Bộ đề thi+Đáp án Sinh 6-7-8-9 (THCS Thuận Hòa)

6 611 3
Bộ đề thi+Đáp án Sinh 6-7-8-9 (THCS Thuận Hòa)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HÀM THUẬN BẮC KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2008- 2009 TRƯỜNG THCS THUẬN HOÀ MÔN: SINH HỌC 8 Họ và tên: Thời gian : 45 phút( không kể thời gian phát đề) Lớp : . (Học sinh làm bài trực tiếp trên giấy này) Nhận xét giáo viên: . Câu 1: Phản xạ là gì? Cho ví dụ ? ( 1,5 điểm) Câu 2: Vẽ và chú thích Nơron thần kinh? ( 3 điểm) Câu 3: Mô tả đường đi của máu ở vòng tuần hoàn lớn (2,5 điểm) Câu 4: Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào? ( 1,5 điểm) Câu 5: Em cần phải làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi để tránh cho mình và ngừơi khác bị gãy xương? (1,5 điểm) Đáp án: đề sinh 8 Câu 1: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích môi trường ngoài hay trong cơ thể thông qua hệ thần kinh. Ví dụ học sinh tự lấy. Câu 2: HS tự vẽ Câu 3: * Vòng tuần hoàn lớn: Trên trên TTT  ĐMC   tế bào ( TĐC)  TMC   TN Dưới dưới Câu 4: Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa: - Tiết dịch vị - Biến đổi lí hóa của thức ăn - Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non Câu 5: Khi tham gia giao thông phải đi đúng phần đường dành riêng, đội mủ bảo hiểm khi đi xe máy… - Khi lao động phải tuân theo sự hướng dẫn, có dụng cụ bảo hộ - Khi vui chơi phải tránh xô đẩy, leo trèo, đánh nhau… PHÒNG GD & ĐT HÀM THUẬN BẮC KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2008- 2009 TRƯỜNG THCS THUẬN HOÀ MÔN: SINH HỌC 6 Họ và tên: Thời gian : 45 phút( không kể thời gian phát đề) Lớp : . (Học sinh làm bài trực tiếp trên giấy này) Nhận xét giáo viên: . Câu 1: Vẽ và chú thích tế bào thực vật? ( 2 điểm) Câu 2: Nêu chức năng các thành phần của tế bào? (2,5 điểm) Câu 3: Hô hấp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của hô hấp? (2,5 điểm) Câu 4: Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? Lấy ví dụ? (2 điểm) Câu 5: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể kín các loại rong? ( 1 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ THI SINH 6 Câu 1: HS tự vẽ và chú thích Câu 2: Chức năng: - Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định - Màng sinh chất bao bọc ngoài vách tế bào - Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như: lục lạp ( chứa chất diệp lục ở tế bào hụt lá) - Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào - Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào Câu 3: * Hô hấp: cây lấy ôxi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí cacbônic và hơi nước. • Sơ đồ hô hấp: chất hữu cơ + khí ôxi  năng lượng + khí cacbônic + hơi nước Câu 4: + Hoa đơn tính: Hoa có nhị, thiếu nhụy hoặc có nhụy thiếu nhị + Hoa lưỡng tính: Hoa có nhị và nhụy nằm trên cùng một hoa Ví dụ: HS tự làm Câu 5: HS tự giải thích PHÒNG GD & ĐT HÀM THUẬN BẮC KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2008- 2009 TRƯỜNG THCS THUẬN HOÀ MÔN: Sinh học 9 Họ và tên: Thời gian : 45 phút( không kể thời gian phát đề) Lớp : . (Học sinh làm bài trực tiếp trên giấy này) Nhận xét giáo viên: . I. LÝ THUYẾT:(7 điểm) Câu 1:(1,5 điểm) Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội? Câu 2: (2,5 điểm) Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin? Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN? Câu 3: (3 điểm) Mô tả cấu trúc không gian của phân tử AND? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào? Bản chất hoá học và chức năng của gen? II. BÀI TẬP: ( 3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Cho biết ở giống cà chua: màu quả đỏ là tính trội, màu quả vàng là tính lặn làm thế nào để chọn được giống cà chua màu đỏ thuần chủng? Câu 2: (1 điểm) Một đoạn gen có cấu trúc như sau: Mạch 1 -X-T-G-T-X-A-X-A-T- Mạch 2 -G-A-X-A-G-T-G-T-A- Hãy xác định trình tự các đơn phân của các đoạn ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen? ĐÁP ÁN SINH HỌC 9 I. Lý thuyết: (7điểm) Câu 1: (1,5 điểm) + Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. +Bộ NST chứa các cặp tương đồng gọi là lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST. +Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu là n NST. Câu 2: ( 2,5 điểm) + AND là khuôn mẫu tổng hợp ARN, ARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên prôtêin của cơ thể. Prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. (1điểm) + Điểm khác nhau cơ bản giữa AND và ARN: Mỗi ý 0,5 điểm ARN ADN Là chuỗi xoắn đơn Là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song Có 4 loại nuclêôtit là A U G X Có 4 loại nuclêotít là A T G X Thuộc đại phân tử nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn AND. Thuộc đại phân tử có kích thước và khối lượng đạt đến hàng triệu hàng chục triệu đơn vị cacbon. Câu 3: (3 điểm) + AND là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song quấn đều quanh một trục từ trái sang phải ( xoắn phải). Các nuclêotít giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng cách liên kết hidrô tạo thành cặp theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. Mỗi chu kì xoắn cao 34 A o gồm 10 cặp nuclêotít.Đường kính vòng xoắn là 20 A o . (1điểm) + Hệ quả: Khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì suy ra trình tự sắp xếp các nuclêotít trong mạch đơn kia. (1điểm) + Gen là một đoạn mạch trên phân tử AND. Có chức năng truyền đạt và lưu trữ thông tin di truyền. (1điểm) II. Bài tập: (3điểm) Câu 1: (2 điểm) + Giống cà chua quả màu đỏ có 2 kiểu gen là AA và Aa. Cà chua màu vàng có kiểu gen aa. (0,5 điểm) * Để xác định cà chu quả đỏcó thuần chủng hay không ta đem cà quả đỏ lai với cà quả vàng có kiểu gen aa. (0,5 điểm) Nếu F 1 là đồng tính thì cà quả đỏ đem lai có kiểu gen là AA. P: AA (quả đỏ) x aa (quả vàng) F 1 Aa (100% quả đỏ) (0,5 điểm) Nếu F 1 là phân tính thì cá mắt đen đem lai có kiểu gen là Aa. P: A a (quả đỏ) x aa (quả và ng) F 1 50% Aa (quả đỏ); 50%aa ( quả vàng) (0,5 điểm) Câu 2: (1 điểm) -X-U-G-T-X-A-X-A-U- PHÒNG GD & ĐT HÀM THUẬN BẮC KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2008- 2009 TRƯỜNG THCS THUẬN HOÀ MÔN: SINH HỌC 7 Họ và tên: Thời gian : 45 phút( không kể thời gian phát đề) Lớp : . (Học sinh làm bài trực tiếp trên giấy này) Câu 1: (2 điểm) Nêu điểm giống nhau giữa thủy tức, sứa, hải quỳ? Câu 2: (2 điểm) Đặc điểm chung của ngành giun dẹp? Ngành giun dẹp gồm những đại diện nào? Câu 3: (3,5 điểm) Giải thích vai trò của lớp vỏ bọc đối với đời sống của tôm sông? Nêu ý nghĩa và giải thích hiện tượng lột xác ở tôm sông? Câu 4: (2,5 điểm) Cấu tạo ngoài của giun đất? Tại sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? ĐÁP ÁN SINH 7 Câu 1: (2 điểm) Nêu điểm giống nhau giữa thủy tức, sứa, hải quỳ? Trả lời: (Mỗi ý 0,5 điểm) + Điều thuộc ngành ruột khoang, cơ thể có nhiều tế bào xếp thành hai lớp. Có dạng túi và có đối xứng tỏa tròn. + Đều có hệ thần kinh mạng lưới, có cơ quan tiêu hóa dạng túi. +Có tế bào mô bì cơ và có tế bào gai giữ chức năng tấn công và tự vệ, sống đơn độc. + Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi và sinh sản vô tính bằn giao tử đực và giao tử cái. Câu 2: (2 điểm) Đặc điểm chung của ngành giun dẹp? Ngành giun dẹp gồm những đại diện nào? Trả lời: + Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi và lưng bụng. Cơ quan tiêu hóa phát triển, có giác bám ở loài kí sinh: Ruột phân nhiều nhánh, chưa có hậu môn. Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua nhiều giai đoạn vật chủ trung gian.(1,5 điểm) + Đại diện: Sán lá gan, sán bả trầu, sán lá máu, sán lông……………………………………(0,5 điểm) Câu 3: (3,5 điểm) Giải thích vai trò của lớp vỏ bọc đối với đời sống của tôm sông? Nêu ý nghĩa và giải thích hiện tượng lột xác ở tôm sông? Trả lời: + Cơ thể tôm đồng được bọc bởi vỏ cứng màu xám đễ lẫn với màu đáy nước, giúp tôm dễ lẫn tránh kẻ thù và tìm mồi. (0,5 điểm) + Lớp vỏ cứng vừa là xương bảo vệ vừa là chỗ bám cho cơ thể bên trong. (0,5 điểm) + Chỗ tiếp giáp giữa các đốt, phần vỏ mềm hơn tạo khớp động để cơ thể cử động thuận lợi.(0,5 điểm) - Ý nghĩa: Do cơ thể tôm có lớp vỏ cứng bao bọc. Do đó sau mỗi giai đoạn tăng trưởng tôm có hiện tượng lột xác để cơ thể lớn lên, khi ấy lớp vỏ nứt ra dọc ở mặt lưng và tôm co bụng lại búng mạnh để tống lớp vỏ ngoài, thời gian lột xác và lớn lên, một lớp vỏ mới được hình thành bao lại cơ thể. (2 điểm) Câu 4: (2,5 điểm) Cấu tạo ngoài của giun đất? Tại sao khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? Trả lời: + Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất thể hiện: Cơ thể dài, gồm nhiều đốt. Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi giun bò. Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp môi trường khô và cứng, giun tiết chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng. (1,5 điểm) - Mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì giun đất hô hấp qua da, nếu bị ngập nước giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu khí ôxi do vậy nó phải chui lên mặt đất lấy oxi (1điểm) . chơi phải tránh xô đẩy, leo trèo, đánh nhau… PHÒNG GD & ĐT HÀM THUẬN BẮC KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2008- 2009 TRƯỜNG THCS THUẬN HOÀ MÔN: SINH HỌC 6. tham gia giao thông, lao động, vui chơi để tránh cho mình và ngừơi khác bị gãy xương? (1,5 điểm) Đáp án: đề sinh 8 Câu 1: Phản xạ là phản ứng của cơ thể

Ngày đăng: 12/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan