cong nghiep san xuat giay

23 745 7
cong nghiep san xuat giay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

rfi1369385375.doc Ngày nay giấy đối với ta quá bình thường. Ta vò nó trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét . cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến được giấy thô sơ và qua biết bao quá trình, mới trở thành hoàn hảo như ngày hôm nay. I. Lịch sử phát triển của nghề làm giấy: Trước khi có giấy Các hình vẽ trong hang động là những văn kiện lâu đời nhất do con người vẽ bằng bột màu. Người Sumer, có nền văn hóa cao lâu đời nhất được biết đến, viết trên những tấm bia bằng đất sét (văn tự hình nêm, bắt đầu từ khoảng 3300 năm trước Công nguyên). Các vật liệu hữu cơ dùng để viết lên sau đó ít bền hơn. Nếu không có những tấm bia bằng đất sét của người Sumer thì chúng ta biết rất ít về thời gian này. Da, giấy da, gỗ, vỏ cây, giấy cói (giấy chỉ thảo) – có ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước Công nguyên – và giấy đều có thể cháy và bị phân hủy sinh học. Giấy cói (giấy chỉ thảo) làm bằng một loại lau sậy (cây cói giấy hay cây chỉ thảo – cyperus papyrus) được buộc vào với nhau và đặt chéo lên nhau trước khi được ép lại. Người ta viết trên đó bằng mực đỏ hay đen. Mực đen bao gồm bồ hóng và một dung dịch từ nhựa của cây keo. Mực đỏ được làm từ hoàng thổ. Người ta dùng một cây cọ làm từ cây sậy (cây lau) để viết. Mặc dù cây cói giấy (cây chỉ thảo) cũng có ở Hy Lạp nhưng không được lan truyền ra ngoài nước. Trong thế kỷ thứ 3 người Hy Lạp thay thế cọ viết bằng lông chim. Từ giấy trong các thứ tiếng ở châu Âu (papier, paper .) dẫn từ tên của cây cói giấy – papyrus.Ngoài ra người ta còn viết trên giấy da (parchment) là loại da mỏng chưa được thuộc. Ở Roma người ta sử dụng cả giấy cói (giấy chỉ thảo) lẫn bảng làm bằng sáp, văn thơ được khía lên bằng một cây nhọn. Dùng một tấm cạo có thể làm phẳng sáp lại và lại có thể viết lên trên tấm bảng này. Ở Ấn Độ người ta dùng lá cây cọ. Ở Trung Quốc, trước khi phát minh ra giấy, xương, vỏ sò ốc, ngà voi, sau đó là đồng thau, sắt, vàng, bạc, thiếc, thạch anh, đá, đất sét, tre và tơ lụa đều được dùng đến. Cây cói giấy Giấy cói cổ từ Ai Cập Trang 1 rfi1369385375.doc Lịch sử đã chứng minh rằng công nghiệp sản xuất giấy đã có từ hàng nghìn năm. Ai cũng biết rằng, từ lâu nghề làm giấy được coi là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc cổ đại, cùng với nghề in, la bàn, thuốc súng. Bốn phát minh này đã thúc đẩy quá trình truyền bá và giao lưu văn hóa khoa học thế giới, ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới. Mỗi phát minh trong 4 phát minh này đều trải qua quá trình cải tiến và diễn biến trong thời gian dài, không phải chỉ riêng là công lao của một người và một thời đại. Tuy nhiên, nguồn gốc của nghề giấy vẫn còn nhiều chỗ mơ hồ. Theo các tài liệu lịch sử và truyền thuyết thì viên quan Thái Luân (Ts'ai Lun), phụ trách xưởng chế tác hoàng cung dưới thời Hậu Hán đã xin Hoàng đế cho phép làm giấy vào năm 105 sau CN. Sách Hậu Hán thư có ghi : “Từ thời cổ đại, sách và tài liệu phần lớn được chép trên thẻ tre, rồi sau đó chép trên lụa, gọi là chỉ. Lụa thì đắt tiền, thẻ tre thì nặng, cả hai đều không thuận tiện. Bấy giờ Thái Luân bèn có ý định dùng vỏ cây, sợi gai, vải cũ và lưới đánh cá để làm giấy. Năm Nguyên Hưng thứ nhất, ông trình với Hoàng đế và được chấp thuận. Từ đấy, giấy bắt đầu được dùng khắp nơi và vì vậy mà trong toàn cõi đế chế, người ta gọi nó là giấy Thái Hầu. “ Từ vài chục năm nay, nhờ các phát hiện khảo cổ học, người ta nhận thấy đoạn dẫn trên nói về việc phát minh nghề làm giấy được ghi trong Hậu Hán Thư, soạn vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên có lẽ không đúng với sự thật, và giấy bắt đầu ra đời có thể lùi về thế kỷ thứ 1 trước CN và thậm chí là thế kỷ thứ 2 trước CN. Việc phát hiện những mẫu giấy có hoặc không ghi chữ đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi về niên đại ra đời của giấy và cả về nguồn gốc Trung Hoa của giấy nữa. Vì vậy, ta phải xác định giấy là gì, thành phần, cách chế tạo, tính chất của nó. Người ta cho rằng giấy đầu tiên được phát minh nhằm thay thế lụa, có thể lúc đầu dùng vào việc khác chứ không phải để viết, ví dụ để gói đồ, làm thuốc,…Sự phát triển của việc sử dụng giấy có thể tương đối chậm, bởi lẽ, cho đến TK 3 sau CN, người ta vẫn dùng các loại thẻ gổ, thẻ tre để viết. Suốt TK thứ 2, giấy chỉ được dùng đến khi không có lụa để ghi chép. Sang TK 3, tình hình đã thay đổi và giấy được dùng rộng rãi. Nó có mặt ở vùng phía Tây như Lân Lan gần hồ Lobnor, trên sa mạc Taklamakan hay ở bồn địa Thổ Phồn, cách Urumxi 100km, tại vùng Tân Cương. Việc sử dùng giấy được truyền bá lên cả vùng Động Bắc, ở Triều Tiên, và sau đó sang Nhật Bản (vì tại đây mãi cho đến TK thứ 7 mới có nghề sản xuất giấy). Nó cũng lan xuống phía Nam, ở những vùng chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, tuy nhiện cho đến nay, không còn dấu vết nào của thời đó còn lưu lại. Trang 2 rfi1369385375.doc Các khám phá về khảo cổ ở Trung Hoa cộng với phép tính tuổi bằng carbon phóng xạ chứng minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước Thái Luân (Ts'ai Lun), nhưng người ta vẫn cho Thái Luân (Ts'ai Lun) là người phát minh ra giấy thực thụ như ngày nay. 1. Thái Luân: Năm 105, dưới triều Hán, thời hoàng đế Ho Ti bên Trung quốc, Thái Luân đem mấy mẫu giấy dâng vua, được vua hài lòng và phong tước quý tộc và cho ông làm quan trong triều đình. Ông là hoạn quan vì phải giữ tài sản và tiền bạc nhiều trong triều đình. Nhờ chế được giấy, ông trở thành giàu có. Tuy nhiên sau đó ông bị triều đình âm mưu gây rắc rối nên sa sút và bị vua ghét bỏ. Ông tắm rửa sạch sẽ, mặc áo quần thât đẹp, uống thuốc độc rồi lên giường nằm. Người ta cho rằng Thái Luân là người Việt, sinh ra trên đất Việt nhưng làm quan trong triều của nhà Hán. Và công trình phát minh ra giấy của ông bị người Tầu nhận là do người Tầu làm ra! Thái Luân chế tạo giấy: Thái Luân tổng kết kinh nghiệm làm giấy của thế hệ trước, dẫn nhiều người thợ dùng vỏ cây, vải gai, vải rách, lưới rách nát v.v . để làm giấy. Thái Luân lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước, phơi dưới ánh sáng mặt trời. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra rằng có thể viết lên đó dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Loại giấy làm bằng biện pháp này có đặc điểm nhẹ và mỏng, rất thích hợp viết chữ, nhận đựợc sự hoan nghênh của mọi người, nhà vua khen ngợi. Thái Luân đã cải tiến kỹ thuật làm giấy. Từ đó, toàn Hán quốc đều bắt đầu dùng biện pháp làm giấy. Cách chế tạo giấy này đầu tiên được dùng bên Trung quốc rồi qua Hàn Quốc, Samarkand, Batda và Damascus. Cho dù Thái Luân phát minh ra giấy sớm, nhưng phải hàng ngàn năm sau người ta mới sản xuất giấy cho khắp châu Âu và châu Á. 2. Các nước và sự phát minh giấy: Khoảng năm 400 người Ấn Độ đã biết làm giấy. Thái Luân (Ts'ai Lun) Trang 3 rfi1369385375.doc Sau khoảng 500 năm sau, dân Abbasid Caliphate bắt đầu dùng giấy. Người theo đạo Islam dùng giấy rất sớm, từ Ấn Độ tới Tây Ban Nha, trong lúc người theo đạo Thiên chúa vẫn còn dùng giấy da. Ảnh hưởng của Arabe tiếp tục trải ra từ Phi Châu tới Méditerranée: Khoảng năm 650 người Árập xâm nhập Sicile, rồi tràn qua Maroc . Hai thành phố này sau đó biến thành hai trung tâm văn hóa của Ảrập truyền bá truyền thống và tín ngưỡng của mình. Trong những thế kỷ tiếp theo, lãnh thổ Ảrập lớn dần, thêm các nước tân tiến như Angieri, Tunisie và Lybi cùng với những lãnh thổ to lớn của Ai Cập, Thổ Nhĩ Kì và Italia. Năm 751, dân Ảrập sống trong thành phố Samarkan, trong Kasakhstan -khoảng 800 km từ biên giới Trung Quốc – bị quân đội Trung Quốc tấn công. Cuộc tấn công bị quân đội Ảrập không những đẩy lùi mà họ còn bị đuổi theo. Quân Ảrập bắt tù binh Trung Quốc biết kỹ thuật làm giấy. Để đổi lấy tự do, người Trung Quốc đã truyền lại nghề làm giấy. Người Ảrập biết làm giấy từ đó và cách làm giấy được lan tràn nhanh chóng trong dân Ảrập. Vào thế kỷ thứ X, người Ảrập dùng bông vải để chế giấy để có loại giấy mỏng tốt. Khoảng năm 1100, Ý và Espagne đuổi dân Arập đi nhưng ngành sản xuất giấy được giữ vững. Tại Ý, tài liệu cổ xưa nhất được viết trên giấy xưa nhất đã được dâng lên vua Roger của Sicile, ghi năm 1102. Đầu những năm 1200 Thiên chúa giáo khống chế người Tây Ban Nha theo đạo Islam, nhờ vậy mà họ học cách làm giấy nơi người đạo Islam. Năm 1250 người Ý bắt đầu học cách làm giấy và bán khắp châu Âu. Năm 1338, các giáo sĩ Pháp bắt đầu chế giấy lấy. Năm 1411 tức là sau 15 thế kỷ từ khi Thái Luân phát minh ra giấy, người Đức mới bắt đầu sản xuất giấy và nhất là từ năm 1450 ngành báo chí và máy in ra đời do Johannes Gutenberg. Rẻ tiền hơn và đồng dạng, giấy trở nên cần thiết cho sự sản xuất lớn mà giấy da thú không thể có đủ điều kiện đáp ứng. II. Công nghệ sản xuất giấy: Giấysản phẩm được chế từ xenlulozơ. Nguyên liệu của công nghiệp giấy là xơ thực vật, chủ yếu từ gỗ, một số thực vật khác như đay, gai, tre, nứa và các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, bã mía hoặc các loại sợi tái sinh. Giấy là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống cuộc sống con người để thực hiện nhiều mục đích khác nhau: giấy tốt in ấn phẩm loại đặc biệt, giấy in viết bình thường, giấy gói, giấy sinh hoạt . Ở các nước phát triển, số lượng giấy cho đầu người bình quân là 300kg/năm, ở các nước đang phát triển, Trang 4 rfi1369385375.doc con số này mới đạt khoảng 10kg/người/năm.Đây cũng là một trong những ngành công nghiệp gây ra nhiều vấn đề tác động tới môi trường. Công nghệ sản xuất giấy sử dụng từ 1,5–3 tấn nguyên liệu khô tuyệt đối hay 3–6 tấn nguyên liệu có độ ẩm 50% để sản xuất ra một tấn bột giấysản xuất ra một tấn giấy trắng đã dùng tới 500–550m 3 nước. 1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột giấy: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột giấygiấy có kèm theo các nguồn phát sinh nước thải được thể hiện ở hình 1. Hinh 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy và các nguồn nước thải Trang 5 rfi1369385375.doc Gia công nguyên liệu thô bao gồm: rửa sạch nguyên liệu, rửa sạch tạp chất và cắt mảnh theo kích cỡ thích hợp, đáp ứng yêu cầu của phương pháp sản xuất bột giấy. Công nghệ sản xuất giấy bao gồm hai quá trình cơ bản: sản xuất bột giấy từ nguyên liệu thô và sản xuất giấy từ bột giấy (xeo giấy). 2. Sản xuất bột giấy: Sản xuất bột giấy là quá trình gia công xử lí nguyên liệu để tách các thành phần không phải là xenlulozơ sao cho thu được bột giấy có hàm lượng xenlulozơ càng cao càng tốt. Những loại cây dùng làm giấy phải có hàm lượng xenlulozơ cao hơn 35%. Các thành phần khác như hemixenlulozơ, lignin . cần phải thấp để giảm hoá chất dùng cho nấu chảy. Lignin là chất có độ trùng hợp cao ở dạng vô định hình, thành phần chủ yếu là các đơn vị phenylpropan nối kết với nhau thành khối không gian 3 chiều. Lignin dễ bị ôxi hoá, hoà tan trong kiềm, trong dung dịch muối sulfit hay muối của axit H 2 SO 3 như Ca(HSO 3 ) 2 khi đun nóng. Hemixenlulozơ là hyđratcacbon được tổng hợp từ các đơn vị thành phần là đường hexozơ và pentozơ. Hemixenlulozơ không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ và bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm hay axit loãng khi đun sôi. Các chất chiết của các tổ chức thực vật như axit béo, nhựa, chất thơm, alcol . hầu hết tan trong các dung môi hữu cơ. Tiêu chuẩn kỹ thuật về thành phần hoá học của nguyên liệu sản xuất bột giấy bao gồm: • Hàm lượng xenlulozơ phải lớn hơn 35% khối lượng trong nguyên liệu khô tuyệt đối để đạt được hiệu suất thu hồi bột cao và hạ giá thành sản phẩm. • Hàm lượng hemixenlulozơ, lignin và các tạp chất khác thấp để giảm hoá chất nấu, tẩy, giảm thời gian nấu và qua đó tránh được ảnh hưởng xấu đến chất lượng của xenlulozơ. Thành phần hoá học của một số loại gỗ dùng trong công nghiệp giấy được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Thành phần hóa học của một số loại gỗ Tính theo % khối lượng khô tuyệt đối Loại gỗ Thành phần Gỗ bạch dương Gỗ bạch đàn Gỗ tràm Trang 6 rfi1369385375.doc Xenlulozơ % 43 38 43 Lignin % 29 25 23 Hemixenlulozơ % 26 34 31 Chất chiết % 1.7 2.3 1.5 Tro % 0.3 0.4 0.7 Ngoài nguyên liệu xơ, sợi, công nghiệp giấy còn sử dụng một lượng lớn các hoá chất ở các công đoạn nấu, tẩy, xeo giấy như đá vôi, xút, cao lanh, nhựa thông, các chất kết dính tự nhiên và tổng hợp, các chất ôxi hoá để khử lignin như clo, hypoclorit, peroxit . Các phương pháp sản xuất bột giấy gồm có cơ học, nhiệt học và hóa học. Trong thực tế sản xuất thường áp dụng kết hợp các phương pháp trên, đó là: phương pháp bán hóa, phương pháp hóa nhiệt cơ và phương pháp hóa học. Phương pháp cơ học thuần túy cho hiệu suất bột cao (85% đến 95%) nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và bột này tạo ra giấy có độ bền không cao, giấy dễ bị biến vàng. Trong các phương pháp đều dùng hóa chất để nấu nhằm tách lignin và các tạp chất khác ra khỏi xenlulozơ. 2.1. Xử lý cơ học: • Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ. • Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài. • Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMP (thermo-mechanical pulp), hay "bột nhiệt cơ", chúng được làm thấm ướt ở 130°C. Các liên kết lignin nhờ vậy bị yếu đi. Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền. Nếu hóa chất được sử dụng thêm vào trong lúc thấm ướt phương pháp này được gọi là phương pháp CTMP (chemo-thermo- mechanical pulp), hay "bột hóa nhiệt cơ". Máy mài gỗ trong Viện bảo tàng công nghiệp "Alte Dombach" tại Bergisch Gladbach (Đức) Trang 7 rfi1369385375.doc Nếu chỉ dùng các phương thức cơ để sản xuất, thành phần của bột gỗ không phải là các sợi xenlulozơ mà là các liên kết sợi đã được mài và nghiềm nhỏ ra. Để có thể lấy được sợi nguyên thủy phải dùng đến các biện pháp xử lý gỗ bằng hóa học. 2.2. Xử lý hóa học: Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với xenlulozơ. Nhìn theo phương diện hóa học, gỗ bao gồm: • 40% - 50% xenlulozơ • 10% - 55% hemi xen lulozơ • 20% - 30% lignin • 6% - 12% các hợp chất hữu cơ khác • 0,3% - 0,8% hợp chất vô cơ Tùy theo hóa chất được dùng để nấu, người ta phân biệt ra các phương pháp kiềm, sulfat hay sulfit. Sulfat và sulfit là hai hóa chất được dùng để nấu phổ biến trong quá trình sản xuất bột giấy, phương pháp này gắn liền với công đoạn tẩy bột. Hiện nay trên thế giới tới 75% công nghệ sản xuất bột giấycông nghệ sulfat và su lfit. Bột giấy sản xuất bằng hai công nghệ này có độ bền, độ trắng cao(bằng phương pháp sulfit, bột có thể tẩy đạt độ trắng cao nhất). Hai loại công nghệ này có thể áp dụng nấu nhiều loại nguyên liệu như gỗ, tre nứa và có khả năng thu hồi hóa chất nấu bằng phương pháp cô đặc – đốt – xút hóa, dịch đen được tái sinh được sử dụng lại như dung dịch kiềm cho công đoạn đầu.Phần linhin còn sót lại sau khi nấu sẽ làm cho bột giấy có màu vàng hay nâu vì thế mà phải rửa sạch và tẩy bột giấy. Sản lượng sản xuất bột giấy theo phương pháp hóa học ít hơn là sản xuất bột gỗ. Các sợi xenlulozơ có ưu điểm là dài hơn, bền và mềm mại hơn. Các sợi xenlulozơ từ các cây lá kim thường dài khoảng 2,5 – 4mm, sợi từ các cây lá rộng dài khoảng 1mm. Bột giấy sunfat so với bột giấy sunfit thì dài hơn và bền hơn vì thế chủ yếu được sử dụng để làm giấy in và giấy viết có độ trắng cao. Bột giấy sunfit đa số được dùng để sản xuất các loại giấy vệ sinh mềm. Bột giấy cần phải được tẩy để làm giấy trắng. Mục đích của việc tẩy trắng là tách phần lignin còn lại và một số thành phần khác không phải là hemixenlulozơ. Các tác nhân tẩy thường dùng để tẩy trắng bột giấy là clo, hypoclorit natri NaOCl, hypoclorit canxi Ca(OCl) 2 , dioxit clo ClO 2 , hydropeoxit H 2 O 2 và ozon . Chức năng của các hóa chất dùng để tẩy bột giấy được trình bày trong bảng 2: Bảng 2: Chức năng của một số chất dùng trong tẩy bột giấy. Trang 8 rfi1369385375.doc Hóa chất Chức năng Ưu điểm Nhược điểm Cl 2 Ôxi hóa và clo hóa lignin Khử lignin tốt, rẻ tiền Nếu sử dụng không hợp lý có thể làm mất độ dai của bột, tạo AOX NaOCl Ôxi hóa, hòa tan lignin, làm sáng màu Dễ làm và dễ sử dụng Nếu sử dụng không hợp lý có thể làm mất độ dai của bột, tạo ra cloroform ClO 2 Ôxi hóa, hòa tan lignin Đạt độ trắng cao, không phân hủy bột Tạo ra clo hữu cơ (AOX) O 3 sử dụng cùng với NaOH Ôxi hóa, hòa tan lignin Dòng thải không chứa clo, không gây độc hại Phải có thiết bị chuyên dùng để sản xuất ôzon, có thể làm mất độ dai của bột H 2 O 2 (2–5 %) Ôxi hóa và làm sáng màu Dễ sử dụng, không gây độc hại Giá thành cao Bột giấy sunfat thông thường được tẩy bằng clo, vì thế mà nước thải sẽ nhiễm các hợp chất cácbon của clo. Bột sunfit được tẩy bằng hidro peroxit hay bằng ôxy. Kỹ thuật thân thiện hơn với môi trường, thay thế tẩy bằng clo dùng ôxy và điôxít clo. Bột giấy tẩy không có clo có độ bền của sợi kém hơn là tẩy bằng clo, nhưng do ít ô nhiễm đến môi trường hơn nên ngày càng được dùng nhiều hơn. Hiệu suất sản xuất bột giấy bằng các phương pháp được trình bày trong bảng 3. Ở đây cho thấy hiệu suất bột của phương pháp bán hóa là cao hơn cả. Bảng 3: Các phương pháp sản xuất và hiệu suất bột giấy. Phương pháp Xử lý hóa học (hóa chất nấu) Hiệu suất(%) (không tẩy) 1. Bán hóa - sulfit trung tính - sulfat - soda - bisulfit Na 2 SO 3 +Na 2 CO 3 +NaHCO 3 NaOH + Na 2 S Na 2 CO 3 + NaOH Mg – sulfit 65 – 90 75 – 85 65 – 85 60 – 90 2. Hóa nhiệt cơ(CTMP) NaOH + Na 2 S 55 – 60 Trang 9 rfi1369385375.doc - sulfat - bisulfit - sulfit Mg – sulfit Sulfit axit 55 – 70 55 – 70 3. Hóa - sulfat - soda - sulfit - bisulfit NaOH + Na2SO3 Na 2 CO 3 + NaOH Sulfit axit Mg – sulfit 40 – 55 40 – 55 40 – 60 45 – 60 2.3. Phương pháp organocell: Phương pháp organocell là phương pháp sản xuất bột giấy không có lưu huỳnh và vì thế mà thân thiện với môi trường hơn. Các mảnh gỗ được nấu với hỗn hợp nước và me tanol có cho thêm dung dịch kiềm qua nhiều giai đoạn dưới áp suất và ở nhiệt độ lên đến 190°C. Qua đó lignin và hemixenlulozơ được hòa tan ra. Sau đó phải rửa sạch qua nhiều giai đoạn rồi tẩy và tháo nước. Metanol và kiềm được lấy lại qua một phương pháp tái chế được tiến hành song song với sản xuất bột giấy. Ngoài ra còn thu được lignin và hemixenlulozơ không chứa lưu hùynh được sử dụng tiếp tục trong công nghiệp hóa học. 2.4. Khử mực giấy cũ: Các phương pháp khử mực giấy loại có mục đích chính là nhằm loại bỏ các hạt mực cũng như các chất phụ gia khác như chất độn, các hạt mang màu trong quá trình tráng phủ ra khỏi thành phần sơ xợi. Hai phương pháp khử mực giấy loại được sử dụng phổ biến rộng rãi ngày nay trên thế giới là phương pháp tuyển nổi và rửa. Phương pháp tuyển nổi thích hợp với các hạt mực và các hạt phụ gia có kích thước từ 10 đến 250 µm trong khi phương pháp rửa thích hợp với kích thước hạt mực và phụ gia từ 30 µm trở xuống. Ngày nay phần lớn các nhà máy tái chế giấy loại thường ứng dụng cả hai phương pháp khử mực bằng tuyển nổi và rửa trong quá trình sản xuất. 3. Sản xuất giấy từ bột giấy (xeo giấy): Khi bột giấy đã tẩy trắng được đưa tiếp sang quy trình làm giấy ở trong cùng một nhà máy hoặc có thể ở nhà máy khác. Quy trình này tạo hình sản phẩm trên lưới và thoát nước để giảm độ ẩm của giấy. Nguyên liệu của quá trình này là bột giấy, giấy cũ hoặc ghẻ rách. Trang 10 . để viết. Suốt TK thứ 2, giấy chỉ được dùng đến khi không có lụa để ghi chép. Sang TK 3, tình hình đã thay đổi và giấy được dùng rộng rãi. Nó có mặt ở vùng. Việc sử dùng giấy được truyền bá lên cả vùng Động Bắc, ở Triều Tiên, và sau đó sang Nhật Bản (vì tại đây mãi cho đến TK thứ 7 mới có nghề sản xuất giấy). Nó

Ngày đăng: 13/06/2013, 01:25

Hình ảnh liên quan

Các hình vẽ trong hang động là những văn kiện lâu đời nhất do con người vẽ bằng bột màu - cong nghiep san xuat giay

c.

hình vẽ trong hang động là những văn kiện lâu đời nhất do con người vẽ bằng bột màu Xem tại trang 1 của tài liệu.
• Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài - cong nghiep san xuat giay

t.

gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hiệu suất sản xuất bột giấy bằng các phương pháp được trình bày trong bảng 3. Ở đây cho thấy hiệu suất bột của phương pháp bán hóa là cao hơn cả. - cong nghiep san xuat giay

i.

ệu suất sản xuất bột giấy bằng các phương pháp được trình bày trong bảng 3. Ở đây cho thấy hiệu suất bột của phương pháp bán hóa là cao hơn cả Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 3: Các phương pháp sản xuất và hiệu suất bột giấy. - cong nghiep san xuat giay

Bảng 3.

Các phương pháp sản xuất và hiệu suất bột giấy Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 5: Lượng nước thải tính cho 1tấn bột giấy sản xuất theo phương pháp sulfit.                   Loại bột - cong nghiep san xuat giay

Bảng 5.

Lượng nước thải tính cho 1tấn bột giấy sản xuất theo phương pháp sulfit. Loại bột Xem tại trang 13 của tài liệu.
Như bảng 3 cho thấy, nếu sản xuất bột giấy từ gỗ bằng phương pháp hóa học thì trên dưới 50% các tạp chất của gỗ được tách ra khỏi thành phần xenlulozơ - cong nghiep san xuat giay

h.

ư bảng 3 cho thấy, nếu sản xuất bột giấy từ gỗ bằng phương pháp hóa học thì trên dưới 50% các tạp chất của gỗ được tách ra khỏi thành phần xenlulozơ Xem tại trang 13 của tài liệu.
Ví dụ về thành phần dịch đen của phương pháp sunfit được chỉ ra trong bảng 3.26. Dịch đen có hàm lượng chất rắn tổng từ 12 đến 16% khối lượng, trong thành phần  chính là hợp chất của lignin(52%). - cong nghiep san xuat giay

d.

ụ về thành phần dịch đen của phương pháp sunfit được chỉ ra trong bảng 3.26. Dịch đen có hàm lượng chất rắn tổng từ 12 đến 16% khối lượng, trong thành phần chính là hợp chất của lignin(52%) Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 8: Tải lượng nước thải và COD của một số loại giấy. - cong nghiep san xuat giay

Bảng 8.

Tải lượng nước thải và COD của một số loại giấy Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 2: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước trong quá trình xeo giấy. - cong nghiep san xuat giay

Hình 2.

Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước trong quá trình xeo giấy Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 9: Đặc tính nước tuần hoàn của các nhà máy giấy. - cong nghiep san xuat giay

Bảng 9.

Đặc tính nước tuần hoàn của các nhà máy giấy Xem tại trang 16 của tài liệu.
- loại đặc biệt - cong nghiep san xuat giay

lo.

ại đặc biệt Xem tại trang 16 của tài liệu.
• Thay đổi công nghệ tách dịch đen ra khỏi bột ở thiết bị hình trống thông thường bằng ép vít tải, ép hai dây hay lọc chân không để giảm thể tích dòng thải. - cong nghiep san xuat giay

hay.

đổi công nghệ tách dịch đen ra khỏi bột ở thiết bị hình trống thông thường bằng ép vít tải, ép hai dây hay lọc chân không để giảm thể tích dòng thải Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 3: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của công ty Roemond Hà Lan - cong nghiep san xuat giay

Hình 3.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của công ty Roemond Hà Lan Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 11: Đặc trưng nước thải công nghiệp giấy Eerbeck. B. V(22) - cong nghiep san xuat giay

Bảng 11.

Đặc trưng nước thải công nghiệp giấy Eerbeck. B. V(22) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 12: Hiệu quả xử lý của các bể yếm khí - cong nghiep san xuat giay

Bảng 12.

Hiệu quả xử lý của các bể yếm khí Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan