cau hoi on tap thi mon kinh te doi ngoai

14 1.8K 7
cau hoi on tap thi mon kinh te doi ngoai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

câu hỏi ôn thi môn kinh tế đối ngoại

Câu 1: Trình bày các chính sách ngoại thương thường áp dụng trong kinh tế quốc tế & các biện pháp xây dựng chính sách ngoại thương? 1. Khái niệm chính sách ngoại thương: - Chính sách ngoại thương là tổng thể các nguyên tắc, biện pháp kinh tế - hành chính – pháp luật mà nhà nước áp dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực ngoại thương qua một thời kỳ nhất định phù hợp với chiến lược phát triển kinh tếhội của quốc gia. 2. Các chính sách ngoại thương thường được áp dụng a/ Chính sách mậu dịch tự do: • Nội dung: - Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp. - Mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để hàng hóa và tư bản được tự do lưu thông giữa thị trường trong nước và nước ngoài. - Các qui luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường sẽ điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu trong nước. • Ưu điểm: - Thị trường hàng hóa phong phú, người tiêu dùng có nhiều điều kiện thuận lợi để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. - Kích thích nhà sản xuất tự đầu tư đổi mới công nghệ - Giúp nhà kinh doanh nội địa nâng cao sức cạnh tranh, vươn ra thị trường bên ngoài • Nhược điểm: - Thị trường hàng hóa phát triển tự do nên dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng. - Nhà sản xuất nhỏ dễ rơi vào tình trạng phá sản nếu không đủ sức mạnh về tài chính và khoa học kỹ thuật. b/ Chính sách bảo hộ mậu dịch: • Nội dung: - Nhà nước sử dụng những biện pháp thực hiện nhằm bảo vệ thị trường nội địa, ngăn chặn hàng ngoại nhập và nâng đỡ các nhà sản xuất trong nước, giúp họ bành trướng ra bên ngoài. Chính sách bảo hộ nhằm tự thân phát triển kinh tế. - Một vài trường hợp đặc biệt: + Chính sách bảo hộ phòng ngự: bảo hộ những ngành kinh tế còn non trẻ. Khi đủ mạnh thì áp dụng chính sách mậu dịch tự do. + Chính sách tân bảo hộ: giúp doanh nghiệp trong nước đánh bạn doanh nghiệp nước ngoải. • Ưu điểm: - Bảo vệ sản xuất trong nước. - Giúp nhà xuất khẩu tăng cường khả năng cạnh tranh với nước ngoài. - Điều tiết cán cân thanh toán quốc gia. Sử dụng ngoại tệ hợp lý. • Nhược điểm: - Nếu bảo hộ mậu dịch quá chặt sẽ hạn chế sức cạnh tranh do doanh nghiệp rơi vào tình trạng trì trệ. - Không phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. c/ Chính sách kinh tế hướng nội: • Nội dung: Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế theo hướng tự lực cánh sinh, hạn chế quan hệ với thị trường bên ngoài. Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu. • Ưu điểm: - Huy động tối đa mọi tiềm lực quốc gia cho công cuộc phát triển kinh tế. - Nền kinh tế trong nước ổn định do ít chịu tác động của thị trường thề giới. • Nhược điểm: - Tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới không cao do sản xuất chủ yếu hướng vào thị trường trong nước. - Mất cân đối trong cán cân thương mại. d/ Chính sách kinh tế mở: • Nội dung: - Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp nhằm mở cửa nền kinh tế quốc gia, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. - Chính sách xuất khẩu sản phẩm sơ chế dựa vào tài nguyên trong nước là chính. - Mở cửa dần từng bước và tạo dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế tự chủ. - Chính sách xuất khẩu dựa vào lợi thế so sánh quốc gia. • Ưu điểm: - Phát triển năng lực cạnh tranh. - Kích thích sự năng động trong phát triển kinh tế của doanh nghiệp, của quốc gia. - Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài • Nhược điểm: - Kinh tế quốc gia dễ rơi vào tình trạng phát triển mất cân đối. - Tạo ra tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập. - Dễ bị nước ngoài chi phối kinh tế. 3. Các phương pháp xây dựng chính sách ngoại thương: a/ Phương pháp tự định: • Nội dung: Là phương pháp mà nhà nước tự định ra những biện pháp nhằm quyết định mức độ buôn bán với các nước bạn hàng, căn cứ vào tình hình kinh tế trong nước và kinh tế thế giới • Cơ sở thực hiện: Căn cứ vào quyền độc lập tự chủ, quyền tự quyết của mỗi quốc gia và căn cứ vào mối quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, các nước đều mong muốn vươn lên hàng đầu nhưng vẫn phải phụ thuộc vào nhau trong phát triển kinh tế nên mỗi quốc gia phải điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh chung quốc tế. Vì thế, phương pháp này đang giảm dần vai trò của nó trong việc hoạch định chính sách ngoại thương của mỗi quốc gia. b/ Phương pháp thương lượng: • Nội dung: Là nhà nước thực hiện quá trình thương lượng, thỏa thuận với các bên tham gia nhằm lựa chọn những biện pháp và mức độ khác nhau có thể áp dụng vào quan hệ buôn bán lẫn nhau. • Cơ sở thực hiện: Dựa vào nguyên tắc tương hổ (có đi có lại), nguyên tắc ngang bằng dân tộc và nguyên tắc không phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, phương pháp này đòi hỏi mỗi nước khi hoạch định chính sách ngoại thương phải thực hiện các cuộc đàm phán, thương lượng song phương hoặc đa phương để đưa ra các biện pháp áp dụng vào ngoại thương vừa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thế giới, vừa thỏa mãn yêu cầu của đối tác và cũng lại phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế quốc gia. Câu 2: Trình bày các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương về thuế quan a. Khái niệm: - Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập cảnh phải nộp cho cơ quan đại diện (Hải Quan) của nước sở tại. b. Phân loại thuế quan: * Nếu phân loại theo mục đích đánh thuế: - Thuế quan nhằm tăng thu ngân sách - Thuế quan nhằm bảo hộ thị trường nội địa: thường đánh vào hàng nhập khẩu. * Nếu phân loại theo phương pháp tính: - Thuế tính theo giá trị: bằng tổng giá trị hàng hóa x thuế suất của hàng hóa đó. - Thuế tính theo số lượng/khối lượng: Là tùy theo số lượng/khối lượng mà tính thuế. - Thuế tính theo phương pháp hổn hợp: là vừa tính theo giá trị, vừa tính theo khối lượng. - Thuế tính theo bậc thang: Chính phủ nước nhập khẩu đánh thuế đối với nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm với mức chênh lệch rất cao; nhằm khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm để phục vụ phát triển sản xuất trong nước. * Phân theo đối tượng chịu thuế: - Thuế hàng xuất khẩu - Thuế hàng nhập khẩu - Thuế hàng quá cảnh * Phân loại theo mức thuế: - Mức thuế tối đa - Mức thuế tối thiểu - Mức thuế ưu đãi. * Phân loại theo mục đích xuất nhập khẩu hàng hóa: - Hàng miễn thuế - Thuế phổ thông * Phân loại theo phạm vi thu thuế - Thuế xuất nhập khẩu trung ương - Thuế xuất nhập khẩu địa phương c/ Biểu thuế quan: * Khái niệm: - Là bảng hệ thống những qui định về mức thuế suất đối với từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Mỗi nước có những qui định khác nhau về mức thuế suất áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu, những qui định sẽ được thể hiện rõ trên biểu thuế quan. - Thông qua biểu thuế quan, doanh nghiệp có thể tự xác định mức thuế suất đối với hàng xuất nhập khẩu của mình và cán bộ hải quan có cơ sở để thu thuế phù hợp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. * Phân loại: - Biểu thuế đơn: là trong biểu thuế qui định mỗi loại hàng chỉ có một mức thuế. Biểu thuế đơn thường áp dụng trong phương pháp tự định để xây dựng. - Biểu thuế kép: được xây dựng trên nguyên tắc: mỗi loại hàng có thể được áp dụng từ hai mức thuế trở lên. Tùy theo xuất xứ của hàng hóa mà áp dụng mức thuế cho phù hợp. Muốn xây dựng biểu thuế quan này các nước phải thông qua phương pháp thương lượng để đạt thỏa thuận. d/ Vai trò của thuế quan trong điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu: Thuế quan có vai trò to lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể là: - Điều tiết lượng hàng hóa xuất nhập khẩu: Giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào thuế quan. Thuế cao sẽ làm cho giá cả tăng lên, sức cạnh tranh yếu đi và ngược lại. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng hay giảm hàng hóa xuất nhập khẩu. - Có tác dụng tăng thu ngân sách: lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, thuế suất xuất nhập khẩu sẽ nhiều và như thế góp phần vào ngân sách của mỗi quốc gia. - Thuế nhập khẩu gián tiếp giảm bớt nạn thất nghiệp: Khi áp dụng mức thuế nhập khẩu cao đối với hàng tiêu dùng sẽ dẫn đến làm hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Từ đó khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Là công cụ hữu hiệu trong quan hệ thương mại khi áp dụng chính sách phân biệt đối xử hoặc gây áp lực buộc bạn hàng phải nhượng bộ trong quan hệ buôn bán. - Giảm thuế là một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng và thực hiện thành công các liên minh kinh tế. e/ Một số loại thuế đặc biệt trong buôn bán quốc tế: - Chế độ tối huệ quốc: Là một nước dành cho các nước hợp tác thương mại cùng tham gia hiệp định, một sự tương ứng đối xử tốt nhất đối với một sản phẩm mà nó đã dành cho bất kỳ một nước trong số đó. - Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập: Là các nước công nghiệp phát triển áp dụng chế độ ưu đãi về thuế (mức thuế suất từ 0% - 3%) đối với các mặt hàng công nghiệp thành phẩm, bán thành phẩm và hàng công nghiệp chế biến được nhập khẩu từ các nước chậm và đang phát triển. Có thể hiểu chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập là một trường hợp ngoại lệ của chế độ tối huệ quốc. - Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần: là kiều dân, doanh nghiệp của nước này có tài sản và thu nhập ở lãnh thổ nước kia thì chỉ chịu thuế 1 lần ở một nước. Câu 3: Trình bày nhóm các biện pháp phi thuế quan trong thực hiện chính sách ngoại thương 1. Nhóm các biện pháp phi thuế quan: a/ Các biện pháp tài chính – tiền tệ: Các biện pháp này được áp dụng khi biện pháp thuế quan không có tác dụng ngăn chặn hàng xuất nhập khẩu. • Giảm mức nhập khẩu hàng hóa bằng cách: - Ký quĩ nhập khẩu: chính phủ nước nhập khẩu qui định: chủ hàng nhập khẩu phải ký quĩ tại ngân hàng chỉ định một khoản tiền trước khi được phép nhập khẩu (mức đặt cọc ti lệ với giá trị lô hàng nhập khẩu) nhằm hạn chế việc nhập khẩu một mặt hàng nào đó. Mục đích của việc áp dụng biện pháp này là để gây khó khăn về mặt tài chính cho nhà nhập khẩu. - Phá giá nội tệ: hàng hóa sẽ đắt hơn khi thanh toán bằng nội khiến cho nhà nhập khẩu gặp khó khăn trong kinh doanh, từ đó để hạn chế nhập khẩu. • Khuyến khích xuất khẩu bằng cách: - Sử dụng cơ chế tỷ giá để quản lý xuất khẩu của các doanh nghiệp thông qua: + Quản lý ngoại hối: Tất cả các khoản thu chi ngoại tệ của doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua ngân hàng, từ đó nhà nước sẽ chủ động điều tiết xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. + Phá giá đồng nội tệ: Góp phần làm tăng xuất khẩu do doanh nghiệp có lời do chênh lệch tỉ giá. - Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu: Là nhà nước đứng ra lập quĩ bảo hiểm xuất khẩu, quĩ này chịu trách nhiệm gánh vác những tổn thất, chia bớt rủi ro trong kinh doanh với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Tác dụng của hình thức này là khuyến khich doanh nghiệp mạnh dạn bán chịu hàng hóa cho bạn hàng nước ngoài làm tăng kim ngạch xuất khẩu, mặc khác giúp doanh nghiệp nâng giá bán đối với hàng xuất khẩu. - Nhà nước thực hiện trợ cấp (tài trợ) xuất khẩu: Là nhà nước giành nhiều ưu đãi đặc biệt về nhiều mặt cho nhà xuất khẩu nhằm khuyến khích doanh nghiệp tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường. Một vài biện pháp hổ trợ xuất khẩu như: + Hổ trợ về tài chính : Nhà nước cho doanh nghiệp vay lãi suất thấp để sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, hoặc không đánh thuế hoặc đánh thuế rất thấp hàng xuất khẩu. + Hổ trợ về khoa học kỹ thuật: Điều này giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh do nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ. + Những biện pháp hổ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp khác: tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế làm cầu nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, từ đó mở rộng thị trường tiêu thu. Hoặc hổ trợ một phần chi phí để doanh nghiệp tham gia chương trình tìm kiếm đối tác ở thị trường nước ngoài. - Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu: Là nước xuất khẩu cho nước nhập khẩu vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua hàng của nước cho vay. • Hệ thống thuế nội địa: Là nhà nước áp dụng các loại thuế nội địa như thuế VAT, thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp, phụ thu… đánh vào hàng xuất khẩu với mức thấp và ngược lại với hàng nhập khẩu. b/ Các hình thức hạn chế số lượng: Là chính phủ sử dụng các biện pháp, các qui định hành chính là chủ yếu để điều tiết số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. • Cắm hẳn việc xuất hoặc nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó nhằm đạt được một mục đích đã định trước vì những lý do như bảo vệ nền văn hóa dân tộc, tài nguyên môi trường, đảm bảo lợi ích quốc gia… • Cấp giấy phép: là hàng muốn xuất nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng cách cấp giấy phép. • Hạn ngạch xuất nhập khẩu (quota): Là số lượng hàng hóa mà một nước có thể được phép xuất nhập khẩu. Căn cứ vào tình hình cung cầu một loại hàng hóa nào đó mà người ta không chế mức xuất (hoặc nhập) khẩu đối với 1 nước trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) dưới hình thức cấp quota. • Hạn ngạch thuế quan: Là nhà nước của nước nhập khẩu qui định số lượng nhập khẩu một mặt hàng nào đó với thuế suất thấp. Khi vượt qua số lượng này hàng nhập khẩu phải chịu thuế suất cao hơn. Số lượng hàng nhập khẩu với thuế suất thấp được qui định dựa trên sự cân đối giữa cung – cần trong nước. Số thuế phải nộp được ấn định cụ thể chứ không tính theo giá trị hàng nhập khẩu • Quota tự nguyện: Là hình thức bảo hộ thị trường bằng cách: nhà nước của nước nhập khẩu đòi nước xuất khẩu phải giảm lượng hàng xuất khẩu sang nước mình hoặc phải tăng giá hàng xuất khẩu. Nếu không thực hiện thì nước nhập khẩu sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết khác. c/ Rào cản kỷ thuật: Là tổng thể những biện pháp hành chính hoặc biện pháp tài chính (nhưng không phải biện pháp đánh thuế nhập khẩu) mà một chính phủ áp dụng đối với hàng nhập khẩu nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó. d/ Các biện pháp tự vệ: Là tổng thể các biện pháp mà chính phủ áp dụng nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó, nếu hàng nhập khẩu đó có nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại của việc sản xuất và tiêu thụ hàng nội địa. Có 3 biện pháp tự vệ thường được áp dụng là: • Chống phá giá: Phá giá là hành vi bán hàng với giá thấp hơn giá thành một cách không bình thường. Trong thương mại, các nhà kinh doanh thường áp dụng biện pháp bán phá giá nhằm mục đích triệt tiêu đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường. Việc bán phá giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa khiến cho sản phẩm nội địa có nguy cơ bị thu hẹp thị trường. Vì thế chính phủ của nước nhập khẩu sẽ áp đặt thuế chống phá giá nhẳm bảo vệ các nhà sản xuất nội địa. Lợi dụng chính sách này, hội doanh nghiệp các nhà nhập khẩu thường sử dụng biện pháp “kiện nhà xuất khẩu bán phá giá” để giảm áp lực cạnh tranh. • Chống độc quyền: Là tổng hợp những hành vi của nhà sản xuất hoặc tập đoàn kinh tế nhằm triệt tiêu các công ty khác có ý tưởng có thể dẫn đến việc tạo ra sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của tập đoàn đó. Như vậy hành vi độc quyền sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và làm triệt tiêu các sáng tạo của đối thủ để làm ra sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường. Vì thế các nước đưa ra luật chống độc quyền nhằm phát huy sức cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, bảo vệ những nhà sản xuất nhỏ, yếu thế hơn. Ngày nay chống độc quyền cũng là một trong những biện pháp được các nước thường áp dụng với danh nghĩa tự vệ. • Tăng thuế đánh vào hàng trợ giá/ trợ cấp: Nếu hàng nhập khẩu vào một nước nào đó được chính phủ nước xuất khẩu trợ giá, khiến cho hàng trợ giá được bán thấp hơn giá cả của sản phẩm cùng loại hiện đang bán trên thị trường nội địa, thì chính phủ nước nhập khẩu có quyền tăng thuế đối với loại hàng hóa đó. Câu 4: Trình bày chính sách ngoại thương của Việt Nam Căn cứ vào tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường thế giới và nội địa, đồng thời kết hợp với chính sách bảo hộ mậu dịch nhưng vẫn phải đảm bảo tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, mỗi năm hoặc mỗi định kỳ, Chính phủ đều ban hành những qui định, cơ chế điều hành nhằm định hướng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể như sau: 1/ Đối với thương nhân: - Chính sách đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng có nhiều thay đổi, tạo cơ chế thông thoáng nhằm phát huy tối đa tính năng động và tiềm lực trong mỗi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động ngoại thương. - Cơ chế này đã giúp phát huy nội lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tích cực làm giàu cho bản thân và cho xã hội. 2/ Đối với hàng hóa: - Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay áp dụng theo 3 nhóm: * Hàng cấm xuất, cấm nhập: như vũ khí, đạn dược, ma túy; cấm xuất gỗ tròn, gỗ xẻ,…dùng để ngăn chặn nạn phá rừng, cạn kiệt tài nguyên; cấm nhập ô tô tay lái nghịch; văn hóa phẩm đồi trụy, phản động…mả ảnh hưởng xấu đến an toàn và an ninh xã hội. * Hàng xuất, nhập có điều kiện: bao gồm + Hàng có quota, + Hàng quản lý theo chuyên ngành: thiết bị viễn thông, thuốc chữa bệnh. + Hàng có liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân như xăng dầu, thép xây dựng, phân bón, xi măng, đường. + Việc nhập hàng tiêu dùng ban đầu được khống chế bằng 20% kim ngạch do xuất khẩu mang lại và chỉ cấp cho những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có đăng ký chuyên ngành. Trong quá trình hội nhập, qui định này sẽ giảm dần và tiến tới xóa bỏ. * Hàng xuất nhập tự do: Các doanh nghiệp được tự do xuất, nhập khẩu các mặt hàng theo phạm vi kinh doanh đã ghi trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu với thủ tục ngày càng đơn giản. - Luật và biểu thuế xuất nhập khẩu đã được ban hành và thực hiện, giúp quá trình quản lý của nhà nước cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện công tác xuất nhập khẩu thuận lợi hơn. - Thuế nhập khẩu gồm những loại: * Thuế suất ưu đãi: Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Riêng thuế suất ưu đãi đặc biệt (CEPT) áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước đã thỏa thuận ưu đãi đặc biệt theo thể chế khu vực thương mại tự do (AFTA). Để hưởng được thuế suất ưu đãi đặc biệt này, hàng hóa nhập khẩu phải có 2 điều kiện: Phải là mặt hàng được qui định cụ thể trong thỏa thuận và phải là hàng có xuất xứ tại quốc gia thuộc khối mà Việt Nam tham gia theo thỏa thuận. * Thuế suất thông thường: Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ những nước không có thỏa thuận MFN với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng. * Hàng được miễn thuế bao gồm: + Những mặt hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học – giáo dục và đào tạo. + Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để phục vụ cho mục đích thành lập doanh nghiệp. Câu 5: Trình bày dạng liên kết kinh tế tư nhân - Ở mức độ vi mô, có các dạng liên kết giữa các công ty/tập đoàn kinh tế tư nhân sau đây: + Công ty đa quốc gia - MNC: là các c.ty ở các quốc gia liên kết với nhau thành công ty quốc tế. + Công ty xuyên quốc gia - TNC: là các công ty trong cùng 1 ngành liên kết với nhau, đặt công ty con ở nước ngoài. . nước với nhau. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, các nước đều mong muốn vươn lên hàng đầu nhưng vẫn phải phụ thuộc vào nhau trong phát triển kinh tế nên mỗi. trường trong nước. - Mất cân đối trong cán cân thương mại. d/ Chính sách kinh tế mở: • Nội dung: - Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp nhằm mở cửa nền kinh tế

Ngày đăng: 07/06/2013, 18:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan