Năm năm liền cõng bạn đi học

2 869 1
Năm năm liền cõng bạn đi học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Năm năm liền cõng bạn đi học ND - Ðối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, việc giúp nhau làm mùa, hay góp trâu, góp lúa cho nhau là chuyện thường tình trong cuộc sống hằng ngày, ít được ai nhắc đến. Nhưng câu chuyện về hai cháu nhỏ A Byưh cõng A Trâm đi học suốt hơn năm năm qua ở làng Klâu ngol Zố thì đã được nhiều người biết đến một cách trân trọng. Dân làng gọi hai cháu nhỏ là "gum năng rai"- tiếng Gia Rai có nghĩa là đôi bạn thân thương. Klâu ngol Zố là một làng nhỏ của đồng bào dân tộc Gia Rai nằm bên hữu ngạn sông Ðắcbla thuộc xã Ya Chim thị xã Kon Tum. Toàn làng có 140 gia đình với hơn 500 khẩu, trong đó có gần 100 đứa trẻ cùng trang lứa với A Trâm, A Byưh. Nhưng A Trâm không may mắn như các trẻ khác trong làng, từ nhỏ mới sinh ra đã bị chứng bại liệt. Mẹ của A Trâm là Y Tranh chưa hết bàng hoàng bởi đứa con tật nguyền thì đã phải chịu thêm đau khổ vì khi thấy đứa trẻ sinh ra bị dị tật, bố của A Trâm bỏ nhà mà đi . Ngôi nhà nhỏ vắng hoe vì ông ngoại mất sớm, nay lại càng vắng và buồn hơn khi bố của A Trâm bỏ mặc hai mẹ con. Chị Y Tranh cho biết, tuy bị tật nguyền nhưng A Trâm là đứa trẻ khôi ngô và dễ nuôi. Bù lại chứng bại liệt, A Trâm đã có nhận biết sớm hơn so với nhiều đứa trẻ khác cùng tuổi trong làng. Lên một tuổi, A Trâm đã nói được rành rõi cả tiếng Gia Rai và tiếng Kinh. A Byưh sinh sau A Trâm một năm, nhưng hai đứa trẻ sớm trở thành "đôi bạn" thân thiết khi bố mẹ của A Byưh đi làm luôn gửi A Byưh cho bà ngoại của A Trâm trông giữ. Hai đứa trẻ, hai gia đình nhưng đều được bà ngoại xem như con cháu trong nhà. Nhiều đêm A Byưh không về nhà mình mà ở lại ngủ cùng A Tranh. Ðến tuổi học mẫu giáo, A Byưh được bố, mẹ đưa đến trường. Vắng A Byưh, A Trâm không chịu ở nhà với bà mà đòi đi tìm A Byưh. Thương cháu, ban đầu bà ngoại cho A Trâm sang lớp mẫu giáo chơi, nhưng thấy cháu thích đến lớp, lại được cô giáo động viên thế là A Trâm cũng được mẹ và bà cho đi học. Những buổi đầu đến lớp, được bà ngoại đón về. Nhưng rồi cũng có những hôm bà và mẹ bận chưa kịp đón, chẳng biết bằng cách nào mà hai đứa dìu được nhau từ lớp học ở nhà Rông về . Và rồi không phải một bữa mà nhiều lần sau đó, A Trâm đã tự lết đôi chân tật nguyền theo bạn từ lớp học về nhà . Do cuộc sống gia đình khó khăn, nên chuyện A Trâm, A Byưh đi học không được hai gia đình quan tâm nhiều lắm. Nhưng càng đi học thì A Byưh và A Trâm càng quấn quýt lấy nhau. Năm 2002, cả A Trâm và A Byưh đều được vào lớp một, trường ở xa hơn, cách nhà khoảng gần nửa cây số, nhưng hai đứa vẫn dìu nhau tới trường. Chị Y Tranh kể: Những lúc trời mưa gió, đường sá lầy lội, đi lại hết sức khó khăn. Dìu nhau đi học, mặt đứa nào đứa nấy bê bết bùn. Thương con đến chảy cả nước mắt. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, chị phải nhận khoán vườn cây cao-su chăm sóc, phải đi làm từ ba, bốn giờ sáng để lấy tiền nuôi cả nhà . Thấy con quá vất vả, chị khuyên cháu nên nghỉ học ở nhà, nhưng A Trâm khóc không chịu, nhất quyết đòi bằng được đi học. Lên cuối lớp một thì A Byưh bắt đầu cõng được A Trâm. Và cũng bắt đầu từ đó, suốt hơn năm năm qua, A Byưh tự nguyện cõng bạn đi học. Chuyện một cậu bé tật nguyền người dân tộc thiểu số ham học, lại học giỏi của Trường tiểu học Ya Chim I được nhiều cấp ngành địa phương biết đến. A Trâm được quỹ chăm sóc trẻ thơ, Hội Khuyến học thị xã Kon Tum và nhiều tổ chức xã hội khác tặng học bổng, tặng xe lăn cho trẻ em nghèo vượt khó. Năm năm liền ở bậc tiểu học, A Trâm đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Không một chút mảy may so bì với bạn, A Byưh một mực thủy chung sáng nào cũng đến tận nhà cõng A Trâm đi học. Nhà A Byưh nghèo, lại có đến năm anh em, A Byưh là con thứ ba trong gia đình. Ngoài việc đi học, em còn phải giúp bố mẹ chăn bò, giữ em. Anh Apyưm - bố của A Byưh cho biết: A Byưh rất hiền lành và tốt bụng. Ở nhà hay nhường nhịn và chưa bao giờ đánh em, nhưng nhút nhát, ít nói. Việc A Byưh cõng bạn đi học, cháu không nói với bố mẹ nhưng cả nhà đều biết. Không những không ngăn cấm con, mà khi thấy A Byưh vất vả cõng bạn, bố mẹ của em còn trích nguồn tiền tiết kiệm 700.000 đồng để mua một chiếc xe đạp cho A Byưh chở bạn. Năm học 2008 - 2009 này cả hai em đều được lên lớp 6. Từ nhà đến trường hơn bốn km, nhưng ngày nào cũng vậy, 11 giờ trưa là em đã có mặt ở nhà A Trâm để chuẩn bị chở bạn đến trường. Những ngày mưa gió, nhìn hai bạn trên chiếc xe đạp cà tàng đến lớp, thầy trò Trường THCS Ya Chim đều cảm động trước tình bạn chân thành, thủy chung và tinh thần hiếu học của hai em. Thầy giáo Nguyễn Văn Thịnh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của hai em, Công đoàn nhà trường đang thực hiện cuộc vận động các thầy giáo, cô giáo trong toàn trường quyên góp để mua tặng hai em một chiếc xe đạp tốt, để hai em đến trường được thuận lợi hơn. Trong các buổi chào cờ đầu tuần nhà trường đã nêu gương hai em cho học sinh toàn trường học tập. Nhà trường cũng đã động viên các học sinh ở lớp 6C (lớp của em A Trâm), và lớp 6A (lớp của em A Byưh) cố gắng hết sức để giúp đỡ về vật chất và tinh thần để động viên các em học tập. Ước mơ của A Trâm là noi gương Nguyễn Ngọc Ký, em muốn trở thành một thầy giáo trường làng để dạy cho các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số còn mù chữ. Còn A Byưh thì ước mơ sau này trở thành bác sĩ để khám, chữa bệnh cho bà con trong làng. Ðể đạt được ước mơ, chặng đường phía trước còn dài. Mong cho các em vượt qua được chính mình. Và tin rằng với tình bạn sâu sắc, với sự giúp đỡ của cộng đồng các em sẽ đạt được ước mơ của mình. Sỹ Tạo . bằng được đi học. Lên cuối lớp một thì A Byưh bắt đầu cõng được A Trâm. Và cũng bắt đầu từ đó, suốt hơn năm năm qua, A Byưh tự nguyện cõng bạn đi học. Chuyện. Năm năm liền cõng bạn đi học ND - Ðối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, việc

Ngày đăng: 05/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan