DE THI HK 1 LOP 12 NAM HOC 2008-2009

2 586 0
DE THI HK 1 LOP 12 NAM HOC 2008-2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT TRIỆU PHONG ĐỀ THI HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2008-2009 Môn : Sinh 12- Thời gian: 45 phút Câu 1: (2đ) Hãy cho biết: a) Nguyên liệu tiến hóa gồm những nguồn nào? b) Thế nào là nhân tố tiến hóa? c) Giao phối ngẫu nhiên có phải là nhân tố tiến hóa không? Giải thích? d) Vai trò của từng nhân tố tiến hóa. Câu 2: (1,5đ) Đột biến gen là gì? Nguyên nhân gây đột biến gen. Kể tên các dạng đột biến gen đã học . Câu 3: (2đ) Ở người tế bào sinh dưỡng có 3 nhiễm sắc thể số 21 được gọi là hội chứng nào? Nêu những biểu hiện bệnh ở người này, cơ chế phát sinh và cách phòng ngừa bệnh này cũng như các bệnh di truyền khác. Câu 4: (2đ) Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể ngẫu phối (Chỉ nêu đặc điểm về tần số alen và thành phần kiểu gen qua các thế hệ). Cho ví dụ minh họa. Câu 5: (2,5đ) Một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền, thống kê được có 36% số cá thể có lông dài với kiểu gen dd, còn lại có lông ngắn; biết lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông dài. a) Tính tần số của các alen D và d. b) Tỉ lệ kiểu gen của quần thể như thế nào. c) Nếu quần thể có 9000 cá thể thì số cá thể đực lông ngắn ước lượng có bao nhiêu? (Biết tỉ lệ đực : cái là 1:1) --------HẾT-------- TRƯỜNG THPT TRIỆU PHONG ĐỀ THI HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2008-2009 Môn : Sinh 12- Thời gian: 45 phút Câu 1: (2đ) Hãy cho biết: e) Nguyên liệu tiến hóa gồm những nguồn nào? f) Thế nào là nhân tố tiến hóa? g) Giao phối ngẫu nhiên có phải là nhân tố tiến hóa không? Giải thích? h) Vai trò của từng nhân tố tiến hóa. Câu 2: (1,5đ) Đột biến gen là gì? Nguyên nhân gây đột biến gen. Kể tên các dạng đột biến gen đã học . Câu 3: (2đ) Ở người tế bào sinh dưỡng có 3 nhiễm sắc thể số 21 được gọi là hội chứng nào? Nêu những biểu hiện bệnh ở người này, cơ chế phát sinh và cách phòng ngừa bệnh này cũng như các bệnh di truyền khác. Câu 4: (2đ) Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể ngẫu phối (Chỉ nêu đặc điểm về tần số alen và thành phần kiểu gen qua các thế hệ). Cho ví dụ minh họa. Câu 5: (2,5đ) Một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền, thống kê được có 36% số cá thể có lông dài với kiểu gen dd, còn lại có lông ngắn; biết lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông dài. a) Tính tần số của các alen D và d. b) Tỉ lệ kiểu gen của quần thể như thế nào. c) Nếu quần thể có 9000 cá thể thì số cá thể đực lông ngắn ước lượng có bao nhiêu? (Biết tỉ lệ đực : cái là 1:1) --------HẾT-------- ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN SINH 12 HỌC KỲ I (2008-2009) Câu 1: (2đ) a) Nguồn nguyên liệu TH: Đột biến, BDTH, nguồn do di-nhập gen. b) Nhân tố tiến hóa : là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. c) Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì không làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể giao phối . d) Vai trò mỗi nhân tố TH: - Đột biến gen: cung cấp BD sơ cấp, qua GP tạo BDTH là nguyên liệu thứ cấp . - Di nhập gen: làm phong phú vốn gen của qt có cá thể nhập cư .=> Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của qt tùy theo tỉ lệ số cá thể đến hoặc đi và kích thước qt (đb qt kích thước nhỏ) - Các yếu tố ngẫu nhiên: Làm nghèo vốn gen của qt, giảm sự đa dạng về DT=> Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen (quan trọng với qt kích thước nhỏ) - Giao phối không ngẫu nhiên: không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng ĐHT, giảm DHT =>Làm nghèo vốn gen của qt - Chọn lọc tự nhiên: Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng thích nghi với đk môi trường xác định 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 2 (1,5đ): - Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen. - Nguyên nhân: + Do tác động lí hóa hay sinh học ở ngoại cảnh (tia PX, TTN, sốc nhiệt, các hóa chất, một số vi rut) + Hoặc những rối loạn sinh lý hóa sinh của tế bào. - Các dạng đột biến (đb điểm) : Thay thế, thêm, mất một cặp nuclêôtit 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3: (2đ) - 3 NST số 21 gây ra hội chứng Đao: - Biểu hiện: Cổ ngắn, gáy dẹt, khe mắt xếch, lưỡi dày và dài, má phệ . - Cơ chế: GP ở bà mẹ (lớn tuổi) cặp NST 21 không phân li  trứng có 2 nst 21 Khi thụ tinh với tinh trùng bình thường  Hợp tử có 3nst21 Đao. - Phòng ngừa: Không nên sinh con ở tuổi quá lớn (40-45) Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây đb.(tạo môi trường trong sạch .) Tư vấn di truyền, sàng lọc trước khi sinh. Liệu pháp gen . 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 4: (2đ) - Quần thể tự thụ phấn: + Tần số alen: Không thay đổi qua các thế hệ. + Thành phần kiểu gen: thay đổi theo hướng ĐHT tăng, DHT giảm * Ví dụ: HS nêu được ví dụ - Quần thể ngẫu phối: + Tần số alen: Không thay đổi qua các thế hệ. + Thành phần kiểu gen: Có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này  thế hệ khác (nếu không có yếu tố làm thay đổi tần số alen) * Ví dụ: HS nêu được ví dụ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2: (2,5đ) Quần thể cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen thỏa mãn công thức Hacđi- Vanbec: p 2 DD+2pqDd+q 2 dd=1  q 2 = 0,36  q =0,6  p= 1- 0,6 = 0,4 a) Tần số của các alen D và d: p(D) = 0,4 ; q(d) = 0,6 b) Tỉ lệ kiểu gen của quần thể: 0,16DD : 0,48Dd : 0,36dd. c) Số cá thể lông ngắn: (0,16 + 0,48) x 9000 con = 5760 con Số cá thể đực lông ngắn: 5760 con : 2 = 2880 con 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ . lệ đực : cái là 1: 1) --------HẾT-------- TRƯỜNG THPT TRIỆU PHONG ĐỀ THI HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2008-2009 Môn : Sinh 12 - Thời gian: 45 phút Câu 1: (2đ) Hãy cho. bao nhiêu? (Biết tỉ lệ đực : cái là 1: 1) --------HẾT-------- ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN SINH 12 HỌC KỲ I (2008-2009) Câu 1: (2đ) a) Nguồn nguyên liệu TH: Đột

Ngày đăng: 07/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan