sinh 12 cb Bài 24,25

3 785 0
sinh 12 cb Bài 24,25

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Ba Bể Ninh Nông Nghĩa Ngày soạn:2/01/2009 Ngày dạy: 3/01/2009 Phần VI: TIẾN HOÁ Tiết 26, Bài 24: BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ I/Mục tiêu: 1/Kiến thức: Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các sinh vật. - Giải thích được bằng chứng phôi sinh học và bằng chứng địa lí sinh vật học. - Nêu được một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. 2/ Kỹ năng: - Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin. - Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ hình 24– SGK. III/ Hoạt động dạy học: 1, Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Treo tranh vẽ H24.1 – sách giáo khoa lên bảng. - Y/cầu học sinh quan sát và thực hiện lệnh ở sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh nêu khái niệm cơ quan tương đồng? - Học sinh phân nhóm và đại diện mỗi nhóm trình bày  Học sinh khác nhận xét  Giáo viên chốt ý. - Đặc điểm tương đồng giữa các loài khác nhau có ý nghĩa như thế nào? - Giáo viên giải thích khái niệm phân li tính trạng. - Nêu một số ví dụ: (Có tranh ảnh kèm theo) VD1: Vây cá mập (lớp cá) và vây cá voi (lớp thú). VD2: Cánh dơi (lớp thú) và cánh chim (lớp chim). - Cho quan sát tranh vẽ hình 24.2 – SGK . - Quan sát các giai đoạn phát triển phôi thai của những loài động vật có xương sống khác nhau, em hãy cho biết chúng có điểm nào giống nhau? Sự I/ Bằng chứng giải phẫu so sánh: 1. Cơ quan tương đồng : - Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở một loài tổ tiên, mặc dù hiện tại có thể thực hiện những chức năng khác nhau. Ví dụ: Chi trước của mèo, cá voi, dơi và xương tay của người. - Chú ý: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng. - Ví dụ: Ruột thừa, xương cùng ở người. - Đặc điểm giải phẫu giống nhau của các cơ quan tương đồng giữa các loài phản ảnh nguồn gốc chung của chúng. - Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li. 2. Cơ quan tương tự: - Là những cơ quan thực hiện chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc chung. Ví dụ: Vây cá mập và vây cá voi. - Cơ quan tương tự phản ảnh sự tiến hóa đồng quy. II/ Bằng chứng phôi sinh học: -Phôi của các lớp động vật có xương sống khác nhau nhưng có các giai đoạn phát triển rất giống nhau, hình dạng phôi ở giai đoạn đầu rất giống nhau. -Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài là bằng chứng về nguồn gốc chung của sinh vật. -Dựa vào mức độ giống nhau có thể xác định quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau. III/ Bằng chứng địa lí sinh vật học: - Đacuyn là người đầu tiên nhận ra rằng: Trường THPT Ba Bể Ninh Nông Nghĩa giống nhau đó có ý nghĩa gì? - Học sinh phân nhóm và đại diện mỗi nhóm trình bày  Giáo viên nhận xét bổ sung. - Giáo viên giới thiệu cho học sinh hiểu thế nào là địa lí sinh vật học? - Cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận định của Đacuyn về sự phân bố của sinh vật trên trái đất? - Cho học sinh nghiên cứu bảng 24- sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh nhận xét về mức độ giống nhau về các axitamin trong chuỗi hêmôglôbin giữa các loài? - Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở các lứop dưới để nêu thêm bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh vật. - Cho học sinh thảo luận tìm các bằng chứng tế bào chứng minh nguồn gốc chung của sinh vật? - Học sinh vận dụng trả lời câu hỏi - Học sinh khác nhận xét  Giáo viên nhận xét bổ sung  chốt ý - Các loài có họ hàng thân thuộc thường phân bố ở các khu địa lí gần nhau. Sự gần gũi về địa lí giúp các loài dễ phát tán con cháu của mình. - Những khu địa lí xa nhau nhưng có điều kiện tự nhiên tương tự nhau thường có các loài khác biệt nhau. - Điều kiện tự nhiên tương tự nhau không phải là yếu tố quyết định đến sự giống nhau giữa các loài . Sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử : 1. Bằng chứng sinh học phân tử: - Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin càng giống nhau. - Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì sự sai khác về trình tự các nuclêôtit càng ít. * Nguyên nhân: Các loài vừa mới tách nhau ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên có thể phân hóa làm nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử. 2. Bằng chứng tế bào: - Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều có thành phần hóa học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau.các tế bào của tất cả sinh vật hiện nay đều dùng chung một loại mã di truyền, đều dùng 20 loại axit amin để cấu tạo prôtêin. - Chứng tỏ sinh vật tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 4. Củng cố: - Học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài “ Học thuyết Lamac và học thuyết ĐácUyn” 6, Rút kinh nghiệm giờ dạy:……………………………………………… Ngày soạn:2/01/2009 Ngày dạy: 3/01/2009 Tiết 27, Bài 25 : HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN I/Mục tiêu: 1/Kiến thức: - Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac, Nêu được hạn chế của Lamac. - Nêu được nội dung chính của học thuyết ĐacUyn, Thấy được ưu nhược điểm của học thuyết ĐacUyn. 2/ Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, và đánh giá vấn đề II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh phóng to hình 25.1,2 sách giáo khoa. III/ Hoạt động dạy học: 1, Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Làm thế nào để xác định đuợc mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật? Tại sao khi người ta xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật thì người ta thường sử dụng các cơ quan thoái hoá? 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Trường THPT Ba Bể Ninh Nông Nghĩa - Theo Lamac, môi trường có đồng nhất không? - Khi môi trường thay đổi, để tồn tại được thì sinh vật phải làm gì? - Theo ông, vì sao sinh vật có thể thích nghi được trước sự thay đổi thường xuyên của môi trường? - Ông đã giải thích như thế nào đối với sự thoái hoá của các cơ quan? - Theo Lamac, các tính trạng hình thành trong đời sống cá thể có khả năng di truyền không? - Theo ông có loài nào bị đào thải không? vì sao? ⇒ Như vậy, học thuyết Lamac hạn chế ở những điểm nào? - Phải chăng sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi không? - Theo Lamac, vai trò của chọn lọc tự nhiên như thế nào? Học sinh đọc sách giáo khoa trả lời các câu hỏi: - ĐacUyn đã quan sát dược những gì trong chuyến đi vòng quanh thế giới của mình và từ đó rút ra kết luận gì để xây dựng học thuyết tiến hoá sau này? - Đác Uyn đáng giá bai trò của chọn lọc tự nhiên như thế nào? Ông có phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền không? - Theo Đac Uyn, chọn lọc tự nhiên là gì? - Học sinh quan sát hình 25.1 cho biết thế nào là sự phân li tính trạng? - Loài mới được hình thành như thế nào? - Như vậy học thuyết của Đac Uyn ra đời đã giải thích được điều gì? - Thế nào là chọn lọc tự nhiên? - Thế nào là chọn lọc nhân tạo - Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo giống và khắc nhau ở điểm nào? I/ Học thuyết Lamac: 1. Nội dung của học thuyết: - Ngoại cảnh biến đổi liên tục và chậm là nguyên nhân phát sinh loài mới từ 1 loài tổ tiên. - Mỗi sinh vật chủ động thay đổi tập quán thích nghi với môi trường. - Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó phát triển. - Cơ quan nào ít hoạt động thì dần dần tiêu biến. - Những tính trạng thích nhi được hình thành do sự thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan có khả năng di truyền được. - Ngoại cảnh biến đổi chậm nên các sinh vật thích nghi kịp thời, không có loài nào bị đào thải. 2. Hạn chế của học thuyết Lamac: - Ông chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. - Trong quá trình tiến hoá, sinh vật chủ động thích nghi với môi trường. - Chưa thấy được vai trò của chọn lọc tự nhiên. II/ Học thuyết của ĐacUyn: *Nội dung: - Ngoại cảnh thay đổi làm phát sinh những biến dị cá thể, phần nhiều các biến dị này được di truyền cho thế hệ sau. - Phần lớn các loài đều có xu hướng không chỉ phân hoá khả năng sống sót mà cònphân hoá khả năng sinh sản. - Trước nguồn biến dị phong phú đó, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể mang các biến dị có lợi có khả năng tồn tại và phát triển chiếm ưu thế, các cá thể mang các biến dị không có lợi sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải.  Hình thành đặc điểm thích nghi. - Theo ĐacUyn, loài mới được hình thành từ một dạng tổ tiên ban đầu qua con đường phân li tính trạng. Điều này khẳng định nguồn gốc chung của sinh giới. Như vậy ĐacUyn đã giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của loài sinh vật trên trái đât. * Chọn lọc tự nhiên là quá trình gồm hai mặt song song: tích luỹ dần những biến dị có lợi cho sinh vật và đào thải biến dị có hại dưới tác động của điều kiện tự nhiên. * Chọn lọc nhân tạo là do con người làm, giữ lại những biến dị có lợi cho mình. 4. Củng cố: - Trình bày nội dung học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết tiến hoá của Đac Uyn? - Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của mỗi học thuyết. - So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo? 5. Dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài “Học thuyết tiến hoá tổng hợp và hiện đại” 6, Rút kinh nghiệm giờ dạy:……………………………………………… . prôtêin. - Chứng tỏ sinh vật tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 4. Củng cố: - Học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài “ Học thuyết. Cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận định của Đacuyn về sự phân bố của sinh vật trên trái đất? - Cho học sinh nghiên

Ngày đăng: 09/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan