BÀI TẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

5 12.4K 194
BÀI TẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

BÀI TẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ 1Đề bài 4 : Xây dựng một tình huống thoả mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích và xác định hậu quả pháp lý của tuyên bố đó. MỤC LỤC : A/ LỜI MỞ ĐẦU B/ GIẢI QUYẾT ĐỀ BÀI 1 ) CƠ SỞ LÝ LUẬNa. Tuyên bố một người mất tíchb. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tíchc.Thủ tục tuyên bố một người bị mất tíchd.Các trường hợp huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tíche.Thủ tục hủy bỏ quyết định tuyên bố một người bị mất tích 2 ) TÌNH HUỐNG 3 ) HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC TUYÊN BỐ MẤT TÍCHC / KẾT LUẬN*** 1 số hình ảnh minh hoạ.*** DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : - “ việc tuyên bố một người mất tích ’’ công ty tư vấn luật Brandco Lwafirm. - các trang wed : + http : //thongtinphapluatdansu.wordpress/ + http : //luatxalo.vn/ - “ quy định về mất tích và chết ’’ của luật Trần Hồng Phong,danh mục cẩm nang pháp luật ECOLAW. - bộ luật dân sự Việt Nam . - và các tài liệu khác có liên quan . A / LỜI MỞ ĐẦU : Chế định “ Thông báo tìm kiếm người vắng mặt ,tuyên bố mất tích, tuyên bố chết “ trong bộ luật dân sự có ý nghĩ qua trọng , vì trong quan hệ dân sự, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau ,việc một người vắng mặt ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà không có tin tức chứng minh rằng người đó còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể liên quan khác .Các quy định trong chế định này nhằm giúp cho các giao lưu dân sự được diễn ra thông suốt , bảo vệ quyền , lợi ích của những người liên quan và của chính người vắng mặt . Em chọn đề bài số 4 : “ xây dựng một tình huống thoả mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích và xác định hậu quả pháp lý của tuyên bố đó ” để nghiên cứu. Trong quá nghiên cứu và tìm hiểu không thể tránh khỏi thiếu sót cũng như nhận thức còn nhiều non nớt . Rất mong được sự quan tâm chỉ dạy của quý thầy cô,để em hoàn thiện hơn tri thức cho mình . B / GIẢI QUYẾT ĐỀ BÀI :1 ) CƠ SỞ LÝ LUẬN : a. Tuyên bố một người mất tíchKhi một người đã biệt tích (vắng mặt tại nơi cư trú) từ 2 năm liền trở lên, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm mà vẫn không có tin tức xác thực của người đó (tức là Tòa án đã ra thông báo tìm kiếm như nói ở trên). Thì, theo yêu cầu của người liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó.Trong trường hợp vợ/ chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. b. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích: Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích. Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ/ chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên(hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý).c.Thủ tục tuyên bố một người bị mất tích:Người có yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích phải có đơn yêu cầu gửi Toà án, kèm theo chứng cứ chứng minh người đó đã biệt tích 2 1năm liền trở lên mà không có tin tức và chứng cứ chứng minh người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm.Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm người đó. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo, Toà mở phiên họp xét đơn yêu cầu về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn. Nếu đơn yêu cầu được chấp nhận thì Toà ra quyết định tuyên bố mất tích. d.Các trường hợp huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích:Khi một người đã bị tòa án tuyên bố mất tích nhưng lại trở về hoặc có tin tức xác thực là còn sống, thì theo yêu cầu của người đó (giả sử là ông A) hoặc người liên quan (giả sử là con ông A), Toà án sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người mất tích.Khi trở về người đó sẽ được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.Trong trường hợp vợ/ chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì khi trở về quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. e.Thủ tục hủy bỏ quyết định tuyên bố một người bị mất tích: Khi người đó trở về hoặc có tin tức xác thực là còn sống thì người đó hoặc người liên quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.Người có yêu cầu phải nộp đơn yêu cầu đến Toà án kèm theo chứng cứ chứng minh người bị mất tích đã trở về hoặc còn sống.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn Toà án mở phiên họp xem xét việc có chấp nhận đơn hay không. Nếu chấp nhận đơn, Toà ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. 2 ) TÌNH HUỐNG : -“ Ông Hiếu và bà Quỳnh là 2 vợ chồng ,có đứa con trai là Dương ,hiện nay 18 tuổi. Tháng 1/2008 tự nhiên ông Hiếu bỏ nhà đi không nói năng gì với bà Quỳnh. Qua đầu năm 2009 bà quỳnh vì khó khăn có nhu cầu ly hôn và bán căn nhà đang đứng tên 2 người . - Tuy nhiên lúc này bà Quỳnh không biết ông Hiếu đang ở đâu,thậm chí còn sống hay đã chết ( vì ông Hiếu đã lớn tuổi và hay bệnh tật ). Bà Quỳnh đã yêu cầu toà án ở nơi cư trú tìm kiếm ông Hiếu ,đồng thời đăng tin tìm kiếm trên báo chí và truyền hình. Đến hết tháng 1 năm 2010 ,ông Hiếu vẫn bặt vô âm tín .Toà án đã quyết định tuyên bố ông hiếu mất tích. 2 3 ) HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC TUYÊN BỐ MẤT TÍCH: - Trong trường hợp này ông Hiếu đã biệt tích từ tháng 1 năm 2008,tính đến tháng 1 năm 2010 là 2 năm.Ông Hiếu không có một tin tức nào rằng ông Hiếu còn sống hay đã chết. Và theo điều 52 của BLDS thì ông Hiếu cũng không có mặt tại nơi cư trú trong 1 thời gian dài (2 năm .Bà Quỳnh có thể yêu cầu toà án tuyên bố ông Hiếu đã mất tích và xin ly hôn. Toà sẽ giải quyết ly hôn cho bà Quỳnh . - Tài sản của ông Hiếu sẽ được quản lý như trường hợp “ người vắng mặt ” theo điều 75,76,77,79 của BLDS về “ quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích ’’. - Ông Hiếu tạm thời bị đình chỉ tư cách chủ thể,tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể chủa ông hiếu. - Theo tình huống trên ,nếu bà Quỳnh được toà giải quyết cho ly hôn, thì phần tài sản của ông hiếu ( giả sử là 1/2 căn nhà bà quỳnh muốn bán ) sẽ được giao cho cậu con trai tên Dương của 2 người quản lý. tất nhiên tài sản 1/2 căn nhà chỉ là quy ước ,các bên có thể chuyển hoá thành nhiều cách,chẳng hạn sẽ bán căn nhà và bà Quỳnh lấy một nửa tiền bán nhà. => giả sử sau khi toà án giải quyết vụ ly hôn của bà Quỳnh,ông Hiếu bất ngờ trở về .lúc này bản án ly hôn vẫn có giá trị .tức là về mặt pháp luật ,ông Hiếu và bà Quỳnh không còn là vợ chồng nữa ,bà Quỳnh có quyền lấy chồng khác hoặc chính ông Hiếu. C / KẾT LUẬN : Như vậy việc tuyên bố cá nhân mất tích cũng như tuyên bố cá nhân chết có ý nghĩa rất quan trọng . Nó góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như của các chủ thể có liên quan . việc xác định đúng điều kiện ,và hậu quả pháp lý của các tuyên bố này là cơ sở để đảm bảo công bằn quyền lợi cho các chủ thể ,đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật trong việc tuyên bố cá nhân mất tích,ca nhân chết. 3 4 . BÀI TẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ 1Đề bài 4 : Xây dựng một tình huống thoả mãn các điều kiện tuyên bố. tuyên bố chết “ trong bộ luật dân sự có ý nghĩ qua trọng , vì trong quan hệ dân sự, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt

Ngày đăng: 05/10/2012, 19:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan