Bài 15. Quyền và nghĩa vụ học tập

9 2.6K 3
Bài 15. Quyền và nghĩa vụ học tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiểm tra bài cũ: 1) Pháp luật qui định như thế nào đối với người đi bộ? 2) Nêu qui định về an toàn đường sắt? Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dự lễ khai giảng tại trường THCS Giảng Võ - Hà Nội TRUYỆN ĐỌC:QUYỀN HỌC TẬP CỦA TRẺ EM Ở HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ Câu hỏi: Câu hỏi: Câu 1: Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào?  Là một quần đảo hoang vắng, trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều. Câu 2: Điều đặc biệt trong sự thay đổi ở Cô Tô ngày nay là gì?  Tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường, Cô Tô được công nhận hoàn thành mục tiêu quốc gia chống mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học. Câu 3: Gia đình, nhà trường xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em được đến trường để học tập?  Hội khuyến học của Huyện được thành lập, ban đại diện cha mẹ học sinh đến từng nhà vận động cho con em được đến trường, thầy cô giáo đã tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài. Tiết 25 Bài 15: QUYỀN NGHĨA VỤ HỌC TẬP ( tiết 1) Thảo luận nhóm: Nhóm 1 2: Tại sao chúng ta phải học tập? Nhóm 1 2: Nhờ học tập chúng ta mới có hiểu biết có kiến thức, mới tiến bộ trở thành người có ích. Nhóm 3 4: Em có muốn học tập không? Em học để làm gì ? Nhóm 5 6: Nếu không đi học sẽ bị thiệt thòi như thế nào? ĐÁP ÁN: Nhóm 3 4: Có. Học sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt, được phát triển toàn diện, được rèn luyện những kĩ năng cần thiết của bản thân. Nhóm 5 6: Không có kiến thức, thiếu hiểu biết……. Xử lí tình huống Tình huống: Nhà Nam rất nghèo, không đủ điều kiện để học tập, nhưng bố mẹ vẫn cố gắng không để Nam thất học, Vậy mà vào lớp Nam lại lười học, Nam cho rằng nhà mình nghèo có cố gắng học tốt cũng không có ích lợi gì. Nam đến trường cũng vì bố mẹ bắt buộc mà thôi. Câu hỏi:Em nghĩ gì về việc làm của Nam? Nhà nghèo có nên cố gắng học không? Tại sao? Việc làm của Nam là việc làm sai, nhà càng nghèo thì càng cố gắng để học tốt hơn. Học để có kiến thức,có hiểu biết, học để sau này có việc làm để nuôi sống bản thân giúp cho gia đình, góp phần xây dựng đất nước. Những qui định của pháp luật về quyền nghĩa vụ học tập Hiến pháp 1992 “ Học tậpquyền nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền học văn hóa học nghề bằng nhiều hình thức”…(trích điều 59 ) Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em (12-8-1991) “ Trẻ em có quyền được học tập có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập.Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường , lớp quốc lập không phải trả học phí. Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu.”(điều 10 ) Luật giáo dục (02-12-1998) “ Học tậpquyền nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập …”(trích điều 9) Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991) “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi “ (điều 1 ) Pháp luật quy định về quyền học tập như thế nào?  Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức có thể học suốt đời. . - Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5 ), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta. - Gia đình (cha mẹ hoặc người đỡ đầu ) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học Pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ học tập? Nội dung bài học: a) Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức , có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình xã hội. b) Về học tập, pháp luật nước ta quy định: Học tậpquyền nghĩa vụ của mỗi công dân . Quyền nghĩa vụ đó được thể hiện: -Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; Có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức có thể học suốt đời. - Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5 ), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta. - Gia đình (cha mẹ hoặc người đỡ đầu ) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học. . của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập Hiến pháp 1992 “ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều. ích cho gia đình và xã hội. b) Về học tập, pháp luật nước ta quy định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân . Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện:

Ngày đăng: 22/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan