Sáng kiến kinh nghiệm SKKN đổi mới phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua bài giảng trên lớp

139 546 0
Sáng kiến kinh nghiệm SKKN đổi mới phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua bài giảng trên lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC, TỰ ĐỌC THÔNG QUA BÀI GIẢNG TRÊN LỚP" 1 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ “Biết cách học là chứng tỏ bạn thông thái” (Henrry Brooks Adams) Vấn đề tự học của học sinh là một vấn đề quan trọng vì đó là một khâu trong quá trình thống nhất của việc dạy học nhằm phát huy năng lực học tập tư duy của các em trên lớp cũng như ở nhà Vì vậy, vấn đề tự học của học sinh hiện nay hết sức cấp thiết Vậy xuất phát từ cơ sở nào mà vấn đề tự học hiện nay lại trở nên quan trọng và cần thiết như vậy ? I Cơ sở lý luận Trước thực trạng và tình hình thực tiễn của giáo dục Việt Nam, nhu cầu của người học và sự bùng nổ tri thức của thế giới Đảng ta đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 – 2010 Trong đó vấn đề “đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục Chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng - trò ghi sang hướng dẫn người đọc chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập” (Báo giáo dục thời đại, số 25 ngày 26/3/2002) Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục Việt Nam từ những năm 1960 Ở thời điểm này các trường sư phạm đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong những phương hướng cải cách, nhằm 2 đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước Từ đó, trong nhà trường xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới Sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phài có nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới Người lao động phải có khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội Để có nguồn nhân lực trên, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và phương pháp dạy và học Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa (VII 1-1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12-1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/ 6/ 2005, điều 2.4, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên Giáo dục hiện nay luôn được quan tâm hàng đầu.Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông trong đó có đổi mới phương pháp dạy học văn theo tinh thần khoa học hiện đại đã, đang diễn ra sôi động và thu được nhiều kết quả đáng mừng Với yêu cầu đổi mới, phương pháp giáo dục đã đánh giá lại vai trò của học sinh, coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, là trung tâm của quá trình tiếp nhận và là bạn đọc sáng tạo trong quá trình dạy học văn Nó không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn cả tài năng nghệ thuật sư phạm của người giáo viên Thầy cô giáo giống như kiến trúc sư trước mỗi công trình nghệ thuật Dưới bàn tay của nhà chạm khắc, nó mang dấu ấn cảm thụ riêng hàm chứa tầng sâu ý nghĩa 3 Giáo dục trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh nhân văn, giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân Trong xu thế dạy học ngày nay, thực hiện dạy học theo phương pháp hiện đại người ta nghĩ ngay đến đổi mới trong nhà trường phổ thông Đổi mới phưong pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục THPT (trung học phổ thông) Luật Giáo dục điều 28 yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là việc làm rất quan trọng và cần thiết trong điều kiện hiện nay Có thể khẳng định thời gian tự học là lúc học sinh có điều kiện tự nghiền ngẫm vấn đề học tập theo một yêu cầu, phong cách riêng và với tốc độ thích hợp, điều đó không chỉ giúp các em nắm vấn đề một cách chắc chắn và bền vững mà còn là dịp tốt để các em rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo Đây là phẩm chất mà không ai cung cấp được nếu các em không thông qua hoạt động bản thân, nó là vấn đề cần thiết cho sự phát triển và thành đạt lâu dài của mỗi con người Trong quá trình dạy học phải hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, duy trì sự hứng thú lôi cuốn các em say mê trong học tập, tạo ra những tiết học thoải mái, có nhiều hoạt động kích thích học sinh tư duy, thực hành, áp dụng kiến thức vào cuộc sống thông qua các câu hỏi gợi mở, những thí nghiệm hướng cho người đọc sự tìm tòi, nghiên cứu để rút ra các kết luận Ngoài ra, phải động viên khen ngợi học sinhh đúng lúc, tạo mối quan hệ thân thiết với người học, tình cảm với học sinh chia sẻ những khó khăn, vướng mắc tâm tư nguyện vọng của học sinh, tạo cho học sinh các hoạt động vui chơi lồng nghép với trang bị kiến thức, lắng nghe và trao đổi với học sinh Có thể nói, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học cho học sinh trong giờ giảng dạy đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển 4 biến trong dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, tiếp cận được xu thế dạy học hiện đại của thế kỷ XXI Trong Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã chỉ rõ chúng ta phải “Đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục, đào tạo : Đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ thuật thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội ” Trước hết cần quan niệm như thế nào về tự học cho đúng ? Rubakkin trong cuốn “Tự học như thế nào” đã kết luận rằng: “Hãy mạnh dạn tự tôi đặt câu hỏi rồi tự tôi tìm lấy câu trả lời đó là phương pháp tự học” Ông cho rằng tự học không chỉ làm xem sách mà phải biết so sánh cái viết trong sách với thực tế cuộc sống, biết so sánh cái khoa học với cái không khoa học, biết liên hệ giữa các môn khoa học Không nên sợ bất đồng với ý kiến người khác, không nghiên cứu cái chung chung mà phải nghiên cứu vấn đề đang tranh luận, những vấn đề tất yếu của thời đại mở rộng tầm nhìn cho bản thân Ông còn đưa ra một nguyên tắc tự học là” Hãy làm tất cả những gì có thể làm được và hãy cố gắng làm sao để làm được nhiều nhất Từ ngàn xưa đến nay chúng ta có thể trích ra nhiều câu danh ngôn về việc tự học Trong đời sống văn hóa, văn học trong và ngoài nước, xưa và nay cũng có thể dẫn ra không biết bao nhiêu tấm gương tự học của các danh nhân chính trị, nhà văn hóa hay khoa học lớn thành nhân và thành danh phần quan trọng là nhờ tự học Nguyễn Kỳ cho rằng : “Tự học là tự đặt mình và tình huống học, vào vị trí của người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra cho mình, nhận thức vấn 5 đề, thu thập xử lý thông tin, tái hiện kiến thức cũ, xây dựng các giải pháp, giải pháp vấn đề, xử lý tình huống, thử nghiệm các giải pháp, kết quả kiến thức mới đã tự lực mình tìm ra, tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học” Chu Mạnh Nguyên cho rằng : “Tự học, tự nghiên cứu là một quá trình, trong đó mỗi người tự suy nghĩ, tự sử dụng các năng lực trí tuệ và các phẩm chất của bản thân, khai thác vận dụng những điều kiện vật chất có thể để biến một kiến thức nào đó của người khác thành kiến thức sở hữu của mình, vận dụng một kiến thức nào đó của người để làm cho công việc của bản thân có hiệu quả hơn” Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã đưa ra một quan niệm về tự học có thể xem khá hoàn chỉnh : “Tự học là tự mình dùng các giác quan để thu nhận thông tin rồi tự mình động não, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và có khi cả cơ bắp khi phải sử dụng công cụ) cùng với các phẩm chất của mình, rồi động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh cho được một lĩnh vực hiểu biết nào đó, một số phẩm chất nào đó của nhân loại hay cộng đồng biến chúng thành sở hữu của mình” Tự học có ba cấp độ: + Tự học không có thầy hoặc có thầy nhưng không gặp mặt thầy trong phần lớn thời gian học tập + Tự học có hướng dẫn, tức là học không giáp mặt thầy nhưng nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ từ xa + Tự học, học mà không có thầy Trong nhà trường phổ thông nói chung tự học là vấn đề hết sức quan trọng Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh đặt lên vai người giáo viên, nhà trường, không chỉ 6 dạy cho học sinh kiến thức mà còn dạy cho các em cách tự học Vậy tựu chung lại vấn đề tự học xuất phát từ cơ sở lý luận nào ? Xuất phát từ nguyên tắc dạy học nhà trường gắn liền với đời sống và nguyên tắc chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành cho người học có nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học để chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học Nghĩa là người học có thể tự mình tìm ra hình thức cùng với cách khai thác hoạt động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, tự tổ chức hoạt động của mình, tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của mình để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Gắn liền với nhu cầu đòi hỏi của thời đại khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phát triển hiện nay đã dẫn tới sự bùng nổ thông tin và làm cho tri thức ở từng người trở nên lạc hậu nhanh chóng “Sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ đòi hỏi không những khoa học mà cả kỹ thuật và công nghệ phải trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc nhân cách của con người hiện đại thì mới đảm bảo sự thích nghi với xã hội và khả năng đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng” Để thích ứng với cuộc sống, mỗi người phải tự học liên tục, học suốt đời Hồ Chí Minh một tấm gương sáng về tự học đã từng nói” “Học tập là công việc phải tiếp tục suốt đời Không ai có thể tự cho mình biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để đuổi kịp nhân dân” ; “Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào” Xuất phát từ nhận thức của bản thân về vấn đề tự học : Tự học là con đường khắc phục khó khăn thử thách rèn luyện, ý chí vươn lên, tạo tri thức bền vững cho mỗi người trên con đường phát triển học vấn và phát triển nhân cách suốt đời Tự học là biểu hiện của trí lớn lập nghiệp Tự học là công việc tất yếu của mỗi người và là công việc suốt cả 7 cuộc đời Trong quá trình tự học, con người sẽ tự lớn lên cả về tri thức lẫn nhân cách, tâm hồn và vị trí xã hội Tự học là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới dạy học: nói phương pháp dạy học tới thì cốt lõi là phương pháp tự học Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học “Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh”, đó là tư tưởng chiến lược cơ bản của Đảng, lấy nội lực, năng lực tự học làm nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân người học và giáo dục đào tạo, làm cho giáo dục đào tạo sớm trở thành khâu phát huy năng lực nội sinh của dân tộc đưa đất nước tiến nhanh lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xuất phát từ nguyên tắc dạy học nêu vấn đề : Một trong những con đường nhằm khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét kiến thức, phát huy trí thông minh, năng lực độc lập trong nhận thức của học sinh là dạy học nêu vấn đề Nhà giáo dục Distervery người Đức đã nói : “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”, phương pháp dạy học nêu vấn đề chủ yếu nắm kiến thức, song không phải chỉ để ghi nhớ thuộc lòng, mà tự sự kiện cần biết tự tạo nên tình huống có vấn đề để giải quyết Như vậy sẽ nhớ lâu, hiểu kĩ sự kiện hơn Phương pháp nêu vấn đề sẽ gây hứng thú học tập, phát huy tích cực tư duy học sinh và tạo cho học sinh biết tư duy, suy nghĩ Theo M.I Macmutop: “Dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề đó là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới, tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo có hiệu quả” “Nhiệm vụ của người thầy giáo không phải là truyền đạt kiến mà dạy cho học sinh biết suy nghĩ” 8 II Cơ sở thực tiễn Nhìn rộng ra thế giới chúng ta cũng thấy rằng: Không phải ngẫu nhiên Singapore chỉ có khoảng 2 triệu dân mà dám chi ra hàng tỷ đô la cho việc cải cách giáo dục ở nhà trường phổ thông Cũng không phải tùy hứng mà Pie Lena, giáo sư vật lý thiên văn, viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp được Giải thưởng Noben năm 1992 đã đề xướng phong trào “bàn tay nặn bột” nhằm phát triển tư duy sáng tạo ngay từ bậc tiểu học Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường để xóa bỏ phương pháp dạy học giáo điều là một đòi hỏi cấp bách nhằm giải phòng và phát huy tiềm năng sáng tạo cho người học ngay từ trên ghế nhà trường Thế kỷ XXI là thế kỷ của chất xám, của trí tuệ, của nền văn minh hậu công nghiệp Con người muốn tồn tại, muốn hòa nhập, muốn tự khẳng định mình thì nhất định phải là những thành viên năng động sáng tạo Vấn đề tự học từ xưa tới nay đều hết sức được đề cao Lê nin nói “Học, học nữa, học mãi” Hồ Chí Minh cũng đề cao : “Lấy tự học làm cốt” Einstein nói “Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người” Một nhà khoa học Pháp cũng nói: “Văn hóa không nhận được từ bên ngoài mà là kết quả của việc làm từ bên trong, một việc làm của mình với mình” Đánh giá một cách khách quan cho thấy rằng với phương pháp đổi mới dạy học hiện nay, học sinh đã tiếp cận có hiệu quả việc tự học, đổi mới trong tư duy để phát huy tính độc lập, sáng tạo và chủ động của mình Rất nhiều em đã hình thành cho mình thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi và nắm vững kiến thức một cách chính xác, suy nghĩ và vận dụng một cách thành tạo Không thể phủ nhận rằng rất nhiều giờ học mà học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài, thể hiện hiểu biết của các em Giáo viên chỉ cần nêu vấn đề và học sinh qua quá trình tìm hiểu sẽ tự trả lời Nhìn ra thế giới nền giáo dục của một số nước như: Mĩ, Anh, Pháp, Phần Lan, Đan Mạch nằm ở tốp đầu trong bảng xếp hạng các 9 nền giáo dục thế giới và hãy nhìn cách học của họ Phần lớn là học sinh tự học, thời gian lên lớp không nhiều Cách học như vậy phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên rất lớn Tuy nhiên, về phía giáo viên vẫn còn tồn tại một số quan niệm, biện pháp có ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dưỡng, giáo dục học sinh như: giới hạn hoạt động nhận thức của học sinh ở việc ghi nhớ một số điểm cơ bản, tóm tắt rất sơ lược nội dung sách giáo khoa, giới thiệu một số sự kiện chung chung mà không cụ thể về sự kiện Hậu quả của những việc làm này làm nghèo nội dung, hạ thấp chất lượng và hứng thú của học sinh Về phía học sinh : Học sinh đã có sự chuẩn bị là đọc sách giáo khoa nhưng vẫn thụ động, chỉ biết thuộc lòng không biết cách đặt vấn đề, tìm hiểu sâu hơn những kiến thức trong sách giáo khoa Học sinh ngồi nghe giảng bài mà không biết tiến hành những hoạt động tư duy độc lập trong việc lựa chọn những điều nghe được để ghi chép, nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết hay có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn những điều giáo viên trình bày Vì vậy, nghiên cứu đề tài về vấn đề việc tự học hiện nay là hết sức cần thiết Tự học trong quá trình học tập của học sinh là việc các em độc lập hoàn thành những nhiệm vụ được giao, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra của giáo viên Việc tự học như vậy bao gồm cả việc tập dượt nghiên cứu (tìm tòi, nghiên cứu từng phần) Nó gây hứng thú học tập, sự cố gắng của học sinh (nhất là học sinh cuối cấp) và đóng góp phần nào với xã hội (chủ yếu là công tác xã hội) Việc tự học của học sinh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau : - Những hoạt động tự nhận thức khi nghe giảng trên lớp (biết tự điều chỉnh để nghe giảng, chọn lọc kiến thức để ghi chép, tự trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra ) 10 Thực tế hiện nay, học tập lịch sử đang gặp rất nhiều khó khăn do học sinh dành quá ít thời gian cho việc học tập bộ môn, vì phải tập trung nhiều cho các môn thi đại học về sau Ngoài ra, việc giảng dạy của giáo viên đôi khi không tạo được hứng thú hoặc sự sinh động để thu hút học sinh Vì vậy, bên cạnh việc giảng dạy trên lớp của người thầy giáo, việc hướng dẫn cho học sinh cách tự học tự đọc để có thể tự tiếp cận với những nội dung lịch sử vô cùng phong phú của thế giới và dân tộc là vô cùng cần thiết Thực hiện hướng dẫn của Ban chủ nhiệm đề tài khoa học cấp trường “Nâng cao hiệu quả dạy học bằng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua giờ dạy trên lớp” do đồng chí Nguyễn Văn Tuynh- Hiệu trưởng là chủ nhiệm, Tổ xã hội chúng tôi đã tích cực đẩy mạnh công tác hướng dẫn học sinh tự học tự đọc và tiến hành thực nghiệm bằng các tiết giảng trên lớp 1.Cơ sở lí luận Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mỗi môn học ở trường phổ thồng với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có Lịch sử Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng phải không ngừng đổi mới về phương pháp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm Dạy học lịch sử là quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Trong quá trình đó, người thấy với vai trò là người hướng dẫn phải tạo cho học sinh thói quen tự học, tự nghiên cứu nhằm nắm vững kiến thức và biến nó thành vốn riêng của mình, từ đó nâng lên thành kĩ năng tự đọc, tự học Tuy nhiên, khác với các môn học khác, học sinh không thể trực quan các sự kiện hiện tượng lịch sử Các em phải bắt đầu từ sự tri giác các tài liệu về sự kiện, hiện tượng để tạo 125 biểu tượng, từ đó qua quá trình “xử lí” tư liệu mới hình thành khái niệm, rút ra qui luật và bài học lịch sử Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay là yêu cầu bức bách Cuối cùng, chúng ta phải đạt được mục đích tạo cho học sinh những phẩm chất nhất định như tự giác, tích cực, độc lập…Học không phải chỉ nắm kiến thức mà còn hình thàn năng lực Điều này hình thành trong việc tự giác học tập Tự giác theo nghĩa chuung là “tự hiểu, tự biết mà làm, không chờ nhắc nhở, thúc ép” Tự giác nhận thức nghĩa là học sinh ý thức được đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập Đồng thời có ý thức lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo bộ môn, giữ gìn, lưu trữ những thông tin đã thu được, vận dụng kiến thức đã học và tự kiểm tra đánh giá quá trình học tập của bản thân 2.Cơ sở thực tiễn Thực tiến dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều yếu kém Về phía giáo viên: Một là, giáo viên chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nên còn chậm đổi mới Hai là, hiểu sai về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử cho rằng lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học thì chỉ cần học sinh tích cự trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra là đủ Điều đó đã dẫn đến biến giờ học lịch sử thành giờ hỏi - đáp Ba là, có nhiều GV vẫn dạy học theo kiểu đọc chép, nhồi nhét kiến thức dẫn đến học sinh không thích học lịch sử Thứ tư, dạy hcoj lịch sử hiện nay chỉ gắn với các giờ học trên lớp mà chưa chú ý đến các hoạt động ngoài lớp 126 Về phía học sinh: Phần lớn các em không coi trọng việc học tập lịch sử vì môn học không gắn với nhu cầu thi đại học của các em Dành ít thời gian học lịch sử, thậm trí là không học, vì vậy các em thụ động trông chờ và giáo viên trên lớp Xuất phát từ thực tế nói trên, đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện quan trọng để giúp nâng coa hiệu quả dạy học bộ môn NỘI DUNG 1 Vai trò, ý nghĩ của việc tự học Vấn đề tự học của học sinh là vấn đề quan trọng vì đó là một khâu trong quá trình thống nhất của việc dạy học Nhằm phát huy năng lực độc lập tư duy của học sinh trên lớp cũng như ở nhà Điều này cũng xuất phát từ nguyên lí giáo dục gắn liền nhà trường với đời sống Trong những năm gần đây, chúng ta đã cố gắng nêu ra các sáng kiến nhằm cải tiến việc tự học của học sinh trong điều kiện cụ thể của đất nước Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số quan niệm, biện pháp có ảnh hưởng không tốt đến công việc giáo dưỡng, giáo dục học sinh Trước hết, cần quan niệm “Thế nào là tự học của học sinh?” Trong việc tự học không chỉ chú ý đến việc học sinh tự đọc sách, ;làm việc không có thầy giáo và bạn bè, mà phải chú trọng đến tinh thần, thái độ, ý chí, phương pháp làm việc của các em để nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào đời sống Có thể học sinh tự đọc SGK , song vẫn thụ động, chỉ biết thuộc long mà không biết cách đặt vấn đề, tìm hiểu sâu hơn những kiến thức trong sách Có thể học sinh ngồi nghe GV giảng bài mà vẫn không tiến hành những 127 hoạt động tư duy độc lập trong việc lựa chọn những điều nghe được để ghi chép, nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn những vấn đề GV trình bày Kết quả kiểm tra sẽ kém nếu học sinh chỉ lập lại những điều đã học trong SGK, lời giảng của GV, mà không thể hiện việc độc lập làm việc của mình trong khi nghe giảng ở trên lớp, tự học ở nhà để trình bày những kiến thức thực sự của mình Tự học của học sinh là việc tự nắm vững kiến thức lịch sử một cách chính xác, vững chắc, được suy nghĩ, nhận thức một các sâu sắc và có thể vận dụng một cách thành thạo Việc tượ học phải được tiến hành một cách hứng thú say mê và ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động cần cù Trong việc tự học, điều quan trọng đối với học sinh không chỉ là nắm vững, hiểu sâu kiến thức mà còn hình thành ở các em tư cách, phẩm chất của người lao động- kiên nhẫn, tự tin, sáng tạo Vì vậy có thể quan niệm việc tự học trong quá trình học tập của học sinh là việc các em độc lập hoàn thành những nhiệm vụ được giao, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra của giáo viên Việc tự học như vậy bao gồm cả việc tập dượt nghiên cứu Nó gây hứng thú học tập, sự cố gắng của học sinh và đóng góp phần nào với xã hội 2.Các hình thức tự học của học sinh Việc tự học của học sinh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau Cụ thể chia thành các loại cơ bản sau: Những hoạt động nhận thức trên lớp khi nghe giáo viên giảng ( biết tự điều chỉnh để nghe giảng, chọn lọc kiến thức để ghi chép, tự trả lời câu hỏi GV nêu ra…) Tự đọc sách giáo khoa theo các bước: Đọc và tự ghi tóm tắt ngắn gọn những vấn đề cơ bản của bài viết Ghi lại những nội dung khó hiểu, đặc biệt là những thuật ngữ, khái niệm lịch sử 128 Hoàn thành câu hỏi, bài tập trong sách Tự làm việc với bản đồ, tranh ảnh ngoài sách giáo khoa Tự đọc các tài liệu lịch sử, văn học trong các sách tư liệu tham khảo, sách đọc them…nhằm hiểu rõ hơn những kiến thức đã học, mở rộng hiểu biết Tự ôn tập dưới sự hướng dẫn của thầy giáo 3.Tự học lịch sử bằng tìm kiếm tư liệu lịch sử qua mạng Internet, sách giáo khoa, lược đồ Công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đã đem lại cho chúng ta những khối lượng thông tin khổng lồ trên tất cả các phương diện Vì f vậy tìm kiếm tư liệu trên Internet là việc không cần bàn cãi Tuy nhiên, các thông tin trên mạng phần nhiều không được kiểm duyệt, vì thế độ tin cậy cũng cần được xem xét kĩ lưỡng trước khi trở thành tư liệu giảng dạy cũng như học tập của học sinh Để giúp cho các em tìm kiếm tư liệu được dễ dáng, giáo viên phải tìm kiếm các trang mạng để giúp các em truy cập một các dễ dàng và tìm hiểu các thông tin một các đúng đắn nhất Khi hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu qua mạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh đọc tài liệu và tập trung trả lời các câu hỏi nhử: vì sao? Như thế nào? Kết quả, bài học rút ra từ những sự kiện, hiện tượng đó Ví dụ: Tìm kiếm tư liệu cho việc học tập bài 3, 4 và 5 lịch sử lớp 10 Trước khi dạy đến các bài nêu trên, giáo viên yêu cầu các em về nhà chuẩn bị các tư liệu lịch sử thông qua các webside, các tư liệu giáo khoa Ví dụ: Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông (tiết 2) 129 Sau khi dạy xong tiết 1 của bài, để chuẩn bị cho tiết học sau, GV yêu cầu học sinh tìm hiểu về Kim Tự Tháp Ai Cập tại địa chỉ Internet “Các kì quan của thế giới cổ đại” hoặc tư liệu giáo khoa “ Những mẩu chuyện lịch sử văn minh thế giới”- NXB Giáo dục2001 Để chắc chắn rằng sau khi down các tư liệu về các em phải đọc thì chúng tôi thu bản tóm tắt viết tay giới hạn trong 100 đến 130 từ Sau một tuần, Vào giờ học, chúng tôi liên tục đặt câu hỏi đối vố các em: Kim Tự Tháp được xây dựng ở đâu? Hình thức bên ngoài của Kim Tự Tháp như thế nào? Kim Tự Tháp được xây dựng bằng những vật liệu gì? Đặc biệt là các câu hỏi: Theo em, người ta vận chuyển những vật liệu đó đến công trường bằng cách nào? Em hãy giả thiết rằng người Ai Cập cổ đại đã xây dưng Kim Tự Tháp bằng cách nào? Với những câu hỏi như vậy, chúng tôi dã tạo cho các em một hứng thú thực sự khi cuộc tranh luận diễn ra sôi nổi giữa các nhóm Và tất nhiên sau khi để cho trí tưởng tượng của các em được bay bổng thì GV chúng tôi đã chốt lại vấn đề cơ bản theo yêu cầu chuẩn kiến thức cùng với thuyết giảng làm sâu kiến thức: “Kim Tự Tháp là những quần thể kiến trúc đặc biệt mà người Ai Cập cổ đại đã xây dựng cách ngày nay hơn 5000 năm trong đó lớn nhất là quần thể Kim Tự Tháp Kê Ôp Kim Tự Tháp được xây dựng bên hai bờ của lưu vực sông Nil Kiến trúc Kim Tự Tháp có 130 đáy là hình vuông, bốn mặt là các tam giác cân Độ cao của Kim Tự Tháp tương đương với tòa nhà 50 tầng ngày nay Để xây dựng Kim Tự Tháp, vào mùa nước lũ, người Ai Cập dung những chiếc bè lớn vận chuyển đá từ thượng nguồn, nơi có những dãy núi có thể khai thác đá, xuôi theo dòng nước đưa về hạ lưu Giả thiết cho rằng, người ta đã đắp đất theo chiều cao của Kim Tự Tháp sau đó kéo trượt các tảng đá lớn lên đặt vào vị trí Sau khi xây xong, phần đất đắp theo đó được phá đi.” Ví dụ: Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (tiết 1 và 2) Với bài học này, tôi hoàn toàn có thể yêu cầu các em tự học tự nghiên cứu thông qua các tư liệu trên Internet hoặc tư liệu giáo khoa “Trung Quốc phong kiến”- NXB giáo dục 1981… Sau khi kết thúc bài 4, GV yêu cầu các em chuẩn bị những vấn đề như sau: Đọc mục 1 chọn lọc cho cô xem xã hội Trung Quốc phân hóa như thế nào và sơ đồ hóa về sự phân hóa đó Tìm hiểu về Tần Thủy Hoàng và cho biết ông có công lao gì với lịch sử Trung Quốc Hạn chế của Tần Thủy Hoàng là gì? Đọc mục 2 và chọn lọc những nội dung chứng tỏ chế độ PK Trung Quốc dưới thời Đường phát triển đến đỉnh cao Tìm hiểu về Đường Thái Tông- Lí Thế Dân và cho biết ông là ai? Ông có công lao gì với lịch sử Trung Quốc Chuẩn bị dạy học trên lớp, GV chuẩn bị sẵn một sơ đồ về sự phân hóa các giai cấp của Trung Quốc TK III- TCN như sau: 131 QUÍ TỘC ĐỊA CHỦ Nộp tô NÔNG DÂN GIÀU NÔNG DÂN NÔNG DÂN TỰ CANH CÔNG XÃ NÔNG DÂN CANH LĨNH Thuê ruộng Trong giờ học, GV yêu cầu học sinh trình bày về tình hình Trung Quốc cuối thời cổ đại Sau khi trình bày xong, GV yêu cầu một học sinh lên bảng viết lại sơ đồ sự phân hóa giai cấp đã chuẩn bị ở nhà Tiếp đến yêu cầu các học sinh khác nhận xét, góp ý Cuối cúng, GV sử dụng sơ đồ đã chuẩn bị cho học sinh đối chiếu, nếu học sinh đúng GV khuyến khích không khí học tập của các em bằng cách cho điểm cao để tạo cho các em hứng thú ở những lần tìm hiểu sau Khi chuyển sang ý tiếp theo, tìm hiểu về Trung Quốc thời Tần, GV cho học sinh trình bày về nhân vật Tần Thủy Hoàng trong khoảng 200 chữ GV cung cấp thêm thông tin nếu các em còn thiếu rồi cho học sinh thảo luận về những đóng góp cũng như những hạn chế của Tần Thủy Hoàng: Đóng góp to lớn nhất: Thống nhất đất nước, mở đầu thời đại phong kiến ở Trung Quốc Hạn chế: Một là thực hiện chế độ pháp trị “Mọi việc đều dung pháp luật để quyết định, không dùng ân đức, nhân nghĩa” đến mức hà khắc; Hai là phản đối Nho gia, cho đốt 132 sách; Ba là xây dựng quá nhiều những công trình tốn kém tiền của và sức lực của nhân dân; Bốn là chiến tranh liên miên Những hạn chế lớn đã làm cho nhà Tần nói chung và Tần Thủy Hoàng nói riêng trở thành một hoàng đế độc tài, tàn ác, không nhận được sự ủng hộ của nhân dân nên nhanh chóng bị suy yếu và bị lật đổ chỉ sau 15 năm trị vì Khép lại mục 1, chuyển sang mục 2: Sự phát triển chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường Để tránh cho HS khỏi nhàm chán, GV có thể hỏi : Ai đã từng xem những bộ phim Trung Quốc về thời Đường? Rồi tiếp tục hỏi: Người sáng lập nhà Đường họ gì? Tên gì? Trước khi lập ra nhà Đường ông ta làm gì?- Lí Uyên- Giữ chức lưu thú Thái Nguyên Ai là vị vua giỏi nhất thời Đường?- Lí Thế Dân- Đường Thái Tông Từ đây GV tiếp tục để cho học sinh trình bày về những điều đã tìm hiểu về Lí Thế Dân Cuối cùng GV chốt ý, tập trung vào các chính sách mà lí Thế Dân đã thực hiện trong quá trình trị vì Trung Quốc để đạt được mục đích dạy học là chứng tỏ sự phát triển thịnh trị của nhà Đường: Lí Thế Dân sinh năm 599, mất năm 649, là con thứ của Lí Uyên (Đường Cao Tổ) Từ nhỏ, Lí Thế Dân đã tỏ rõ là người thông minh, tài giỏi và có nhiều tham vọng Lên cầm quyền vào năm 626 sau khi đánh bại thế lực của các anh và em trai là Lí Kiến Thành và Lí Nguyên Cát, Lí Thế Dân đã cho thi hành những chính sách hết sức tiến bộ nhằm phát triển đất nước: đầu tiên ông cho trưng dụng rất nhiều nhân tài, kể cả những người trước đó đã chống lại ông; khoan dung, độ lượng với Kiến Thành và Nguyên Cát 133 Ông còn bãi bỏ chế độ “trưng tập” thay bằng chế độ khoa cử để chon tiến sĩ Vì vậy ông tập hợp được quanh mình những nhân tài giúp việc Cùng với đó, Đường Thái Tông còn thực hiện những chính sách nhằm nuôi dưỡng sức dân: chính sách quân điền, giảm tô, thuế, bớt sưu dịch, chỉnh đốn chế độ quân dịch… Nhờ có những chính sách sáng suốt, Đường đã đưa nền kinh tế, quân sự, văn hóa Trung Quốc đến phồn vinh Kèm theo phần giới thiệu, GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng sau: NHÀ ĐƯỜNG Kinh tế Chính trị Quân sự - ngoại Văn hóa giao Chế độ quân Chế độ Tiết độ Mở các cuộc chinh Phát triển rực điền sứ phạt, xâm chiếm rỡ đặc biệt là Chế độ tô, dung, Chế độ thi cử các vùng đất xung thơ Đường quanh để mở rộng điệu chọn nhân tài  sản lượng  Chính quyền tăng Công thương lãnh thổ PK được củng  Nhà Đường trở cố, quyền lực thành đế quốc Pk phát triển nhất nghiệp bước vào của nhà vua thời kì thịnh đạt được nâng cao tuyệt đối Sau khi hoàn thành tiết 1, GV giao bài tập cho tiết tiếp theo, chia làm 4 nhóm: 134 Nhóm 1: Tìm hiểu về Khổng Tử và Nho giáo Nhóm 2: Tìm hiểu về Văn học (có kèm theo các tác giả, tác phẩm tiêu biểu chưa có trong SGK) Nhóm 3: Tìm hiểu về các phát minh kĩ thuật tiêu biểu của trung Quốc Nhóm 4: Tìm hiểu về kiến trúc (đặc biệt là cố cung) Các nhóm khác nếu có điều kiện có thể tìm hiểu nội dung GV đã giao cho các nhóm khác Tất cả các nội dung tìm hiểu đều phải được tóm tắt bằng chữ viết tay giới hạn không quá 1 trang giấy vở Phần tìm hiểu của học sinh được nộp về cho giáo viên trước 1 ngày để đọc và góp ý Quá trình học tiết 2 tập trung vào việc để cho học sinh tự trình bày những nội dung đã tìm hiểu trước (có sự kiểm tra, góp ý của GV) sau đó cho các nhóm trao đổi nội dung tìm hiểu để hoàn thiện bài học với các nội dung lịch sử phong phú Ở chương trình lịch sử lớp 11, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm với các bài 6 và 7 Ví dụ với bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) (tiết 2) Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến bùng nổ chiến tranh, để học tốt tiết thứ 2 của bài, tìm hiểu về diễn biến của cuộc chiến tranh, Gv yêu cầu HS về nhà hãy đọc SGK và lập bảng hệ thống các sự kiện chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và cung cấp tư liệu về một số trận đánh then chốt, giao cho HS tập tường thuật sự kiện chiến tranh bắt đầu (7/1914), trận Vec đoong (1916), Mĩ tham chiến (1917), chiến tranh kết thúc (10/1918) 135 Thực hiện giờ dạy trên lớp, việc tìm hiểu diễn biến của chiến tranh thay vì đi trình bày lần lượt, GV chuẩn bị bảng thống kê cho học sinh đối chiếu với bài đã làm để so sánh và hoàn chỉnh nội dung bài học Nhưng điều quan trong khi tiến hành bài học tìm hiểu về cuộc chiến tranh là phải làm cho học sinh cảm giác được như mình đang sống trong thời chiến, cảm nhận được sự ác liệt của bom đạn, những cái chết không đáng của những binh sĩ trên chiến trường và hang triệu người dân vô tội Từ đó để giáo dục các em tinh thần yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh Vì vậy, GV lựa chọn việc tường thuật một số trận đánh then chốt trong cuộc chiến do chính các em trình bày, trên cơ sở tư liệu do GV đã cung cấp trước Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại Để dạy học tích cực bằng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học tự đọc thì đây là một bài rất phù hợp Vì tìm hiểu về những nội dung văn hóa bao giờ cũng là những vấn đề mà học sinh dễ tìm kiếm tư liệu Như vậy, sau khi tiến hành dạy học bằng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc, chúng tôi đã lấy ý kiến phản hồi từ phía học sinh thì hầu hết các em đều cho rằng học như vậy khiến các em thấy rất hứng thú, được nói lên ý kiến của mình về những vấn đề lịch sử, được thể hiện khả năng của bản than, điều đó khiến các em không cảm thấy học lịch sử thật chán Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong quá trình thực hiện phương pháp này không phải 100% học sinh đều tham gia tích cự, nhiều em ỷ lại vào các bạn có ý thức Do hoàn cảnh của các học sinh cũng rất khác nhau nên không phải gia đình nào cũng có máy tính nối mạng nên việc tìm kiếm tư liệu trên Internet không phải em nào cũng có thể thực hiện được 136 Về phía giáo viên: Để hướng dẫn được cho học sinh, đòi hỏi người GV phải thường xuyên truy cập thông tin trên Internet và tìm kiếm tư liệu để cung cấp cho các em các địa chỉ hoặc các tư liệu hiếm Điều này cũng đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức Để dạy học bằng phương pháp hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học thì trước hết đề nghị nhà trường cần có một thư viện với đầy đủ các thiết bị và tư liệu để đáp ứng nhu cầu tự đọc, tự học của học sinh và thậm trí là cả với GV Mỗi đồng trí GV cần phải nhận thức rõ, tạo cho học sinh năng lực tự đọc, tự học chính là tạo ra cơ sở đầu tiên cho việc tự học tập suốt đời của các em về sau PHẦN C KẾT LUẬN Trong năm học 2012-2013 Chúng tôi đã áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc và đã có sự thay đổi nhất định trong học sinh về mặt nhận thức Học sinh tỏ ra hứng thú, tích cực hơn trong quá trình học, tỉ lệ học sinh thờ ơ hay không thích học có xu hướng giảm dần Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là học sinh không thụ động nghe giáo viên giảng hay trả lời một cách hình thức mà các em được đặt vào những hoạt động thực thụ, giáo viên không áp đặt kiến thức mà trên cơ sở các câu trả lời, ý kiến trao đổi , phát biểu của học sinh, Giáo viên nhận xét, bổ sung để học sinh tự khám phá, tiếp nhận và lĩnh hội những gì phù hợp Trong năm học 2012 - 2013 chúng tôi đã tiến hành 3 cuộc Hội thảo và cách hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học thông qua các bài giảng trên lớp: - Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc bằng cách lập bản đồ tự duy ( Tổ Hoá Sinh) - Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc bằng cách xây dựng bài tập mới (Tổ Toán) 137 - Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc bằng cách làm các thí nghiêm thực nghiệm ( Tổ Lý - Công - Thể ) Ngoài ra chúng tôi cũng đã tổ chức các buổi ngoại khoá của Tổ Văn, Xã hội về cách học vui, tự đọc, tự học Trong các đợt Hội giảng lớn, các tiết thao giảng Tổ và các tiết thao giảng trường chúng tôi cũng tôt chức theo hướng " Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp" đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ Các đồng chí : Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Tú, Đàm Minh Huệ, Lê Quang Đạo , trong các giờ dạy thực nghiệm trên lớp theo các chủ đề của đề tài đã đạt giờ giỏi và hiệu quả giờ dạy rất cao Trong năm học 2013 - 2014 chúng tôi sẽ tiếp tục đề tài này để có những tiết giảng hấp dẫn, bổ ích và lí thú cho các em học sinh bởi chúng tôi nhận ra ý nghĩa to lớn của phương pháp tự học, tự đọc Tự học đã từng là kinh nghiệm quý giá, một chìa khóa vàng cho sự thành đạt với những ai biết sử dụng nó trong hành trang lập nghiệp của mình - Tự học - con đường khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn Xu hướng hiện đại cố rút ngắn thời gian đào tạo ở phổ thông, có nơi chỉ có 4, 5 năm Thời gian học ở Đại học là 3, 4 năm, xu hướng học theo tín chỉ Tự học, tự bổ túc kiến thức, cập nhật hóa thông tin các mặt của một công dân hay của một nhà chuyên môn, không có con đường nào khác là tự học - Tự học - con đường cứu giúp mỗi người trước mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh ngặt ngèo của cuộc sống cá nhân Gorkij, nhà đại văn hào thế giới đã từng nếm vị cay đắng cuộc đời kiếm sống Hồ Chí Minh sớm “quăng thân vào sóng gió cuộc đời” để nuôi thân và nuôi chí nếu nghiên cứu tiểu sử các nhà khoa học 138 xuất chúng xuất thân từ bình dân trong và ngoài nước chúng ta càng thấm thía hơn sức mạnh kì diệu của tự học - Tự học - con đường thử thách rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi con người trên con đường lập nghiệp - Tự học - con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con người trên con đường học vấn thường xuyên của cả cuộc đời Sư phạm hiện đại đề cao nguyên lý “học là công việc của từng cá thể” Tri thức thu nhận thông qua việc làm, hay nói rộng ra thực chất của quá trình thu nhận tri thức là quá trình tư duy bên trong của bản thân chủ thể - Tự học - chìa khóa vàng càng được mài sáng thêm trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thế kỉ XXI Chúng tôi tổ chức tiếp theo một số các nội dung mới cho đề tài như hướng dẫn học sinh tự đọc, chọn và sử dụng tốt tài liệu tham khảo Đồng thời hướng dẫn học sinh đọc các tài liệu trong thư viện nhà trường đối với tất cả các môn học Ban chủ nhiệm đề tài rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sự phối hợp nghiên cứu của các tập thể và cá nhân ngoài nhà trường Để đề tài khoa học được hoàn thiện, nhanh chóng được đưa vào sử dụng, áp dung một cách rộng rãi và hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy của các giáo viên và học tập của học sinh 139

Ngày đăng: 30/10/2016, 17:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

    • I. Cơ sở lý luận

    • II. Cơ sở thực tiễn

    • III. Mục đích nghiên cứu

    • IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    • PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI

      • Sau đây chúng tôi trình bầy những nội dung nghiên cứu của các tổ chuyên môn về các nội dung yêu cầu của đề tài.

      • CHƯƠNG I

      • Các hình thức tổ chức dạy học nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh (Thực nghiệm ở Tổ Văn)

      • 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

        • 2. Tổ chức cho học sinh học tập trên lớp

        • Dạy “chay” vẫn… “học tốt”? Đó là quan điểm của một bộ phận thầy cô giáo dạy môn khoa học thực nghiệm, quan niệm học để thi, nhưng do chỉ thi lý thuyết nên không làm thí nghiệm cũng chẳng sao. Họ chỉ chú trọng đến các dạng bài tập “nặng” về tính toán phù hợp với cấu trúc đề thi, đôi lúc các bài tập này rất xa rời với kiến thức khoa học và thực tế đời sống. Một số thầy cô lại quan niệm thực hành chỉ là minh họa, trình diễn để học sinh xem thì việc tổ chức cho cả lớp học sinh vào một phòng thí nghiệm làm cùng lúc là được. Như vậy, học sinh không thể hình thành được kỹ năng tự học cũng như không rèn luyện được những đức tính cần thiết của người làm khoa học

        • CHƯƠNG III.

        • Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc bằng cách yêu cầu học sinh tự sáng tạo bài tập mới (Tổ Toán – Tin).

        • CHƯƠNG IV

        • Hướng dẫn học sinh tự học thông qua làm bài tập thực nghiệm

        • (Tổ Lý – Công – Thể)

        • CHƯƠNG V

        • Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc bằng cách luyện kỹ năng nói (Tổ Anh).

        • CHƯƠNG VI

        • Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua tìm kiếm tư liệu lịch sử qua Internet, tư liệu giáo khoa.

        • PHẦN C. KẾT LUẬN

        • Văn Lâm, ngày 13 tháng 04 năm 2013

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan