Cac mẫu văn bản về Tổ hợp tác

12 482 0
Cac mẫu văn bản về Tổ hợp tác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

+ Bộ Luật dân sự năm 2005 + Nghị định 1512007NĐCP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác Theo quy định tại Khoản 1, Điều 110 Bộ luật Dân sự 2005“Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”. Điều 1 Nghị định 1512007 quy định: “Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”. “những công việc nhất định” là phạm vi hoạt động và là giới hạn của năng lực chủ thể của tổ hợp tác. Pháp luật không quy định “những công việc nhất định” là gì cho từng tổ hợp tác riêng biệt, cho nên trong hợp đồng hợp tác phải ghi rõ những công việc đó: sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ... tuy nhiên, những “công việc” đó phải là những “công việc” hợp pháp, phù hợp với pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Việc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở là xác nhận sự tồn tại của tổ hợp tác với tư cách là chủ thể qua đó kiểm tra tính hợp pháp của “công việc” mà tổ hợp tác dự định thực hiện. Ủy ban cấp cơ sở có quyền từ chối chứng thực nếu công việc mà tổ hợp tác dự định thực hiện không hợp pháp, trái với đạo đức xã hội. Trong trường hợp này không thể hình thành tổ hợp tác. Việc thay đổi công việc, thêm công việc mà tổ hợp tác dự định thực hiện cũng phải được ghi nhận trong hợp đồng hợp tác và phải được xác nhận lại của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở. Bộ luật dân sự và Nghị định 1512007NĐCP đều không đưa ra khái niệm tổ hợp tác mà chỉ đưa ra các tiêu chí, điều kiện để trở thành tổ hợp tác: Khi 3 cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm và việc hợp tác được xây dựng trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp, xã phường thị trấn. Cách xác định tư cách chủ thể tổ hợp tác phải là chủ thể có đăng ký chứng thực hợp đồng hợp tác tại UBND cấp xãphường. Theo quy định trên thì tổ là một chủ thể trong pháp luật dân sự, khi tổ hợp tác có đủ các điều kiện trở thành pháp nhân được quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập thì tổ hợp tác có thể đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại có quan có thẩm quyền. (có thể đăng ký thành hợp tác xã hoặc một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2005). 2. Tổ viên tổ hợp tác: Theo quy định Điều 110 Bộ luật dân sự 2005 tổ viên của tổ hợp tác là “những người cùng góp công sức trong việc tham gia sản xuất, kinh doanh, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”. Khoản 1 Điều 7 Nghị định 1512007 về điều kiện kết nạp tổ viên như sau: a) Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác; b) Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại quy định việc bầu, thay đổi tổ trưởng phải thông báo với UBND cấp xãphường nơi chứng thực hợp đồng hợp tác. Đối với việc kết nạp mới, thay đổi, chấm dứt tổ viên thì vấn đề thông báo không đặt ra. Điều này cho thấy sự chưa công khai tư cách thành viên gây khó khăn trong việc xác định một cá nhân có phải là tổ viên của tổ hợp tác trên thực tế. Tổ viên tổ hợp tác có các quyền quy định tại Điều 116 BLDS năm 2005 và Điều 8 Nghị định 1512007NĐCP, đồng thời có các nghĩa vụ tại Điều 115 BLDS năm 2005 và Điều 9 Nghị định 1512007NĐCP. Pháp luật chỉ quy định tư cách người từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự mà không quy định bất cứ một sự hạn chế nào khác với tư cách thành viên. Bởi vậy, tổ hợp tác có thể được hình thành từ các thành viên có nơi cư trú khác nhau, mức đóng góp từ tài sản khác nhau dẫn đến sự phân chia hoa lợi, lợi tức khác nhau. Trong trường hợp các thành viên của tổ hợp tác có nơi cư trú khác nhau, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi các hoạt động chính của tổ hợp tác diễn ra là nơi có thẩm quyền chứng thực đồng hợp tác và mặc nhiên được coi là nơi đăng kí hoạt động của tổ hợp tác. Số lượng thành viên tổ hợp tác có thể thay đổi trong quá trình hoạt động của tổ hợp tác nhưng tối thiểu phải có ba các nhân tham gia, việc thay đổi thành viên tổ hợp tác thông qua việc kết nạp tổ viên mới và ra khỏi tổ hợp tác. Tổ hợp tác có thể nhận thêm thành viên mới khi được đa số các thành viên đồng ý, nếu không có thỏa thuận khác được ghi trong hợp đồng hợp tác ban đầu đã được chứng thực. Thành viên mới phai chấp thuận các điều kiện đã ghi trong hợp dồng hợp tác. Tuy nhiên, nếu tất cả các tổ viên chấp nhận yêu cầu về thay đổi nội dung hợp đồng do tổ viên mới đưa ra, thì hợp đồng hợp tác mới phải được chứng thực lại. Việc ra khỏi tổ hợp tác chỉ được thực hiện theo các điều kiện này là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng mà các bên phải thỏa thuận. Khi ra khỏi tổ hợp tác tổ viên có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã góp khi hình thành tổ, được chia phần trong khối tài sản chung và phải chịu trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ tương ứng với tài sản mà họ đã nhận. Trong trường hợp việc phân chia tài sản cho thành viên ra khỏi tổ hợp tác mà ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoạt động bình thường của tổ thì tài sản sẽ được thanh toán bằng tiền, tổ viên ra khỏi tổ hợp tác sẽ nhận được tiền tương ứng với phần tài sản đó.

Ngày đăng: 17/09/2016, 12:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan