chương 1-10-NC

39 378 0
chương 1-10-NC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày : Tiết 1,2. ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU. I. 1. Kiến thức : Học sinh biết hệ thống hóa những kiến thức đã học trong chương trình cấp 2 : - Các khái niệm và định luật cơ bản : Nguyên tử, nguyên tố, hóa trị của nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng, mol. - Các công thức tính : Tỉ khối của chất khí, độ tan và nồng độ dung dịch. - Sự phân loại các hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. I. 2. Kỹ năng : HS vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập, chuẩn bị kiến thức cơ sở tốt cho việc học phần sau của chương trình. II. CHUẨN BỊ. II. 1. Giáo viên : giao bài tập cho học sinh. II. 2. Học sinh : - Tự ôn lại các nội dung kiến thức trên. - Làm bài tập giáo viên cho. III. PHƯƠNG PHÁP : - Đàm thoại, phát vấn. - Trao đổi, thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC : Tiết 1 : Lý thuyết. Tiết 2 : Bài tập. Tiết 1. 1. Ổn định lớp. 2. Ôn tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Cấu tạo nguyên tử - GV nêu vấn đề : ãy cho biết : + Thành phần cấu tạo của nguyên tử. + Đặc tính các hạt. + Mối quan hệ giữa số hạt proton và electron. + Số hạt electron tối đa trong mỗi lớp. - HS trả lời các câu hỏi. Hoạt động 2: Nguyên tố hóa học, hóa trị của một nguyên tố. - GV nêu vấn đề : Hãy cho biết : + Nguyên tố hóa học là gì ? + Hóa trị của một nguyên tố ? Cách xác định hóa trị ? - HS trả lời các câu hỏi, hoàn thành ví dụ. Hoạt động 3: Định luật bảo toàn khối lượng. - GV nêu vấn đề : Nội dung định luật và vận dụng? - HS trả lời các câu hỏi. I. Kiến thức cần nắm vững. 1. Nguyên tử. Proton (p) Hạt nhân Số p • Thành phần : (δ+) Nơtron (n) =Số e Lớp vỏ : Electron (e) (δ-) • Số hạt electron tối đa trong mỗi lớp : 2. Nguyên tố hóa học. • Định nghĩa : • Tính chất hóa học của những nguyên tử của cùng một nguyên tố : 3. Hóa trị của một nguyên tố. • Định nghĩa : • Cách xác định : 4. Định luật bảo toàn khối lượng. + Nội dung : + Vận dụng : 5. Mol. 1 Hoạt động 4: Mol. - GV nêu vấn đề : + Thế nào là mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ? + Mối quan hệ giữa khối lượng, thể tích và lượng chất ? - HS trả lời các câu hỏi và mô tả sự chuyển đổi giữa các đại lượng bằng sơ đồ. Hoạt động 5: Tỉ khối của chất khí. - GV nêu vấn đề : Các công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B, đối với không khí ? Ý nghĩa các công thức ? - HS trả lời. Hoạt động 6 : Dung dịch. - GV nêu vấn đề : + Độ tan ? Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí trong nước ? - HS trả lời. - GV nêu vấn đề : + Các công thức tính các loại nồng độ ? Ý nghĩa các công thức ? - HS trả lời. Hoạt động 7: Sự phân loại các hợp chất vô cơ. - GV nêu vấn đề :Kể tên các loại các hợp chất vô cơ và tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất ? - HS trả lời. Hoạt động 8. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - GV nêu vấn đề : • Mol : • Khối lượng mol (M, gam): • Thể tích mol của chất khí (V, lit) : Ở đktc : V = 22,4 lit (với mọi chất khí) n=m/M V=22,4.n m=n.M n=V/22,4 N = A/n A = n.N 6. Tỉ khối của chất khí. • Tỉ khối của khí A đối với khí B : d A/B = M A /M B M A , M B : • Tỉ khối của khí A đối với không khí : d A/B = M A /29 7. Dung dịch. a) Độ tan (S, gam): - Định nghĩa : - Các yếu tố ảnh hưởng : + Chất rắn : + Chất khí : b) Nồng độ của dung dịch : + Nồng độ phần trăm (C%): + Nồng độ mol (C M ): 8. Sự phân loại các hợp chất vô cơ (phân loại theo tính chất hóa học). a) Oxit : - Oxit bazơ : Ví dụ : - Oxit axit : Ví dụ : b) Axit : Ví dụ : c) Bazơ : Ví dụ : d) Muối : Ví dụ : 9. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. • Ô nguyên tố : 2 Khối lượng chất (m) Thể tích chất khí ở đktc (V) Lượng chất (n) Số ph â n tử ch ất (A) + Cấu tạo của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ? + Sự biến thiên tính chất trong mỗi chu kỳ, trong mỗi nhóm ? - HS trả lời. • Chu kỳ : - Định nghĩa : - Sự biến thiên trong mỗi chu kỳ, từ trái qua phải: + Số electron ngoài cùng : + Tính kim loại, phi kim : • Nhóm : - Định nghĩa : - Sự biến thiên trong mỗi nhóm, từ trên xuống dưới: + Số lớp electron : + Tính kim loại, phi kim : 3. DẶN DÒ : - Hệ thống lại các nội dung kiến thức trên. - Làm các bài tập được giao (11 BT). 4. RÚT KINH NGHIỆM : 3 Ngày : Tiết 2. ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tt) 1. Ổn định lớp. 2. Phần ôn tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG Hoạt động 1. GV cho HS kiểm tra chéo vở bài tập, theo dõi, hướng dẫn HS làm việc. Hoạt động 2. GV cho HS giải một số bài tập trong phần đã ra theo từng nội dung kiến thức đã củng cố. Bài 1. Hãy điền vào ô trống những số liệu thích hợp : Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp trong cùng Số e lớp ngoài cùng Nitơ 7 2 2 Natri 11 2 Lưu huỳnh 16 2 Agon 18 2 Bài 2. Natri có nguyên tử khối là 23, hạt nhân nguyên tử có 11 proton.Tính số hạt nơtron, electron; số electron trong mỗi lớp của nguyên tử natri. Hoạt động 3. GV củng cố: + mối quan hệ giữa số hạt proton và electron. + cách tính số n dựa vào nguyên tử khối. + cách tính số e trong từng lớp dựa vào số electron tối đa trong mỗi lớp. Bài 3 : Tính hóa trị của các nguyên tố : a) Cacbon trong các hợp chất : CH 4 , CO, CO 2 . b) Sắt trong các hợp chất : Fe 2 O 3 , FeO. Bài 4. Tính khối lượng của : a) Hỗn hợp chất rắn gồm 0,2 mol Fe và 0,5 mol Cu. b) Hỗn hợp chất khí gồm 33,6 lit CO 2 ; 11,2 lit II. BÀI TẬP. 1. Bài tập về nguyên tử, nguyên tố, hóa trị của nguyên tố. (nhóm 1) Bài 1. Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp trong cùng Số e lớp ngoài cùng Nitơ 7 7 2 2 5 Natri 11 11 3 2 1 Lưu huỳnh 16 16 3 2 6 Agon 18 18 3 2 8 Bài 2. 11p 12n 2e 8e 1e Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Bài 3.: IV II IV III III CH 4 CO CO 2 FeO Fe 2 O 3 2. Bài tập về mol, tỉ khối của chất khí, định luật bảo toàn khối lượng. (nhóm 2) Bài 4. a) m hh = 0,2 x 56 + 0,5 x 64 = 43,2 g. b) m hh = (33,6 x 44 + 11,2 x 28 + 5,6 x 28)/22,4 = 87 g. 4 11 + CO và 5,6 lit N 2 (các thể tích khí đo ở đktc). Bài 5.Tính thể tích (đktc) của : a) Hỗn hợp khí gồm 0,75 mol CO 2 ; 0,5 mol CO và 0,25 mol N 2 . b) Hỗn hợp chất khí gồm 6,4 gam khí O 2 và 22,4 gam khí N 2 . Bài 6. Có những chất khí riêng biệt sau : NH 3 , SO 2 , H 2 . Hãy tính : a) Tỉ khối của mỗi khí trên đối với khí nitơ N 2 . b) Tỉ khối của mỗi khí trên đối với không khí. Bài 7. Nung m (g) bột Cu trong không khí đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn tăng thêm 1,6 gam.Tính m. Bài 8. Làm bay hơi 300 gam nước ra khỏi 700 gam dung dịch muối 12%, nhận thấy có 5 gam muối kết tinh tách ra khỏi dung dịch.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hòa trong điều kiện nhiệt độ của thí nghiệm. Bài 9. Trong 800 ml dung dịch NaOH có 8 gam NaOH. a) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH. b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH để có dung dịch NaOH 0,1M ? Hoạt động 4. GV củng cố Quy tắc đường chéo để pha loãng. Bài 10. Viết các phương trình phản ứng chứng minh : + SO 2 , HCl có tính axit + CuO, Mg(OH) 2 có tính bazơ. Bài 5. a) V hh = (0,75 + 0,5) x 22,4 = 28 lit. b) V hh = (6,4/32 + 22,4/28) x 22,4 = 22,4 lit. Bài 6. a) d NH3/ N2 = 17/28 = 0,61 d SO2/ N2 = 64/28 = 2,29 d H2/ N2 = 2/28 = 0,071 b) d NH3/ kk = 17/29 = 0,59 d SO2/ kk = 64/29 = 2,21 d H2/ kk = 2/29 = 0,069 Bài 7. Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng chất rắn tăng khi nung bột Cu trong không khí là do phản ứng sau : Cu + 1/2O 2 → CuO Cứ 1 mol Cu phản ứng thì ∆m = mO 2 = 16g x mol Cu phản ứng thì ∆m = 1,6g => x = (1,6 x 1)/16 = 0,1 mol => khối lượng Cu phản ứng : m = 64 x 0,1 = 6,4g. 3. Bài tập về dung dịch, tính chất các hợp chất vô cơ. (nhóm 3) Bài 8. Trong điều kiện nhiệt độ của thí nghiệm, dung dịch muối bão hòa có : m ct = 12% x 700 – 5 = 79 gam m dd = 700 – 300 – 5 = 395 gam => C% = (79/395) x 100% = 20%. Bài 9. a) C M = 8/(40 x 0,8) = 0,25M. b) Quy tắc pha loãng : 0 0,15 0,1 0,25 0,1 0,15/0,1 = V H2O /0,2 => V H2O = (0,15 x 0,2)/0,1 = 0,3 lit. Bài 10. Các phương trình phản ứng SO 2 + NaOH → NaHSO 3 HCl + NaOH → NaCl + H 2 O CuO + 2HCl → CuCl 2 + H 2 O 5 Bài 11. Nguyên tố A trong BTH có số hiệu nguyên tử là 12. a) Cấu tạo nguyên tử cúa nguyên tố A ? b) Tính chất hóa học đặc trưng cúa nguyên tố A ? c) So sánh tính chất hóa học cúa nguyên tố A với các nguyên tố đứng trên và dưới trong cùng nhóm, trước và sau trong cùng chu kỳ ? Mg(OH) 2 + 2HCl → MgCl 2 + 2H 2 O 4. Bài tập về Bảng tuần hoàn. (nhóm 4) Bài 11. a) Cấu tạo nguyên tử cúa nguyên tố A : Số p = số e = số hiệu nguyên tử = 12. Số lớp e = 3 Số e lớp trong cùng = 2 Số e lớp ngoài cùng = 2 b) Tính chất hóa học đặc trưng cúa nguyên tố A : Tính kim loại. c) So sánh tính chất hóa học cúa nguyên tố A (Mg) với • Các nguyên tố đứng trên và dưới trong cùng nhóm (Be, Ca) : Theo thứ tự : Be, Mg, Ca thì : + Số lớp e cúa các nguyên tử tăng dần (2,3,4). + Tính kim loại cúa các nguyên tố tăng dần. • Các nguyên tố đứng trước và sau trong cùng chu kỳ (Na, Al): Theo thứ tự : Na, Mg, Al thì : + Số e lớp ngoài cùng cúa các nguyên tử tăng dần (1,2,3). + Tính kim loại cúa các nguyên tố giảm dần. 3. DẶN DÒ : - Hệ thống lại các nội dung kiến thức trên. - Chuẩn bị bài 1 : Thành phần nguyên tử. 4. RÚT KINH NGHIỆM : 6 Ngày : CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ. Tiết 3 : BÀI 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. Học sinh biết : - Đơn vị khối lượng, kích thước của nguyên tử. - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton, nơtron. Học sinh hiểu : - Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố. - Nguyên tử có cấu tạo phức tạp. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. 2.Kĩ năng : - Làm quen với khả năng tư duy trừu tượng. - Rèn luyện kĩ năng tính toán về khối lượng, kích thước, nguyên tử. 3. Thái độ : - Tích cực hợp tác trong hoạt động nhóm, tập thể. II.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên : Hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK, tranh ảnh 1 số nhà bác học. 2. Học sinh : Đọc lại SGK Hóa học 8, phần cấu tạo nguyên tử. III. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, diễn giảng. IV : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : 1. Giới thiệu, ổn định lớp. 2. Khởi động : - Chia HS thành 8 nhóm. - GV đưa giả thiết gợi ý. Các nhóm thảo luận chọn đáp án. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 A V O G A D R O 2 N G U Y Ê N T Ư 3 H O A H O C 4 M E T A N 5 O X I 6 A P S U Â T Hàng ngang : 1. Tên hằng số có giá trị bằng 6,023.10 23 ? 2. Phần tử nhỏ nhất đại diện cho nguyên tố hóa học ? 3. Kĩ thuật ướp xác thuộc ngành khoa học nào ? 4. Thành phần chính của khí thiên nhiên, khí dầu mỏ ? 5. Khí cần cho sự sống của mọi sinh vật ? 6. Lực tác dụng trên 1 đơn vị diện tích được gọi là gì ? Hàng dọc : ATOMOS 7 Vào bài : Từ thời cổ Hy Lạp, các nhà triết học theo trường phái Đê-mô-crit cho rằng các chất đều cấu tạo từ những phần tử rất nhỏ gọi là Atomos nghĩa là không thể phân chia được nữa, đó là các nguyên tử. Vậy nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào, khối lượng, kích thước bao nhiêu ? 3. Bài mới. Hoạt động 1 : Sự tìm ra electron, khối lượng và điện tích của eletron (Hình 1.1 và 1.2 SGK) GV treo sơ đồ thí nghiệm tìm ra tia âm cực và tính chất tia âm cực của Tôm – xơn, giới thiệu sơ lược về Tôm – xơn, hướng dẫn chi tiết sơ đồ thí nghiệm, điều kiện thí nghiệm (P = 0,001 mmHg) - Khi nối 2 điện cực với nguồn điện U = 15000V thì màn huỳnh quang của ống thủy tinh phát sáng màu lục, chứng tỏ điều gì ? (Có sự xuất hiện của chùm tia không nhìn thấy được đi từ cực âm sang cực dương xuyên qua khe nhỏ đập lên màn huỳnh quang) - Khi qua khe hẹp, điểm sáng thẳng hàng chứng tỏ điều gì ? ( Tia truyền thẳng) GV : Tôm - xơn gọi là chùm tia này là tia âm cực. - Nếu đặt ở phần đuôi của ống thủy tinh trong một điện trường, vị trí vệt sáng thay đổi như thế nào ? Điều đó chứng tỏ tính chất gì của tia âm cực? (Vị trí vệt sáng thay đổi, lệch về phía cực dương của điện trường ngoài. Như vậy có lực hút tĩnh điện chứng tỏ các hạt vật chất của chùm tia âm cực mang điện tích âm) - Em có kết luận gì về tính chất của chùm tia âm cực? ( Chùm tia âm cực truyền thẳng, gồm các hạt vật chất mang điện tích âm). GV : Người ta gọi hạt vật chất mang điện âm của chùm tia âm cực là electron. GV : Bằng thực nghiệm, người ta đã xác định được khối lượng và điện tích của electron. Các electron của những nguyên tử khác nhau là hoàn toàn giống nhau. Hoạt động 2 : Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử (Hình 1.3) GV trình bày thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử : Bắn chùm hạt α (mang điện tích dương, có khối lượng gấp khoảng 7500 lần khối lượng electron) vào 1 lá kim loại vàng I. Thành phần cấu tạo nguyên tử. 1. Electron. a. Sự tìm ra electron. Thí nghiệm : SGK. Kết luận : - Có chùm tia âm cực - Tính chất : Truyền thẳng, gồm các hạt vật chất mang điện tích âm gọi là electron. b. Khối lượng và điện tích của electron. m e = 9,1094. 10 -31 kg q e = -1,602.10 -19 C Qui ước : q e = -e o = 1- 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử. Thí nghiệm : SGK Kết luận : 8 mỏng, dùng màn huỳnh quang để theo dõi đường đi của hạt. Kết quả là hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá kim vàng, 1 số rất ít chệch hướng ban đầu hoặc bật ngược trở lại. - Qua hiện tượng thí nghiệm em có kết luận gì về cấu tạo nguyên tử ? (Nguyên tử có cấu tạo rỗng và có hạt mang điện tích dương với kích thước nhỏ bé so với kích thước nguyên tử). GV : Người ta gọi hạt mang điện tích dương đó là hạt nhân nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo ra vỏ electron. Hoạt động 3 : Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. GV : Năm 1918, Rơ-dơ-pho bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt α đã thấy sự xuất hiện của hạt nhân nguyên tử oxi và 1loại hạt có khối lượng 1,6726.10 -27 kg(≈ 1u) mang 1 đơn vị điện tích dương gọi là proton. - Em có kết luận gì về loại hạt này ? ( Là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.) GV : Năm 1932, Chat – vich (cộng tác viên của Rơ- dơ-pho) dùng hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử Be đã thấy sự xuất hiện của 1 loại hạt mới không mang điện và có khối lượng xấp xỉ khối lượng proton, được gọi là nơtron. - Em hãy viết sơ đồ pư hạt nhân trên ? (GV hướng dẫn HS áp dụng ĐLBT điện tích và số khối). - Hạt nhân gồm những loại hạt nào ? (Proton, nơtron). - Qua các thí nghiệm vừa nghiên cứu, em có kết luận gì về thành phần cấu tạo nguyên tử ? - Nguyên tử trung hòa về điện, có nhận xét gì về số proton và số electron trong nguyên tử? (Bằng nhau) - Qua bảng 1.1, so sánh khối lượng của proton, nơtron với electron, có thể thấy khối lượng nguyên tử tập trung ở đâu ? (Hạt nhân) - Nguyên tử có cấu tạo rỗng. - Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương nằm ở tâm nguyên tử có kích thước rất nhỏ bé. 3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. a. Sự tìm ra proton. Thí nghiệm : SGK 4 2 He + 14 7 N → 17 8 O + 1 1 H (α) (p) Kết luận : Proton là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. b. Sự tìm ra nơtron. Thí nghiệm : SGK 4 2 He + 9 4 Be → 12 6 C + 1 0 n (α) Kết luận : Nơtron là môt thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Vậy : + Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm : - Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron. - Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. + Khối lượng và điện tích các loại hạt: Bảng 1.1/6 SGK. + Trong nguyên tử : số p = số e + Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân. 9 Hoạt động 4 : Kích thước nguyên tử GV : Nếu hình dung nguyên tử như một khối cầu thì đường kính nguyên tử khoảng 10 -10 m. Để thuận lợi cho việc biểu diễn kích thước quá nhỏ của nguyên tử người ta đưa ra đơn vị độ dài phù hợp là nanonet (nm) hay angstrom (A 0 ). Nguyên tử nhỏ nhất là hiđro, bán kính ~ 0,053nm. Hạt nhân có kích thước nhỏ hơn nguyên tử rất nhiều, ~ 10.000 lần. Ví dụ : Nếu phóng đại nguyên tử vàng lên 10 9 lần thì nguyên tử vàng có đường kính 30 cm (to bằng quả bóng rổ), khi đó hạt nhân nguyên tử vàng có đường kính ~ 0,003 cm (bằng hạt cát nhỏ). Đường kính của electron, proton còn nhỏ hơn nhiều, ~ 10 -8 nm. Hoạt động 5 : Khối lượng nguyên tử GV : Thực nghiệm xác định khối lượng nguyên tử C là 19,9264.10 -27 kg. Để thuận tiện cho việc tính toán, người ta lấy giá trị 1/12 khối lượng nguyên tử 12 6 C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u hoặc đvc. BT áp dụng : - Tính khối lượng của nguyên tử hiđro theo u, biết khối lượng nguyên tử của nó là 1,6735.10 -27 kg. - Tính số nguyên tử C có trong 1 gam cacbon biết khối lượng của 1 nguyên tử cacbon là 19,9264. 10 -27 kg. GV : Khối lượng tuyệt đối của nguyên tử = m e + m p + m n tính bằng đơn vị kg trong hệ SI. Khối lượng tương đối của nguyên tử (nguyên tử khối) = m p + m n , không có đơn vị. Ví dụ : KL tuyệt đối của nguyên tử H bằng 1,6725.10 -27 kg. Vậy KL tương đối của nguyên tử H bằng bao nhiêu ? (1,008) II. Kích thước, khối lượng của nguyên tử. 1. Kích thước. - Nguyên tử có kích thước rất nhỏ khoảng 10 - 10 m = 10 -1 nm = 1A 0 . - Hạt nhân có kích thước nhỏ hơn nguyên tử ~ 10.000 lần. - Đường kính p, e còn nhỏ hơn, ~ 10 -8 nm. 2. Khối lượng. - Đơn vị khối lượng nguyên tử là u. 1u = 12 10.9264,19 27 kg − = 1,6605.10 -27 kg. Vd : Khối lượng nguyên tử Hiđro là : 27 27 10.6605,1 10.6735,1 − − ≈ 1u Số nguyên tử C có trong 1g C là : 27 3 10.9264,19 10.1 − − ≈ 5.10 22 - Phân biệt : Khối lượng tuyệt đối, khối lượng tương đối (nguyên tử khối) 4. Củng cố : - Tóm tắt về thành phần cấu tạo nguyên tử theo sơ đồ : Các proton mang điện tích dương Các nơtron không mang điện 10 Số p = số e Hạt nhân Nguyên tử (Cấu tạo phức tạp, rỗng) . TIÊU. I. 1. Kiến thức : Học sinh biết hệ thống hóa những kiến thức đã học trong chương trình cấp 2 : - Các khái niệm và định luật cơ bản : Nguyên tử, nguyên. học để làm bài tập, chuẩn bị kiến thức cơ sở tốt cho việc học phần sau của chương trình. II. CHUẨN BỊ. II. 1. Giáo viên : giao bài tập cho học sinh. II.

Ngày đăng: 11/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan