Nguyên tắc tránh đánh thuế 2 lần trong luật tài chính

33 6.1K 64
Nguyên tắc tránh đánh thuế 2 lần trong luật tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

. MỞ ĐẦULý do chọn đề tàiViệt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong công cuộc cải cách đó, cải cách về thuế luôn được các quốc gia đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và ổn định lâu dài về mọi mặt của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống chính sách thuế của mình, vấn đề kinh tế mà các quốc gia đều gặp phải đó là hiện tượng đánh thuế hai lần (hay còn gọi là đánh thuế trùng). Đánh thuế trùng được hiểu là việc hai hay nhiều quốc gia đánh một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một kỳ tính thuế. Việc đánh thuế trùng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội chung ở các quốc gia, nó là rào cản đối với dòng luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động, cản trở quá trình toàn cầu hóa kinh tế.... Xuất phát từ lợi ích quốc gia mình, với mục tiêu thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp đa quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại, công nghiệp tài chính, cùng cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ và luân chuyển lao động mà không bị ảnh hưởng do việc đánh thuế trùng giữa các quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đã tìm cách loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng hiệu quả và khả thi hơn cả là việc kí kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để giải quyết các vấn đề song phương và đa phương về thuế. Việt Nam chúng ta cũng đang bước đi trên con đường phát triển chung của nhân loại và nguyên tắc đánh thuế trùng trong hệ thống pháp luật về thuế luôn là một trong những vấn đề được ưu tiên quan tâm hàng đầu về tính cấp thiết của nó. Cấp thiết không chỉ ở vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội mà còn ở việc thực thi các biện pháp bảo đảm nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần trên thực tế hiện nay.

MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 3 Chương 1: Khái quát chung về đánh thuế hai lầnnguyên tắc tránh đánh thuế hai lần .3 1.1. Khái quát về đánh thuế hai lần .3 1.1.1. Khái niệm về việc đánh thuế hai lần .3 1.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế hai lần 4 1.1.3. Ảnh hưởng của việc đánh thuế hai lần 5 1.2. Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần 8 Chương 2: Biện pháp bảo đảm thực thi nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam .11 2.1. Ban hành các văn bản pháp luật .11 2.2. Kí kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần 12 2.2.1. Khái niệm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần .12 2.2.2. Bản chất của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần .12 2.2.3. Mục tiêu của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần .13 2.2.4. Phạm vi áp dụng Hiệp định .14 2.2.5. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định 14 2.2.6. Nội dung Hiệp định tránh đánh thuế hai lần .16 2.2.7. Việc kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới .21 Chương 3: Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm thực thi nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam 25 3.1. Thực tiễn việc thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam .25 3.2. Kết quả đạt được và những tồn tại .27 3.2.1. Kết quả 27 3.2.2. Hạn chế .29 3.3. Giải pháp khắc phục và hoàn thiện 30 C. KẾT LUẬN .31 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 A. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong công cuộc cải cách đó, cải cách về thuế luôn được các quốc gia đặc biệt chú trọng bởi tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và ổn định lâu dài về mọi mặt của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống chính sách thuế của mình, vấn đề kinh tế mà các quốc gia đều gặp phải đó là hiện tượng đánh thuế hai lần (hay còn gọi là đánh thuế trùng). Đánh thuế trùng được hiểu là việc hai hay nhiều quốc gia đánh một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một kỳ tính thuế. Việc đánh thuế trùng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội chung ở các quốc gia, nó là rào cản đối với dòng luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động, cản trở quá trình toàn cầu hóa kinh tế Xuất phát từ lợi ích quốc gia mình, với mục tiêu thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp đa quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại, công nghiệp tài chính, cùng cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ và luân chuyển lao động mà không bị ảnh hưởng do việc đánh thuế trùng giữa các quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đã tìm cách loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng hiệu quả và khả thi hơn cả là việc kí kết Hiệp định tránh 2 đánh thuế hai lần để giải quyết các vấn đề song phương và đa phương về thuế. Việt Nam chúng ta cũng đang bước đi trên con đường phát triển chung của nhân loại và nguyên tắc đánh thuế trùng trong hệ thống pháp luật về thuế luôn là một trong những vấn đề được ưu tiên quan tâm hàng đầu về tính cấp thiết của nó. Cấp thiết không chỉ ở vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội mà còn ở việc thực thi các biện pháp bảo đảm nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần trên thực tế hiện nay. Là một sinh viên chuyên ngành luật, nên những vấn đề về thuế được tiếp cận chuyên sâu cho em cũng không nhiều. Vì vậy với đề tài “Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần và thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm thực thi nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần ở Việt Nam” sẽ là cơ hội tốt cho em để được nghiên cứu sâu hơn về thuế, đặc biệt là nguyên tắc đánh thuế hai lần trong luật thuế đối với thu nhập và tài sản. Tuy nhiên do những điều kiện về khách quan và chủ quan, trong quá trình làm bài cũng không thể tránh được sai sót, em hi vọng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Hồ Thị Hải cùng các thầy cô trong bộ môn luật tài chính, em sẽ kịp thời sửa chữa những sai sót của mình cũng như bổ sung thêm những kiến thức về pháp luật thuế nói chung và luật thuế thu nhập nói riêng. NỘI DUNG Chương 1 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÁNH THUẾ HAI LẦNNGUYÊN TẮC TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN 1.1. Khái quát về đánh thuế hai lần 1.1.1. Khái niệm về việc đánh thuế hai lần Các quốc gia khi tính thuế đều xuất phát từ hai nguyên tắc cơ bản: 1) quyền đối với đối tượng cư trú, 2) quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc gia đó. Việc thực hiện hai đặc quyền này trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia đã dẫn đến tình trạng thu thuế trùng lặp giữa các quốc gia trường hợp khi đối tượng cư trú ở một nước nhưng có thu nhập từ nước khác. Theo ủy ban về các vấn đề thuế của OECD (Organization for Economic Co-operation and Development) đưa ra định nghĩa khá hoàn chỉnh về hiện tượng đánh thuế hai lần như sau: “Hiện tượng hai hay nhiều nước cùng áp dụng chồng chéo một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng tính thuế trong một kì tính thuế làm cho đối tượng đó phải chịu một gánh nặng thuế lớn, gánh nặng thuế mà đáng lẽ ra họ phải chịu bởi một nhà nước. Ngoài ra còn có hiện tượng khi có hai đối tượng nộp thuế của hai nhà nước cùng phải nộp thuế tại từng nước đối với cùng một khoản thu nhập chịu thuế”. Hay nói một cách đơn giản hơn thì đánh thuế hai lần được hiểu là việc hai hay nhiều quốc gia đánh một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một kỳ tính thuế. Ví dụ : Ông Nguyễn Văn A là người mang quốc tịch Việt Nam,thành lập công ty kinh doanh cà phê Việt tại Pháp. Lợi nhuận thu được trong một năm là 100 tỷ đồng. Biết rằng: + Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là: 25% + Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Pháp là: 30% Theo nguyên tắc quyền thu thuế ở cả hai nước Việt Nam và Pháp thì cùng một khoản thu nhập là lợi nhuận kinh doanh của công ty trong một năm, ông A 4 sẽ phải nạp thuế ở tại Việt Nam là 25 tỷ đồng và đồng thời ông cũng phải nạp tại nước Pháp một khoản thuế là 30 tỷ đồng, nên tổng số thuế mà công ty của ông A phải nộp cho lợi nhuận của mình là 55 tỷ đồng. Vậy là đã xuất hiện hiện tượng đánh thuế trùng. 1.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế hai lần Việc đánh thuế trùng của các quốc gia xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, do xung đột về quyền đánh thuế, mỗi quốc gia đều khẳng định và áp dụng quyền đánh thuế của mình theo một hoặc hai hoặc cả ba nguyên tắc là theo quốc tịch, theo cư trú và theo lãnh thổ. Chẳng hạn, trường hợp một quốc gia khẳng định quyền đánh thuế với khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoài của một đối tượng nộp thuế vì đối tượng nộp thuế đó cư trú ở quốc gia này. Còn quốc gia khác lại khẳng định quyền đánh thuế cũng đối với khoản thu nhập này phát sinh tại quốc gia mình (xung đột giữa quốc gia nguồn và quốc gia cư trú). Thứ hai, do pháp luật các nước quy định về cách xác định quốc tịch, nơi cư trú, nguồn thu nhập cũng khác nhau dẫn tới các trường hợp đánh thuế hai lần. Chẳng hạn, hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập của một đối tượng nộp thuế vì các quốc gia đều cho rằng đối tượng nộp thuế cư trú ở nước họ (xung đột giữa hai quốc gia về xác định đối tượng cư trú). Hoặc trường hợp hai hay nhiều quốc gia đều khẳng định quyền đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập của một đối tượng đánh thuế bởi họ cho rằng thu nhập phát sinh ở nước họ (xung đột về cách xác định nguồn phát sinh thu nhập). Ví dụ: (tiếp ví dụ trên) Ông A mở thêm một công ty con tại Hà Lan, thu nhập hàng năm của công ty con này là: 50 (tỷ).Về nguyên tắc, cả Hà Lan và Việt Nam đều có quyền đánh thuế đối với khoản thu nhập 50 tỷ này khi: Việt Nam thu thuế theo nguyên tắc cư trú: Vì Ông A là đối tượng cư trú tại Việt Nam nên sẽ tiến hành thu thuế trên toàn bộ thu nhập của ông. 5 Hà Lan thu thuế theo nguyên tắc nguồn : sẽ xác định đây là nguồn thu nhập phát sinh từ quốc gia mình và tìm cách đánh thuế. Hoặc khi hai nước có sự kết hợp nguyên tắc nguồn và cư trú trong quá trình đánh thuế cũng sẽ dẫn đến hiện tượng đánh trùng thuế giữa hai quốc gia. Vậy, chính sự khác nhau về chính sách giữa các nước, đặc biệt là về pháp luật thuế, cùng với việc các quốc gia đồng thời triển khai đặc quyền thu thuế trên cơ sở các nguyên tắc trên đã dẫn đến tình trạng thu thuế trùng. Hiện nay, do xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội ngày càng mở rộng, hiện tượng một đối tượng nộp thuế có nhiều quốc tịch, nhiều nơi cư trú, nhiều nguồn thu nhập phát sinh cả trong và ngoài nước là tương đối phổ biến dẫn tới nhiều trường hợp bị đánh thuế hai lần đối với các loại thuế trực thu. 1.1.3. Ảnh hưởng của việc đánh thuế hai lần Việc đánh thuế trùng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội chung ở các quốc gia, nó là rào cản đối với dòng luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động, cản trở quá trình toàn cầu hóa kinh tế (ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển). Cụ thể như sau: • Đối với các nước phát triển : ∗ Hạn chế sự đầu tư ra nước ngoài: Ở các nước phát triển thường có sự tích lũy lớn về vốn, khoa học công nghệ hiện đại, trong khi đó lại có hạn chế về điều kiện đất đai, nguồn nhân lực về tài nguyên thiên nhiên. Còn ở các nước đang phát triển thường có nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật lạc hậu. Cho nên xu hướng của các nước phát triển là khuyến khích đầu tư sang các nước đang phát triển để nhằm khai thác tối đa các lợi thế so sánh.Tuy nhiên, khi có hiện tượng đánh trùng thuế xảy ra trên phần thu nhập mà họ thu được từ việc đầu tư ra nước ngoài có thể dẫn đến lợi nhuận sau thuế còn thấp hơn so với đầu tư ở trong nước. Như vậy, rõ ràng họ sẽ hạn chế không muốn đầu tư ra nước ngoài trong khi họ đang thừa vốn và có ý muốn đầu tư. 6 ∗ Không khuyến khích sự nghiên cứu và phát triển công nghệ mới: Để có được những sản phẩm công nghệ tiên tiến hiện đại, các nước phát triển phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển. Sau khi ra đời, nếu các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong nước có thể sẽ không bù đắp được chi phí hoặc không có lợi nhuận. Đòi hỏi các nhà đầu tư phải đưa sản phẩm ra khai thác tại thị trường bên ngoài nhằm nhanh chóng thu hồi chi phí và thu lợi nhuận. Trong trường hợp này, nếu nước nhận công nghệ áp dụng một mức thuế suất quá cao đối với thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, thì phần thu nhập còn lại sẽ không đủ bù đắp chi phí ban đầu, hoặc sẽ không có lợi nhuận. Ví dụ: Một liên doanh pha chế dầu nhờn tại Việt Nam ký kết hợp đồng với một công ty của Hàn Quốc. Trong đó quy định: Công ty này chuyển giao cho liên doanh Việt Nam công thức pha dầu nhờn của công ty Hàn Quốc trong vòng 20 năm.Khi liên doanh Việt Nam trả tiền bản quyền cho công ty Hàn Quốc, theo quy định của luật thuế Việt Nam, Liên doanh phải khấu trừ thuế trên tiền bản quyền (Số thuế đánh trên phần thu nhập từ chuyển giao bản quyền do bên Hàn Quốc chịu). Trong tình huống này, nếu phía nhận chuyển giao là Việt Nam đánh thuế quá cao, có thể khiến cho phía Hàn Quốc không có lợi nhuận từ hoạt động chuyển giao này khi khoản thu nhập đó tiếp tục bị đánh thuế ở Hàn Quốc. Như vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ đã bị hạn chế, và từ đó việc đầu tư cho nghiên cứu, phát minh công nghệ mới cũng sẽ không được các nhà đầu tư chú trọng. Ngoài ra đối với các nước phát triển, việc đánh trùng thuế còn ảnh hưởng tới sự phân công nguồn lao động: Do các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý có chuyên môn, . của các nước này sẽ không chấp nhận ra nước ngoài làm việc nếu như phần thu nhập sau thuế của họ từ việc lao động ở nước ngoài thấp hơn khi làm việc ở trong nước. Ví dụ: 7 Năm 2008, ông H là đối tượng cư trú của Pháp, làm việc cho chi nhánh ngân hàng B tại Việt Nam trong vòng 8 tháng.Toàn bộ tiền lương và thu nhập khác của ông H do chi nhánh ngân hàng B tại việt Nam chi trả.Trong trường hợp này ông H có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập nhận được trong thời gian làm việc ở Việt Nam, theo luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu phần thu nhập đó tiếp tục bị đánh thuế tại Pháp thì có thể ông sẽ không nhận công việc tại Việt Nam nữa. • Đối với các nước đang phát triển: Các nước đang phát triển đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để có số vốn và công nghệ bằng cách đơn phương đưa ra các ưu đãi miễn, giảm thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng để giảm nhẹ gánh nặng thuế cho họ. Các biện pháp mà họ thường sử dụng: ∗ Miễn hoặc thu thuế với mức thuế suất thấp đối với một số loại thu nhập nhất định. ∗ Mở rộng và tăng số chi phí kinh doanh được khấu trừ nhằm thúc đẩy xuất khẩu. ∗ Giảm bớt một số loại thu nhập trong hoạt động xuất khẩu. ∗ Giảm thuế thu nhập cá nhân. ∗ Đẩy nhanh khấu hao tài sản cố định. Các biện pháp này tuy luôn giữ được một vai trò quan trọng nào đó trong việc khuyến khích việc đầu tư vào các nước tiếp nhận đầu tư, nhưng những lợi ích kinh tế mà quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư đã ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị loại trừ do việc bị đánh thuế trùng. Bởi vì, việc chuyển lợi nhuận từ một nước khác - nơi phát sinh thu nhập, về nước là nơi người nộp thuế thuộc đối tượng cư trú sẽ bị thu thuế đầy đủ. Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư trong khi nước tiếp nhận vốn đầu tư thì rất cố gắng khuyến khích thông qua chính sách ưu đãi đầu tư Đây là nguyên nhân có ảnh hưởng nhất định làm cản trở việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khi vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nơi có nhu cầu cần vốn rất lớn. 1.2. Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần 1.2.1. Cơ sở nguyên tắc 8 Để tránh những cản trở cho quá trình phát triển chung của toàn cầu nói chung và những bất cập trong luật thuế giữa các quốc gia đưa lại, một trong những nguyên tắc cần thiết cần đặt ra trong hệ thống pháp luật về thuếnguyên tắc tránh đánh thuế hai lần. Nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần được hiểu là một thu nhập hay tài sản chịu thuế của đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp thuế một lần trong một kì tính thuế. 1.2.2. Nội dung nguyên tắc Việc đánh thuế một lần áp dụng cho cả thuế trực thu và thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng (thuế giá trị gia tăng đầu vào cần được khấu trừ cho từng giai đoạn của chuỗi giao dịch và chỉ cá nhân người tiêu dùng cuối cùng là người chịu thuế giá trị gia tăng). Đối với thuế trực thu, ở tất cả quốc gia cần phải có một cơ chế hiệu quả và có hiệu lực để thu nhập của, một cá nhân, một công ty chỉ phải chịu thuế một lần ở tại một quốc gia. Trên thực tế, có nhiều quốc gia không xem xét việc đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập đã bị đánh thuế ở các quốc gia khác. Việc này đã làm gia tăng gánh nặng cho việc kinh doanh đa quốc gia. Thuế gián thu chỉ nên đánh trên người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, có nhiều chính phủ thường đặt ra nhiều hạn chế hoặc kéo dài việc hoàn thuế đầu vào. Việc này đã tạo ra những chi phí không hợp lý cho doanh nghiệp. Nếu việc hoàn thuế giá trị gia tăng không được dễ dàng thì việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với người tiêu dùng cuối cùng sẽ không công bằng và chỉ tạo ra môi trường kinh doanh thiếu hiệu quả. 1.2.3. Biện pháp bảo đảm thực thi nguyên tắc Các phương thức tránh đánh trùng thuế: Phương thức đơn phương : Là phương thức mà mỗi quốc gia tham gia trong đầu tư tự đưa ra những qui định trong nội luật nhằm giảm bớt sự đánh thuế trùng. Ngày nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều đơn phương đưa ra các qui định để thực hiện việc đánh thuế trùng. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển với mục đích khuyến khích đầu tư nước ngoài đã ban hành nhiều ưu đãi về 9 thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài. (VD: biểu thuế TNCN người nước ngoài lớn hơn trong nước, các ưu đãi về đất, về thuế TNDN). Phương thức đa phương: Là phương thức mà các quốc gia cùng nhau kí kết các hiệp định chung nhằm hạn chế việc đánh trùng tthuế và phân định quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Các hiệp định thuế song phương được đàm phán trên cơ sở của các chính sách tiền tệ, tài chính và các chính sách kinh tế khác của mỗi quốc gia. Các biện pháp tránh đánh trùng thuế :  Biện pháp miễn thuế : Nước cư trú sẽ không đánh thuế đối với thu nhập mà theo qui định của Hiệp định có thể bị đánh tại nước đặt cơ sở thường trú hay nước nguồn. - Miễn thuế toàn phần :Nước cư trú sẽ không tính đến thu nhập đã được miễn thuế ở nước ngoài trong khi xác định mức thuế suất áp dụng đối với các phần thu nhập phải chịu thuế còn lại. - Miễn thuế luỹ tiến :Nước cư trú có tính đến khoản thu nhập được miễn ở nước ngoài trong khi xác định mức thuế suất áp dụng đối với phần thu nhập còn lại phải nộp thuế. Như vậy, trong khuôn khổ của Hiệp định, nếu phương pháp miễn thuế được các bên tham gia kí kết thừa nhận qui định tại Hiệp định thì sẽ đảm bảo đặc quyền thu thuế đối với một số loại thu nhập nhất định sẽ được dành chỉ cho một quốc gia kí kết.  Biện pháp khấu trừ thuế: Nước cư trú sẽ tính số thuế phải thu trên cơ sở tổng thu nhập của đối tượng nộp thuế (kể cả thu nhập ở nước ngoài), sau đó nước cư trú sẽ cho phép đối tượng nộp thuế được khấu trừ số thuế đã nộp vào số thuế phải nộp tại nước cư trú đó. - Khấu trừ toàn bộ :Quốc gia cư trú cho phép khấu trừ toàn bộ số thuế đã thanh toán tại nước ngoài đối với số thu nhập có thể bị đánh thuế tại nước cư trú. 10 . lần. 12 2 .2. 2. Bản chất của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. 12 2 .2. 3. Mục tiêu của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. 13. đổi/chia chỗ. 12 2. 2. Ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 2. 2.1. Khái niệm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là văn

Ngày đăng: 10/06/2013, 16:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan