Đề cương ôn tập môn Tâm lý học lao động

12 6.8K 38
Đề cương ôn tập môn Tâm lý học lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương chi tiết gồm câu hỏi và đáp án trả lời môn Tâm lý học Lao động

MỤC LỤC 1 Câu1: Công tác hướng nghiệp - Hướng nghiệp: là hệ thống các biện pháp tâm lý, sư phạm, y tế, giáo dục nhằm giúp các cá nhân có dầy đủ cơ sở khoa học để lựa chọn nghề. - Mục đích: hướng nghiệp nhằm giúp các cá nhân lựa chọn nghề tự giác và chọn nghề phù hợp,đáp ứng đc nhu cầu XH, yêu cầu của nghề và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và năng lực của bản thân. - Đối tượng của công tác hướng nghiệp: là tất cả các cá nhân chưa có việc làm hoặc đã có việc làm nhưng chưa phù hợp, có nhu cầu chọn nghề tương ứng, trc mắt ưu tiên đối tượng là thanh thiếu niên chưa có việc làm. - Sơ đồ tam giác hướng nghiệp: + Những yêu cầu, đặc điểm của nghề nghiệp + Những đặc điểm về nhân cách và đặc biệt là năng lực của cá nhân + Những nhu cầu của XH đối với ngành nghề(còn lại là thị trường lao động)  3 mặt đó chính là nội dung của công tác hướng nghiệp - Các hình thức và nội dung của công tác hướng nghiệp: 1. Giáo dục và tuyên truyền nghề nghiệp: GDVTTNN là hoạt động nhằm giới thiệu cho hs làm quen với hệ thống nghề trong XH, đăch biệt là nghề cơ bản, nghề mà Xh đang có nhu cầu cần thiết về nhân lực. Đây là khâu quan trọng, chuẩn bị cho bước đi đầu tiên, có tính chất quyết định hiêu quả của hoạt động nghề nghiệp vì vậy cần phải tiến hành rất sớm, ngay từ khi hs còn ở cấp cơ sở và thpt. 2. Tư vấn nghề nghiệp TVNN: là hệ thống các biện pháp tâm giáo dục học để phát hiện và đánh giá những năng lực về nhiều mặt của thanh thiếu niên nhằm giúp các em chọn nghề có cơ sở vững chắc. 3. Tuyển chọn nghề nghiệp - Tổ chức hoạt động tuyển chọn có cơ sở khoa học để đảm bảo sử dụng tối ưu khả năng của người lao động. - Khi tuyển chọn cần chú ý đến 2 vấn đề: sự phù hợp nghề và sự sử dụng vào nghề + Sự phù hợp nghề : là 1 quá trình hình thành và hoàn thiện những phẩm chất nghề nghiệp. + Sự sử dụng vào nghề : mức độ sử dụng vào nghề nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tổ cả chủ quan lẫn khách quan của người lao động. Các yếu tố chủ quan như : năng lực nghề, phẩm chất đạo đức, động cơ, thái độ của cá nhân đối với nghề. Các yếu tố khách quan như : thị trường lao động, điều kiện lao động, vấn đề thu nhập - Hiện nay số lượng sinh viên ra trường rất lớn, bởi vậy nhu cầu tìm kiếm việc làm của sinh viên là tất yếu. Việc đa dạng hóa ngành nghề và vị trí làm việc là điều kiện thuận lợi cho sinh viên tìm kiếm việc làm. - Trong tình hình hiện nay, hướng nghiệp có 2 nhiệm vụ cơ bản. 2 + Tìm một nghề phù hợp nhất với hứng thú và năng lực của cá nhân. + Thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ quốc gia. 4. Các nguyên tắc hướng nghiệp - Để đảm bảo cho công tác hướng nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, cần phải chú ý các nguyên tắc sau: + Phải làm cho cá nhân chọn nghề với ý thức tự giác, tức là họ phải tự giải đáp được tất cả các câu hỏi: mình thích những nghề gì ? mình có thể làm được những nghề gì ? mình nên chọn nghề gì phù hợp với nghề mình thích, khả năng phù hợp với yêu cầu của xã hội? + Đảm bảo tính chất giáo dục kỹ thuật tổng hợp trong quá trình hướng nghiệp. Đây là nguyên tắc rất quan trọng để tránh tình trạng chuyên môn hóa quá sớm đối với học sinh. + Thực hiện dạy học theo một chương trình có tính tới tổng thể những tri thức kỹ năng, kỹ sảo lao động cần thiết cho việc chọn nghề. - Công tác hướng nghiệp góp phần vào giải quyết các vấn đề về kinh tế xã hội như : phân công bố trí người lao động vào các vị trí tương ứng, căn cứ vào nguyện vọng và năng lực vốn có của họ, đảm bảo cho việc lựa chọn đúng người đúng việc, ai cũng có việc làm đồng thời hình thành thái độ nghiêm túc có trách nhiệm với chuyên môn đảm nhận, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả năng suất lao động của tập thể và của toàn xã hội. Câu2: Tâm Thế Lao Động: - K/n: TTLĐ là trạng thái tâm sẵn sàng chờ đón, sẵn sàng đi vào hoạt động lao động, để có thể phát huy đầy đủ sức mạnh, ngay tứ khắc vào việc giải quyết, các nhiệm vụ , yêu cầu đặt ra trong đk cụ thể. - Xét về thời gian, người ta đề cập đến 2 loại tâm thế lao động: + Tâm thế lao động thể hiện ở sự chuẩn bị chung hay chuẩn bị trước về tinh thần tâm cho người lao động sẵn sàng tham gia lao động + Tâm thế lao động thể hiện ở sự chuẩn bị tức thời, chuẩn bị trực tiếp, chuẩn bị ngay lập tức. Ở trạng thái này xuất hiện rất nhanh và có tính chất tình huống. - Tạo tâm thế lao động là tiền đề để có thể điều khiển các trạng thái tâm của người lao động. - Cấu trúc tâm của tâm thế lao động: + Tâm thế lao động có cấu trúc tâm phong phú đa dạng, nó có thể bao trùm toàn bộ đời sống tâm của con người. - Về bản chất, tâm thế là hiện tượng tâm vô thức nhưng đối với tâm thế lao động có sự xâm nhập của ý thức thể hiện ở sự chuẩn bị có ý thức chào đón những việc sẽ xảy ra trong lao động để định hướng hoạt động lao động. - Trong lao động, cần chuẩn bị tốt các nội dung tâm cơ bản sau đây: 3 + Chuẩn bị tốt độnglao động + Cần chuẩn bị tốt các tri thức, kỹ năng, kỹ sảo cần thiết cho hoạt động lao động + Chuẩn bị tốt về cảm xúc, cố gắng tạo được sự ổn định cân bằng về cảm xúc + Cần chuẩn bị tốt về mặt ý chí - Các yếu tố tâm nêu trên không tồn tại độc lập mà luôn có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Việc chuẩn bị tốt một yếu tố nào đó sẽ tạo ra những tiền đề tốt cho việc chuẩn bị các yếu tố còn lại. Câu3: Trình bày khái niệm Mệt mỏi. Phân biệt Mệt mỏi và Mệt nhọc. Biên pháp khắc phục. - Mệt mỏi: là trạng thái tâm của người lao động xuất hiện khi cơ thể bị cạn chất dinh dưỡng, hay thần kinh bị kích thích gây nên những cảm giác mệt nhọc, khó chịu,khi cá nhân phải thực hiện một công việc nào đó kéo dài với cường độ lớn mà không có sự nghỉ ngơi hợp dẫn đến kém năng suất, chất lượng lao động. - Phân biệt 2 khái niệm Mệt mỏi và Mệt nhọc: + Mệt mỏi là khái niệm trong sinh học, để chỉ sự biến đổi các chức năng sinh lý, sinh hóa trong cơ thể của người lao động, do sự tiêu tốn năng lượng trong quá trình thực hiện hoạt động lao động gây nên. + Mệt nhọc là khái niệm trong tâm hoc, để chỉ sự thể nghiệm chủ quan của người lao động khi có sự mệt mỏi xuất hiện. + Hai khái niệm này có liên quan tới nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Có trường hợp mệt mỏi nhiều mà mệt nhọc ít, hoặc có trường hợp mệt mỏi ít nhưng mệt nhọc lại nhiều. Song bao giờ mệt nhọc cũng là dấu hiệu của mệt mỏi. - Biện pháp khắc phục mệt mỏi sớm: + Hợp hóa bản than quá trình lao động + Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học + Tạo không khí tâm vui vẻ, đoàn kết, tinh thần hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. + Cải thiện đk vệ sinh môi trường nơi làm việc + Lưu ý tới đặc điểm tâm cá nhân, đặc biệt có sự quan tâm tới lao động nữ, phụ nữ có thai và đang cho con bú, lao động có sử dụng trẻ em và người cao tuổi… Câu4: Khái niệm đơn điệu, nguyên nhân, biện pháp 4 - Trạng thái đơn điệu: là trạng thái tâm chủ quan làm giảm tính tích cực tâm của người lao động. Trạng thái này xuất hiện khi người lao động phải thực hiện một loại thao tác ngắn han, đơn giản, thường xuyên lặp đi lặp lại một cách đều đều mà không đòi hỏi sự cố gắng nào của người lao động - Nguyên nhân: + Do đặc điểm của môi trường lao động: ánh sang yếu ớt, mờ ảo, màu sắc đơn điệu kém hấp dẫn, tiếng ồn sự rung động đều đều, địa điểm làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, thiếu vắng con người, hoặc làm việc trong không gian hạn chế( trong buồn máy, kíp bay trong tàu vũ trụ ). + Do đặc điểm xã hội của tâp thể lao động: Các yếu tố như ý thức trách nhiệm không cao đối với công việc, làm việc do bị ép buộc, công việc không phù hợp với khả năng, cũng như mối quan hệ con người với con người xa cách, tẻ nhạt , không có sự chia sẻ, không khí làm việc căng thẳng, thiếu lời ca tiếng hát, hoạt động vui chơi, giải trí cũng là những yếu tố thúc đẩy sự đơn điệu đối với lao động nhanh chóng xảy ra. + Do đặc điểm tâm cá nhân: Sự đơn điệu còn là sự thể nghiệm chủ quan của người lao động, do vậy những phẩm chất tâm cá nhân có ảnh hưởng nhất định tới mức độ và thời gian xuất hiện của sự đơn điệu. Người lao động có trình độ tay nghề cao, có xu hướng hướng ngoại, tính năng động, linh hoạt, khó chịu đựng sự đơn điệu hơn người lao động có tay nghề thấp, người hướng nội và có khí chất điềm tĩnh. + Các yếu tố khác: việc sử dụng rượu bia, các chất kích thích gây nghiện như thuốc ngủ, thuốc phiên…cũng có thể đẩy nhanh sự xuất hiện trạng thái đơn điệu - Biện pháp khắc phục: + Hợp nhất một số thao tác đơn giản, đồng nhất thành những thao tác phức tạp, đa dạng, phong phú hơn nhằm tăng tính súc tích trong ND công việc. + Thay đổi chu kì thực hiện thao tác + Cố gắng tiến độ tự động hóa một số thao tác có thể như giãn đôi chút, NLD có thể nghĩ tới những điều vui vẻ, mà vẫn thực hiện đc cv. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng bp này với loại tao tác đơn giản. + Đưa chế độ lao động và nghỉ ngơi có khoa học vào sx, ld. Nên áp dụng nghỉ giải lao nhiều lần, nhưng t nghỉ k lâu, mà chỉ từ 5-10p, có thể ttd, chơi trò chơi giải trí, vận đông nhẹ + Sự thay đổi nhịp độ của các động tác trong băng chuyền cũng góp phần hạ thấp tính đều đều, đơn điệu trong ld + Cải thiện đk làm việc để giảm bớt tác động đơn điệu của mt: sd ánh sáng hợp lý, màu sá hấp dẫn, kết hợp âm nhạc chức năng và thỉnh thoảng tổ chúc ở ngoài mt nếu cv có thể sắp xếp đc. + Cải thiện các kích thích khen thưởng vật chất, tinh thần hợp lý: ví dụ thong báo chon ld kq cv họ làm đc 1 giờ, 1 ca là bnhiu, tg ứng vs số thu nhập họ có thể đat.dc, hhoir thăm, động viên khích lệ + Khi sd các bp trên cần tính đến đđ tâm cá nhân để phân công, sx cv phù hợp. 5 Câu 5: Diễn biến đường cong khả năng làm việc, ý nghĩa, vận dụng - Khả năng làm việc: được hiểu theo rộng là tổng hợp tiềm năng về thể lực và trí tuệ của con người phải hao phí ra trong quá trình lao động để làm ra sp có giá trị về mặt vật chất hoặc tinh thần cho XH - Khả năng làm việc theo nghĩa hẹp là khả năng con người có thể thực hiện một công việc chuyên môn với mức độ khó nhất định trong suốt 1 thời gian nào đó mà không có sự mệt mỏi sớm xáy ra. - Diễn biến của Đường Cong Khả Năng Làm Việc trong 1 Ca SX: + Giai đoạn “đi và công việc” (giai đoạn đầu của ca SX): đó là giai đoạn khả năng làm việc tăng dần lên và cuối cùng đạt mức tối đa. Lúc mới bắt đầu làm việc thì khả năng làm việc còn đạt mức thấp, biểu hiện ở các chỉ số về kinh tế, kỹ thuật đều ở mức tương đối thấp và có sự căng thẳng nhất định của các chức năng sinh lý. + Giai đoạn “khả năng làm việc tối đa” hay khả năng làm việc ổn định. Ở gđ này KNLV ổn đinh ở mức cao nhất. Chỉ số kt, kĩ thuật đều cao, đồng thời có sự hạ thấp về tình trngj căng thẳng của các chức năng sinh do sự xung đột sinh thần kinh trước đây đã đc khắc phục hoàn toàn. GĐ này thể hiện trạng thái bình thường của cơ thể ngườ lao động. + Giai đoạn “Khả năng làm việc giảm sút” hay giai đoạn sự mệt mỏi phát triển. Ở giai đoạn này, các chỉ số về kt, kĩ thuật lại bắt đầu bị hạ thấp, năng suất lao động bị giảm sút, năng suất lao động cũng kém đi và sự căng thẳng các chức năng sinh lại tăng lên. Câu 6: Phân biệt va chạm và xung đột, nguyên nhân, biện pháp - Xung đột: là sự mâu thuẫn nảy, sinh trong tập thể do sự bất đồng về quan điểm, lợi ích, thái độ, niềm tin…có liên quan tới giải quyết vấn đề nào đó của cá nhân trong tập thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại và phát triển của họ. Những mâu thuẫn này mang tính chất chống đối. - Va chạm: là sự mâu thuẫn nảy sinh trong tập thế do sự bất đòng về quan điểm lợi ích, thái độ, niềm tin …Những mâu thuẫn này mang tính chất nhẹ và dễ giải quyết - Nguyên nhân xung đột: + Xung đột nảy sinh do những thiếu sót có liên quan quan tới việc tổ chức sản xuất. + Xung đột nảy sinh do thiếu sót trong khâu quản tập thể lao động. + Xung đột nảy sinh do những thiếu sót trong mối quan hệ giữa con người với con người. 6 - Biện pháp khắc phục: + Khi xung đột xảy ra thì cần giải quyết xung đột một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Loại trừ nguyên nhân gây ra xung đột và làm giảm các xúc cảm tiêu cực do các xung đột gây ra. + Khi xung đột đã xảy ra, phải phân tích một cách khách quan các tình huống xáy ra xung đột xác định nguyên nhân chính gây ra xung đột để đưa ra biện pháp khắc phục. + Áp dụng các biện pháp giáo dục, trong đó sử dụng thuyết phục là phương pháp chủ đạo. + Hòa giải là biện pháp có thể sử dụng khi các bên có mâu thuẫn nảy sinh, hai bên cùng nhau ngồi lại bàn bạc, trao đổi, nói rõ, nói hết quan điểm của mình. Các bên có thể tranh cãi công khai, thậm chí có thể bộc lộ rõ mọi cảm xúc và rồi họ hiểu nhau và đi đến thống nhất có tính đến lợi ích cho các bên tham gia. + Thỏa hiệp là biện pháp có thể tiến hành trong trường hợp các bên gây xung đột ngang tài, ngang sức. Thỏa hiệp tức là mỗi bên từ bỏ, nhân nhượng một số điều khoản để đem lại sự bình yên trong tập thể. + Biện pháp áp chế có thể sử dụng trong trường hợp khi các bên gây xung đột đã đc giáo dục, thuyết phục mà không có sự thay đổi, chuyển biến, ọ vẫn tiếp tục nói xấu, vu khống, trả thù đối phương bằng những thủ đoạn đê hèn. + Kỷ luật là biện phấp bất đắc dĩ khi các biện phấp nêu trên đã áp dụng mà không có hiệu quả. Câu 7: Phân biệt khái niệm quản và lãnh đạo, phuơng pháp quản tập thể lao động - Quản lý: là quá trình tác động có mục đích của con người vào hệ thống nào đó nhằm thay đổi hiện trạng của hệ thống đó hoặc đưa vào đó những thuộc tính mới. - Lãnh đạo: là một quá trình tác động có mục đích của con người vào những con người nhằm điều khiển, tổ chức, liên kết, thúc đẩy các thành viên để thực hiện mục tiêu mà nhóm và tập thể đề ra. => Người Lãnh đạo sẽ là người quản lý, còn người quản chưa chắc đã là lãnh đạo. - Các phương pháp quản tập thể lao động: + Phương pháp đề ra yêu cầu cho tập thể: có tác dụng làm thay đổi hiện trạng của cá nhân và của tập thể • Yêu cầu của lãnh đạo muốn các thành viên thực hiện tốt thì nó phải mang tính khoa học có tình có lí phù hợp với điều kiện của hoàn cảnh và thực tế cuộc sống của từng cá nhân • Yêu cầu phải đảm bảo tính vừa sức để có tính khả thi 7 • Cần phải tính đến phạm vi mở để người lao động có thể phát huy sang kiến chủ động trong phần việc mình làm • Hạn chế những yêu cầu kiểu bắt buộc • Người lãnh đạo cần biết tạo ra dư luận xã hội làm chỗ dựa ai tốt thì khen ai không tốt thì nhắc nhở và trong trường hợp cần thiết sẽ kỉ luật + Phương pháp kiểm tra: là phương pháp thực hiện mối quan hệ ngược kiểm tra theo góc độ tâmhọc xã hội là góp phần sang 1 số công việc của người lãnh đạo trong suốt quá trình hoạt động lãnh đạo của mình • Giúp những người lãnh đạo xác định được hiện trạng của hệ thống xem hệ thống đang dừng ở mức nào tiến lên giậm chân tại chỗ hay thụt lùi • Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy người lao động tích cực hơn vì họ cũng mong muốn có được kết quả tốt cho công việc mình đang làm • Kiểm tra là cơ sở để đánh giá chính xác  Khi kiểm tra cần phải thực hiện đúng các yêu cầu đó là đảm bảo tính toàn diện tính công khai tính luận cứ và có sức thuyết phục + Phương pháp đánh giá: Sự đánh giá của người lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng thái độ và hiệu quả làm việc của cấp dưới đánh giá giúp cá nhân soi lại mình qua đó để khẳng định và hoàn thiện bản thân mình đánh giá có ý nghĩa tinh thần và nó có thể trở thành nguồn cổ vũ động viên khích lệ người lao động nó cũng có thể làm người ta nhụt chí không muốn làm việc Khi đánh giá người lao động cần đảm bảo 2 nguyên tắc cơ bản đó là: Nguyên tắc tôn trọng con người và nguyên tắc dựa vào khả năng làm việc và kết quả thực tế người lao động làm đc do vậy khi đánh giá người lao động cần chú ý tới • Không bao giờ khen chê toàn diện mà chỉ khen chê từng mặt • Khen chê phải khách quan công khai công bằng • Người lãnh đạo cần có thái độ tôn trọng khi đánh giá nhân viên • Khen chê phải gắn với lợi ích vật chất và tinh thần • Khen chê phải tính đến đặc điểm tâm cá nhân. • Khen chê phải đúng lúc đúng chỗ. Câu 8: Phân biệt tình cảm, cảm xúc. Các quy luật về tình cảm, cảm xúc 1. Phân biệt tình cảm và xúc cảm - Xúc cảm là những rung động của con người trước một tình huống cụ thể, vì thế nó mang tính cụ thể và đặc thù và luôn biến động. Những rung động này có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cơ thể như: nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi, tự vệ. 8 Xúc cảm có cả ở người và động vật. Những rung động của xúc xảm diễn ra rất nhanh chóng và biểu hiện ngay lập tức ra bên ngoài cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, tác phong, tư thế,… Xúc cảm luôn xuất hiện tức thời, xuất hiện trước và là cơ sở để hình thành tình cảm. - Tình cảm là những thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, cái khái quát. Tình cảm là những rung động đặc thù chỉ có ở con người, nảy sinh trên cơ sở thỏa mãn (hay không thỏa mãn) nhu cầu của con người với tư cách là một nhân cách (nhu cầu về thẩm mỹ, giao tiếp, nhận thức,…) Tình cảm thực hiện chức năng xã hội. Những rung động của tình cảm thường có tính chất ổn định, bền vững, khó hình thành và khó mất và thường xuất hiện ở trạng thái tiềm tàng. So với cảm xúc, tình cảm xuất hiện sau, dựa trên sự khái quát hóa, động hình hóa các xúc cảm đồng loại mà thành. Đồng thời tình cảm lại được thể hiện ra bằng những cảm xúc khác nhau. 2. Các quy luật về tình cảm, cảm xúc - Quy luật lây lan Xúc cảm tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người khác. Trong cuộc sống hàng ngày ta thường thấy hiện tượng vui lây, buồn lây, một hiện tượng tâm biểu hiện rõ rệt của quy luật này là hiện tượng “hoảng loạn “. Quy luật này có ý nghĩa rất to lớn trong các hoạt động tập thể. - Quy luật thích ứng Xúc cảm tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần , lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu bị lắng xuống đó là hiện tượng thường được gọi là chai dạn của tình cảm - Quy luật tương phản Tương phản là sự tác động qua lại giữa xúc cảm ình cảm âm tính và dương tính tích cực và tiêu cực thuộc cùng một loại. Cụ thể một thể nghiệm này có thể làm tăng cường một thể nghiệm khác đối cực vơí no( xảy ra đồng thơì hay nối tiếp - Quy luật di chuyển Xúc cảm tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Hiện tượng “dận cá chém thớt” “vơ đũa cả nắm”. Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính chọn lọc tích cực hơn, tránh tình cảm tràn lan - Quy luật hình thành tình cảm. 9 Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm, do các xúc cảm cùng loại được động hình hoá tổng hợp hoá khái quát hoá mà thành. PHẨN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Những đặc điểm nào thuộc tri giác - Là quá trình tâm - Phản ánh 1 cách trọn vẹn - Trực tiếp Câu 2: Khi mới bước vào bệnh viện gửi thấy mùi thuốc kháng sinh thấy khó chịu, sau thấy bt. Đó là quy luật gì?  Quy luật thích ứng Câu 3: Đặc điểm nào thuộc tư duy: - Là quá trình tâm - Bản chất - Chưa từng có trong trải nghiệm - Câu 4: Chọn khái niệm chung nhất: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng Hoạt động nhận thức của con người Câu 5: Đặc điểm nào thuộc tưởng tượng: Tưởng tượng: là quá trình tâm phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Câu 6: Đặc điểm nào thuộc ý chí; Ý chí là hình thức phản ánh tâm đặc biệt, ý chí có ở con ng, ý chí phản ánh tính mục đích của hoạt động, có ý thức của con người…(yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng) Câu 7: Đâu là kỹ sảo, đâu là thói quen? - Kỹ sảo: Là hành động trở nên tự động hóa thông qua sự rèn luyện, luyện tập(kỹ sảo đánh máy, kỹ sảo đánh đàn, ks đan len,ki thuật, NL,có thể thay đổi,tự động hóa ) - Thói quen: Là hành động tự động hóa đã trở thành nhu cầu của con người(thói quen tập thể dục buổi sáng, thói quen ăn ở vs dd,tc,bền vững,tự động hóa ). 10 . huống. - Tạo tâm thế lao động là tiền đề để có thể điều khiển các trạng thái tâm lý của người lao động. - Cấu trúc tâm lý của tâm thế lao động: + Tâm thế lao. tâm lý phong phú đa dạng, nó có thể bao trùm toàn bộ đời sống tâm lý của con người. - Về bản chất, tâm thế là hiện tượng tâm lý vô thức nhưng đối với tâm

Ngày đăng: 13/06/2013, 09:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan