Bài giảng Tổ chức quản lý

70 1.6K 19
Bài giảng Tổ chức quản lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Tổ chức quản lý

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanhDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTT Viết tắt Viết đầy đủ1 DNNN Doanh nghiệp nhà nước2 DNTN Doanh nghiệp tư nhân3 CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn4 CTCP Công ty cổ phần5 QTDN Quản trị doanh nghiệp6 QLSX Quản lý sản xuất7 TCSX Tổ chức sản xuất8 DN Doanh nghiệpBiên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanhChương I: DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp:1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.Các đơn vị không phải là doanh nghiệp: trường học, bệnh viện, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản nhà nước.1.1.2. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:- Doanh nghiệp là đơn vị cơ sở trong nền kinh tế:Vì: Doanh nghiệp là nơi trực tiếp tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thoả mãn nhu cầu của xã hội.- Doanh nghiệp là nơi cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho đất nước:Vì: thông qua việc đóng thuế, phí và lệ phí giúp cho việc tạo lập các quĩ tiền tệ của Nhà nước như: ngân sách nhà nước, từ đó đảm bảo duy trì sự tồn tại của nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ.- Trong nền kinh tế doanh nghiệp vừa là người bán đồng thời vừa là người mua:Doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sức lao động, đất đai, vốn.Khi tạo ra sản phẩm doanh nghiệp sẽ bán hàng cho người tiêu dùng hoặc là bán hàng cho các doanh nghiệp khác để làm yếu tố đầu vào.1.1.3. Nhiệm vụ của doanh nghiệp:Doanh nghiệp hoạt động phải thực hiện những nhiệm vụ sau:Cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá cho xã hội.Tạo ra việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanhThực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp.Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện tốt các qui định về bảo vệ môi trường.Không ngừng đầu tư phát triển doanh nghiệp.1.1.4. Mục tiêu của doanh nghiệp:Mục tiêu lâu dài và cơ bản của doanh nghiệp là thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên trong từng hoàn cảnh, từng thời kỳ doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu khác (không phải lợi nhuận) như: mục tiêu chiếm lĩnh khách hàng, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới. VD: Năm 1994 khi công ty CôcaCôla đầu tư vào thị trường Việt Nam.1.2. Phân loại doanh nghiệp:1.2.1. Căn cứ vào hình thức sở hữu: có thể chia Doanh nghiệp thành- Doanh nghiệp nhà nước- Doanh nghiệp tư nhân- Công ty gồm công ty TNHH và công ty cổ phần- Hợp tác xã- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: + Doanh nghiệp liên doanh + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài1.2.2. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh: chia làm ba loại- Doanh nghiệp sản xuất: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm.- Doanh nghiệp lưu thông: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá (DN thương mại), hoạt động chủ yếu của Doanh nghiệp lưu thông là mua rồi bán hàng hoá.- Doanh nghiệp dịch vụ: là những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế.1.2.3. Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh: Theo cách này tương ứng với mỗi ngành ta sẽ có loại doanh nghiệp mang tên ngành đó.Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanh- Doanh nghiệp công nghiệp- Doanh nghiệp nông nghiệp- Doanh nghiệp lâm nghiệp- Doanh nghiệp vận tải- Doanh nghiệp bưu điện- Doanh nghiệp du lịchTrong từng ngành người ta có thể chia thành các ngành nhỏ và tương ứng ta lại có các doanh nghiệp mang tên của các ngành nhỏ đó.1.2.4. Căn cứ vào qui mô của doanh nghiệp Qui mô của doanh nghiệp được thể hiện ở ba mặt sau:+ Khối lượng sản phẩm làm ra trong một khoảng thời gian + Giá trị tài sản của doanh nghiệp + Số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng.- Dựa vào qui mô người ta chia làm 3 loại: + Doanh nghiệp lớn + Doanh nghiệp vừa + Doanh nghiệp nhỏ1.3. Đặc điểm của các loại doanh nghiệp:1.3.1. Doanh nghiệp nhà nước (DN quốc doanh)a. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước:KN: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.Đặc điểm:- Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập. Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanhVì điều này thể hiện ở chỗ tất cả các DNNN đều được thành lập trên cơ sở có quyết định trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn các loại hình doanh nghiệp khác nhà nước chỉ cho phép thành lập bằng việc cấp giấy phép thành lập trên cơ sở đơn xin thành lập của những người muốn thành lập.- Tài sản trong doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của nhà nướcVì DNNN do nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu của Nhà nước. Sau khi thành lập, DNNN với tư cách là một chủ thể kinh doanh, là người trực tiếp quản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của nhà nước. DNNN phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn mà Nhà nước giao cho Doanh nghiệp để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.- Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản trực tiếp của nhà nướcVì DNNN thuộc sở hữu nhà nước, nên tất cả các DNNN đều phải chịu sự quản trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp quản của chính phủ. Thủ trưởng cơ quan quản nhà nước của DNNN được chính phủ uỷ quyền đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp. Giám đốc DNNN do cơ quan quản Nhà nước của doanh nghiệp bổ nhiệm và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan này.- Doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước.Vì nhà nước thành lập ra các DNNN là để thực hiện các mục tiêu nhất định của nhà nước, do đó các DNNN phải thực hiện các mục tiêu mà nhà nước giao cho. Nếu nhà nước giao cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp đó phải kinh doanh có hiệu quả và nhằm mục tiêu lợi nhuận. Còn doanh nghiệp nào được Nhà nước giao thực hiện hoạt động công ích thì doanh nghiệp đó phải thực hiện các hoạt động công ích để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.- Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.Điều kiện để một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân gồm: Tổ chức phải tồn tại hợp pháp (được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận).Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.Phải có tài sản riêng.Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanhTham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.b. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thể hiện:Sản phẩm do các doanh nghiệp nhà nước tạo ra chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội.Các doanh nghiệp nhà nước quyết định nhịp độ phát triển, phương hướng phát triển của nền kinh tế.Các doanh nghiệp Nhà nước giúp cho Nhà nước quản nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.c. Phương hướng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN.Muốn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường, DNNN phải không ngừng được phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Để giải quyết được vấn đề này trong những năm qua Nhà nước luôn có các chủ trương, các biện pháp nhằm chấn chỉnh, sắp xếp lại DNNN, cụ thể: Tiếp tục gia tăng nguyên tắc bảo toàn vốn:Phân tích: Đối với biện pháp này thì các DNNN khi được Nhà nước giao vốn phải bảo toàn được vốn và phải phát triển làm cho số vốn của Nhà nước không ngừng lớn mạnh. Đầu tư xây dựng các doanh nghiệp mới thuộc các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn.Với những ngành mà Nhà nước thấy có ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khác như: công nghệ thông tin, điện tử viễn thông thì Nhà nước sẽ đầu tư để xây dựng những doanh nghiệp thuộc những ngành này nhằm mục đích lôi kéo các ngành khác phát triển theo và thu hẹp dần khoảng cách về công nghệ giữa nước ta và các nước trên thế giới. Giải thể doanh nghiệp NN: tiến hành giải thể DNNN trong các trường hợp:- Hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà doanh nghiệp không xin gia hạn.- Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.- Doanh nghiệp không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước qui định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanh- Việc duy trì doanh nghiệp là không cần thiếtSát nhập doanh nghiệp: Nhà nước sát nhập những doanh nghiệp nhỏ để hình thành những doanh nghiệp lớn có đủ sức cạnh tranh trên thị trường kể cả thị trường quốc tế.Cổ phần hoá DNNN: Chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần để huy động vốn nhằm phát triển nền kinh tế và làm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.Phân tích: do đặt ra chương trình cổ phần hoá DNNN:- Xuất phát từ thực trạng ngân sách Nhà nước: trước đây NSNN được bao cấp từ nước ngoài, do đó Nhà nước bao cấp cho các XNQD, trong nền kinh tế thị trường Nhà nước không đủ vốn để duy trì DNNN, do vậy phải giải tán bớt các DNNN.- Xuất phát từ tính hiệu quả trong việc quản vốn ở các DNNN là kém hiệu quả.- Xuất phát từ việc xây dựng thị trường CK: là phải có hàng hoá cho TTCK hoạt động, hàng hoá ở đây là cổ phiếu trái phiếu mà chỉ công ty cổ phần mới có.- Xuất phát từ nguyên tắc cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế: các DNNN và các thành phần kinh tế đều phải bình đẳng trong kinh doanh, Nhà nước không phân biệt đối xử giữa DNNN và các thành phần kinh tế khác.Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN: Là những biện pháp tiếp tục sắp xếp và đổi mới những DNNN qui mô nhỏ, thua lỗ kéo dài hoặc không cần duy trì sở hữu nhà nước nhằm: - Tạo điều kiện cơ cấu lại DNNN, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của khu vực nhà nước.- Bảo đảm việc làm cho người lao động, thay đổi phương thức quản DN tạo động lực để phát huy quyền làm chủ của người lao động; sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản đã đầu tư, khai thác mọi tiềm năng trong các thành kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.- Giảm bớt chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của Nhà nước đảm bảo lợi ích chung của cả Nhà nước và người lao động.Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanh1.3.2. Doanh nghiệp tư nhâna. Khái niệm và đặc điểm Khái niệm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Đặc điểm:- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ .- Cá nhân làm chủ DN đó phải chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản của mình (hay còn gọi là trách nhiệm vô hạn)- DN tư nhân phải có vốn đầu tư ban đầu. b. Thành lập doanh nghiệp tư nhânYêu cầu đối với chủ doanh nghiệp:Theo luật DN 2005: Tổ chức cá nhân có quyền thành lập và quản DN trừ những trường hợp:Thủ tục thành lập DN tư nhân- Chủ DN làm hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi DN đặt trụ sở chính.- Sau 10 ngày làm việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và ra quyết định thành lập DN. Trường hợp có vướng mắc, trong vòng 7 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ làm công văn yêu cầu bổ sung. - Sau khi đã có quyết định thành lập, DN tiến hành đăng ký con dấu tại cơ quan công an, mã số thuế tại Chi cục thuế Quận/ Huyện, đăng báo công khai trong vòng 5 số liên tiếp.Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp tư nhân: Trong quá trình kinh doanh chủ DN là người có quyền cao nhất về hoạt động kinh doanh của mình. - Chủ DN tư nhân có thể trực tiếp điều hành DN nhưng cũng có thể thuê người khác, những phát sinh trong quá trình kinh doanh thì người chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn là người chịu trách nhiệm chính.- Cho thuê DN tư nhân: chủ DN tư nhân có quyền cho thuê DN nhưng phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền.Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanhTrong thời hạn cho thuê doanh nghiệp thì những phát sinh những nghĩa vụ về mặt tài sản thì bản thân chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm.c. Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân:Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân:- Có quyền lựa chọn ngành nghề, qui mô kinh doanh trong phạm vi luật pháp cho phép.- Được lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp.- Có quyền thuê lao động.- Có quyền sử dụng ngoại tệ thu được trong quá trình kinh doanh.- Chủ doanh nghiệp được toàn quyền quyết định phần lợi nhuận còn lại sau khi đã nộp thuế và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước.- Chủ doanh nghiệp là nguyên đơn hoặc bị đơn trước toà án về các vụ kiện có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân:- Khai báo đúng số vốn kinh doanh.- Kinh doanh đúng ngành nghề lĩnh vực đã đăng ký.- Phải ưu tiên sử dụng lao động địa phương, lao động trong nước và phải thực hiện đúng luật lao động.- Phải đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký.- Phải tôn trọng quyền thành lập công đoàn của người lao động.- Phải thực hiện đầy đủ các qui định về bảo vệ môi trường, bảo vệ các danh lam thắng cảnh, bảo vệ các di tích lịch sử.- Thực hiện đầy đủ các chế độ về kế toán, thống kê và phải chịu sự kiểm tra tài chính của Nhà nước.- Thực hiện đầy đủ các luật thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.1.3.3. Công ty cổ phầnBiên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanhKhái niệm: Công ty cổ phần là tổ chức kinh tế trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.Đặc điểm:- Vốn điều lệ là số vốn do tất cả các thành viên góp và được ghi vào điều lệ công ty và vốn điều lệ phải >= vốn pháp định.- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo qui định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.- Cổ đông: là người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần.- Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu vốn của công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ để hình thành nên vốn tự có ban đầu của công ty và là công cụ để tăng thêm vốn tự có trong quá trình hoạt động của công ty.- Điều lệ của công ty: là một bản cam kết của tất cả các thành viên trong công ty về việc thành lập và hoạt động của công ty.Thành lập công ty cổ phần:- Cổ đông sáng lập làm hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi DN đặt trụ sở chính. - Sau 10 ngày làm việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và ra quyết định thành lập DN. Trường hợp có vướng mắc, trong vòng 10 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ làm công văn yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa. - Sau khi đã có quyết định thành lập, DN tiến hành đăng ký con dấu tại cơ quan công an, mã số thuế tại Chi cục thuế Quận/ Huyện, đăng báo công khai trong vòng 5 số liên tiếp.Hoạt động của công ty cổ phần:Tổ chức quản lý:Công ty cổ phần thường có qui mô, phạm vi hoạt động rộng lớn, tính chất xã hội hoá cao, số lượng thành viên đông nên đòi hỏi phải có cơ chế quản lý, điều hành bởi các bộ phận sau:- Đại hội đồng cổ đông: đây là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, nguyên tắc hoạt động thường niên.Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp [...]... là một chức năng quan trọng trong việc điều hành, quản DN. Nội dung công tác tổ chức trong doanh nghiệp - Tổ chức bộ máy quản trong doanh nghiệp: Bộ máy quản trong doanh nghiệp được chia thành các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất… - Tổ chức các bộ phận trong doanh nghiệp: Doanh nghiệp -> PX -> Tổ sản xuất -> Nơi làm việc - Tổ chức di động sản phẩm của doanh nghiệp: Tổ chức theo... người khác. + Có tác giả cho quản là cơng tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức. + Đơn giản hơn nữa, có người cho rằng quản là sự có trách nhiệm về một cái gì đó. Từ những điểm chung về quản ta có thể hiểu: Quản là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lên đối tượng quản (và khách thể quản lý) nhằm sử dụng có hiệu... Phân loại cán bộ quản lý - Người quản cấp cao nhất: Là TGĐ, PGĐ đây là những người quản cấp cao nhất trong doanh nghiệp, GĐ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. - Người quản cấp trung gian: Là những người chịu sự quản của người quản cấp cao nhất nhưng có quyền quản một số người ở cấp dưới. - Người quản cấp giáp ranh: Là những người quản trực tiếp những... cho người lao động. Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanh Chương 2: HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN VÀ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. Tổ chức quản trong DN. 2.1.1. Khái niệm quản lý Về nội dung thuật ngữ quản có nhiều cách hiểu khác nhau: + Có người cho rằng quản là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hồn thành... phương thức tuần tự, song song, kết hợp. - Tổ chức lao động trong doanh nghiệp: Phân công lao động và hiệp tác lao động, tổ chức sản xuất, ca làm việc, tổ chức định mức lao động và trả lương. - Tổ chức cung ứng vật tư: Tổ chức việc thu mua, sử dụng và dự trữ vật tư. - Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm: Tổ chức thông tin quảng cáo đối với sản phẩm của mình, tổ chức cơng tác thanh toán, thực hiện các... Người quản lý: * Khái niệm Người quản là người chịu trách nhiệm, người thực hiện nội dung cơng việc cần quản hay nói khác đi người quản là người được trao trách nhiệm phân công, tổ chức, phối hợp hoạt động của những người dưới quyền. * Vai trị Người quản có vai trị rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp vì người quản lý đứng đầu một đơn vị, bộ phận cho nên người quản lý. .. đạt được các mục tiêu quản đề ra. 2.1.7.2. Các phương pháp quản trong nội bộ hệ thống * Các phương pháp tác động trong nội bộ hệ thống: - Phương pháp hành chính Là phương pháp tác động dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản và quyền lực của người quản lý. Phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản theo hai khuynh hướng: Tác động về mặt tổ chức: quản và ban hành các quy... tiến hành sản xuất cùng nghề. Ví dụ: tổ tiện, tổ phay, tổ hàn. Yêu cầu của tổ chức tổ sản xuất - Phải kết hợp chặt chẽ những công nhân trong tổ, phải phân công lao động rõ ràng, cụ thể cho mỗi thành viên trong tổ. Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản kinh doanh - Phải tổ chức nơi làm việc của tổ một cách khoa học, tận dụng triệt để... tác quản trong doanh nghiệp a. Quản kỹ thuật sản xuất: Chủ yếu là quản qui trình cơng nghệ chế tạo sản phẩm và chất lượng sản phẩm. b. Quản lao động - tiền lương: + Quản lao động là việc quản về số lượng, chất lượng lao động và thời gian lao động của người lao động trong doanh nghiệp. Biên soạn: Ths. Ngô Văn Quang Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản. .. trọng của quản đòi hỏi việc quản phải luôn luôn mở rộng các quan hệ hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các hệ thống khác trên cơ sở cùng có lợi, tơn trọng sự độc lập của nhau, khơng thơn tính lẫn nhau. 2.1.7.Các phương pháp quản lý 2.1.7.1. Khái niệm Phương pháp quản là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản để đạt . 2: HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP2.1. Tổ chức quản lý trong DN.2.1.1. Khái niệm quản lýVề nội dung thuật ngữ quản lý có nhiều. doanh+ Quản lý tiền lương là việc quản lý về việc trả lương, quản lý quĩ tiền lương.c. Quản lý vật tư:Là việc quản lý về tài sản cố định và quản lý về nguyên

Ngày đăng: 08/10/2012, 08:45

Hình ảnh liên quan

+ Điều kiện áp dụng: phương thức này áp dụng cho loại hình sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ, không đòi hỏi thời gian gấp. - Bài giảng Tổ chức quản lý

i.

ều kiện áp dụng: phương thức này áp dụng cho loại hình sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ, không đòi hỏi thời gian gấp Xem tại trang 36 của tài liệu.
+ Phạm vi áp dụng: đối với loại hình sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ. - Bài giảng Tổ chức quản lý

h.

ạm vi áp dụng: đối với loại hình sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ Xem tại trang 40 của tài liệu.
- Các bộ phận sản xuất được hình thành nhằm để gia công chế biến một loại chi tiết nào đó từ khâu đầu đến khâu cuối. - Bài giảng Tổ chức quản lý

c.

bộ phận sản xuất được hình thành nhằm để gia công chế biến một loại chi tiết nào đó từ khâu đầu đến khâu cuối Xem tại trang 41 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan