Hai đứa trẻ

16 677 12
Hai đứa trẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HAI ĐỨA TRẺ THẠCH LAM Tác giả và tác phẩm I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả (1910 -1942) - Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi tên là Nguyễn Tường Lân, bút danh là Thạch Lam, là thành viên của Tự lực văn đoàn. - Quê quán: sinh tại Hà Nội. - Cuộc đời – con người: + Tuổi thơ sống ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau đó theo cha sang tỉnh Thái Bình. + Hết tú tài năm nhất ông chuyển sang viết văn, làm báo. + Tính tình đôn hậu, tinh tế. + Có quan niệm văn chương rất lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. + Là cây bút chủ chốt của các báo Phong hoá, Ngày nay. - Phong cách sáng tác: + Thường viết truyện không có nội dung, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật. + Đậm chất trữ tình, giọng điệu điềm đạm. + Văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. - Một số tác phẩm chính: các tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, tiểu thuyết Ngày mới, tập tiểu luận Theo dòng, tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường, … 2. Tác phẩm - In ở tập Nắng trong vườn. 3. Bố cục - Đoạn 1: từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”: tâm trạng của Liên trước cảnh chiều muộn ở phố huyện. - Đoạn 2: tiếp theo đến “mơ hồ không hiểu”: tâm trạng của Liên trước cảnh đêm ở phố huyện. - Đoạn 3: phần còn lại: tâm trạng của Liên trước cảnh chuyến tàu đêm đi qua. 4. Thể lọai - Truyện ngắn trữ tình 5. Chủ đề - Miêu tả tâm trạng hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông, đêm xuống, khuya về. - Làm rõ cuộc sống mòn mỏi, chìm khuất, tăm tối cùng những ước mơ nhỏ nhoi của những con người nơi phố huyện tỉnh lẻ. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông - Cảnh chiều buông được miêu tả bằng những âm thanh: + Tiếng trống thu không. + Tiếng ếch nhái từ đồng xa vọng vào. + Trong cửa hàng, muỗi đã bắt đầu vo ve. - Cảnh chiều buông được miêu tả bằng hình ảnh của không gian: + “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”. + “Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. + “Dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. - Cảnh chiều buông được miêu tả bằng sinh hoạt của con người: + “Chợ họp đã vãn từ lâu, chỉ còn lại rác rưởi”. + “Một vài người bán hàng về muộn, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang, đứng nói chuyện thêm ít câu nữa”. + “Mấy đứa trẻ nghèo đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh”. ⇒ Cảnh chiều êm ả như ru, được diễn tả theo sự thu hẹp dần của không gian. Cảnh vật tô điểm làm rõ nét hơn cảnh tù túng, lụi tàn của những người có kiếp sống nghèo đói, quẩn quanh không ánh sáng, không tương lai trong xã hội cũ. - Tâm trạng của Liên: + “Liên ngồi im lặng … ngây thơ của chị”. + “Một mùi âm ẩm … của quê hương này”. ⇒ Có sự hoà quyện giữa ngoại cảnh và nội tâm. Cảnh chiều buông, người thì lòng man mác: “Liên không hiểu vì sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. ⇒ Tác giả đã đem cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn để giải thích cho cái buồn của nhân vật. Cảnh vật và lòng người như nhuốm vào nhau. Một bên là hình ảnh êm đềm, thi vị. Một bên gợi cái nghèo khó, lam lũ. Phải có sự cảm thông đến mức tuyệt đỉnh tác giả mới có cách diễn đạt tinh tế như thế. 2. Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm xuống - Bóng tối ngập tràn trong đôi mắt Liên, bao trùm lên tất cả. - Không gian phố huyện bị bao phủ bởi một tấm màn nhung đen óng ả. - Ánh sáng chỉ đủ le lói. Đó chỉ là “khe sáng”, “hột sáng”, “chấm sáng” mà bóng đêm thì thật là dày đặc và mênh mông. - “Tối hết cả con đường thăm thẳm … đen hơn nữa”. => Bóng tối là chi tiết gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Bởi lẽ bóng tối ấy gợi về những kiếp số sống chìm khuất, le lói, những thân phận con người ở một ga xép phố huyện tỉnh lẻ. Cảnh sống của hai chị em Liên: - Trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu. - Cái gia sản ấy chẳng đáng giá là bao với lèo tèo vài bánh xà phòng, thuốc, rượu bán cho người nhỡ, người mua sỉ,… - Một cái chõng tre ọp ẹp. - “Chợ phiên mà bán chẳng ăn thua gì” ⇒ Cảnh sống đầy khó khăn và chật vật. Tâm trạng của Liên: - “Chị ngồi yên không động đậy”. - “Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. ⇒ Liên hồi tưởng về quá khứ, đó là những ngày tháng vui tươi ở đất Hà thành. Quá khứ đẹp, nhưng hiện tại lại hết sức khó khăn đã tạo nên một biến động mạnh trong tâm hồn của Liên. ⇒ Diễn tả nỗi buồn đầy cảm thương trước những cảnh đời le lói, những thân phận con người nơi ga xép phố huyện. Đồng thời thể hiện sự khát khao của con người như muốn vượt ra khỏi bóng tối dày đặc. ⇒ Cuộc sống mơ hồ, bất định, không biết ngày mai sẽ về đâu. Một niềm xót thương da diết được tác giả thể hiện rất kín đáo ngay trong cách xây dựng nhân vật, xây dựng khung cảnh và cả trong giọng văn nhịp nhàng, chậm, buồn của ông. Thân phận nhỏ bé của những con người ở phố huyện: - Mẹ con chị Tí: + “Ngày đi mò cua bắt ốc, tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng” => Đời sống khổ cực + “Chả kím được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối đến đêm” => Cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ và lay lắt. + “Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì” => Tiếng than ngao ngán. + Ngọn đèn hoa kì vặn nhỏ, leo lét => Biểu trưng và đối lập với hình ảnh bóng tối cứ lan dần khắp phố huyện. - Gia đình bác xẩm: + “Ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt”. + “Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”. + “Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát”. ⇒ Cũng nghèo khó, đơn điệu, buồn tẻ và vô vị. - Cụ Thi: + Một cụ già có phần mất trí. + “A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây” ⇒ Đêm nào cụ già ấy cũng vào mua rượu. ⇒ Những con người tự đày đọa cho mình trong men rượu. ⇒ Gợi niềm cảnh thương, ái ngại nơi người đọc. 3. Tâm trạng của Liên lúc khuya về - “Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối”. => Lặng lẽ, buồn chán, khô khốc và tẻ nhạt. - Liên, chị Tí, vợ chồng bác xẩm, bác Siêu, vài người lên tàu đợi chờ sự huyên náo nhộn nhịp. => Cuộc sống vắng lặng đến buồn tẻ. - Tàu vào ga, mang theo những thứ ánh sáng lạ lùng và huyền bí: “Tiếng còi tàu đã rít lên … khuất sau rặng tre”. =>Âm thanh, ánh sáng của con tàu là biểu tượng cho những gì tươi sáng hơn trong cuộc sống thường nhật của những người nơi đây. Tàu đến rồi lại đi, để sau nó ánh lửa nhỏ rồi tắt lụi trong đêm tối. Sự chờ đợi của bấy nhiêu con người ở phố huyện này là vô vọng. => Tác giả muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, đang sống quẩn quanh, lam lũ hãy cố vươn tới điều gì đó tốt đẹp hơn ở tương lai. - “Những cảm giác ban ngày … tĩnh mịch và đầy bóng tối”. ⇒ Hình ảnh đối lập: ánh sáng và âm thanh của tàu với bóng tối và sự im lặng nơi phố huyện, sự náo nhiệt cuối cùng của một đêm với sự im lặng của đồng quê trong giấc ngủ => Nỗi buồn thấm thía trong tâm hồn hai đứa trẻ. ⇒ Thạch Lam chú ý những cảnh biến động của thời gian. Thời gian trôi qua lặng lẽ. Bóng tối tràn đến chiếm lĩnh tất cả. Ánh sáng bừng lên rồi tắt hẳn. Chỉ còn tâm hồn của Liên là nguồn ánh sáng chiếu rọi cả câu chuyện đầy bóng tối. Đó là tâm hồn biết yêu thương và biết ước mơ. Nét đẹp tâm hồn Liên là ở chỗ ấy. 4. Cách miêu tả của tác giả - Rất tinh tế, thể hiện rõ nét diễn biến tâm trạng nhân vật và sự thay đổi của cảnh vật. - Sự hoà trộn giữa tâm cảnh và thực cảnh. - Sử dụng trí tượng tượng và đối lập trong miêu tả => Nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật của văn chương lãng mạn. + Tâm trạng của Liên trước giờ khắc ngày tàn. Nỗi buồn trước buổi chiều quê, nỗi buồn hoà trong chờ đợi và khát vọng. + Sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Ánh sáng có nhưng nhỏ nhoi mà bóng tối lại tràn ngập tất cả. + Có lúc ánh sáng bừng lên xua bóng tối nhưng chỉ là chốc lát. - Giọng văn nhẹ nhàng, tự nhiên mà rất sinh động => Cảm nhận được sự rung động tinh tế trong tâm hồn tác giả, sự cảm thương đối với những con người nghèo khổ phải sống quẩn quanh lam lũ, tối tăm nơi ga xép của phố huyện tỉnh lẻ. [...]...5 Bài ca về quê hương và thiên nhiên đất nước - Bức tranh quê bình dị, thơ mộng, dịu dàng, đầy chất thơ được gợi lên qua cảm nhận của hai đứa trẻ ngây thơ, trong sáng ⇒ Tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên đã được tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của nhà văn gợi ra bằng những dòng văn trầm lắng, man mác nhẹ nhàng, thấm thía ⇒ Chất... đáng lưu ý là ánh sáng và bóng tối, hình ảnh con tàu và cả những âm thanh vì nó gợi cho người đọc những thân phận sống lay lắt trong bóng tối và hy vọng dẫu nó rất đỗi mơ hồ III TỔNG KẾT 1 Tác phẩm hai đứa trẻ - Gợi cho người đọc về cuộc sống lam lũ của những người nghèo sau lũy tre xanh - Vấn đề của tác giả không lớn lao, không đặt nhân vật của mình trước hoàn cảnh gay cấn, không hề có dáng dấp, bộ... Trân trọng những ước mơ dù là mỏng manh, nhỏ bé - Đan xen những yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực, gửi gắm tư tưởng nhân đạo đáng quý trọng một cách kín đáo, nhẹ nhàng mà thấm thía => Truyên ngắn Hai đứa trẻ vươn tới tư tưởng nhân đạo đáng trân trọng 2 Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam - Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn và trữ tình - Có sự hoà quyện giữa... chiều xuống – lúc đêm về - khi chuyến tàu qua Trình tự ấy hết sức hợp lí => Tạo được sự tương ứng, hài hòa giữa ngọai cảnh và tâm trạng, cảm xúc trong thế giới nội tâm của nhân vật - Tâm trạng của hai đứa trẻ qua từng thời điểm: + Khi chiều xuống: buồn thương man mác + Khi đêm về: buồn thấm thía, khắc khỏai + Khi chuyến tàu qua: buồn, tiếc nuối, mơ tưởng và khao khát Phần trình bày của tổ một đến đây . HAI ĐỨA TRẺ THẠCH LAM Tác giả và tác phẩm I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả (1910 -1942) - Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh,. đi qua. 4. Thể lọai - Truyện ngắn trữ tình 5. Chủ đề - Miêu tả tâm trạng hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông, đêm xuống, khuya về. - Làm rõ cuộc sống mòn

Ngày đăng: 18/06/2013, 01:26

Hình ảnh liên quan

- Cảnh chiều buông được miêu tả bằng hình ảnh của không gian: + “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”. - Hai đứa trẻ

nh.

chiều buông được miêu tả bằng hình ảnh của không gian: + “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy” Xem tại trang 5 của tài liệu.
+ Ngọn đèn hoa kì vặn nhỏ, leo lét => Biểu trưng và đối lập với hình ảnh bóng tối cứ lan dần khắp phố huyện. - Hai đứa trẻ

g.

ọn đèn hoa kì vặn nhỏ, leo lét => Biểu trưng và đối lập với hình ảnh bóng tối cứ lan dần khắp phố huyện Xem tại trang 8 của tài liệu.
⇒ Hình ảnh đối lập: ánh sáng và âm thanh của tàu với bóng tối và sự im lặng - Hai đứa trẻ

nh.

ảnh đối lập: ánh sáng và âm thanh của tàu với bóng tối và sự im lặng Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan