hình tượng người chiến sĩ trong văn xuôi giai đoạn 45-75i

19 2.4K 36
hình tượng người chiến sĩ trong văn xuôi giai đoạn 45-75i

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cách Mạng tháng Tám 1945 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cuộc tổng khởi nghĩa vẻ vang này không chỉ có ý nghĩa đánh dấu những mốc sự kiện cách mạng tiêu biểu mà quan trọng hơn Cách mạng tháng Tám còn là bước chuyển mình trong mọi lĩnh vực của đời sống lịch sử xã hội. Sau ngày Hồ Chủ Tịch đọc bản “ Tuyên Ngôn Độc Lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cả quân và dân ta chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới, khốc liệt hơn, khó khăn hơn. Giai đoạn lịch sử 1945 – 1975 với hai cuộc kháng chiến trường kì : kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Có thể nói Cách mạng tháng Tám không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà nó còn là dấu mốc ghi nhận sự chuyển biến của đời sống văn học dân tộc. Cách mạng tháng Tám trở thành cầu nối nhà văn đến với hiện thực cách mạng. Giúp cho các nhà văn trước cách mạng “ nhận đường”, sáng tác phục vụ cho nhiệm vụ làm cách mạng, sáng tác theo quan điểm “ sống rồi hãy viết”. Chính vì vậy mà bức tranh văn học thời kì này có nhiều biến đổi cả về chất và lượng. Quan trọng nhất là văn học thời kì này đã có cùng chung một mục đích sáng tác, một chiến hào chiến đấu, cùng hướng ngòi bút về một tâm điểm của văn học là hiện thực cách mạng. Từ đó dẫn tới các nhân vật trung tâm trong các sáng tác văn học giai đoạn này cũng có nhiều điểm tương đồng trong các tác phẩm văn học cụ thể. Tuy các nhân vật được xây dựng từ những tiểu tiết khác nhau như quê hương, hoàn cảnh, thành phần xuất thân, các mâu thuẫn và tình huống truyện tạo nên những điểm nhấn trong cuộc đời song tựư chung lại họ vẫn gặp nhau ở một điểm cốt yếu: các nhân vật ấy đều là những đứa con tinh thần lớn lên và trưởng thành trong chiếc nôi cách mạng. Trở lại khái niệm nhân vật trung tâm, như ta đã biết nhân vật trung tâm là kiểu nhân vật tham gia vào mọi diễn biến, mọi tình tiết của cốt truyện. 1 Nhân vật này là tâm điểm diễn ra các sự kiện, là sợi dây kết nối và chắp dính các sự kiện, các tình tiết lại với nhau tạo nên những hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm. Nhân vật trung tâm vừa mang cái riêng lại vừa mang cái chung, đồng thời vừa là nhân vật điển hình vừa là nhân vật tâm điểm. Có thể khẳng định một điểu nhân vật trung tâm trong văn xuôi giai đoạn 1945 – 1975 là nhân vật người chiến sĩ. Bởi sống trong hiện thực cách mạng với cuộc kháng chiến trường kì đầy gian khổ như vậy, đề tài cách mạng có một sức hút mạnh mẽ thôi thúc các nhà văn cầm bút. Vì một lẽ đơn giản văn chương cũng là vũ khí, các văn nghệ chiến trên các mặt trận văn hoá. Nhà văn nào chưa viết về cách mạng, chưa viết về hiện thực chiến tranh, chưa viết về người chiến thì tự coi mình như là chưa từng được sống và chiến đấu bằng ngòi bút để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ dân tộc. Chính vì thế mà hình ảnh người chiến đã trở thành nhân vật trung tâm cho rất nhiều tác phẩm. Các nhà văn bằng những trường liên tưởng, bằng ngòi bút sắc sảo của mình tập trung khắc hoạ biết bao tấm chân dung mà ở đó chứa đựng những nét tinh tuý nhất của con người Việt Nam trong kháng chiến. Tuy rằng mỗi nhà văn lại có những cách khai thác rất riêng, rất đặc trưng cho phong cách của mình, đặc trưng cho từng giai đoạn kháng chiến kiến quốc của dân tộc. Như chúng ta đã biết, từ xa xưa trong lịch sử, người lính Việt Nam đã có những nét riêng trong hoàn cảnh xuất thân. Lực lượng cách mạng đều bắt nguồn từ mọi tầng lớp nhân dân. Không phân định tuổi tác, nghề nghiệp, dòng dõi. “Khi giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” đã trở thành một khẩu hiệu quen thuộc. Chính vì thế có rất nhiều ý kiến cho rằng nhân vật trung tâm trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 không phải là người chiến mà là người lính. Nếu xét về nghĩa, người lính mới là kiểu hình tượng nghệ thuật mang tính cụ thể và đại diện cho “ người bộ đội” theo đúng nghĩa của nó, tức là đó phải là những người sống và chiến đấu trong một đơn vị cách 2 mạng cụ thể. Tuy nhiên xét cho cùng, người chiến mới là nhân vật trung tâm của văn học giai đoạn này. Bởi hình tượng người chiến hình tượng mang tính chất bao quát, nó bao hàm cả hình tượng của người lính trong đó. Bên cạnh các hình tượng khác như: người thanh niên xung phong, dân quân du kích, thanh niên tự vệ, các chiến liên lạc nhỏ tuổi… Tất cả các hình tượng này góp phần tạo nên hình tượng người chiến có mặt trên tất cả các mặt trận, các trận địa chiến đấu của dân tộc. Vì vậy, nếu xét nhân vật trung tâm của cả giai đoạn văn học 1945- 1975 có thể tiếp cận nó từ hình ảnh người chiến sĩ. Văn học thời nào cũng thế, trước hết, đó là câu chuyện về con người, về những dâu bể thăng trầm của lịch sử. Bởi vậy, sự thay đổi của thời đại văn học này so với thời đại văn học khác, ngẫm ra, luôn gắn với sự thay đổi trong cách quan niệm về con người. Mặc dù cách khám phá về con người trong văn học hết sức phong phú và đa dạng nhưng dường như thời đại văn học nào cũng cố gắng khắc họa nên những nhân vật thể hiện rõ nhất chân dung tinh thần của thời đại mình. Ðó chính là loại nhân vật trung tâm trong văn học mà trước, nay chúng ta thường nói đến. Nếu trong văn học trung đại, nhân vật nổi bật nhất trên sân khấu văn học là những bậc chính nhân quân tử: Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình (Nguyễn Ðình Chiểu) thì nhân vật trung tâm của văn học lãng mạn lại là những con người cô đơn, những cái tôi quá khổ trong mối quan hệ với thực tại. 3 Nếu như nhân vật chính trong văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng là những nạn nhân của xã hội như anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo . thì trong văn học cách mạng sau 1945, nhân vật trung tâm của văn học chính là những con người bình thường mà vĩ đại. Họ hiện lên với tư cách là chủ nhân của thời đại mới: Ngực dám đón những phong ba dữ dội/Chân đạp bùn không sợ các loài sên (Tố Hữu). Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra một trang sử mới đối với lịch sử dân tộc nói chung và đối với văn học - nghệ thuật nói riêng. Gắn liền với thời đại văn học mới là sự xuất hiện của một kiểu nhà văn mới, một nguồn cảm hứng sáng tạo mới và một hệ thi pháp nghệ thuật mới. Các nhà văn luôn ý thức một cách sâu sắc vị thế của mình trong lịch sử: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi/Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu” (Xuân Diệu) và luôn luôn nuôi dưỡng một khát vọng: “Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hát/Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta” (Tố Hữu). Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại đã khiến cho văn học cách mạng 1945 - 1975 tràn đầy cảm hứng sử thi và lãng mạn. Trong quầng sáng sử thi, nhân vật trung tâm của thời đại là những con người mang trong mình lý tưởng cao cả, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, luôn luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Trong dòng văn xuôi Việt Nam giai đoạn này, do hiện thực cách mạng có những điểm khác nhau trong ba giai đoạn nhỏ : Kháng chiến chống Pháp 4 ( 1946- 1954), giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam (1954- 1965), Kháng chiến chống Mỹ ( 1965 – 1975). Để khảo sát được toàn vẹn nhân vật trung tâm của văn học trong giai đoạn này, có thể tiếp cận nó từ những phân đoạn nhỏ hơn.  Hình ảnh người chiến trong kháng chiến Chống Pháp: Trong giai đoạn này các tác phẩm văn xuôi tiểu biểu viết về người chiến bắt đầu có những thành tựu cơ bản, các nhà văn sau khi được “ nhận đường” với một đôi mắt nhìn toàn diện về cuộc kháng chiến và ý nghĩa lịch sử của nó đã tập trung tâm huyết của mình vào những trang viết về cách mạng. Hình ảnh người chiến cũng dần trở thành hình ảnh trung tâm cho các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí với các tác giả tiêu biểu như Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Hồ Phương…. Về cơ bản các nhà văn trong giai đoạn này khai thác hình ảnh người chiến trong cái nhìn tổng quan với tập thể, các nhân vật được xây dựng trong một bối cảnh tập thể. Tức là hình tượng người chiến được xây dựng khá chung chung, chưa thực sự đi vào một nhân vật cụ thể và điển hình như các giai đoạn sau. Cảm hứng sử thi trong các sáng tác văn xuôi trong giai đoạn này thực sự chưa đậm đặc và tiêu biểu như trong kháng chiến chống Mỹ. Các nhà văn viết về những người chiến áo vải, chủ yếu xuất thân từ những người nông dân. Ra trận vẫn còn lưư luyến với hình ảnh “ giếng nước, gốc đa, sân đình” nơi làng quê. Họ sống và chiến đấu như trong cảnh “áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá”. Gắn bó với nhau trong hoàn cảnh vô cùng khốc liệt của cuộc chiến. 5 Các tác phẩm “ xương sống” trong văn xuôi giai đoạn này phải kể đến một số tác phẩm tiêu biểu : Thư nhà của Hồ Phương, Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), Một lần tới thủ đô ( Trần Đăng ), Trận phố Ràng ( Trần Đăng), Làng (Kim Lân) , Xung kích ( Nguyễn Đình Thi)… Thư nhà là một câu truyện hết sức cảm động về cuộc đời người chiến cách mạng mang tên Lượng. Nhân vật này có một cuộc đời đầy ắp những đau khổ, cha mẹ mất trong một trận càn của quân Pháp, em trai là Lân thì ốm đau,người yêu của anh bị giặc Pháp làm nhục rồi thả về làng. Cô xa lánh và trốn tránh anh, vượt lên những đau khổ tưởng chừng như vô bờ đó, Lượng vẫn sống và chiến đấu trả thù cho cha mẹ ,cho Nhi, cống hiến và đóng góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một lần tới thủ đô của Trần Đăng kể về 4 chiến từ chiến khu rừng núi về thủ đô Hà Nội, nhưng trước cảnh tráng lệ của Hà Nội họ không hề chú ý tới mà vấn tiến thẳng về quảng trường. Họ đi thẳng theo hàng tiến quân người đi trước giẫm lên bước chân của người đi sau, họ trở về chiến khu không nhớ đến những hào hoa của Hà Nội mà chỉ nhớ cảnh kéo lá cờ đỏ sao vàng vào mỗi sáng. Xung kích của Nguyễn Đình Thi lại là một câu truyện kể về cuộc tiến công của một đơn vị bộ đội do Sản làm đại đội trưởng với kế hoạch tấn công các đồn bốt địch ở Tam Đảo. Cùng với các nhân vật như Kha, Sản… Xung Kích đã xây dựng nên một hình tượng người chiến cùng tập thể chiến đấu một cách đầy anh dũng, quả cảm và mưư trí. Cùng với các nhân vật khác như Mị, A Phủ ( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), ông Hai ( Làng – Kim Lân ), Độ , anh thanh niên vác bó tre (Đôi mắt – Nam Cao ), Lượng , Sản, Kha … đã tạo nên một hình tượng đẹp đẽ về hình tượng người chiến trong kháng chiến chống Pháp. Đó là một hình tượng đẹp trong văn học Việt Nam, đó là bước tiếp nối với hình tượng phu 6 yêu nước trong quá khứ và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến giải phóng quân kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đó là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta, cũng xin mượn hình tượng người chiến mà Nguyễn Đình Thi đã miêu tả làm lời kết cho hình tượng người chiến trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp anh hùng của dân tộc : “ Những người lính trẻ với những gương mặt tươi sáng lắm khi cũng lấm lem bùn đất. Họ đi lại với tinh thần xông pha hăng hái, thỉnh thoảng trên gương mặt lại nhoẻn ra một nụ cười. Tôi liên tưởng hình ảnh đẹp đó với hình ảnh của đất nước. Đất nước đang trải qua những cơn thử thách và hình ảnh của đất nước vụt lên từ than bụi lầy bùn và rạng rỡ ánh sáng mới. “ Nước Việt Nam từ trong máu lửa. Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.  Hình ảnh người chiến trong văn học Việt Nam giai đoạn 1954- 1965: Đây là giai đoạn văn học phản ánh công cuộc xây dựng XHCN ở miền bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam. Văn xuôi giai đoạn này viết về hình tượng người chiến tập trung chủ yếu trong các tác phẩm : Một chuyện chép ở bệnh viện ( Bùi Đức Ái ), Đất nước đứng lên ( Nguyên Ngọc), Quê hương ( Vũ Tú Nam), Trên mảnh đất này ( Hoàng Văn Bổn), Sống mãi với thủ đô ( Nguyễn Huy Tưởng), Sóng gầm ( Nguyên Hồng), Vỡ bờ ( Nguyễn Đình Thi)…. Sống mãi với thủ đô là một câu truyện Nguyễn Huy Tưởng viết về những người chiến ở lại Hà Nội, sống và chiến đấu bảo vệ thủ đô những ngày đầu kháng chiến bùng nổ. Trần Văn là một nhân vật như thế, một con người sống có lí tưởng, nhận thấy rõ trách nhiệm của một con dân đất Việt. Lí tưởng của chàng được thể hiện rõ ràng qua những nhận thức cách mạng soi chiếu so sánh với người yêu cũ – Trinh - một người phụ nữ chỉ biết có 7 bản thân mà không tìm thấy lí tưởng của tuổi trẻ. Trần Văn đã nói lên những suy nghĩ cũng như những quyết tâm của bản thân mình: “ Tôi nghĩ lúc này là lúc chúng ta lấp cái nhục bằng gươm súng đấy. Mà nếu vì quân Pháp mà chiến tranh xảy ra thì chúng ta sẽ cho chúng nó biết rằng vì chúng ta không phải là một giống hèn”. Trên mảnh đất này của nhà văn Hoàng Văn Bổn lại là một câu truyện kể về những lực lượng dân quân tự phát đánh giặc ở miền đông Nam bộ. Với những nhân vật như Ba Râu, Út Nhỏ, Vườn Mười Thơm…họ chưa có một đường lối đấu tranh rõ ràng với sự chỉ huy của Đảng, mặc dù họ là những người chiến chiến đấu rất anh dũng và ngoan cường xong phải khi có sự lãnh đạo của chính uỷ Nhẫn họ mới nhận ra được con đường “ kách mệnh” của mình. Câu truyện cũng là những tình tiết hết sức cảm động về lòng yêu nước cũng như ý chí chiến đấu của nhân dân Nam Bộ. Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc lại là một tác phẩm xây dựng về một hình tượng người anh hùng dân tộc có trong đời thường – anh hùng Núp. Một người chiến ngoan cường quả cảm, sống và chiến đấu vô cùng quật cường bảo vệ xóm làng, bảo vệ nhân dân. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp hình ảnh chị Tư Hậu đẹp đẽ, ngời sáng trong câu chuyện của nhà văn Bùi Đức Ái với những dòng khắc họa nhân vật đậm nét, đanh sắc. Một người chiến hậu phương quả cảm, hết lòng vì cuộc kháng chiến trường kì đấu tranh thống nhất đất nước. Nói chung trong giai đoạn này hình ảnh người chiến được khắc hoạ có những điểm nhấn và cụ thể hơn so với giai đoạn trước, tuy nhiên so về chất sử thi và anh hùng ca lãng mạn thì cũng chỉ có khởi sắc bước đầu, mới chỉ dừng lại ở một số nhân vật điển hình mang tính chất trung tâm song chưa thực sự đậm nét và tiêu biểu như trong kháng chiến chống Mỹ. Các nhân vật đã có tên , tuổi, đã có những hướng đi và những hướng hành động phát triển 8 theo tình tiết truyện nhưng cảm hứng sử thi trong văn xuôi vẫn chưa thực sự nổi bật.  Hình ảnh người chiến trong kháng chiến chống Mỹ: Những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ , cả dân tộc tưng bừng khí thế: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, “Có những ngày vui sao/Cả nước lên đường”. Lý tưởng, hành động của lớp lớp thanh niên ngày ấy là “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Vì độc lập tự do của Tổ quốc, tất cả đều hướng ra tiền tuyến, quên đi tất cả những toan tính riêng tư, những suy nghĩ cá nhân vì chiến thắng cuối cùng, không sợ hy sinh, gian khổ và bom đạn của kẻ thù. Tuy nhiên, chiến tranh vẫn cứ theo đúng quy luật của nó. Chiến tranh là sự tàn phá kinh hoàng, là sự hy sinh, tổn thất to lớn, là máu và nước mắt, sự ly tán đau thương cho mỗi một cá thể, mỗi gia đình và toàn xã hội. Chiến tranh tàn phá về vật chất, tàn phá tinh thần. Nó làm đổ vỡ không chỉ hiện tại, mà còn công phá đánh dấu vào quá khứ và để lại hậu họa cho tương lai của con người. Văn học Việt Nam thời kỳ ấy đã có nhiều tác phẩm lớn Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Hòn đất (Anh Đức), Rừng động (Mạc Phi), Trên quê hương anh hùng Điện Ngọc ( Nguyễn Trung Thành), Bão biển ( Chu Văn ), Từ tuyến đầu tổ quốc ( Nguyễn Quang Sáng), Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (Đặng Thùy Trâm), Mãi mãi tuổi hai mươi ( Nguyễn Văn Thạc), Sống Như Anh ( Trần Đình Vân) ….với những cảm hứng hào sảng, mang đậm màu sắc sử thi anh hùng ca lãng mạn và nhân vật trung tâm là những người lính trẻ. 9 Tập trung khai thác vẻ đẹp anh hùng của người lính thông qua những trang viết của mình, các nhà văn đã làm sống dậy âm hưởng sử thi hào hùng của cả một thời đại “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.Các nhà văn xây dựng các nhân vật điển hình của mình với những hình ảnh trong các bôí cảnh chiến đấu chống lại bom đạn ác liệt của kẻ thù, trong những bối cảnh thể hiện những xúc cảm, tình yêu và tình đồng đội gắn bó. Dấu chân người lính của nhà văn Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm tiêu biểu cho hình tượng người lính trẻ trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm viết chủ yếu tập trung vào cuộc chiến đấu của quân ta tại chiến trường Khe Sanh với những nhân vật chủ chốt như chính uỷ Kinh, đại đội trưởng Nhẫn, các chiến trẻ như Lữ, Khuê…. Đây là cuốn tiểu thuyết thành công vang dội của Nguyễn Minh Châu trong việc kết hợp xây dựng hình tượng người lính trẻ trên hai bình diện của hai yếu tố lãng mạn tiểu thuyết và sử thi anh hùng. Ch   c bn ca Du chân ng  i lính là lch s dân tc. Ni dung ch yu nói v cuc hành quân, vây ánh gic  núi rng Qung Tr.   tài chin tranh chi phi hu ht cuc sng ca các nhân vt, chng hn nh gia ình chính u Kinh. Kinh và con trai L    c phân công ra chin tr  ng trc tip chin   u bo v   t n  c. V Kinh  li hu ph  ng thc hin vai trò “ ng  i ph n   m ang”   m bo mt hu ph ng vng chc cho tin tuyn ánh ln và thng ln. Con trai út i du hc chun b kin thit   t n  c trong t  ng lai. Tiu thuyt tp trung khai thác các s kin 10 [...]... người nào chết trong động tác nằm ngủ, trong tư thế nghỉ ngơi Họ đều hy sinh trong khi đang bắn, hoặc ôm bộc phá xông lên…” Nhân vật trung tâm trong giai đoạn văn học 1945- 1975 là hình tượng người chiến - một hình tượng trung tâm có sức thu hút lớn với các nhà văn Thông qua việc xây dựng hình tượng người chiến sĩ, nền văn học Việt Nam hiện đại đã có sự trưởng thành to lớn về mặt nghệ thuật và văn. .. sống Hình tượng người chiến là sự kết tinh về phẩm chất con người Việt Nam, về lí tưởng, tâm hồn cũng như đời sống tình cảm,lí tưởng Cũng thông qua hình tượng này, người đọc có thể thấy được cả lịch sử dân tộc Việt Nam trong những năm tháng hào hùng của hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Hình tượng người chiến là một trong những hình tượng đẹp nhất, rực rỡ nhất, có sức lay động nhất mà văn. .. sinh của nhân vật Lữ ở gần cuối tác phẩm tạo nên cho người đọc một xúc cảm mãnh liệt Người chiến trẻ, đầy quả cảm đến khi hi sinh trên cao điểm 475 vẫn giữ chặt chiếc vô tuyến điện như bảo vệ một báu vật của cuộc đời mình Sự hy sinh ngoan cường đó của nhân vật Lữ cũng như một minh chứng cho sự hy sinh anh hùng của những người chiến trong cả giai đoạn lịch sử gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc Như... là một trong những hình tượng đẹp nhất, rực rỡ nhất, có sức lay động nhất mà văn xuôi Việt Nam đã xây dựng được .Hình tượng này được lột tả trong sự vận động của lịch sử, trong sự vận động của cảm hứng văn chương cách mạng Nó mang một giá trị vô cùng to lớn : giá trị lịch sử và giá trị thẩm mĩ văn chương trong cả một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt 18 19 ... yêu ôi l a… Th ba, trong hình nh ng i chi n s trong v n h c giai o n này ta th y v p n i b t mà các nhà v n t p trung khai thác ó chính là v p c a lí t n g cách m ng Ng n ngu n chi ph i m i c m h ng lãng m n, s 14 thi anh hùng ca trong toàn b ti n trình v n n g c a v n h c trong hai cu c kháng chi n oanh li t V p này ã làm nên s c s ng mãnh li t cho hình t n g ng i chi n s trong m t giai o n v n ch n... với nhau tạo nên một mạch chảy xuyên suốt trong tâm hồn ngươì chiến Lữ, Kinh, Nhẫn, Khuê…những người lính đã trưởng thành và những người lính còn trẻ cùng gặp nhau tại chiến trường, ngoài tình cảm ruột thịt còn là tình cảm đồng đội, đồng chí Họ cùng chung 17 một lí tưởng cách mạng, một chí hướng chiến đấu phục vụ cho công cuộc giải phóng đất nước Hình ảnh chiến đấu ngoan cường và dũng cảm hi sinh... Nhân v t trung tâm trong toàn b m ch v n n g và phát tri n c a dòng v n xuôi 1945- 1975 v i hình t n g ng i chi n s a di n trên m i m t tr n ã chi ph i toàn b i s ng n i t i c a v n ch n g giai o n này Tuy thông qua m i th i kì, m i phân o n nh nh trong kháng chi n ch ng Pháp (1946 – 1954), trong giai o n kháng chi n ki n qu c ( 1954- 1965), và trong kháng chi n ch ng M ( 1965 – 1975 ) hình t n g y l i... n trong Xung kích c a Nguy n ì nh Thi, Tnú trong R ng Xà Nu c a Nguy n Trung Thành, nhân v t trong Mãi mãi tu i hai m i c a Nguy n V n Th c, nh ng nhân ch ng s ng trong Nh t kí n g Thu Trâm, Anh hùng Nguy n V n Tr i trong S ng nh anh c a Tr n ì nh Vân, Ch S trong Hòn t c a Anh c , Ch Út T ch trong Ng i m c m súng c a Nguy n ì nh Thi…Nh ng có th nói v p ng i chi n s v i lí t n g cách m ng tiêu bi u trong. .. n này không th m ht c , nh ng trong nh ng tác ph m n i ti ng, có ý ngh a và giá tr l ch s , giá tr th m m thì hoàn toàn có th kh o sát c v hình nh nhân v t trung tâm Qua vi c phân tích hình t n g này v i nh ng lát c t v n h c 12 nh h n nh ã tri n khai trên, ta th y n i lên nh ng c i m sau c a hình t n g ng i s trong v n xuôi hi n i Vi t Nam giai o n 1945- 1975: Th nh t, hình t n g ng i chi n s c miêu... ng c m Th hai, hình t n g ng i chi n s trong v n h c giai o n này xây d ng trên r t nhi u b i c nh khác nhau Có khi v c p con ng i h c toát lên t trong khung c nh chi n tr n ác li t nh các nhân v t Tnú, L , Khuê, S n, Kha, ….nh ng c ng có khi là c nh r t i i th n g nh c khai thác t nh ng b i c th nhà ( L n g trong Th nhà c a H Ph n g), trong c m xúc nh th n g v gia ình ( Ch Út T ch trong Ng i M c m . chiến sĩ mới là nhân vật trung tâm của văn học giai đoạn này. Bởi hình tượng người chiến sĩ là hình tượng mang tính chất bao quát, nó bao hàm cả hình tượng. đoạn nhỏ hơn.  Hình ảnh người chiến sĩ trong kháng chiến Chống Pháp: Trong giai đoạn này các tác phẩm văn xuôi tiểu biểu viết về người chiến sĩ bắt đầu có

Ngày đăng: 05/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan