Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông

59 2.7K 8
Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI PHẠM THỊ HƯƠNG VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC “THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Quốc phòng và an ninh HÀ NỘI - 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI PHẠM THỊ HƯƠNG VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC “THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Quốc phòng và an ninh Người hướng dẫn khoa học Thượng tá ThS Phạm Văn Dư HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các thầy cô giáo Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2, các cô chú Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các bạn sinh viên đã giúp đỡ em quá trình nghiên cứu đề tài Nhân dịp này em xin cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận của mình Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thượng tá, thạc sĩ Phạm Văn Dư - người thầy đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này suốt thời gian qua Trong quá trình nghiên cứu thời gian có hạn cũng hạn chế về khả năng, chưa có kinh nghiệm nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Kính mong sự góp ý tận tình của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài có tính khả thi Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng năm 2016 Sinh viên Phạm Thị Hương LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thượng tá, thạc sĩ Phạm Văn Dư Em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận là đích thực của em và đề tài này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Nếu có gì không trung thực em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày 12 tháng năm 2016 Sinh viên Phạm Thị Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lý luận của việc vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận thực tiễn 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin 10 1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 11 1.2 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận thực tiễn 12 1.3 Yêu cầu chung vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận thực tiễn dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh 17 1.4 Kết luận chương 21 Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 21 2.1 Nội dung chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh trường trung học phổ thông 22 2.1.1 Mục tiêu 22 2.1.2 Chuẩn bị kiến thức, kĩ 22 2.1.3 Mạch nội dung chương trình 23 2.2 Thực trạng vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn giáo dục quốc phòng trường trung học phổ thông 26 2.3 Kết luận chương 32 Chương 3: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 34 3.1 Yêu cầu vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận thực tiễn dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh trường trung học phổ thông 34 3.2 Vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh một số bài lý thuyết tại trường trung học phổ thông 36 3.3 Vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh một số bài thực hành tại trường trung học phổ thông 43 3.4 Kết luận chương 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 PHỤ LỤC 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội GDQP&AN Giáo dục quốc phòng và an ninh GD & ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Giáo dục quốc phòng và an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, việc giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức GDQP&AN là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, phải được chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống từ trung ương đến địa phương, các hình thức phù hợp với từng đối tượng Đặc biệt chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lịch sử truyền thống của Đảng và dân tộc, ý thức sống và làm việc theo pháp luật, đó xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ của mọi công dân (Trích chỉ thị 12/CT/TW của Bộ chính trị - BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/5/2007) Môn học giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học bao gồm nhiều kiến thức về khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự Là một môn học không chỉ trang bị những vấn đề bản về đường lối quân sự của Đảng, tư về GDQP&AN và kiến thức quân sự mà còn rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách sống người XHCN, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; góp phần giúp HS có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương cải cách toàn diện giáo dục Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được coi là trọng tâm với hướng tập trung vào hoạt động học của học sinh nhằm phát triển tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nội dung SGK gắn liền với thực tiễn của đời sống xã hội Nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn được thể hiện qua việc tăng cường tích hợp, liên hệ nội dung môn học với thực tiễn cuộc sống, địa phương, đất nước hoặc những nội dung ứng dụng thực tiễn, thông tin mới về kinh tế - xã hội vào môn học, qua đó giúp học sinh hiểu biết thực tế cuộc sống, hiểu biết các hoạt động sản xuất của quê hương đất nước, góp phần vào định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia lao động sản xuất, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước Trong những năm qua, việc dạy học môn GDQP&AN trường trung học phổ thông đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần không nhỏ việc phổ biến, tuyên truyền, trang bị những kiến thức chính trị, quân sự cho lứa tuổi niên Song cũng thẳng thắn thừa nhận việc dạy học GDQP&AN trường THPT hiện còn nhiều tồn tại, hạn chế Nhiều giáo viên chưa tích cực, sáng tạo việc tìm tòi, vận dụng các phương pháp dạy học làm cho quá trình tiếp thu tri thức của học sinh trở nên nặng nề, thụ động Các kiến thức về chính trị, quân sự chưa được học sinh hiểu và vận dụng một cách hiệu quả Nội dung bài giảng của GV còn nặng về lý thuyết, ít được lí giải, chứng minh với thực tiễn Thực trạng đó đã tác động không nhỏ đến thái độ học sinh việc tiếp cận môn học Những vấn đề này đòi hỏi quá trình dạy học, giáo viên giảng dạy cần có sự gắn kết giữa nội dung chính trị, quân sự với thực tiễn sinh động Thông qua việc liên hệ giữa lý luận với thực tiễn cuộc sống, học sinh được rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử, thực tế cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội cũng xác định trách nhiệm của bản thân trước những biến đổi lớn lao của đất nước Đã có những đề tài nghiên cứu về vấn đề vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn giảng dạy môn vật lý, môn hóa học quá trình giảng dạy trường THPT Cũng có những đề tài nghiên cứu “Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh THPT”; “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai chương trình GDQP&AN lớp 10”,… Bên cạnh đó nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn cũng được đề cập đến với các đề tài như: “Vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn thời kỳ quá độ Việt Nam”; “Vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn giảng dạy hóa học” , Song chưa có đề tài nào nghiên cứu đến vấn đề vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn GDQP&AN trường THPT Môn học giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học bao gồm cả nội dung lý thuyết và thực hành, vì vậy việc vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nâng cao chất giảng dạy môn học này trường THPT Với những công trình đã nghiên cứu của các tác giả về những vấn đề liên quan đến môn học GDQP&AN, đến chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn của môn học GDQP&AN Việc vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn giảng dạy môn GDQP&AN trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng bộ môn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách Xuất phát từ quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn GDQP&AN, chọn đề tài: “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn dạy học GDQP&AN ở trường THPT” Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1 Mục đích Mục đích của đề tài nhằm làm rõ nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn để tìm biện pháp vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn GDQP&AN trường THPT 2.2 Nhiệm vụ Nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống giữa lý luận và thực tiễn Nghiên cứu về thực trạng vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn GDQP&AN trường THPT Ngoài GV có thể giới thiệu về việc các địa phương tổ chức cho niên lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc theo quy định hằng năm để giữ vững và phát huy trang sử vàng của địa phương và cả đất nước Qua câu chuyện về lịch sử của dân tộc, những gương anh hùng liệt sĩ, từ đó giúp HS nhận thức, hiểu sâu sắc, bảo vệ và phát huy những truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam Hình ảnh Bác Hồ và các đồng chí chiến khu Việt Bắc Lớp 11- Bài 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA * Xác định nội dung có thể vận dụng nguyên tắc vào bài: Nội dung bài thể hiện đường lối quốc phòng của Đảng ta, kiên định việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc với tinh thần “Một tấc không đi, một ly không rời” và thực tế đã chứng minh nhân dân ta kiên cường bám trụ, vượt khó khăn bảo vệ Tổ quốc * Cách thức tiến hành 38 Ngoài những nội dung đã được trình bày SGK, giáo viên có thể sử dụng một số nội dung thực tế để HS hiểu rõ về biên giới, lãnh thổ, từ đó học sinh xác định rõ vị trí quan trọng của lãnh thổ, biên giới quốc gia, xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia GV sử dụng phim tư liệu về biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc tuần tra canh gác của bộ đội biên phòng Việt Nam tại khu vực biên giới Lấy ví dụ cụ thể thực tế như: việc buôn bán hàng cấm, hàng lậu qua đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Lào Việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành ngày 31 tháng 12 năm 2008 với 1991 cột mốc 1400 km biên giới đất liền Giới thiệu hình ảnh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc Việt Nam XHCN Bài - Lớp 12: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN - AN NINH NHÂN DÂN * Xác định nội dung có thể vận dụng nguyên tắc vào bài 39 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa, xã hội; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện đướng lối đúng đắn của Đảng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc * Cách thức tiến hành Ngoài những nội dung đã được trình bày sách giáo khoa, giáo viên có thể lồng ghép những đoạn phim tư liệu, hình ảnh về biểu tình gây rối, hình ảnh phá hủy các công trình Quốc phòng An ninh, xâm phạm đất công, diễn tập chống gây rối bạo loạn để học sinh hiểu sâu sắc về tình hình GDQP&AN hiện của nước ta Từ đó xác định rõ, đúng đắn về vấn đề xây dựng nền Quốc phòng toàn dân - An ninh nhân dân vững mạnh Ngoài những hình ảnh liên quan đến GDQP&AN của đất nước, giáo viên cũng có thể thống kê về một số các vụ án hình sự, án kinh tế, án ma túy để bổ sung thêm kiến thức GDQP&AN cho học sinh Bài 5: LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN * Xác định nội dung có thể vận dụng nguyên tắc vào bài Ngoài những nội dung đã được trình bày SGK, giáo viên có thể bổ sung một số kiến thức thực tế vào bài giảng để học sinh hiểu rõ về phẩm chất đạo đức của đội ngũ sĩ quan Quân đội và Công an, chức nhiệm vụ của đội ngũ sĩ quan Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật công an nhân dân thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ sĩ quan phục vụ, cống hiến các lực lượng vũ trang nhân dân Từ đó, 40 học sinh ý thức trách nhiệm, học tập và rèn luyện để xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội và Công an * Cách thức tiến hành Giới thiệu những gương sĩ quan Quân đội - Công an là anh hùng lực lượng vũ trang cả chiến đấu cũng lao động sản xuất Giới thiệu những người là sĩ quan Quân đội - Công an địa bàn gần trường học để học sinh lấy đó làm gương noi theo… Bài 7: TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HOC SINH TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY * Xác định nội dung có thể vận dụng nguyên tắc vào bài GV gắn lý luận với thực tiễn với những minh chứng cụ thể giúp HS hiểu được tác hại của ma túy những hình thức, đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết Từ đó, biết thương yêu, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma túy, giúp họ vượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện có cho xã hội; có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh ma túy; không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất dấu hoặc mau bán ma túy; có ý thức phát hiện, tố giác những người sử dụng hoặc buôn bán ma túy * Cách thức tiến hành Ngoài những nội dung đã được trình bày SGK, giáo viên có thể đưa thêm các nội dung về vận dụng thực tế để học sinh hiểu về tác hại của ma túy, từ đó học sinh có trách nhiệm phòng chống ma túy Thống kê các vụ án lớn về buôn bán, vận chuyển và tàng trữ ma túy Thống kê những vụ án hình sự người nghiện ma túy gây Thống kê số người nghiện ma túy cả nước và tỉnh (ở trường THPT giảng dạy GDQP&AN) hàng năm 41 Thống kê số người chết nghiện ma túy, tội phạm tuổi vị thành niên, đặc biệt là lứa tuổi học sinh ngồi ghế nhà trường Liên hệ thực tiễn để học sinh thấy rõ, hiểu về hậu quả và phòng tránh tệ nạn này Ví dụ: giảng bài tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh phòng, chống ma túy tại các trường THPT khu vực Hà Nội, giáo viên có thể nêu bài giảng vụ án: Triệt phá đường dây buôn ma túy đá, thuốc lắc cực lớn Thứ Năm, ngày 28/1/2016 - 22:33 An ninh thủ đô -Ngày 28/1, Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, đơn vị vừa triệt phá thành công đường dây mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 8,2 kg ma túy đá, 1.905 viên thuốc lắc; gần 2kg ketamin Khoảng cuối tháng 12-2015, đầu tháng 1-2016, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Công an quận Đống Đa nhận được thông tin về một nhóm đối tượng buôn bán ma tuý khắp địa bàn Hà Nội, đó có quận Đống Đa nên đã xác lập chuyên án đấu tranh Quá trình thu thập thông tin, quan điều tra xác định nhóm đối tượng này thuê nhà ngõ 199, phố Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội làm nơi tập kết và bán lẻ ma túy Căn nhà tầng, nằm sâu ngõ 199 phố Khương Thượng Nguyễn Đức Anh (23 tuổi), trú tại G2 P60 tập thể bóng đèn phích nước Rạng Đông, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân và Nguyễn Tuyết Ngân (20 tuổi), trú tại 24B hẻm 1/62/26 Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội thuê không ở, chỉ dùng để thực hiện các phi vụ làm ăn phi pháp Khoảng 23h ngày 21-1, tổ công tác của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an quận Đống Đa và Công an phường Khương Thượng mật phục đã bắt quả tang Đức Anh và Ngân giao “hàng” cho Nguyễn Minh Tỉnh (24 tuổi), trú tổ dân phố 9, Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và Nhữ Thu 42 Hằng (24 tuổi), trú D6 tập thể Kim Giang, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tỉnh và Hằng là những đối tượng chân rết của Đức Anh và Ngân, thường xuyên đến địa điểm này đế lấy ma túy đem bán lẻ Khám xét tại nhà thuê của Đức Anh và Ngân, quan điều tra thu giữ gồm 8,2 kg ma tuý đá; 1.905 viên thuốc lắc; gần 2kg ketamin; cân điện tử; điện thoại di động và 400 triệu đồng tiền mặt Hiện vụ án được tiếp tục mở rộng điều tra 3.3 Vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh một số bài thực hành tại trường trung học phổ thông * Yêu cầu về mục đích, nội dung và phương pháp tiến hành vận dụng nguyên tắc bài thực hành - Mục đích: GV vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học nội dung thực hành môn GDQP&AN nhằm giúp HS hiểu, biết và vận dụng kiến thức, kỹ năng, biết cách xử lý tình huống đời sống, xã hội, có trách nhiệm cao và chủ động việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế - Nội dung: GV nắm vững nội dung lý luận giảng dạy, xác định nội dung trọng tâm của bài học (tiết học), những nội dung cần liên hệ thực tiễn GV bám sát, tìm hiểu, tiếp cận thực tiễn qua thực tế, trao đổi, các phương tiện truyền thông đại chúng một cách chọn lọc Những nội dung thực tiễn đưa vào cần đảm bảo tính khoa học - Cách tiến hành: GV chuẩn bị giáo án, sưu tầm các tư liệu, hình ảnh, vật chất, vũ khí trang bị luyện tập, liên quan đến nội dung trọng tâm, cần nhấn mạnh để vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn bài học 43 Chuẩn bị nội dung lý luận kĩ lưỡng, lên kế hoạch giảng dạy và kết hợp các phương pháp dạy học để tổ chức đan xen vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học GDQP&AN hiệu quả GV có thể đưa những nội dung lý luận gắn với thực tiễn qua quá trình giảng bài, hướng dẫn luyện tập và sau luyện tập Qua quá trình vận dụng nguyên tắc và dạy học GDQP&AN cần tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả học tập, nhận thức của bản thân và của bạn * Vận dụng một số bài (tiết) học cụ thể Bài - lớp 10: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG * Xác định nội dung có thể vận dụng nguyên tắc vào bài: Vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn giúp học sinh hiểu rõ tác hại và cách phòng tránh thông thường đối với một số loại bom, đạn Vận dụng những kiến thức đã học vào điều kiện thực tế địa phương, thường xuyên cảnh giác với các loại bom, đạn còn sót lại chiến tranh, tuyên truyền cho mọi người biết cách phòng tránh bom, đạn nhằm giảm nhẹ thiệt hại chúng gây nên * Cách thức tiến hành Ngoài nội dung sách giáo khoa, giáo viên liên hệ thực tiễn quá trình lao động, sinh hoạt, vui chơi và các hoạt động thể dục thể thao… có thể xảy các tai nạn Từ đó học sinh sẽ liên hệ thực tiễn để nhận thức, áp dụng các trường hợp bản thân gặp phải hay những trường hợp gặp người bị nạn thì sẽ tiến hành sơ cứu thế nào Nhờ vậy, gặp những tai nạn thông thường học sinh biết cách sơ cứu ban đầu cho nạn nhân, cũng chính là điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt bệnh viện sau đó Giáo viên cũng có thể sử dụng tranh ảnh, video minh họa liên quan đến những tai nạn thường gặp, các vật dụng băng bó vết thương để học sinh thực 44 hành băng bó,… Qua học sinh nắm bắt được kĩ thuật băng, vận dụng các biện pháp cấp cứu ban đầu và băng bó vết thương có hiệu quả Biện pháp cụ thể: GV đưa bài tập, tình huống cụ thể về một số tai nạn thường gặp như: điện giật, đuối nước, sai khớp, ngã chảy máu chân, tay, sau đó yêu cầu học sinh xử lý Qua đây, học sinh nhận thức được tình huống, đưa mình vào hoàn cảnh cụ thể và vận dụng kiến thức bài học, từ đó xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm cao, chủ động xử lý gặp những tai nạn thông thường và giúp đỡ những người bị nạn Bài - Lớp 11: KĨ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN * Xác định nội dung có thể vận dụng nguyên tắc vào bài GV vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn vào nội dung bài nhằm giúp HS hiểu quy tắc sử dụng và bảo quản lựu đạn, thực hiện thành thạo, đúng động tác, tư thế đứng ném lựu đạn, ném lựu đạn trúng đích an toàn và hiệu quả Từ đó, nâng cao ý thức chấp hành quy định luyện tập và xử lý các tình huống luyện tập linh hoạt, an toàn Giáo viên hướng cho học sinh biết thực hiện động tác cá nhân, qua đó rèn ý thức kỷ luật cho học sinh * Cách thức tiến hành Ngoài nội dung kiến thức sách giáo khoa, quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp với tranh ảnh, video, lựu đạn và súng tập, bao xe, địa hình địa vật tại địa điểm tập để học sinh hình dung một cách cụ thể về nội dung luyện tập Trong quá trình luyện tập tại thao trường quán triệt nguyên tắc sử dụng lựu đạn vào tình huống luyện tập cụ thể, hay quá trình luyện tập thực hiện các tư thế động tác ném lựu đạn tùy vào tình hình cụ thể, địa hình địa vật chúng ta sẽ sử dụng các tư thế động tác khác để đạt hiệu quả tiêu diệt mục tiêu và đảm bảo an toàn cho mình và đồng đội Ví dụ: Giáo viên đưa tình huống tại vị trí có địa hình, địa vật vật che khuất che đỡ cao 45 ngang tầm ngực, phía sau không bị vướng, địch xa thì chúng ta sẽ thực hiện động tác đứng ném lựu đạn Hướng dẫn động tác, cho học sinh thực hiện động tác qua nội dung tìm hiểu cụ thể động tác sách giáo khoa Liên hệ vận dụng, ý nghĩa động tác, tư thế đứng ném lựu đạn thời bình và thời chiến, sự khác và điểm chú ý Trong thời bình thục luyện động tác thành thạo sẵn sàng chiến đấu, luyện tập động tác đứng ném lựu đạn được phân thành từng cử động để học sinh dễ quan sát, chiến đấu thì các cử động này được thực hiện liên tiếp, và kết thúc động tác chiến sĩ quay về vị trí an toàn GV cũng có thể đưa những tình huống như: chiến sĩ ném lựu đạn gặp vật cản bị lựu đạn văng trở lại về phía người ném hoặc ném lựu đạn bị tuột lựu đạn khỏi tay, cũng có thể đưa tình huống cụ thể của học sinh luyện tập ném lựu đạn ném bị trượt, lựu đạn rơi trước mặt cách khoảng 3m, HS sẽ phải làm thế nào? Từ đó, HS hiểu mức độ nguy hiểm thực hiện động tác chưa thuần thục và xử lý tình huống cụ thể đảm bảo an toàn cho mình và mọi người xung quanh, đồng thời nhận thức và có trách nhiệm cao luyện tập và tuân thủ những quy định, nguyên tắc luyện tập Bài - Lớp 12: CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC VẬN ĐỘNG CƠ BẢN TRÊN CHIẾN TRƯỜNG * Xác định nội dung có thể vận dụng nguyên tắc vào bài Vận dụng nguyên tắc nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng các tư thế, động tác bản vận động chiến trường của cá nhân; ý nghĩa, yêu cầu của các tư thế, động tác lợi dụng địa hình, địa vật; HS thực hành được các động tác vận động chiến đấu và bước đầu biết vận dụng phù hợp với các loại địa hình và các tình huống diễn * Cách thức tiến hành Ngoài các nội dung kiến thức sách giáo khoa, giáo viên kết hợp tranh ảnh, vũ khí trang bị luyện tập: súng, bao xe,… liên hệ thực tiễn và chú ý 46 cho học sinh một số điểm, hướng dẫn, triển khai cho học sinh luyện tập động tác với điều kiện thao trường bãi tập, sở vật chất phù hợp với nội dung Ví dụ: Phần lớn học sinh luyện tập và thực hiện động tác tốt, quá trình thực hiện động tác mắt lại chú ý đến động tác và cúi mặt xuống đất, không chú ý quan sát tình hình địch và vận dụng địa hình, địa vật, vật che khuất che đỡ Trường hợp này, giáo viên cần dừng tập sửa sai cho học sinh, liên hệ với thực tiễn quá trình chiến đấu để học sinh hiểu rõ: nếu chiến đấu ngoài trận địa, người chiến sĩ chỉ chú ý đến thực hiện động tác cho chuẩn xác mà không quan sát tình hình địch, lợi dụng các địa hình địa vật để đảm bảo ẩn nấp, bí mật thì sẽ bị lộ diện trước mục tiêu và bị địch tiêu diệt một cách dễ dàng Đó chính là điểm chú ý quan trọng cho học sinh quá trình luyện tập để vận dụng động tác một cách linh hoạt, chuẩn xác, đảm bảo an toàn thực tế thao trường và ngoài trận địa chiến đấu hiệu quả 3.4 Kết luận chương Chương đã đưa những yêu cầu vận dụng nguyên tắc; cách thức chuẩn bị nội dung cần vận dụng bài học; xây dựng một số tình huống cụ thể cho các bài lý thuyết và thực hành Việc vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn nếu được thực hiện đúng sẽ có hiệu quả thiết thực cho bài học, tiết học; giúp học sinh hiểu bài và biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt thực tế Khi vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn vào một nội dung lý thuyết hay thực hành cụ thể dạy học GDQP&AN trường THPT, đòi hỏi giáo viên phải có lực sư phạm, nắm chắc về nội dung môn học, có sự chuẩn bị chu đáo, biết lựa chọn nội dung để vận dụng một cách phù hợp Đồng thời, đòi hỏi sự nhiệt tình ham học hỏi, sáng tạo quá trình học tập của học sinh Tất cả những điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao quá trình giảng dạy của giáo viên vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn GDQP&AN trường THPT 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Vận dụng nguyên tắc: “Thống giữa lý luận thực tiễn” dạy học GDQP&AN trường THPT là một những nguyên tắc có vai trò đặc biệt quan trọng; nếu biết phát huy sẽ tạo kết quả dạy học cao hơn, là dạy học GDQP&AN trường trung học phổ thông Đề tài đã nghiên cứu sở lý luận của việc vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn GDQP&AN trường THPT, khẳng định đó là một yêu cầu tất yếu việc nâng cao chất lượng dạy và học Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học GDQP&AN, đồng thời đã đưa một số biện pháp cụ thể để vận dụng giảng dạy các bài lý thuyết và thực hành Đề tài được thực hiện theo đúng hướng nghiên cứu, hoàn thành được các nhiệm vụ nghiên cứu đề Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế và điều kiện cụ thể của các trường THPT hiện nay, có tính khả thi cao Tuy nhiên, khả và thời gian nghiên cứu có hạn, quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế định Kính mong Thầy, Cô giáo cùng các bạn đóng góp, bổ sung để đề tài của em được hoàn thiện và phát triển hơn! KIẾN NGHỊ Để đề tài Vận dụng nguyên tắc: “Thống nhất giữa lý luận thực tiễn” dạy học GDQP&AN ở trường THPT được thực hiện có hiệu quả, tác giả xin được đề xuất một số ý kiến sau: Đối với các giáo viên giảng dạy môn GDQP&AN: Không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, trình độ lý luận và thực tiễn qua các kênh thông tin, bằng nhiều cách thức khác như: thực tế tại các khu di tích lịch sử, bảo tàng quân đội, doanh trại quân đội; tiếp xúc, trao đổi 48 kinh nghiệm, chuyên môn với các giáo viên trường khác, tích cực nghiên cứu tài liệu thống để cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất, phù hợp với nội dung vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn giảng dạy Đối với lãnh đạo các trường THPT: Tăng cường, đảm bảo chất lượng sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho GV dạy - học Tổ chức tham quan, thực tế tại những địa điểm lịch sử, bảo tàng quân đội, Tổ chức phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, đưa hoạt động vào tiêu chuẩn xếp loại giáo viên 49 PHỤ LỤC Bảng 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn GDQP & AN ở trường THPT Nội dung Rất quan Quan Bình Không trọng trọng thường quan (%) (%) (%) trọng (%) Vận dụng nguyên tắc thống giữa lý luận và thực tiễn dạy học môn GDQP&AN trường THPT Bảng 2: Mức độ giáo viên áp dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; áp dụng thuyết trình dạy học Rất thường xuyên Thường xuyên (%) (%) Thỉnh thoảng (%) Thuyết trình Gắn lý luận với thực tiễn 50 Ít (%) Bảng 3: Mức độ áp dụng các cách thức vận dụng vào nội dung giáo án, giảng dạy Nội dung đưa vào giáo án và giảng dạy Rất thường xuyên (%) Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo Tư liệu, tranh ảnh, phim, video,… Lồng ghép chuyện, tiểu sử địa phương Hội thao Sinh hoạt, luyện tập môi trường quân đội 51 Thường xuyên Thỉnh thoảng (%) (%) Ít (%) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp THPT Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục Chỉ thị 12/CT/TW của Bộ chính trị - BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 3/5/2007 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, Luật giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13 ngày 19 tháng năm 2013 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG HCM, 1995, tập 5, tr 234 Hồ Chí Minh: Về trí thức cách mạng, Nxb ST, HN, 1976, tr59 Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ 10 Phan Trọng Ngọ (2004), Dạy học và phương pháp dạy học nhà trường, Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội 11 Nguyễn Lương Ngọc, Lê Khả Kế (chủ biên) (1972), Từ điển học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12 Thông tư số: 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 13 Từ điển Tiếng Việt (2000), Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 14 Trang web: www Dayhocitel.net 52

Ngày đăng: 17/11/2016, 14:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan