0,8 và chấp nhận được nếu ở trong khoảng (0,7;0,8) 2.5.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA: được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair, J.F Jr , Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C., 1998) 2.5.4 Kiểm định ANOVA: được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình tương quan, tức là có hay không có mối quan hệ giữa các biến độc lập hay biến phụ thuộc Thực chất của kiểm định ANOVA đó là kiểm định F xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không, và giả thuyết H 0 được đưa ra là βk = 0 Giá trị thống kê F được tính từ giá trị R 2 của mô hình đầy đủ, giá trị Sig bé hơn mức ý nghĩa kiểm định sẽ giúp khẳng định sự phù hợp của mô hình hồi quy CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả mẫu 3.1.1 Mô tả phương pháp thu thập dữ liệu Mẫu được thu thập bằng phương pháp phát bản câu hỏi và thu trực tiếp: Tổng số bản câu hỏi phát ra là 165, số bản câu hỏi thu hồi là 165 Sau khi tiến hành kiểm tra 165 bản thu về được, phát hiện có 150 bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra và 15 bản không đảm bảo độ tin cậy vì bỏ qua nhiều câu hỏi và chỉ ghi 1 mức độ đánh giá cho tất cả các phát biểu Như vậy, tổng số mẫu thu thập được và có thể sử dụng cho phân tích dữ liệu là 150 mẫu Thông qua phương pháp trên thu được 150 mẫu hợp lệ, được sử dụng trong đề tài này, đảm bảo cỡ mẫu n = 5m, với m = 28 (Hair, Anderson, Tatham & Black, 1998) Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006) 28 biến quan sát đo lường 6 khái niệm trong nghiên cứu được tiến hành mã hóa để nhập liệu và phân tích, sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 3.2 Phân tích độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Theo kết quả kiểm định ta thấy , tất cả các nhân tố mô hình nghiên cứu đều có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Như vậy, tất cả biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, do đó phù hợp để thực hiện phân tích tiếp theo 3.3 Phân tích nhân tố khám phá – EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA là một trông những phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập hợp các biến ( nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của tập biến ban đầu nalysis (Hair, J.F Jr , Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C., 1998) Các biến trong cùng một nhân tố sẽ được tính giá trị trung bình đại diện cho nhân tố đó để thực hiện các phân tích như phân tích tương quan, hồi quy, Anova… Theo Hair và ctg ( 1988,111), Factor loading ( hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực EFA  Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu  Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng  Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thõa mãn các yêu cầu:  Hệ số tải nhân tố( Factor loading ) > 0.5  0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO ( Kaiser – meyer – Olkin ): là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố thích hợp Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê ( Sig < 0.05 ): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê ( Sig < 0.05 )thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể, phần trăm phương sai toàn bộ ( Percentage of variance ) > 50% Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm Điểm dừng Eigenvalue ( đại diện cho phần biến thiên đượcgiải thích bởi mỗi nhân tố ) >1 Thang đo những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng RAT theo mô hình gồm 6 thành phần chính và được đo bằng 28 biến quan sát Sau khi kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’sAlpha thì tất cả 28 biến đều đảm bảo độ tin cậy và tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo thành phần 3.3.1 Phân tích nhân tố cho biến độc lập Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.629 > 0,5; điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp Kết quả kiểm định Barlett’s là 2081 với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0,000 < 0,05; (bác bỏ giả thuyết H 0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố Phương sai tích = 57.506 > 50 % nên biết được 5 nhân tố giải thích cho các biến quan sát 3.4 HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT 3.4.1 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết 1 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu Gồm6 nhân tố đó là : Niềm tin về rau an toàn ; Ý thức về sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm ; Chất lượng cảm nhận ; Giá cả ; Sự tiện lợi ; Ảnh hưởng từ nhóm tham khảo (H1) Niềm tin về rau an toàn (H2) Ý thức về sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm (H3) Chất lượng cảm nhận (H4) Giá cả Sự tiện lợi Ý định tiêu dùng rau an toàn (H5) (H6) Ảnh hưởng từ nhóm tham khảo Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 3.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình nghiên cứu Bảng tóm tắt các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh Giả thuyết H1 H2 H3 H4 H5 H6 Nội dung “Niềm tin về rau an “Ý thức về sức khỏ “ Chất lượng cảm n “Giá cả” có quan hệ “ Sự tiện lợi” có qu “Ảnh hưởng từ nhó Qua bảng phân tích trên có những đánh giá sau: + Factor Loading đều lớn hơn 0.5 + Từ 6 nhân tố còn 5 nhân tố Kết luận tạo ra mô hình mới gồm 5 yếu tố tác động tới ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân; - Ý thức về sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm ( SK) - Sự tiện lợi (TL) - Giá cả(GC) - Ảnh hưởng của nhóm tham khảo (NTK) - Chất lượng cảm nhận (CL) 3.6 PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT THEO CÁC THUỘC TÍNH NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN * Kiểm định Mann Whitney: Giả sử mô hình: H0: giá trị trung bình của trình độ học vấn và giới tính bằng nhau H1: giá trị trung bình của trình độ học vấ với giới tính khác nhau Với mức ý nghĩa α= 0.05, có Sig = 0.961>0.05 nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0 Do đó giá trị trung bình của trình độ học vấn và giới tính bằng nhau * Kiểm định Kruskal Wallis: Giả thuyết mô hình: H0: Không có sự khác biết của các nhóm giới tính, thu nhập, nghề nghiệp H1: Có sự khác biết giữa các biến trên Với mức ý nghĩa α = 0.05, có Sig( nghề nghiệp) = 0.405 >0.05 Sig ( thu nhập) = 1.000> 0.05 Do đó chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0 nên không có sự khác biệt giữa các nhóm giới tính, nghề nghiệp, thu nhập CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.1 KẾT LUẬN Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm trong suốt những năm qua cũng như các biến chứng gây ra bởi thuốc trừ sâu trong rau làm người tiêu dùng thực sự lo lắng về độ an toàn của rau họ đang tiêu thụ mỗi ngày Do đó, rau an toàn là nhu cầu cực kỳ xác đáng của người tiêu dùng ngày nay Tuy nhiên, mặc dù có nhu cầu cao đối với rau an toàn cũng như tình trạng nguồn cung không gặp cầu thì tình hình tiêu thụ rau an toàn vẫn còn rất thấp Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng tại Khu tập thể Đống Đa Nội dung của đề tài đã hệ thống hóa lại các vấn đề lý luận liên quan đến ý định tiêu dùng của người tiêu dùng Áp dụng mô hình nghiên cứu về ý định mua của thuyết Hành vi dự định TPB của Ajzen, nhóm đã vận dụng vào việc phân tích và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân Khu tập thể Đống Đa Thông qua việc đánh giá thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùngrau an toàn bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng mô hình hồi quy đa biến kết hợp với phân tích ANOVA cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng và mức độ tác động của nó đến ý định tiêu dùng rau an toàn của người dân Khu tập thể Đống Đa: (1) Chất lượng cảm nhận; (2) Nhận thức về giá; (3) Ý thức sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm; (4) Nhóm tham khảo (5) Sự tiện lợi Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ý định tiêu dùng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm rau an toàn bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi nhân tố chất lượng cảm nhận và giá của nó Trong khi đó, nhân tố niềm tin có ít ảnh hưởng nhất đến ý định tiêu dùng của người tiêu dùng cho sản phẩm này Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả khảo sát khách hàng trước khi phân tích dữ liệu Các mục tiêu nghiên cứu đặt ra cho đề tài đã đạt được một mức độ nhất định Tuy nhiên, quá trình thực hiện nghiên cứu vẫn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến những kiến nghị, đề xuất chưa đầy đủ và sức thuyết phục chưa cao Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của những ai quan tâm đến vấn đề này để tiếp tục nâng cao tính thực tiễn của đề tài 4.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP - Cần tăng cường tuyên truyền và cung cấp thông tin để tăng sự hiểu biết của người dân thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí… - Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát chất lượng rau quả trong sản xuất và trên thị trường Xây dựng những chính sách phù hợp trong quản lý và trang bị các công cụ kiểm tra nhanh để kiểm soát trong lưu thông Kết hợp với các tỉnh lân cận để kiểm soát chất lượng rau an toàn - Về việc công nhận chất lượng rau an toàn, đề nghị Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn phối hợp Chi cục Bảo Vệ Thực Vật, Sở Y Tế kiểm tra định kỳ các sản phẩm rau an toàn và cấp giấy chứng nhận “An toàn vệ sinh thực phẩm” cho các cơ sở sản xuất để củng cố niềm tin của khách hàng đối với rau an toàn - Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư vùng sản xuất, sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm rau an toàn trên địa bàn thành phố - Nghiên cứu và đề xuất áp dụng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản theo quyết định hỗ trợ nông dân của chính phủ về khuyến nông đối với phát triển rau an toàn - Nghiên cứu để bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn đô thị; chính sách ứng dụng cơ giới hóa, khuyến nông, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất rau an toàn 4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ NGHỊ VỀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO - Thứ nhất, do nguồn lực hạn chế, nhóm chỉ có thể thực hiện nghiên cứu với một số ít nhân tố Do đó, những nghiên cứu tiếp theo cần xem xét những yếu tố này trong mô hình nghiên cứu - Thứ hai, do sự hạn chế nguồn lực, mẫu thu thập được phân bố không đồng đều cho từng nhóm điều tra tại từng dãy nhà và điều này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Do đó, những nghiên cứu tiếp theo cần lấy mẫu lớn hơn nữa và phân bố đồng đều các mẫu thu thập trên khắp địa bàn nghiên cứu - Cuối cùng, một số thang đo trong nghiên cứu này chỉ có 2 đến 3 biến quan sát, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Do đó, những nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng thang đo hơn để thang đo được chính xác và không bỏ sót biến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Mohd Rizaimy Shaharudin và nhóm cộng sự(2012) : Purchase Intention of Organic Food in Kedah, Malaysia; A Religious Overview 2 Mingyan Yang Tutor (2014): Consumers Perception, Purchase Intention and Actual Purchase Behavior of Organic Food Products 3 Ahmad, S N B B (2010) Organic food: A study on demographic characteristics and factorsinfluencingpurchaseintcentionsamongconsumersinKlangValley, Malaysia International Journal of Business and Management 4 Crosby, L A., Gill, J D., & Taylor, J R (1981) Consumer/voter behavior in the passage a of the Michigan container law The Journal of Marketing, 19-32 5 Fishbein, M., & Ajzen, I (1975) Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theory and Research, Addison-Wesley, Reading, MA 6 Nguyễn Thanh Hương (2012) : Các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng: nghiên cứu về Rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 7 Võ Thanh Thu ( 2014): Các yếu tố tác động đến ý đinh mua rau an toàn của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh 8 Trương Hồng Trình ( 2015): Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua Rau an toàn của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng 9 Lê Thùy Hương (2014) : Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn của khu dân cư đô thị - Thành phố Hà Nội Mã số phiếu… PHIẾU KHẢO SÁT Kính chào anh/chị ! Chúng tôi là sinh viên K48 Trường Đại học Kinh tế Huế, hiện tại đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng Rau an toàn của người dân Khu tập thể Đống Đa” Nhằm mục đích nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng Rau an toàn (RAT) và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao ý định tiêu dùng RAT cho người tiêu dùng Những ý kiến của anh/chị là thông tin vô cùng quý giá cho chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu Chúng tôi xin cam đoan những thông tin dưới đây chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và học tập Xin chân thành cảm ơn! A NỘI DUNG KHẢO SÁT A1 Khảo sát về thói quen tiêu dùng Rau xanh của gia đình anh/chị Câu 1: Nguồn Rau xanh gia đình anh/chị hay mua ở đâu ?  Chợ  Cửa hàng RAT siêu thị  khác… Câu 2:Tần suất tiêu dùng Rau 1 tuần của gia đình bạn bao nhiêu lần?  Dưới 5 lần Từ 5-10 lần Trên 10 lần Câu 3: Anh/chị có thường xuyên hỏi về nguồn gốc của Rau?  Hoàn toàn không  Thỉnh thoảng  Thường xuyên Câu 4: Anh/chị có biết cách nào để nhận biết Rau an toàn hay không an toàn ?  Có  Không [chuyển qua câu 6] Câu 5: Anh/chị thường dựa vào đặc điểm nào để nhận biết Rau an toàn hay không an toàn?  Độ tươi của rau  Giấy chứng nhận, hạn sử dụng  Màu sắc của rau  Khác …………………………… Câu 6: Anh/chị có thường xuyên tư vấn về việc lựa chọn Rau an toàn để tiêu dùng trong gia đình không?  Hoàn toàn không  Thỉnh thoảng  Thường xuyên A2 Khảo sát về những lo lắng của anh/chị khi tiêu dùng Rau xanh Câu 7: Anh/chị có quan tâm đến Rau xanh mình đang ăn là an toàn hay không an toàn?  Hoàn toàn không quan tâm  không quan tâm  Bình thườngQuan tâm Hoàn toàn quan tâm Câu 8: Anh/chị có những lo lắng nào khi sử dụng Rau xanh? 1=hoàn toàn không lo lắng, 2= không lo lắng, 3=bình thường,4= lo lắng, 5=hoàn toàn lo lắng Ý kiến Không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Nguồn cung ứng không rõ nguồn gốc Lượng dư thuốc trừ sâu trong rau, nhiễm kim loại nặng,… Rau không an toàn: Nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm và bệnh ung thư Rau không an toàn trà trộn với rau an toàn 1 1 1 Đánh giá 2 3 4 2 3 4 2 3 4 5 5 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 A3 Khảo sát về ý thức tiêu dùng Câu 9.Theo anh/chị Rau an toàn có những lợi ích gì? 1=hoàn toàn không đồng ý, 2= không đồng ý, 3=bình thường,4= đồng ý, 5=hoàn toàn đồng ý Rau an toàn giúp đảm bảo sức khỏe con người Tăng lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể Tránh rối loạn phát triển Rau an toàn giúp xã hội phát triển bền vững hơn Rau an toàn giúp tránh các nguồn gây bệnh Rau an toàn giúp cho người nông dân có thu nhập ổn định hơn 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 A4 Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng Rau an toàn (RAT) Câu 10 Theo anh/chị giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng Rau an toàn (RAT)? 1=hoàn toàn không đồng ý, 2= không đồng ý, 3=bình thường,4= đồng ý, 5=hoàn toàn đồng ý I Niềm tin về RAT 1 RAT có nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận,hạn sử dụng rõ ràng 2 RAT có uy tín thương hiệu II Ý thức về sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm 1 Rau an toàn giúp đảm bảo sức khỏe con người 2 Tăng lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể 3 Rau an toàn giúp tránh các nguồn gây bệnh III Chất lượng cảm nhận 1 RAT có chất lượng tốt 2 RATtăng khả năng miễn dịch cho cơ thể IV Giá cả 1 RAT có giá cao hơn 2 Chấp nhận chi trả cao hơn khi tiêu dùng RAT V Sự tiện lợi 1 Cửa hàng bán RAT gần nhà, dễ tiếp cận và dễ mua 2 Khu tập thể có họp chợ nên mua theo thói quen VI Ảnh hưởng từ nhóm tham khảo 1.Nghe người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm khuyên dùng 2.Thành viên trong gia đình đề nghị tiêu dùng RAT 3.Mạng xã hội, báo đài có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng RAT B THÔNG TIN CÁ NHÂN Trước khi kết thúc, xin anh/chị vui lòng cho biết về thông tin cá nhân 1 Giới tính☐ Nam☐ Nữ 2 Tuổi của anh/chị là bao nhiêu? ☐ Từ 20 –30 tuổi☐ Từ 30-40 tuối☐ Từ 40 tuối trở lên 3 Nghề nghiệp của anh/chị là gì? ☐ Sinh viên ☐ Công chức/ Viên chức ☐ Công nhân/ Nhân viên ☐ Tự kinh doanh/ Buôn bán nhỏ ☐ Nội trợ ☐ Khác (ghi rõ)…………… 4.Trình độ học vấn của anh/chị là? ☐ Dưới Đại Học ☐ Đại Học trở lên 5 Thu nhập trung bình 1 tháng của anh/chị là? ☐ Dưới 3 triệu ☐ Từ 3 triệu - 5 triệu ☐ Từ 5 triệu – 10 triệu ☐ Trên 10 triệu Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự hợp tác của anh/chị Chúc anh/chị may mắn và thành công trong cuộc sống! ... Xác định nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng rau an toàn người dân khu tập thể Đống Đa thành phố Huế - Đánh giá mức độ ảnh hưởng nhân tố tới ý định tiêu dùng rau an toàn người dân khu tập thể. .. thực đề tài nghiên cứu: “ Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng Rau an toàn người dân Khu tập thể Đống Đa? ?? Nhằm mục đích nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng Rau an toàn (RAT)... tiêu chung: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng rau an toàn dân khu tập thể Đống Đa 2.1.2 Mục tiêu cụ thể: - Góp phần hệ thống hóa sở lý luận liên quan ý định tiêu dùng rau an toàn

Ngày đăng: 14/12/2016, 18:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

    • 1.3.1. Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới

    • 1.3.2. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam

    • 1.3.3.Các công trình nghiên cứu liên quan

    • Rau không an toàn: Nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm và bệnh ung thư

    • Rau không an toàn trà trộn với rau an toàn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan