báo cáo về đặc điểm văn hóa làng việt

9 13.2K 139
báo cáo về đặc điểm văn hóa làng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT Đặc điểm văn hóa làng Việt 1. Khái niệm “làng”: Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc. Mặt khác làng là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình tông tộc, gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý: cội nguồn và cùng chỗ. Làng Việt xuất hiện cuối thời nguyên thuỷ, đầu thời dựng nước, là sản phẩm của nông nghiệp lúa nước. Thời Bắc thuộc, làng xã là nơi giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam. 2. Đặc trưng của làng Việt ở Bắc Bộ. 2.1. Kết cấu chung của làng Việt truyền thống. Làng Việt ở Bắc Bộ được bao bọc bởi lũy tre xanh, đây cũng là biểu tượng cho tính chất “nửa kín” (từ dùng của GS. Trần Quốc Vượng) hay tính “tự trị” (từ dùng của GS. Trần Ngọc Thêm) của làng Việt. “Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ không qua (chính vì vậy mà tiếng Việt gọi rặng tre là LŨY, thành lũy). Lũy tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành quách đắp bằng đất bao bọc” (Trần Ngọc Thêm). Bởi vậy lũy tre có thể coi là bức tường rào kiên cố để ngăn cách làng với thế giới bên ngoài. Là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của người Việt. Để vào được trong làng thì phải đi qua cổng làng, cổng làng là cầu nối giữa làng với bên ngoài, một số làng để ra được bên ngoài làng không chỉ bằng cổng làng mà còn bằng thuyền qua sông với những làng Việt giáp sông. Nhưng cổng làng vẫn là con đường chính, làng không chỉ có một cổng mà đôi khi còn có nhiều cổng: cổng tiền, cổng hậu hay cổng chính, cổng phụ để thuận tiện cho việc đi làm đồng. Cổng làng có thể coi là biểu tượng cho tính chất “nửa hở” (từ dùng của GS. Trần Quốc Vượng) hay tính “cộng đồng” (từ dùng của GS. Trần Ngọc Thêm). Bởi lẽ thường thì mỗi làng, bên cạnh cổng làng là một hoặc hai cây đa hay cây gạo là nơi nghỉ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT mát, gặp gỡ của những người đi làm đồng sau những giờ lao động nặng nhọc vất vả hay của những khách qua đường. Cổng làng cũng là một nét văn hóa đặc sắc của làng quê Bắc Việt, đôi khi cũng là biểu tượng của cái làng ấy. Chúng ta thường nghe nói đến “cây đa, bến nước (ghiếng nước), sân đình”, làng nào không có dòng sông chảy qua thì thường có một ghiếng nước ở giữa làng, đây là những biểu tượng đặc trưng nhất của làng quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của dân làng. “Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi người dần dần chỉ còn là chón lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ tại nơi bến nước (ở những làng không có sông chảy qua thì có ghiếng nước) – chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò” (Trần Ngọc Thêm). Đình làng cũng là nơi trung tâm chính trị, văn hóa của làng. Đó là nơi họp làng, nơi xử lý những công việc chung của làng, nơi diễn ra hội làng, tế lễ, thờ cúng Thành Hoàng làng (vị thần phù trợ cho làng). Ngoài ra, ở các làng còn có chùa (thờ Phật) và sau này còn có nhà thờ (thờ chúa Jesu) của những làng có dân theo Công giáo. Cũng có nhiều làng cả chùa và nhà thờ đều nằm chung một làng. Đó cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cả dân làng. Với làng Việt truyền thống ở Bắc Bộ Việt Nam, cái mà ta nhận thấy rõ nhất là không thể thiếu những yếu tố trên, những vật thể mà ta có thể nhìn thấy được, đó là những đặc trưng của làng Việt truyền thống. Mặc dù sau này, kinh tế đất nước phát triển, lũy tre xanh đã bị chặt phá, cái bao bọc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam suốt thời kì Bắc thuộc để không bị đồng hóa bởi Trung Hoa. Nay đã được thay bằng nhà cao tầng, đường bộ hiện đại… Đình làng xưa đã không còn nữa thay vào đó là nhà văn hóa thôn,chỉ còn rất ít làng giữ lại được mái đình làng nhưng cũng không còn nguyên vẹn như xưa nữa. Cây đa được chặt bớt, cổng làng bị phá đi làm cổng chào. Một số làng đã được lên làm thành phố, thị xã hay thị trấn. Đó cũng là theo xu hướng của thời đại nhưng cái bản sắc văn hóa dân tộc thì bị mai một, hòa tan dần. 2.2. Cơ cấu tổ chức của làng Việt truyền thống. Làng Việt truyền thống ở Bắc Bộ được tổ chức theo cơ cấu “nửa kín, nửa hở” (từ dùng của GS. Trần Quốc Vượng), là một cơ cấu tổ chức hết sức linh hoạt và mềm dẻo, “nửa kín” mang tính chất “tự trị” tự quản của làng: Về hình thức có lũy tre làm biểu tượng, hương ước riêng có lệ làng riêng, hội làng riêng một ngày, Thành Hoàng làng riêng (mỗi làng thờ riêng một ông Thành Hoàng) “chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT làng ấy thờ”. Đời sống kinh tế của làng mang tính tự cung tự cấp. “nửa hở’ là quan hệ liên làng, siêu làng: liên kết chống lũ lụt, chống ngoại xâm, quan hệ hôn nhân ngoài làng, về kinh tế có sự giao lưu, buôn bán giữa các làng, các vùng (chợ phiên) “Một Râu, hai Mốt, ba Ngà Bốn Cầu, năm Táng, sáu đà lại Râu” (ca dao). Các loại hình làng Việt gồm có làng thuần nông, chủ yếu làng Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng đều là làng thuần làm nông nghiệp trồng lúa nước. Ngoài ra có một số làng nghề như làng Chuông (Thanh Oai - Hà Nội) làm nón, làng Vân Chàng (Nam Trực - Nam Định) làm nghề rèn, làng Bát Tràng (Hưng Yên) làm gốm sứ, làng Vạn Phúc (Hà Nội) làm nghề dệt lụa….và một số làng buôn như làng Phù Lưu (Ninh Hiệp - Bắc Ninh)….là những làng chuyên làm một nghề, cha truyền con nối hết đời này qua đời khác. Nguyên tắc quản lý của làngViệt Nam chủ yếu dựa trên cơ sở huyết thống và địa vực. Làng được hình thành dựa trên nguyên lý máu và nguyên lý đất. Nguyên lý máu dựa trên quan hệ dòng họ, mỗi dòng họ đều có trưởng họ (phải là nam giới) người này trực tiếp cai quản nhà thờ họ (từ đường chính), lo việc ghi chép gia phả của những người trong họ. Nếu họ nào đông người quá thì việc này được phân chia xuống cho các nghành, các chi trong họ mình. Đồng thời lo việc tế lễ, cúng bái những ngày giỗ tổ của cả họ. Đây là người có vai trò khá quan trọng trong làng, đặc biệt là những làng nào chỉ có một họ (người ta lấy tên họ làm tên của làng: Đặng Xá, Đỗ Xá, Nguyễn Xá, Phạm Xá….), người có vai trò cổ vũ tinh thần học tập của con em trong làng, giải quyết các xung đột trong dòng tộc bằng tình cảm và thường đóng vai trò là chức sắc trong làng. Có một số làng được phân chia theo địa vực thành từng xóm nhỏ như: Xóm Đông, xóm Đoài, xóm trên, xóm dưới….thường thì các gia đình tự bảo vệ, cai quản cho nhau “bán anh em xa, mua láng ghiềng gần”, “hàng xóm, láng ghiềng tối lửa tắt đèn có nhau”. Hoặc quản lý theo giáp (chỉ ở nam giới) theo lứa tuối. Làng Việt có một lối tổ chức quản lý khá chặt chẽ ban đầu chỉ là sự liên kết giữ các thành viên trong dòng tộc, sau đó là sự hợp sức đối phó với thiên nhiên như đắp đê chống lũ, đào kênh mương dẫn nước và bắt trai tráng xung lính hoặc làm việc làng xóm. Dân trong làng được chia làm hai loại chính: dân chính cư và dân ngụ cư. Dân chính cư (dân nội tịch) là những đinh nam được ghi tên trong sổ của làng, có quyền và nghĩa vụ với làng, với nước, được chia ruộng công, được dự hội làng, được tham gia các công việc của làng và được xung lính khi đến tuổi. “Dân chính cư trong làng được chia làm 5 hạng: 1. Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT 2. Chức dịch gồm những người đang làm việc trong xã. 3. Lão gồm những người thuộc hạng lão trong các giáp. 4. Đinh gồm những trai đinh trong các giáp. 5. Ti ấu là hạng trẻ con của các giáp (phải là con trai). Hai hạng trên cùng – chức sắc, chức dịch (và một phần hạng thứ 3 – những người cao tuổi nhất trong hạng lão) tạo thành một bộ phận gọi là quan viên xã. Quan viên hàng xã thường lại chia thành ba nhóm: kì mục,kì dịch (lí dịch) và kì lão(… ). Trực tiếp làm việc, tiếp xúc với dân, với quan trên là lí dịch. Đối tượng quản lý chủ yếu của lí dịch là ba hạng dân bên dưới – lão, đinh và ti ấu – đó chính là ba lớp tuổi nằm trong các giáp, do các giáp cai quản. Chính nhờ biết dựa vào giáp như một tổ chức truyền thống hoàn toàn tự nguyện và rất ổn định (do mang tính cha truyền con nối) nên bộ máy hành chính của các làngViệt Namcổ truyền rất gọn nhẹ” (Trần Ngọc Thêm). Những người dân ngụ cư (dân ngoại tịch) là những người ở nơi khác đến, họ bị dân chính cư khinh rẻ, họ phải ở ngoài rìa làng, không có danh phận gì trong làng, không được tham dự hội làng, và không bị bắt lính. “Muốn chuyển thành dân chính cư, dân ngụ cư phải thỏa mãn hai điều kiện: Đã cư trú ở làng từ ba đời trở lên và phải có một ít điền sản (tài sản dưới dạng ruộng đất). Điều kiện thứ nhất đảm bảo rằng con cháu kẻ ngụ cư đã yên tâm với cuộc sống ở đây. Điều kiện thứ hai đảm bảo sự gắn bó với đất đai – ruộng đất không dễ gì bỏ vào túi mà mang theo như tiền bạc được” (Trần Ngọc Thêm). Có lẽ, sự phân biệt rạch ròi giữa dân chính cư và dân ngụ cư trong một làng nhằm để hạn chế sự di cư của các thành viên trong làng, phải có nghĩa vụ với ruộng đất của cha ông để lại (cày cấy, hương hỏa, đóng góp…), và ý thức những người dân chính cư rằng nếu chuyển đi nơi khác thì cũng bị coi thường, khinh rẻ như những kẻ ngụ cư khác. Điều này đảm bảo cho sự ổn định của làng, làm dân gắn bó sâu sắc với làng hơn mang đặc trưng của yếu tố định cư của nông nghiệp trồng lúa nước. 2.3. Các hình thức sinh hoạt văn hóa của làng. Làng là một đơn vị lãnh thổ khép kín được bao bọc bởi lũy tre làng, do vậy giữa các làng dường như rất ít có mối quan hệ với nhau về mặt tín ngưỡng văn hóa. Người xưa từng nói: “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Vì thế mà mỗi làng đều có những nét văn hóa phi vật thế khác nhau như: Thành Hoàng làng, lệ làng, hội hè đình đám vào riêng một ngày không làng nào giống làng nào. Nhưng tựu chung lại thì có một số thứ được coi là luật định không thể không đồng nhất trong sinh hoạt ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT văn hóa của các làng Việt truyền thống ở Bắc Bộ như: Ngôi thứ, hội làng, tế lễ, các tổ chức sinh hoạt phường hội, và việc kỵ đình miếu chùa chiền…. Thành Hoàng làng xuất thân từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam hết sức độc đáo và riêng biệt. Nếu Thành Hoàng của Trung Quốc chỉ thờ những người bảo trợ cho thành quách của họ thường là những người có công xây dựng thành hoặc bảo vệ thành thì ở Việt Nam thần Thành Hoàng làng mang đặc trưng của yếu tố dân gian thờ đủ mọi loại thần như thiên thần (Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh,…) là những nhân vật bất tử trong huyền thoại dân gian. Các nhân thần (Hưng Đạo Vương, Lý Thường Kiệt,…) họ là những người có công trạng to lớn với đất nước, nhân dân, được nhân dân tưởng nhớ công đức mà thờ, họ được xếp vào loại thượng đẳng thần. Còn các vị thần có công với dân làng họ thường là những người đỗ đạt, những văn võ quan có tên họ và công trạng của làng hay những ông tổ sáng lập ra làng được xếp vào loại trung đẳng thần. Đôi khi cũng có một số Thành Hoàng được thờ như những người ăn mày, người chết trôi dạt qua làng, người chết vào những giờ thiêng, hoặc là các tà thần, yêu thần, thần rắn, thần rết, thần giết lợn…họ là những người không tên tuổi, hoặc là những vị thần bản địa…được xếp vào hạ đẳng thần. Những vị Thành Hoàng làng này có nhiệm vụ là phải che chở, phù trợ cho dân làng không bị mất mùa, trộm cướp, bệnh dịch….và được thờ ở một nơi tranh trọng nhất của làng là đình làng. Hằng năm dân làng chọn ra một ngày nào đó làm ngày kỵ làng, thường là những ngày sinh, ngày mất, ngày thăng quan hoặc ngày mà vị Thành Hoàng này làm những việc giúp dân, giúp nước hoặc giúp làng việc gì đó là ngày kỵ làng. Vào ngày này thường diễn ra những lễ hội gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ thì cúng lễ thần Thành Hoàng, đôi khi có cả tế lễ, rước thần…Phần hội là những trò chơi dân gian như đánh đu, chọi gà, đua thuyền, chơi cờ người….Ngày nay còn ít làng giữ được những phong tục văn hóa đặc sắc đó của người Việt. Một thứ nữa trong văn hóa làng quê Việt Nam đó là ngôi thứ trong làng. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội làng Việt. “Ở làng quê người ta thường tranh nhau “ăn trên ngồi trước” rất kịch liệt, hoặc dùng tiền bạc để mua ấm, mua nhiêu với làng, hay quyên mua phẩm hàm với nhà nước, hoặc dùng thần thế hay mưu mô để dành lấy một chức dịch trong làng. Câu tục ngữ “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” đủ miêu tả xác đáng cái tinh thần tranh ngôi thứ ở hương thôn” (Đào Duy Anh). Cũng giống như ở trong triều đình của nhà vua, các vị quan tước khi vào chầu đứng theo thứ tự từ phẩm hàm cao nhất trở xuống. Khi ăn cỗ hoặc họp bàn công việc ở đình cũng ngồi theo vai vế, ngôi thứ như ở trong triều. Ngồi trên cao nhất “cái chiếu giữa đình” (từ dùng của Ngô Tất Tố), ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT thường là những vị chức sắc có quyền lực cao nhất trong làng như lý trưởng, hương chức, khoa mục chức tước….Tiếp đó là những chánh phó lý, hương trưởng, trưởng tuần, các bô lão cao tuổi nhất trong các giáp. Và cuối cùng là những người dân (đàn ông) trong làng được xếp theo thứ tự tuổi tác. Chỗ ngồi trong đình thể hiện danh phận, chức vị và quyền lực của họ trong làng ấy. Có thế nói, cách tổ chức của làng Việt truyền thống là một mô hình nhà nước thu nhỏ, đình làng như một triều đình thu nhỏ của thôn quê. Do vậy họ tự biết tôn trọng những người ngồi trên, tự biết thân phận và nghĩa vụ của mình trong làng cũng như trong sinh hoạt văn hóa chung của làng. Một hình thức kết cấu giữa các thành viên trong làng nữa đó là hình thức phường hội. “Ở trong một làng, người ta lại thường thấy những cuộc đoàn kết nhỏ, như hội tư văn gồm những người có chức tước khoa danh, hội Văn phả gồm những người nho học mà không có phẩm hàm khoa mục gì, hội võ phả gômg các quan võ, hội Đồng môn gồm tất cả các học trò của một thấy học. Ngoài ra còn vô số những đoàn thể khác, như họ mua bán dùng cách gắp thăm hay bỏ tiền úp bát mà lần lượt góp tiền cho nhau, hội Hiếu để giúp nhau trong cuộc tang ma. Hội Hỷ để mừng nhau trong cuộc khánh hỷ, cùng là những hội Bách nghệ họp các thủ công đồng nghiệp, hội Chư bà họp những bà vãi lễ Phật, hội Đồng quan họp những bà đồng thơ thánh, hội Bát âm họp các tài tửaam nhạc, cho đến hội chọi gà, hội chọi chim….Xem thế thì thấy rằng nhà quê ta rất ham lập hội” (Đào Duy Anh). Và mỗi năm một vài lần hoặc có việc gì quan trọng các thành viên trong hội này đều gặp gỡ họp mặt sinh hoạt văn hóa cùng nhau hoặc cùng bàn bạc công việc của hội. Còn ở các dòng họ là những ngày giỗ tổ, những ngày lễ tết là lúc con cháu về nhà nhờ họ tế lễ ông bà tổ tiên đã sáng lập ra dòng họ này trong làng. Cũng là lúc con cháu trong nhà “đóng cửa” bảo ban nhau cùng phấn đấu học tập, tích cực tham gia lao động sản xuất thể hiện tinh thần đoàn kết dòng họ “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Chính những tính chất khép kín này đã giúp bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam không bị Hán hóa trong suốt một thời kỳ dài của lịch sử. 3. Đặc trưng văn hóa làng xã, ưu điểm và nhược điểm trong sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa. • Tính tập thể: Trong truyền thống cộng đồng của người Việt Nam, ít thấy có quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với cộng đồng lớn mà chỉ có quan hệ giữa cá nhân với gia đình, gia tộc, gia tộc có quan hệ với làng, làng có trách nhiệm với ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT nước, vì vậy đối với cộng đồng lớn vai trò của cá nhân bị hòa tan. Để duy trì được mối quan hệ của các cộng đồng thì cá nhân phải hòa vào tập thể và ngược lại cơ chế quản lý làng xã phải tổ chức sao cho đảm bảo được quyền lợi bình đẳng giữa các thành viên. Biểu hiện rõ nét nhất là việc tham gia bầu chọn người đại diện tham gia vào bộ máy quản lý của làng xã. Dân làng được hỏi ý kiến trước những vấn đề hệ trọng - Trong cơ chế này luật pháp của làng là những phong tục tập quán, tục lệ được hình thành trong quá trình lâu dài. Công cụ điều chỉnh hành vi của mọi người là dư luận. Trong trường hợp đặc biệt làng áp dụng hình thức phạt vạ trước tập thể. - Do tính cộng đồng cao nên nhiều học giả cho rằng cộng đồng làngViệt Nam đã nảy sinh truyền thống dân chủ làng xã. - Truyền thống dân chủ làng xã thực chất là cộng sản- thị tộc còn được lưu truyền tù thời CSNT và cũng chỉ vận hành trong thời kì đầu sau này làngvận hành theo nguyên tắc cứng nhắc. - Thể chế làng xã khó chấp nhận những cái mới không có khả năng biến đổi trước sự biến động của hoàn cảnh xã hội.Vì vậy không đánh giá quá cao tính dân chủ của làng xã. • Tính tự quản Được thể hiện ở chỗ các thành viên tự giám sát lẫn nhau đó là yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỉ cương.Tính tự quản được vận hành thông qua kết cấu quản trị bao gồm: cơ quan thuyết nghị, cơ quan chấp hành. Tính tự quản được thể hiện trên cơ sở việc tất cả mọi người đều hành động theo hương ước. Lệ làng chỉ có hiệu lực khi trở thành hương ước và được phê chuẩn của chính quyền cấp trên. Chính quyền trung ương chỉ làm việc với đại diện của làng xã. - Tính tự quản của làng xã dễ dàng biến thái thành tính tự trị.Lịch sử Việt Nam cho thấy làng xã tự quản theo lệ mà không dựa vào luật chính quyền trung ương nên đã tạo điều kiện cho hội đồng kì mục và kì dịch tùy tiện hành động và sách nhiễu nhân dân. Tính tự trị được biểu hiện bằng lũy tre làng. - Tính tự trị này làm cho sự tiếp nhận các quy định chung của nhà nước bị bê trễ và mang tính hình thức, giải thích sai nội dung. Tóm lại được giải thích theo quan điểm địa phương chủ nghĩa, dẫn đễn chủ nghĩa địa phương cục bộ. - Chủ nghĩa cục bộ địa phương làm cho sự tiếp nhận các quy định chung của nhà nước trở nên bê trễ hoặc chỉ mang tính hình thức, hoặc bị giải thích và áp dụng sai lệch về nội dung( phép vua thua lệ làng). Trong không gian làng xã pháp luật được đẩy xuống hàng thứ yếu và mọi vấn đề phát sinh đều được giải quyết trong nội. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT 4. Kết luận Làng quê Việt Nam mang những đặc sắc văn hóa riêng của người Việt, với tính chất “nửa kín nửa hở” đó đã làm cho làng đứng vững được trong bão táp của lịch sử dân tộc. Chính những sự cố kết rất tự nhiên mang đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước đó đã làm cho làng Việt in đậm trong tâm thức những người dân Việt Nam, không thể dứt bỏ được tình quê hương tha thiết mà “ai đi xa cũng nhớ về” cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre xanh, cổng làng in vết thời gian gắn bó với tuổi thơ mỗi người từng sinh ra và lớn lên bên trong lũy tre xanh ấy. Tuy vậy, cũng chính nó đã làm cản trở sự phát triển của tư duy khoa học kỹ thuật, óc sáng tạo trong mỗi người dân Việt Nam, đến khi có sự đổi mới thì những giá trị văn hóa đó nhanh chóng bị phá vỡ và suy tàn nhường chỗ cho văn hóa phương Tây phát triển. Những ngôi làng được coi là truyền thống văn hóa lại là những làng đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Họa chăng chỉ còn sót lại những dấu vết của một nền văn hóa bản sắc của dân tộc như đình làng, gia phả, tục thờ cúng…. Mặc dù vậy làng Việt vẫn luôn là điểm tựa cho những ai đi xa luôn có ý thức hướng về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT MỤC LỤC 1. Khái niệm “làng” 2. Đặc trưng của làng Việt ở Bắc Bộ. 2.1. Kết cấu chung của làng Việt truyền thống. 2.2. Cơ câu tổ chức của làng Việt truyền thống. 3. Đặc trưng văn hóa làng xã, ưu điểm và nhược điểm trong sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 4. Kết luận . ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT Đặc điểm văn hóa làng Việt 1. Khái niệm làng : Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng. được giải quyết trong nội. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA LÀNG VIỆT 4. Kết luận Làng quê Việt Nam mang những đặc sắc văn hóa riêng của người Việt, với tính chất “nửa kín

Ngày đăng: 08/06/2013, 00:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan