Sáng kiến kinh nghiệm SKKN nâng cao hiệu quả dạy học sinh học 11 bằng thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

30 569 0
Sáng kiến kinh nghiệm SKKN nâng cao hiệu quả dạy học sinh học 11 bằng thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC SINH HỌC 11 BẰNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH” BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Ký hiệu Nghĩa SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông PHT Phiếu học tập TV Thực vật ĐV Động vật GV Giáo viên HS Học sinh ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm PHẦN I MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu tất yếu đối với dạy học nói chung và dạy học nói riêng Định hướng đổi mới giáo dục Việt Nam đã yêu cầu rõ: - Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho HS (Điều 24 - Luật giáo dục) - Cốt lõi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động SGK SH 11 được biên soạn trên quan điểm cập nhật những kiến thức hiện đại về SH cơ thể thực vật và động vật; đồng thời chú trọng đến việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, có kênh chữ và kênh hình, có nhiều câu hỏi phát huy tính tích cực và khả năng tự học của HS Như vậy, sự đổi mới cơ bản SGK SH 11 hiện nay là phải phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Tạo điều kiện để HS chủ động tham gia quá trình học tập, cùng khám phá, chiếm lĩnh kiến thức Vì vậy, GV cần tăng cường rèn luyện cho HS các kĩ năng sống như biết cách làm việc độc lập nhưng cũng phải biết làm việc hợp tác nhóm Để thực hiện mục đích đổi mới PPDH, trong quá trình dạy học SH nói chung và dạy học SH 11 nói riêng, GV phải kết hợp nhiều phương pháp mới đem lại kết quả tốt Một trong những phương pháp đáp ứng nhu cầu trên đó là phương pháp sử dụng SGK SGK là tài liệu học tập, tài liệu khoa học, vừa là nguồn cung cấp kiến phong phú cho người học, vừa là phương tiện chủ yếu để người dạy tổ chức hoạt động học SGK chứa đựng những kiến thức khoa học, cơ bản và hệ thống nên HS có thể lĩnh hội kiến thức một cách lôgic, ngắn gọn, khái quát Dưới sự tổ chức, định hướng của GV có thể cho phép tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK của HS theo một phổ rộng: Từ việc nghiên cứu sách để ghi nhớ, tái hiện các sự kiện, tư liệu, đến việc nghiên cứu SGK để giải quyết một nhiệm vụ nhận thức sáng tạo Bằng phương pháp dạy học tích cực, GV sẽ giúp HS giải mã được kiến thức trong SGK bằng các ngôn ngữ riêng như: sơ đồ, bảng biểu, phiếu học tập, đồ thị, thí nghiệm… do đó HS vừa chủ động lĩnh hội được kiến thức vừa nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng sáng tạo hơn và kích thích được hoạt động tích cực học tập của HS, tức là HS vừa nắm được kiến thức, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội kiến thức đó, phát triển tư duy Nếu khai thác và sử dụng tốt SGK, tài liệu học tập bằng các phương pháp, biện pháp tích cực, GV sẽ tổ chức có hiệu quả công tác tự lực nghiên cứu SGK của HS, trong đó HS không những chủ động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện cho HS tính độc lập, sáng tạo và phương pháp tự học Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp, biện pháp tích cực vào thực tiễn dạy học SH ở trường trung học phổ thông, đặc biệt là SH 11, phần lớn GV đều gặp khó khăn là HS thiếu tính tự giác, khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kĩ năng đọc hiểu các nội dung SGK còn nhiều hạn chế Mặt khác, nhiều bài học trong SGK SH 11 có nội dung yêu cầu HS phải có kĩ năng tổng hợp, hệ thống, so sánh các quá trình, các hiện tượng sinh học… Nếu sử dụng hệ thống các câu hỏi mang tính định hướng, tổng quát thì HS khó lĩnh hội hết kiến thức, nhưng nếu chia câu hỏi tổng quát thành các câu hỏi nhỏ thì các câu hỏi sẽ lặp đi, lặp lại các vấn đề chung gây nhàm chán, ức chế hứng thú học tập Từ thực tiễn dạy học SH 11 của bản thân cũng như một số đồng nghiệp, tôi thấy việc sử dụng PHT kết hợp với phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm để tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK đã mang lại hiệu quả cao Xuất phát từ nhận thức trên tôi đã lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 11 bằng Thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh” Với đề tài này tôi mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn Sinh học trong trường THPT nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Quá trình học tập môn Sinh học 11 (chương trình chuẩn) ở các lớp 11 năm học 20132014 tại trường THPT Mỹ Hào do giáo viên trực tiếp giảng dạy 3 Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng PHT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 11 4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu chương trình Sinh học lớp 11, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình; nghiên cứu các PPDH tích cực; nghiên cứu đặc điểm, vai trò và phương pháp sử dụng PHT - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm có đối chứng để kiểm tra hiệu quả của đề tài 5 Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học sinh học sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, nắm vững và vận dụng kiến thức vào thực tế PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU A CƠ SỞ KHOA HỌC 1 Cơ sở lí luận Sự nghiệp giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta Những đường lối, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục luôn được ưu tiên thực hiện để góp phần nâng cao dân trí và đào tạo ra một lực lượng lao động có năng lực, có trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền giáo dục cũng phải kể đến công lao không nhỏ của các nhà nghiên cứu sư phạm Trong sự nghiệp nghiên cứu của họ, việc nghiên cứu về lý luận dạy học và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy cho phù hợp với điều kiện đất nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục luôn luôn được chú trọng Trong những năm gần đây do yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục về phương pháp dạy- học và nội dung chương trình SGK nên xu hướng nghiên cứu dạy học lấy HS làm trung tâm là chủ đạo Trong các hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay thì việc sử dụng phiếu học tập làm phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực của HS đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Hơn nữa, ngay trong nội dung SGK Sinh học 11 cũng có nhiều PHT được thiết kế sẵn và yêu cầu HS hoàn thành 2 Cơ sở thực tiễn Thực tế hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các loại hình trường lớp đang được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu đào tạo con người xã hội mới, quốc hội khoá X đã đề ra nghị quyết số 04/2000 và thủ tướng Chính phủ đã đề ra chỉ thị số 14/2001 về việc đổi mới nội dung, chương trình SGK; đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học bậc học, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Một trong những phương tiện chủ yếu để tổ chức hoạt động học tập ở trường THPT đó là sử dụng phiếu học tập Phiếu học tập góp phần thực hiện mục tiêu dạy học, thực hiện quy định về phạm vi, mức độ, nội dung theo chương trình của Bộ giáo dục đề ra Đối với người học, phiếu học là nguồn định hướng để cung cấp thông tin, là phương tiện để lĩnh hội, củng cố và vận dụng tri thức Ngoài ra phiếu học tập còn có chức năng bồi dưỡng cho HS kỹ năng và phương pháp học tập Đối với người dạy, phiếu học tập giúp quy định khối lượng tri thức, kỹ năng mà GV cần truyền tải đến HS, định hướng cho GV trong việc tổ chức, điều khiển lớp học và đánh giá HS Đối với đặc thù riêng của môn Sinh học là gắn liền với sự sống, liên quan đến thế giới sinh vật và là một trong những ngành mũi nhọn của thế kỉ XXI thì việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới chương trình SGK là rất cần thiết và hợp lý Do vậy việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong dạy học SH 11 là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học nói riêng và cả quá trình học tập nói chung B NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Những vấn đề cơ bản trong việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập 1.1 Khái niệm, vai trò và các loại phiếu học tập + Khái niệm phiếu học tập Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho HS để hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học Nội dung ghi trong phiếu có thể là tìm ý hoàn thành bảng hoặc trả lời câu hỏi hoặc đánh dấu vào hàng, cột Nguồn thông tin là SGK, hình vẽ, băng đĩa hình + Vai trò của phiếu học tập Phiếu học tập có giá trị rất lớn ở chỗ: với một nhiệm vụ học tập phức tạp nếu dùng câu hỏi thì dài dòng còn nếu dùng phiếu có kẻ bảng với những tiêu chí cụ thể thì kiến thức thu được sẽ được định hướng rõ ràng, cô đọng và ngắn gọn Bằng việc sử dụng phiếu học tập, hoạt động của giáo viên từ trình bày, giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo HS Mọi HS được tham gia hoạt động tích cực, không còn hiện tượng nói chuyện hoặc thụ động nghe giảng nữa Bằng việc hoàn thành PHT, HS tự đánh giá mình, tạo được hứng thú trong giờ học Qua đó GV cũng kiểm soát được trình độ HS, kịp thời điều chỉnh phương pháp để tăng hiệu quả dạy học + Các loại phiếu học tập Trong dạy học có nhiều dạng phiếu khác nhau, tùy mục tiêu đặt ra cũng như đặc điểm nội dung của bài mà giáo viên lựa chọn dạng phiếu cho phù hợp - Loại phiếu hình thành kiến thức Dạng phiếu này có ưu điểm là rèn luyện HS biết đọc tóm tắt nội dung và phân tích hình vẽ tìm ra kiến thức cơ bản Điều này rất quan trọng để giúp HS có phương pháp sử dụng tài liệu khoa học sau này khi cần thiết Ví dụ 1: Khi dạy Bài 16 - Tiêu hóa ở động vật có thể sử dụng PHT sau: Phiếu học tập: Đọc mục 2 và quan sát hình 16.2 tìm ý điền vào ô trống trong bảng Cấu tạo và chức năng ống tiêu hóa của thú ăn thực vật: STT Tên bộ phận của ống tiêu hóa 1 Răng 2 Dạ dày 3 Ruột 4 Manh tràng Chức năng + Loại phiếu phát triển năng lực nhận thức Với dạng phiếu này, HS vừa nắm chắc kiến thức cơ bản vừa có kĩ năng phân tích, tổng hợp so sánh, đặc biệt HS sẽ củng cố và ghi nhớ được ngay kiến thức Giúp việc học trở nên dễ dàng hơn vì vậy HS sẽ hứng thú hơn Ví dụ 2: Khi dạy Bài 18 - Tuần hoàn máu Để HS dễ dàng phân biệt được hệ tuần hoàn đơn và kép Có thể dùng phiếu học tập sau: Phiếu học tập: Đọc SGK mục II-2 và quan sát hình vẽ 18.3 và 18.4 hoàn thành bảng sau: So sánh hệ tuần hoàn đơn và kép Tiêu chí so sánh Nhóm động vật Số vòng tuần hoàn Tim Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Máu nuôi cơ thể áp lực máu Vận tốc máu Ví dụ 3: Khi dạy chương II- A- Cảm ứng ở thực vật Khi tổng kết bài 24 có thể dùng phiếu học tập sau: Phiếu học tập: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 23, 24 SGK, khái quát về các hình thức cảm ứng ở thực vật bằng cách điền nội dung thích hợp vào chỗ trống dưới đây: Cảm ứng ở thực vật 1.2 Quy trình Thiết kế phiếu học tập theo hướng tích cực hóa + Cấu trúc phiếu học tập Một phiếu học tập gồm có: - Phần dẫn (dẫn dắt) Ví dụ: nghiên cứu SGK mục II-2 bài 17 - Phần hoạt động (các công việc thực hiện) Ví dụ: đọc nội dung hoặc quan sát tranh vẽ, tìm ý điền vào ô trống hoặc chọn nội dung thích hợp - Thời gian hoàn thành: 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 5 hoặc 10 phút tùy khối lượng kiến thức, tùy khâu dạy học là dạy kiến thức mới hay củng cố bài học hay ôn tập chương Ngoài các yêu cầu trên, ứng với mỗi phiếu học tập sẽ có phần đáp án + Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập - Phải thực sự là phương tiện để hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS - Phải thực sự giúp HS tự lực trong học tập - Phải diễn đạt rõ các điều kiện cho và yêu cầu công việc hoàn thành, các thao tác cần thực hiện - Nội dung phiếu phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đối tượng HS + Quy trình thiết kế phiếu học tập: Xác định mục tiêu bài học 2 Định hướng về PPDH và phương tiện dạy học 3 Xác định nội dung sử dụng PHT 4 Tập hợp thông tin, dữ liệu cần thiết 5 Trình bày PHT 6 Chuẩn bị những biện pháp để chỉ đạo và điều khiển quá trình học tập 1.3 Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học + Sử dụng phiếu học tập để hình thành kiến thức mới Sử dụng trong từng mục, bài trong SGK Loại PHT này thường sử dụng giảng dạy các khái niệm, quá trình, các hiện tượng, cơ chế sinh học… Với những bài học mà kiến thức đơn giản, dễ hiểu thì GV nên dùng phiếu học tập ngay từ khâu dạy bài mới Điều này sẽ tránh được sự nhàm chán trong dạy và học Với những bài có khối lượng kiến thức lớn, khó hiểu hơn thì việc dùng PHT càng giúp HS trở nên dễ hiểu và nắm được kiến thức cơ bản nhanh hơn Tuy nhiên GV cần phải giải thích rõ hơn những bài đơn giản + Sử dụng phiếu học tập để củng cố kiến thức Sử dụng để so sánh, khái quát hóa, tổng hợp hóa kiến thức sau khi giảng dạy các bài học, các phần, có các cơ chế, quá trình, hiện tượng tương tự nhau Để củng cố bài học, GV vẫn tiến hành dạy bình thường theo nội dung trong SGK, sau đó giáo viên phát phiếu học tập để HS tự tóm tắt kiến thức dựa vào nội dung đã học Đây coi như phần ghi nhớ kiến thức của bài Để củng cố chương hoặc một chủ đề lớn, tốt nhất giáo viên phát PHT cho từng HS để HS tự chuẩn bị ở nhà Đến giờ ôn tập cho HS báo cáo kết quả, GV nhận xét, tổng kết làm nội dung học tập chính thức Ví dụ: Sau khi học xong chương I - Chuyển hoá vật chất và năng lượng, GV cần yêu cầu HS so sánh để rút ra những điểm giống nhau cơ bản giữa chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV và ĐV, từ đó rút ra đặc điểm chung về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp cơ thể Để giúp HS tổng hợp, so sánh tốt nội dung này, GV nên đưa PHT cho HS về nhà hoàn thành sau khi học xong bài 21 Phiếu học tập: Dựa vào nội dung kiến thức chương I, em hãy so sánh sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật bằng cách hoàn thiện cột 2 và 3 trong bảng sau: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật Chuyển hóa vật chất và năng lượng (1) Thu nhận - Nguyên liệu - Bộ phận thu nhận - Cơ chế Vận chuyển Ở TV (2) Ở ĐV (3) Chất nhận CO2 Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên Đáp án Đặc điểm C3 C4 CAM Không gian Tế bào giậu Tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch Tế bào mô giậu Thời gian Ban ngày Ban ngày Ban ngày và ban đêm Chất nhận CO2 Ribulozo1,5điP PEP PEP Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên APG (có 3C) Axit hữu cơ có 4C Axit hữu cơ có 4C mô Phiếu học tập số 3 (Bài tập về nhà): Em hãy dựa vào kiến thức đã học, SGK để hoàn thành bảng sau: Một số đặc điểm phân biệt TV C3, C4, CAM Điểm so sánh Điều kiện sống Hình thái giải phẫu lá Cường độ quang hợp Nhu cầu nước Hô hấp sáng Năng suất sinh học C3 C4 CAM Đáp án Điểm so sánh C3 C4 CAM Điều kiện sống Sống chủ yếu ở vùng ôn đới á nhiệt đới Sống ở vùng khí hậu nhiệt đới Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài Hình thái giải phẫu lá Lá thường Lá thường - Lá mọng nước bình bình - Có một loại lục lạp ở tế bào mô dậu - Có một loại lục lạp ở tế bào mô dậu - Có 2 loại lục lạp ở tế bào mô dậu và tế bào bao bó mạch Trung bình Cao Thấp Nhu cầu nước Cao Thấp, bằng 1/2 thực vật C3 Thấp Hô hấp sáng Có Không Không Năng suất sinh học Trung bình Cao Thấp Cường hợp độ quang Bài 12: Hô hấp ở thực vật Sử dụng PHT để hình thành kiến thức về các con đường đường hô hấp ở thực vật Phiếu học tập: Em hãy nghiên cứu mục II-SGK trang 52 để hoàn thiện bảng sau (thời gian: 10 phút): Các con đường hô hấp ở thực vật Chỉ tiêu Điều kiện Vị trí Cơ chế Phân giải kị khí Phân giải hiếu khí Năng lượng Đáp án Chỉ tiêu Phân giải kị khí Phân giải hiếu khí Điều kiện Thiếu oxi Có oxi Vị trí Tế bào chất Tế bào chất và ti thể Cơ chế - Gồm hai giai đoạn: - Gồm 3 giai đoạn: + Đường phân: + Đường phân: Glucozơ 2ATP + Glucozơ Axit piruvic + 2ATP + 2NADH Axit piruvic + 2NADH + Lên men: + Chu trình Crep: Axit piruvic +25KCal R.etylic + CO 2 Axit piruvic 38KCal axit lactic + 2Axit piruvic 2 Axety CoA + 2NADH + 2CO2 CT Crep 2A.CoA 4 CO 2 + 6 H2O + 2FADH2 + 6NADH + 2 ATP + Chuỗi chuyền điện tử: 2FADH2 + 10NADH + O2 34ATP + H2O Năng lượng 2 ATP (thấp) 38ATP - 36 ATP (cao) Bài 16: Tiêu hóa ở động vật Sử dụng PHT để hình thành kiến thức và so sánh điểm tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật Phiếu học tập: Em hãy nghiên cứu mục V- SGK để hoàn thành bảng (thời gian: 15 phút): Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật Bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Răng Dạ dày Ruột non manh tràng (ruột tịt) Đáp án Bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật Răng - Răng cửa gặm và lấy thịt ra khỏi xương - Răng nanh giống răng cửa Khi ăn cỏ các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ - Răng nanh nhọn và dài cắm và giữ chặt con mồi - Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ - Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai - Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng Dạ dày - Dạ dày là 1 cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn - Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn - Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị Enzim pepsin thủy phân protein thành các pepetit) - Dạ dày trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế Dạ cỏ là nơi lưu trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men Trong dạ cỏ có rất nhiều VSV tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác Dạ tổ ong góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại Dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước Dạ múi khế tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein có trong cỏ và VSV từ dạ cỏ xuống Bản thân VSV cũng là nguồn cuing cấp protein qua trọng cho động vật Ruột non - Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật - Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người Manh tràng (ruột tịt) Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn - Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt - Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người Manh tràng rất phát triển và có nhiều VSV cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong TB thực vật Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua manh tràng Bài 17 Hô hấp ở động vật - Sử dụng PHT để hình thành kiến thức về các hình thức hô hấp ở ĐV và PHT số 2 so sánh với hô hấp ở TV Phiếu học tập số 1: Em hãy nghiên cứu mục III-SGK trang 72-74 để hoàn thành bảng phân biệt các hình thức hô hấp ở ĐV (thời gian: 15 phút) Các hình thức hô hấp ở động vật Hình thức 1 TĐK qua bề mặt cơ thể 2 TĐK qua mang 3 TĐK qua hệ Cấu tạo cq hô hấp Động tác hô hấp Đại diện thống ống khí 4 TĐK ở phổi Đáp án Hình thức 1 TĐK qua bề mặt cơ thể 2 TĐK qua mang 3 TĐK qua hệ thống ống khí Cấu tạo cq hô hấp Động tác hô hấp Đại diện Chưa có cơ quan hô hấp TĐK qua bề mặt tế bào, bề mặt cơ thể ĐV đơn bào, ruột khoang, giun Gồm: Xương nắp mang, các lá mang Sự phối hợp giữa xương nắp mang và miệng Cá Gồm các tấm quạt Sự hoạt động của các tấm quạt Cua Lỗ khí, ống khí (phân nhánh) túi khí Sự co bụng Sâu bọ Túi khí trước và sau, phổi, khí quản, ống khí Sự co giãn của các cơ liên sườn, sự nâng hạ của đôi cánh làm cho thể tích túi khí thay đổi giãn của phần Sự nâng hạ thềm miệng (lưỡng cư) 4 TĐK ở phổi Phổi gồm nhiều phế nang Co giãn các cơ thở làm thay đổi thể tích khoang thân, khoang ngực (thú, người) Chim Lưỡng cư, bò sát, thú, người Phiếu học tập số 2 (Bài tập về nhà- sẽ sử dụng đến trong tiết bài tập chương I) So sánh hô hấp giữa thực vật và động vật I Giống nhau: II Khác nhau: Đặc điểm Thực vật Động vật Bộ phận TĐK giữa cơ thể với môi trường Con đường vận chuyển Điều hoà TĐK Đáp án I Giống nhau: - Đều là quá trình TĐK giữa cơ thể với MT (lấy O 2 và thải CO2) theo cơ chế khuếch tán - Gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong - Hô hấp trong có bản chất là quá trình phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, có hô hấp hiếu khí và kị khí II Khác nhau: Đặc điểm Thực vật Động vật Bộ phận TĐK giữa cơ thể với môi trường Qua khí khổng ở lá và khoảng gian bào Đa số qua cơ quan hô hấp (da, mang, phổi) Con đường chuyển Khuếch tán qua khoảng gian bào -> khí khổng -> ngoài lá Chủ yếu nhờ máu và dịch mô Cơ chế thể dịch Cơ chế thần kinh và thể dịch Điều hoà TĐK vận Bài 18 Tuần hoàn máu Sử dụng PHT để hình thành kiến thức trong dạy học bài mới về hệ tuần hoàn Phiếu học tập: Em hãy nghiên cứu mục II-SGK về các dạng hệ tuần hoàn ở động vật để hoàn thiện bảng (thời gian: 15 phút): Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật Chỉ tiêu so sánh Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Đại diện Đặc điểm cấu tạo Đường di chuyển của máu Vận tốc và áp lực máu chảy Đáp án Chỉ tiêu so sánh Hệ tuần hoàn hở Đại diện Đặc điểm cấu tạo Đường di chuyển của máu Hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Thân mềm, chân khớp, côn trùng Cá Lưỡng cư, bò sát, chim thú - Tim, hệ mạch (ĐM, TM) - Tim, hệ mach (ĐM, TM, MM) - DTH: hỗn hợp máu và dịch mô Máu ở tim vào động mạch rồi tràn vào khoang cơ thể tạo thành hỗn hợp máu- - DTH: máu - Máu từ tâm thất vào động mạch mang-> mao mạch mang (trao đổi khí) -> động mạch lưng-> mao mạch (trao - Vòng tuần hoàn lớn: Máu (tâm thất trái) -> động mạch chủ -> mao mạch (trao đổi chất) -> Vận tốc và áp lực máu chảy dịch mô, trao đổi chất trực tiếp với TB rồi trở về tim theo tĩnh mạch đổi chất) -> Tim (tâm nhĩ) tĩnh mạch -> tim (tâm nhĩ phải) - Áp lực máu chảy thấp, tốc độ máu chảy chậm - Áp lực máu chảy cao, tốc độ máu chảy nhanh - Áp lực máu chảy cao, tốc độ máu chảy nhanh - 1 vòng tuần hoàn - Có 1 vòng tuần hoàn - Có hai vòng tuần hoàn - Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu (tâm thất phải) -> động mạch phổi -> mao mạch phổi (trao đổi khí) -> tĩnh mạch phổi -> Tim (tâm nhĩ trái) Chương II CẢM ỨNG Bài 23 Hướng động Sử dụng PHT hình thành kiến thức mới khi dạy học mục II-Các kiểu hướng động Phiếu học tập: Em hãy nghiên cứu mục II-SGK sau đó hoàn thành bảng sau (thời gian: 10 phút) Các kiểu hướng động ở thực vật Kiểu hướng động Hướng sáng Tác nhân Ánh sáng Hướng Trọng trọng lực lực Hướng Hóa Hiện tượng Cơ chế Vai trò chung - Thân cành: hướng Do sự phân sáng dương bố không - Rễ: hướng sáng đồng đều của âm hoocmôn - Rễ: hướng dương auxin -> sự sinh trưởng - Thân: hướng âm không đồng - Cơ quan ST hướng đều của các Giúp cây lấy đủ ánh sáng để quang hợp Cây có thể bám tốt vào đất Rễ cây lấy được chất tới nguồn hóa chất: hướng hóa dương hóa chất Hướng nước Nước Vật Hướng tiếp tiếp xúc xúc dinh dưỡng và tránh các hoá chất độc - Cơ quan ST tránh xa nguồn hóa chất: hướng hóa âm - Rễ: hướng nước tế bào tại 2 Giúp rễ cây lấy nước dương phía đối diện nhau Ngọn, lá hướng về của cơ quan Giúp cây bám được vào vật tiếp xúc giá thể để lấy được as Bài 24: Ứng động Sử dụng 1 PHT để khai thác kiến thức mới, 1 PHT để củng cố kiến thức Phiếu học tập số 1: Em hãy nghiên cứu mục II-Các kiểu ứng động để hoàn thành bảng sau (thời gian: 7 phút) Các kiểu ứng động ở thực vật Ứng động trưởng Đặc điểm sinh Ứng động không sinh trưởng Khái niệm Nguyên nhân Cơ chế Ví dụ Đáp án Đặc điểm Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng Khái niệm Là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ ST khác nhau do Là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của tế bào của cây tác động của các kích thích không định hướng Nguyên nhân Các tác nhân (không định hướng) của môi trường Tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại hai phía (mặt trên hoặc mặt dưới) của cơ quan Cơ chế - Sự thay đổi hàm lượng nước trong các TB chuyên hóa hoặc trong cấu trúc chuyên hóa - Sự xuất hiện các kích thích lan truyền (do tiếp xúc hoặc hóa chất) - Quang ứng động: Ví dụ + Ứng động nở hoa: hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc rạng đông + Ứng động của lá: lá me, phượng: sáng xòe, tối cụp - Nhiệt ứng động: hoa huệ tây ở hoa - Ứng động tiếp xúc: chạm vào cây trinh nữ thì lá cụp lại - Ứng động sức trương: Sự đóng mở của khí khổng Phiếu học tập số 2: So sánh hướng động và ứng động ở TV (thời gian: 7 phút) Dấu hiệu so sánh Hướng động Khái niệm Cơ chế Biểu hiện Vai trò chung Đáp án So sánh hướng động và ứng động ở TV Ứng động Dấu hiệu so sánh Khái niệm Cơ chế Hướng động Ứng động Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 hướng xác định Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích không định hướng Do sự phân bố không đồng đều của hoocmôn auxin -> sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan Tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại hai phía (mặt trên hoặc mặt dưới) của cơ quan - Sự thay đổi hàm lượng nước trong các TB chuyên hóa hoặc trong cấu trúc chuyên hóa Biểu hiện Cơ quan, bộ phận cây hướng tới hoặc tránh tác nhân KT Vai trò chung Giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường -> giúp cây tồn tại và phát triển Cụp hoặc xoè hoa, lá 3 Kết quả nghiên cứu Trên cơ sở các phiếu học tập đã xây dựng tôi áp dụng vào dạy đối với 2 lớp thực nghiệm (TN): lớp 11A2 và 11A3 năm học 2013-2014 Kết quả được so sánh với 2 lớp đối chứng (ĐC): 11A1 và 11A4 Tùy từng bài mà tôi sử dụng phiếu học tập trong tất các khâu dạy học từ dạy kiến thức mới đến khâu củng cố bài học Hoặc có những bài tôi chỉ sử dụng phiếu học tập vào một khâu nào đó, hoặc dạy kiến thức mới hoặc củng cố bài Có nhiều bài tôi sử dụng giáo án điện tử, trong đó có sử dụng PHT và hoạt động nhóm Trong bài kiểm tra cuối HK1, nhóm chuyên môn chúng tôi đã thống nhất ma trận đề như sau: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Bài 15,16 4 2 2 8 câu Bài 17 3 2 1 2 2 2 2 2 1 2 2 1 13 10 7 6câu Bài 18,19 6 câu Bài 23,24 5 câu Bài 26,27 5 câu Tổng: 30câu Sau khi kiểm tra HK 1, tôi thu được kết quả theo bảng số liệu sau: Bảng 1: Kết quả Bài kiểm tra HK1: Lớp Sĩ số Điểm giỏi(%) Khá(%) TB(%) Yếu(%) TN (11A2 89 và 11A3) 31,5 31,5 33,6 3,4 ĐC(11A1 và 11A4) 19,5 22,8 56,6 1,1 92 Bảng số liệu cho thấy 2 lớp thực nghiệm có tỉ lệ HS khá giỏi cao hơn, tỉ lệ HS đạt trung bình trở xuống thì thấp hơn hẳn so với 2 lớp đối chứng Ngoài đánh giá dựa trên điểm kiểm tra, tôi còn phỏng vấn HS sau khi được học tập bằng PHT, hầu hết HS đều rất hứng thú, vì vậy các em hạn chế nói chuyện riêng, tích cực hơn, dễ hiểu bài hơn và không phải ghi chép nhiều PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận Từ quá trình nghiên cứu và kết quả nêu trên, tôi rút ra được những kết luận sau: 1 PHT được xem là một dạng bài tập giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện được kĩ năng tự học, tự nghiên cứu SGK 2 Sử dụng PHT trong dạy học, kết hợp với phương pháp hoạt động nhóm nhỏ có tác dụng tốt trong việc xây dựng ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng và xây dựng niềm tin về bản thân cho mỗi HS 3 PHT với hai mục đích: giúp HS tự lực, chủ động nghiên cứu SGK để lĩnh hội kiến thức mới và củng cố kiến thức đã học Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài còn một số hạn chế như một số học sinh còn miễn cưỡng, chưa thật sự tìm tòi vấn đề đưa ra trong PHT một cách sâu sắc, một số chưa chủ động, còn ỷ lại vào các bạn trong khi hoàn thành PHT… 2 Đề nghị 1 Để việc sử dụng PHT và dạy học hợp tác nhóm có hiệu quả hơn, tổ chuyên môn cần trang bị thêm một số bảng phụ cho hoạt động của các nhóm Phương pháp sẽ có hiệu quả cao hơn nếu các phòng học đều được trang bị máy chiếu 2 Đề tài cần tiếp tục được triển khai rộng hơn trong giảng dạy sinh học ở cả 3 khối 10, 11, 12, đồng thời đánh giá đầy đủ ưu điểm và hạn chế của sử dụng PHT Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi về vấn đề thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học Sinh học 11 Đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để có hiệu quả dạy học cao hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Mỹ Hào, ngày 2 tháng 4 năm 2014 Người thực hiện Đỗ Thị Minh Hòa

Ngày đăng: 30/10/2016, 18:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan