Tiết dạy toàn cầu

7 461 0
Tiết dạy toàn cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày dạy 23/4/2008 Người dạy: Hoàng Thị Diệu Linh Lớp 6B GIÁO ÁN TIẾT HỌC GIÁO DỤC TOÀN CẦU. A. GIỚI THIỆU : ( 03 phút) Linh: Thưa quý vị và các bạn, hằng ngày chúng ta đã từng nghe rất nhiều về các kỷ lục Ghi nét thế giới. Vậy, kỷ lục Ghi nét thế giới là gì ? Học viên trả lời: Linh: Câu trả lời của… gần đúng rồi, xin cám ơn …… Kỷ lục gi net hay còn gọi là sách kỷ lục gi net, đây là một sách tra cứu được xuất bản hàng năm ghi lại, tập hợp các kỷ lục thế giới, được công nhận trên toàn thế giới. Các kỷ lục do loài người thực hiện và kỷ lục của thiên nhiên tạo ra. Linh: Vậy thì Quý vị và các bạn hãy cho tôi một vài ví dụ về kỷ lục Ghi nét thế giới? Học viên trả lời: Linh:Ví dụ như: -Người đang giữ kỷ lục thế giới về nhảy xa nhất là Mike Poell ( Mai cơ Pô gheo) Với khoảng cách là 8,95m ; tương đương với chiều dài của 05 người nằm dọc liền nhau. -Kỉ lục thế giới dành cho con vật chạy nhanh nhất trên cạn thuộc về loài báo Gêpa, tốc độ nhanh nhất lên tới 100m trong 03 giây. Linh: Thưa toàn thể lớp học. Hôm nay, toàn thể quý vị, toàn bộ các thầy giáo, cô giáo và các bạn học sinh của trường THCS Triệu Vân đang cùng với hàng triệu triệu học sinh và rất nhiều các nhà lãnh đạo trên thế giới đang tham gia vào tiết học lớn nhất thế giới này.Tại Việt Nam tiết học này đang diển ra ở 64/64 tỉnh thành trong cả nước, và đặc biệt hơn tại Trường THCS Thăng Long (Thủ đô Hà Nội) cùng tham gia tiết học này với học sinh và giáo viên toàn trường là sự có mặt của rất nhiều nhà lãnh đạo của nhà nước, của chính phủ, của các Bộ và rất nhiều các tổ chức khác nửa. Kỷ lục thế giới này do Chiến Dịch toàn cầu về Giáo Dục tổ chức. Chiến Dịch toàn cầu về Giáo Dục là một phong trào hoạt động trên toàn thế giới của các giáo viên, các tổ chức phi chính phủ, nhằm khuyến cáo chính phủ các nước thực hiện cam kết xóa nạn mù chử và đảm bảo mọi trẻ em trên thế giới đều được đến trường. Linh: Chắc chắn tất cả các thành viên trong lớp học chúng ta đều đang hướng đến việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, vậy nền giáo dục chất lượng nó được quyết định bởi những yếu tố nào? Xin mời toàn thể lớp học chúng ta cùng nhau sang phần tiếp theo. B.GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG: (07 phút) ( Phụ giảng chuyển hai bức tranh đó ra) Linh: Thưa quý vị và các bạn, trên sân khấu lúc này chúng tôi đã chuẩn bị sẳn 2 bức tranh, quý vị và các bạn hảy cho nhận xét về nội dung của hai bức tranh này? Học viên trả lời: - Số lượng HS trong một lớp quá đông không đảm bảo về chất lượng giáo dục. - Các bạn phải học trong điều kiện thiếu SGK, tài liệu tham khảo. Linh: Vâng, đây là hai câu trả lời chính xác (Lấy vị dụ minh hoạ) Trên thế giới có rất nhiều nền giáo dục mà các em học sinh phải học trong một lớp quá đông học sinh, như ở Zăm bi a, trung bình một lớp học có đến 64 HS với 01 GV, ở nhiều trường số HS lên tới 100 em trên một lớp. ( Theo chuẩn hiện nay là 30 em/lớp ) Linh (lấy ví dụ minh hoạ ): Trên thế giới rất nhiều nước thì học sinh vẫn đến trường trong điều kiện thiếu thốn về SGK, phương tiện dạy và học, như: +Ở Li bê ri a, khoảng 27 HS tiểu học thì mới có một cuốn SGK. +Trên một nửa số HS 11 tuổi tại các nước như: Ken ni a, Ma la uy, Mô dăm bích, U gan đa, Tan za ni a, Zăm bi a đến lớp mà không hề có SGK. Linh: Vậy thì ngoài hai yếu tố trên thì còn yếu tố nào sẽ quyết định đến nền GD có chất lượng hay không có chất lượng ? Học viên trả lời ( phần này Linh không cần kết luận mà chỉ cung cấp thêm các ý mà học viên chưa trả lời) -GV đứng lớp phải được đào tạo chuẩn và luôn luôn giảng dạy với lòng nhiệt tình cao, trách nhiệm hàng đầu. -HS phải được học một chương trình phù hợp. -Môi trường học tập phải được đảm bảo và an toàn. - Phương pháp dạy và học phải luôn luôn được đổi mới theo chương trình của Bộ GD hiện nay. Linh: Theo thầy giáo Nguyễn Văn Ánh ( chuyên viên phòng Giáo Dục ) thầy có ý kiến đánh giá gì về chất lượng giáo dục của huyện Triệu Phong hiện nay. Xin trân trọng mời thầy cho ý kiến. Thầy giáo : Nguyễn Văn Ánh trả lời Linh: Em xin cám ơn câu trả lời của thầy. Linh: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Vâng tất cả trẻ em sinh ra đều được hưởng các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền được đến trường. Vậy thực tại vấn đề này hiện nay như thế nào, xin mời quý vị và các bạn sang phần tiếp theo của bài học này. C. CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG BỎ HỌC (07 Phút) Linh: Thưa quý vị và các bạn, hiện nay trên thế giới nói chung, hoặc ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của nước ta , đang có rất nhiều, rất nhiều các trẻ em không được đi học. Linh: Vậy thì theo quý vị và các bạn, trên thế giới hiện nay có khoảng bao nhiêu người lớn không biết đọc, biết viết? Học viên trả lời: Linh: Số người không biết đọc, biết viết trên thế giới hiện nay là khoảng trên 750 triệu người, nó còn nhiều hơn dân số của các nước như: Mỷ, Nga, Bra xin, Nam phi, Úc, Hàn Quốc và Ả Rập Xê út cộng lại.( hoặc bằng 09 lần dân số của Việt Nam ) Linh: Số người mù chữ trên thế giới đông như vậy là do có rất nhiều trẻ em không được đến trường, mà đối tượng đông đảo nhất là trẻ em gái. Đó chính là nguyên nhân tại sao cứ 04 phụ nữ lại có 01 người không biết đọc, biết viết. Linh: Xin phép được hỏi bà Phan Thị Đặng, với cương vị là chủ tịch Hội phụ nữ xã Triệu Vân thì hiện nay ở xã ta có khoảng bao nhiêu phụ nữ không biết đọc, biết viết? Hội phụ nữ xã đã có giải pháp gì để khắc phục tình trạng ấy? Bà Phan Thị Đặng: Số phụ nữ không biết chữ? Hướng giải quyết? Linh: Vậy theo quý vị và các bạn thì nhóm trẻ em nào có nguy cơ không được đến trường nhiều nhất? Học viên trả lời: Linh: Các nhóm trẻ em có nguy cơ không được đến trường nhiều nhất là:( Linh chỉ cung cấp thêm một số ý mà học viên chưa trả lời) -Nhóm trẻ em nằm trong những gia đình nghèo đói: -Nhóm trẻ em sinh sống ở những khu vực có vị trí địa lý khó khăn: -Nhóm trẻ em sinh sống ở những nơi phải chịu sự quan niệm về trọng nam khinh nữ( hay nói cách khác đó là sự quan niệm về Giới ) -Nhóm trẻ em nằm trong những nước luôn luôn xãy ra tình trạng xung đột, nội chiến,tình trạng này đang xãy ra rất phổ biến ở các nước như: I Rắc, Pa Lét Tin, Pa Kíx Tan… -Nhóm trẻ em của các dân tộc thiểu số: Linh: Thưa toàn thể lớp học, hẳn quý vị và các bạn đang hướng đến việc xây dựng một môi trường giáo dục chất lượng. Vậy một nền giáo dục chất lượng nó có tầm quan trọng như thế nào, xin mời quý vị và các bạn theo dõi phần tiếp theo của bài học. D. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NỀN GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG (08 phút) Linh: Tất cả mọi người trên thế giới đều được hưởng một nền giáo dục chất lượng đó là một mơ ước rất lớn của tất cả quý vị và chúng tôi. Vậy theo quý vị và các bạn nếu một người mà không biết đọc, biết viết hay làm tính thì tương lai của họ sẽ như thế nào khi họ trưởng thành? Học viên trả lời: Linh: Nếu không biết đọc, biết viết hay làm tính thì khi trưởng thành tương lai của họ sẽ: ( Linh chỉ cung cấp thêm một số ý mà học viên chưa trả lời) - Khó kiếm việc làm. - Không đọc được các biển chỉ đường. - Không thể dạy con cái mình biết đọc, viết hay làm tính. - Không thể viết thư. - Không thể đọc sách báo để biết thêm thông tin. - Không thể sử dụng được internet hoặc không thể gửi được tin nhắn. - Không thể mua hoặc bán hàng vì không biết tính. Linh: Như vậy với việc được hưởng một nền giáo dục có chất lượng cao và biết đọc, biết viết nó rất quan trọng đối với tương lai của mổi chúng ta. Đây là một bước chuẩn bị đầu tiên cho chúng ta bước vào đời, và nó sẽ là hành trang theo suốt mãi trong cuộc đời của chúng ta. Linh: Tuy là một vùng đất bãi ngang, điều kiện kinh tế còn đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng từ mảnh đất này đã nuôi dưỡng và phát triển nhiều tương lai của đất nước. Nhiều gia đình đã trở thành gia đình hiếu học, nhiều em đã trở thành các con ngoan, trò giỏi và đổ đạt cao trong các kỳ thi…Tiêu biểu cho nền giáo dục của xã nhà có gia đình ông: Hoàng Viết Luy, ở thôn 8. Ngày trước khi điều kiện kinh tế vốn rất khó khăn, hai vợ chồng tần tảo nuôi bốn người con ăn học , vượt lên trên hoàn cảnh ấy. Hiện nay, cả 4 người con của ông bà đều được ăn học đến nơi, đến chốn. Trong 4 người con của ông bà thì hiện nay, có 1 người con đã ra trường và hiện nay đang phục vụ trong quân đội, 2 người con đang theo học chương trình Đại Học, còn người con út cũng đang cố gắng tiếp bước các anh trai của mình. Thật xứng đáng là một gia đình tiêu biểu cho tấm gương vượt qua những khó khăn để đổi đời bằng con đường học tập. Linh: -Thưa quý vị và các bạn “Mọi trẻ em trai và gái đều được đến trường” là một trong sáu mục tiêu Giáo Dục cho mọi người được 180 nước ký cam kết thực hiện tại Dakar, Sênêgan năm 2000. “Giảm số người lớn không biết đọc, biết viết xuống còn một nữa thông qua giáo dục cho người lớn” cũng nằm trong số các mục tiêu này. Cho đến nay, thế giới đang bị đẩy xa khỏi các mục tiêu đề ra và rất nhiều nước sẽ không thể đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục đến tận năm 2115 chứ không phải là 2015. -Giáo dục cho mọi người là một trong những chính sách quan trọng của Việt Nam trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010. Với nổ lực của toàn xã hội, tỷ lệ người mù chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên giảm từ 10,12% xuống còn 7,87%. Các bạn có biết không, tức là hiện nay cứ 100 người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam thì có khoảng 8 người không biết đọc, biết viết. Như vậy thì nước ta đã dặt ra mục tiêu như thế nào? -Việt Nam đặt ra mục tiêu tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng độ tuổi đạt 90% vào năm 2010 và đạt phổ cập giáo dục THCS vào năm 2015. Tính đến thời điểm tháng 06 năm 2006, cả nước đã có 36 trên tổng số 64 tỉnh thành được công nhận đạt phổ cập giáo dục THCS, trong đó có tỉnh Quảng Trị của chúng ta. Những tỉnh còn lại là những tỉnh có nhiều khó khăn nên việc tạo mọi điều kiện để mọi trẻ em ở những tỉnh này được hưởng giáo dục sẽ có nhiều thử thách hơn các tỉnh trong giai đoạn trước. Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT tại thời điểm tháng 12 năm 2007, cả nước có 73.152 học sinh khối THCS bỏ học. Đây là một vấn đề bức thiết và là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta hãy cùng chung trách nhiệm và cùng hành động để đảm bảo quyền được hưởng giáo dục chất lượng của mọi trẻ em để xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho cộng đồng và cho đất nước. Linh: Xin phép được hỏi ông: …………………… . Theo ông với tư cách là người lãnh đạo huyện, ông có ý kiến gì về kế hoạch phát triển chất lượng GD trong thời gian tới? Ông : trả lời Linh: Xin cám ơn ông Linh: Để đánh giá hiệu quả của tiết học hôm nay, xin mời quý vị và các bạn cùng tham gia một trò chơi ô chữ. E. ĐÁNH GIÁ (05 phút) Trò chơi ô chử: Dùng bảng đã điền sẳn đáp án Linh: Ô chử của chúng ta hôm nay gồm 09 ô hàng ngang và 01 ô chữ đặc biệt. Tôi sẽ lần lượt chọn và đọc nội dung của từng ô chữ, quý vị và các bạn sẽ đưa tay trả lời. Trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà của chương trình và xuất hiện các chữ chìa khoá của ô chử đặc biệt. Quý vị và các bạn có thể trả lời ô chữ đặc biệt sau khi có 4 ô chử hàng ngang được chọn. Ô chữ đặc biệt của chúng ta hôm nay gồm 15 chữ cái với nội dung là “Đây là một thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến quý vị và toàn thể người lớn ?” Xin nhắc lại “Đây là một thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến quý vị và toàn thể người lớn ?” Câu 1: Gồm 7 chử cái: Đây là tên con vật chạy nhanh nhất trên cạn? Đáp án: BÁO GÊPA ( Xuất hiện 2 từ chìa khoá là A, G ) Câu 2: Gồm 8 chử cái: Đây là người đóng vai trò quyết định đến một nền giáo dục chất lượng? Đáp án: GIÁO VIÊN ( Xuất hiện 3từ chìa khoá là I,V,N ) Câu 3: Gồm 7 chử cái : “ Cứ 100 người từ 15 tuổi trở lên, thì có khoảng 8 người không biết đọc, biết viết”. Đây là thực trạng của nước nào? Đáp án: VIỆT NAM ( Xuất hiện 2 từ chìa khoá là T,M ) Câu 4: Gồm 8 chử cái: Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ không được đến trường? Đến đây quý vị và các bạn có thể trả lời câu đặc biệt. xin mời ai có thể trả lời được ô chữ đặc biệt. Lưu ý chỉ dành thời gian cho 1 đến 2 câu trả lời nếu không đúng thì sang câu tiếp theo. Đáp án: NGHÈO ĐÓI (Xuất hiện 1 chử cái E) Câu 5: Gồm 8 chử cái: Đây là tên 1 tỉnh Miền Trung đã được công nhận đạt phổ cập gi áo dục THCS? Đáp án: QUẢNG TRỊ ( Xuất hiện 2 chử cái T, R) Câu 6: Gồm 5 chử cái: “Trên thế giới, cứ 4… thì có 1 người không biết đọc, biết viết” ? Hãy cho biết trong dấu … là chử gì ? Đáp án: PHỤ NỮ (Xuất hiện 1 chử cái Ư) Câu 7: Gồm 7 chử cái : Ở … khoảng 27 học sinh tiểu học mới có một cuốn SGK. Hãy cho biết trong dấu … là tên nước nào? Đáp án: LI BÊ RI A ( Xuất hiện 1 chử cái L) Câu 8: Gồm 4 chử cái: Đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng rất nhiều trẻ em gái trên thế giới và ở Việt Nam không được đến trường? Đáp án: GIỚI ( Xuất hiện 2 chử cái Ơ, I) Câu 9: Gồm 10 chử cái: Đây là tên của người đang giữ kỷ lục thế giới về môn nhảy xa? Đáp án: MIKE POWELL ( Xuất hiện 1 chử cái E) ( Nếu có ô chử nào mà người học trả lời không được thì bỏ qua và sau khi giải được ô chử đặc biệt rồi mới công bố đáp án) 1 2 B Á O G Ê P A G I Á O V I Ê N V I Ệ T N A M N G H È O Đ Ó I Q U Ả N G T R Ị P H Ụ N Ữ L I B Ê R I A G I Ớ I M I K E P O W E L L 3 4 5 6 7 8 9 V Ì T Ư Ơ N G L A I T R Ẻ E M Linh: “Vì tương lai trẻ em” Vâng, đây chính là thông điệp mà những người làm chương trình chúng tôi muốn gửi đến quý vị và tất cả người lớn. Hãy giành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất, vì tương lai tươi sáng nhất của trẻ em. Linh: Thưa quý vị và các bạn, thế là 30 phút của tiết học lớn nhất thế giới đã kết thúc rồi. Và giờ đây mỗi một quý vị và các bạn đã là thành viên tham gia lập kỷ lục về tiết học lớn nhất thế giới rồi. Thay mặt Ban Tổ Chức em xin chúc quý vị đại biểu lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng nhất. Xin chân thành cám ơn. . Ngày dạy 23/4/2008 Người dạy: Hoàng Thị Diệu Linh Lớp 6B GIÁO ÁN TIẾT HỌC GIÁO DỤC TOÀN CẦU. A. GIỚI THIỆU : ( 03 phút) Linh:. lục thế giới này do Chiến Dịch toàn cầu về Giáo Dục tổ chức. Chiến Dịch toàn cầu về Giáo Dục là một phong trào hoạt động trên toàn thế giới của các giáo viên,

Ngày đăng: 13/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan