Nghị luận : Phụ nữ Việt Nam

6 3.7K 20
Nghị luận : Phụ nữ Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài: Suy nghĩ về hình tượng người phụ nữ Việt Nam Trong một xã hội văn minh, người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phụ nữ không chỉ giỏi trong công việc nhà mà còn tích cực tham gia và gặt hái nhiều thành công rực rỡ trong các lĩnh vực xã hội. 1. Phụ nữ Việt Nam trong phong trào đấu tranh cách mạng và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Anh hùng, bất khuất, không chỉ trong đấu tranh vũ trang; trung hậu, đảm đang, không chỉ trong cuộc sống gia đình; người phụ nữ Việt Nam đã khẳng định mình trong nhiều lãnh vực và hình như cũng được thừa nhận một cách đáng kể, khác biệt khá rõ so với láng giềng Á Đông như Trung quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Truyền thống . "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" được khởi nguồn từ thời Bà Trưng, Bà Triệu - những người phụ nữ đầu tiên đã vùng lên cùng toàn dân đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc. Bước vào thời kỳ lịch sử hiện đại, ngay từ những ngày đầu lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng dân tộc. Trong những ngày đầu đầy khó khăn thử thách của những năm 1930, ở bất kỳ đâu, những cán bộ của Đảng cũng được những người phụ nữ đùm bọc, che giấu trước sự truy lùng gắt gao của kẻ thù. Những năm 1939-1945, vấn đề giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, một trong những nhiệm vụ cấp bách được đặt ra là phải xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh, một số phụ nữ đã có mặt trong các tổ chức quân sự đầu tiên. Những ngày mùa thu tháng Tám năm 1945, hàng triệu phụ nữ đã có mặt trong các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, ở một số địa phương, phụ nữ là người chỉ huy khởi nghĩa. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám đã đưa phụ nữ từ người dân nô lệ thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Kháng chiến chống Pháp nổ ra, phụ nữ khắp nơi lại tham gia vào những công việc ở hậu phương cũng như tiền tuyến. Từ năm 1950-1954, cả nước có hàng triệu phụ nữ gia nhập dân quân du kích đánh giặc bằng mọi phương tiện có trong tay như "đòn gánh đánh càn" (ở miền Bắc), "tầm vông diệt giặc" (ở miền Nam). Có thể nói, trong chiến đấu, phụ nữ tỏ ra không hề thua kém nam giới, nhiều tấm gương tiêu biểu đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang như chị Nguyễn Thị Chiên, chị Hồ Thị Bi, nữ quân báo Lê Thị Tạo . Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ở miền Nam -nơi tuyến đầu của Tổ quốc, phụ nữ luôn là lực lượng đấu tranh hăng hái, dũng cảm và sáng tạo. Suốt 21 năm chiến đấu gian khổ, chị em đã vận dụng nhiều phương châm như đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, xây dựng cơ sở trong lòng địch, bám đất bám dân, kiên cường chiến đấu. Đội quân tóc dài, các đội nữ du kích, nữ tự vệ, nữ biệt động luôn là nỗi kinh hoàng của quân xâm lược. Còn tại hậu phương lớn miền Bắc, phụ nữ sôi nổi hưởng ứng phong trào "Ba đảm đang" bảo vệ và xây dựng hậu phương vững mạnh, chi việc cao nhất sức người sức của cho tiền tuyến. Hàng vạn chị em đã tình nguyện tham gia TNXP, các đoàn dân công hoả tuyến. Khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, chị em có mặt nhiều hơn trong lực lượng dân quân trực tiếp chiến đấu, góp phần đáng kể vào thành tích bắn rơi 4000 máy bay địch, làm nên một trận "Điện Biên Phủ trên không" giữa bầu trời Hà Nội. Chiến thắng vĩ đại ngày 30/4/1975 có những đóng góp to lớn của phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ cả nước nói chung. Từ năm 1975 đến nay, phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang phụ nữ cả nước đã đoàn kết, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, công tác và tổ chức cuộc sống gia đình. Không chỉ cần cù lao động sản xuất, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn thử thách của cơ chế thị trường, bằng tri thức, năng lực và trí tuệ, phụ nữ cả nước đã thực hiện tốt các phong trào thi đua do TW Hội LHPN Việt Nam phát động, góp phần đáng kể vào công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong các chặng đường đã qua sẽ là hành trang và kinh nghiệm đáng quý để chị em tiếp tục đem tài năng, trí tuệ góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn mới 2. Ngày nay, phẩm chất người phụ nữ Việt Nan trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước càng được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, người phụ nữ càng phải chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lí năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc .Đôi khi chính những người phụ nữ đã khiến cho nam giới phải “ghen tị” về những thành công mà họ đạt được. Mỗi người phụ nữ tạo ra bản lĩnh riêng, từ trí tuệ được nâng cao, nhạy bén và năng động, cùng với vẻ đẹp nhẹ nhàng, sâu sắc tỏa ra từ tấm lòng nhân hậu của họ. Họ là những công dân ưu tú, giúp ích cho xã hội, đồng thời họ là người vợ hiền, người mẹ tận tâm, ngọn lửa quy tụ cả gia đìnhLòng yêu nước, yêu quê hương, đồng bào, lý 1 tưởng cuộc sống cao đẹp cũng như tình cảm gắn bó với gai đình, dòng họ là động lực, là sức mạnh tự thân giúp người phụ nữ vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để có thể làm giàu kiến thức của mình, có sức khỏe dẻo dai, có lối sống văn hóa, hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra, cả sự nghiệp và gia đình. Đa phần phụ nữ nắm giữ những vị trí quan trọng đều phải cố gắng gấp hai, gấp ba đàn ông ở vị trí tương tự và nhìn chung họ chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp. Vậy đâu là những trở lực? Trở lực thứ nhất đến chính từ người phụ nữ, dù nhiều người có học thức cao, du lịch nhiều, sống theo nhiều giá trị và tiện nghi của phương Tây nhưng đến một lúc nào đó, đa phần họ đều lùi bước, buông xuôi trước sức nặng của cái vẫn được gọi là ‘’thiên chức’’ của người phụ nữ, cùng lắm nhiều người chỉ ‘’chịu’’ được cho đến lúc có con. Câu nói cửa miệng của nhiều người là ‘’ôi dào, tôi/chị/em là phụ nữ ấy mà, cũng chỉ cố đến thế thôi’’. Có nhiều phụ nữ chấp nhận việc một mình đảm đương bếp núc, đi chợ, làm việc nhà, chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình là chuyện ‘’đương nhiên’’. Chính đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm người chồng coi đó là chuyện đương nhiên và từ chối san sẻ gánh nặng công việc gia đình. 3. Vai trò của phụ nữ trong gia đình Thật khó có thể kể hết những gì mà phụ nữ đóng góp cho gia đình và xã hội. Họ có thể chắc chắn rằng thế giới sẽ không thể tồn tại dù chỉ một ngày nếu thiếu phụ nữ. Chúng ta luôn cảm thấy tự tin hơn khi biết bên cạnh chúng ta luôn có những người mẹ tận tâm, những người vợ thuỷ chung và các nữ đồng nghiệp thông minh. Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng tại gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những lợi ích của bản thân với ước nguyện cho con cái trưởng thành và thành công trong cuộc sống. trong cuộc sống thường nhật đầy khó khăn, chúng ta tìm thấy ở những người phụ nữ, những người vợ,người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích. Vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày càng nâng cao và có đóng góp ngày một lớn cho sự phát triển chung trên mọi lĩnh vực. Song, không phải đến bây giờ, giá trị người phụ nữ mới được bộc lộ và tỏa sáng. Nếu nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngay cả những thời kỳ đen tối của chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ cả một đời bị buộc ràng bởi biết bao lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, họ vẫn là những viên ngọc sáng lấp lánh trong con mắt dân gian 4. Thế nhưng những người phụ nữ còn là những người nặng cả hai vai Người ta vẫn thường nói: phía sau thành công của người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ. Nhưng, đối với những người phụ nữ thành đạt, được xã hội tôn vinh thì đằng sau họ là gì? Chắc chắn, không ít người trong số họ có một điểm tựa là gia đình, một chỗ dựa tinh thần là gia đình và người đàn ông của đời mình. Nhưng ngược lại, cũng bằng đó số người phụ nữ thành đạt là nỗi canh cánh trong lòng làm sao để giữ được “hơi ấm” bàn tay người phụ nữ trong gia đình mình. Đa số người phụ nữ thành đạt mà tôi được biết đều có cùng một chân lý sống giản dị: Trong ấm thì ngoài mới êm. Một bên là công danh, sự nghiệp; một bên là gia đình, là thiên chức người vợ, người mẹ. Những người phụ nữ thành đạt được xã hội tôn vinh là những người đang gánh nặng cả hai vai. Thành công của họ đôi khi khiến chúng ta kinh ngạc. 5. Phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời và trong văn chương Thời chiến cũng như thời bình, người phụ nữ Việt Nam, hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và để lại nhiều hình ảnh, bóng sắc trong văn chương. Không tuổi trẻ nào ở Việt Nam ngày trước không nhớ bài học lịch sử nhắc nhở đến võ công oanh liệt của Hai Bà Trưng, nổi dậy chống quân xâm lược Đông Hán, qua những câu thơ trong cuốn Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái: ” Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên Chị em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng công Ngàn tây nổi áng phong trần Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên Hồng quần nhẹ gót chinh yên Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên Biên Thành Đô kỳ đóng cõi Mê Linh 2 Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta .” Triệu Nữ Vương cũng được sử gia mô tả: “ Đầu voi phất ngọn cờ vàng” Khi bà xông trận đánh quân Đông Ngô. Chí khí của bà thường bộc lộ trong câu nói bất hủ: " Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta ." Thời vua Lý Thánh Tông mang quân đi đánh Chiêm, ở triều đình Ỷ Lan Thái Phi làm giám quốc với sự phụ chính của đại thần Lý Đạo Thành. Ỷ Lan vốn là một thôn nữ ở Bắc Ninh, vua Lý Thánh Tông gặp được nhân dịp tuần du, bèn tuyển vào cung. Sau một thời gian được trau dồi văn hóa, với trí thông minh thiên phú, đã tỏ ra là một phụ nữ có khả năng tham chính đắc lực, giúp điều hành việc nước, trong lúc vua Lý Thánh Tông bận chinh chiến phương xạ Ỷ Lan có thể xem là một phụ nữ đầu tiên làm chính trị trong lịch sử nước ta, kể cả lúc vua Lý Thánh Tông còn trị vì, cho đến khi vua Lý Nhân Tông ( con của Ỷ Lan ) lên ngôị Trong việc phá Tống bình Chiêm dưới triều Nhân Tông, do Lý Thường Kiệt và các đại thần chủ trương, cũng có sự góp ývà quyết định của Ỷ Lan Thái Phi, tham chính bên cạnh ấu quân. Người con gái đất Việt có lúc gặp phải số phận bi đát khi sinh vào thời buổi nhiễu nhương, ly loạn và bị áp đặt bởi mưu đồ chính trị như trường hợp Huyền Trân Công Chúa mà vua Trần Anh Tông đem gả cho vua Chiêm. Sự gả bán này cũng là một công lao đóng góp cho đất nước của công chúa với hai vùng đất Ô, Lý, mở rộng bờ cõi, nhưng cũng là niềm đau khổ về mặt tình cảm của người con gái ở thời phong kiến, không được tự do chọn ý trung nhân cho mình. Hoàng Cao Khải trong bài" Vịnh Huyền Trân " có ý thiên về lợi quyền chính trị: “ Đổi chác xưa nay khéo nực cười Vốn đã không mất lại thêm lời Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi .” Trong cuộc chiến tranh Nguyễn - Tây Sơn, vua Quang Trung có một số tướng lãnh trung thành, dù sau khi vua mất, họ vẫn hết lòng phò tá vua con là Cảnh Thịnh ( Nguyễn Quang Toản ). Trong số đó có Trần Quang Diệu và vợ là Bùi Thị Xuân. Tháng giêng năm Nhâm Tuất ( 1802 ), vua Cảnh Thịnh đem quân vào Nam đánh nhà Nguyễn, tấn công lũy Trấn Ninh, nhưng thất bạị Vua định triệt thoái quân, nhưng nữ tướng Bùi Thị Xuân vẫn thúc voi tiến đánh, gan dạ phi thường, nhưng rồi cũng rút lui theo chiến cuộc bất thành của quân Tây Sơn ở các nơi khác. Khi vua Quang Trung ra Bắc diệt Trịnh phù Lê, được vua Lê Hiển Tông gả con gái là Ngọc Hân Công Chúạ Ngọc Hân có tài thi văn, khi vua Quang Trung mất đã sáng tác bài " Ai Tử Vãn " để khóc vua, lời văn rất thống thiết, mô tả thân thế và sự nghiệp của vua, có thể tóm gọn trong câu thơ: “Mà nay áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước biết bao công trình” Suốt hơn bốn ngàn năm lịch sử, không thời nào mà không có các vị anh thư nữ kiệt, hữu danh hoặc vô danh, có lẽ không nhiều, đóng góp vào công cuộc cứu nước, có tầm vóc hào hùng như các bậc nam tử. Thời Pháp ra Bắc đánh dẹp quân Văn Thân, Đề Thám ( tức Hoàng Hoa Thám ) lập chiến khu ở vùng Yên Thế, xưng hùng một phương, được dân gian mệnh danh là " Hùm Thiêng Yên Thế ". Người Pháp phải trải nhiều năm gian lao mới dẹp được. Trong số tướng tá tùy tùng, Đề Thám có một nữ kiệt, tức là bà vợ ba của ông, đã nhiều phen " phất cờ nương tử " làm cho các võ tướng Pháp phải khiếp phục. Dù người Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm, tổ chức việc cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nhưng người Việt vẫn liên tục nổi dậy đấu tranh giải phóng ách nô lệ cho nhân dân. Trong các tổ chức phục quốc, nổi tiếng có Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầụ Trong đảng có một số nữ đồng chí từng sát cánh với lãnh tụ Nguyễn Thái Học, đáng kể nhất là hai chị em Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Thị Giang. Cô Giang về sau được đảng tác thành làm vị hôn thê của Nguyễn Thái Học. Cô Giang vốn là một giáo viên đã giúp Nguyễn Thái Học trong nhiều công tác hoạt động cách mạng chống Pháp. Khi Nguyễn Thái Học bị xử tử hình, cô đã dùng súng tự vẫn theo sau đó. Trước khi chết, cô đã để lại hai bức thư tuyệt mệnh. Một bức gởi cho cha mẹ để vĩnh biệt, bức kia gởi cho Nguyễn Thái Học, có những câu: " Anh là người yêu nước !Không làm tròn được nghĩa vụ cứu nước ! Anh giữ lấy linh hồn cao cả để về chiêu binh rèn lính ở dưới suối vàng ! Phải chịu đựng được nhục nhã mới có ngày mong được vẻ vang ! Các bạn đồng chí phải sống lại sau anh để đánh đổ cường quyền mà cứu lấy đồng bào đau khổ ! " Kèm hai bức thư, còn có một bài thơ với những câu đầy xúc cảm, nhưng không kém vẻ kiêu hùng: “ Thân không giúp ích cho đời 3 ( Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ? ) Thù không trả được cho người tình chung Dẫu rằng đương độ trẻ trung Quyết vì dân chúng thể lòng hy sinh . Bây giờ hết kiếp thơ đào Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây . Đảng kỳ phất phới trên thành Tủi thân không được chết vinh dưới cờ .” Cũng như một số dân tộc Á Đông khác là Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, người Việt vốn yêu chuộng văn chương, thi phú. Thời Nho học toàn thịnh, chịu ảnh hưởng Trung Hoa, nhiều nho sĩ trước tác các tác phẩm văn xuôi cũng như văn vần bằng chữ Hán. Qua đến đời Trần, có ông Hàn Thuyên đặt ra Hàn Luật ( dựa theo Đường Luật ), khởi đầu sáng tác thơ Nôm. Dưới triều Hồ, được Hồ Quý Ly khuyến khích, cũng như triều vua Quang Trung trọng dụng chữ Nôm, phong trào sáng tác văn, thơ Nôm phát triển. Làm giàu kho tàng văn học chữ Nôm, người phụ nữ Việt đã đóng góp không ít công trình có giá trị. Dưới đời Trịnh, Hồng Hà Nữ Sĩ ( tức là Đoàn Thị Điểm ) đã chuyển tác phẩm " Chinh Phụ Ngâm Khúc " bằng Hán Văn của Đặng Trần Côn thành một áng thơ Nôm tuyệt tác. Thời đó, Đặng Trần Côn đã cảm thông thân phận người phụ nữ trong thời loạn: “Thiên địa phong trần Hồng nhan đa truân Du du bỉ thương hề Thùy tạo nhân ?” Và mô tả hoàn cảnh bi thương của họ trong thời loạn, với những cảm xúc chân thành, nên tác phẩm này được lưu truyền lâu dài về saụ Thời Trịnh Mạc, với cuộc chiến tranh trường kỳ đã tạo nên một xã hội rối loạn, phức tạp. Con người chỉ biết vui chơi, đùa cợt, để quên cuộc sống bấp bênh, vô thường. Hoàn cảnh này đã tạo nên một hiện tượng văn học kỳ lạ: nữ sĩ Hồ Xuân Hương, thường được mệnh danh là Bà Chúa thơ Nôm. Thơ của bà hầu hết đều mang tính chất tục, nhưng nền văn học Việt Nam không chối bỏ các tác phẩm có giá trị nàỵ Thật vậy, trong văn học nước ta chưa có một thi nhân thứ hai nào làm được những bài thơ độc đáo như vậỵ Dù thơ Hồ Xuân Hương diễn tả những đề tài tục, nhưng có một kỹ thuật cấu tạo thơ tài tình, cả hình thức lẫn nội dung, nên đọc lên người ta cảm nhận tính chất văn chương hơn là phàm tục. Thơ nữ sĩ họ Hồ đáp ứng nhu cầu giải tỏa những ẩn ức dục tính của nhân gian, cả giới bình dân lẫn giới bác học, mà vì luân lý đạo đức người ta không dám nói ra, nên thơ của bà vẫn được người đời ưa chuộng. Một số thơ Hồ Xuân Hương mang tính chất đả kích những tật hư, thói xấu của các hạng người trong xã hội ( như bài đề Đền Sầm Nghi Đống, Sư bị Ong Châm, Đề Đền Trấn Võ, Bỡn Học Trò, Mắng Chiêu Hổ .) Một số bài khác là tiếng than thân trách phận giùm cho người phụ nữ trong nhiều hoàn cảnh ( các bài Làm Lẽ, Quả Mít, Bánh Trôi Nước, Con Ốc, Bỡn Bà Lang Khóc Chồng . ) Quả thật, các tác phẩm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một sự nghiệp văn học " không tiền khoáng hậu ", một phần do tài năng sáng tác của nhà thơ, một phần do cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ Việt Nam ( về lối ẩn dụ, nói lái, lời thanh ý tục hoặc ngược lại v v . ) Cùng thời, dưới triều Nguyễn, một nữ sĩ khác, Bà Huyện Thanh Quan, hầu như đối lập với với nữ sĩ Hồ Xuân Hương, qua những tác phẩm thi ca có tính nghiêm cẩn, đoan trang. Thơ bà không nhiều, chỉ có một số bài, nhưng bài nào cũng có giá trị, với tinh thần hoài cổ và tràn đầy cảm xúc. Học sinh bậc trung học nào ở Việt Nam ngày trước lại không nhớ đến bài thơ " Thăng Long Thành Hoài Cổ " đã học trong giờ Việt văn: ” Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa: hồn thu thảo Nền cũ lâu đài: bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.” hoặc không quên những vần thơ đầy tính chất yêu nước trong bài " Qua đèo Ngang tức cảnh ": “ . Nhớ nước đau lòng con quốc quốc (chim cuốc) Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (chim đa đa) Dừng chân đứng lại: trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta “ 4 Bà Thanh Quan từng làm tri huyện ở huyện Thanh Quan ( tỉnh Thái Bình, Bắc Việt ) nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Bà vốn hay chữ, có thời kỳ được vời vào cung nhà Nguyễn ( hình như triều Minh Mạng ) làm Cung Trung Giáo Tập để dạy cho các công chúa và các cung phị . Tương truyền có lần ông huyện đi vắng, bà Thanh Quan lên ngồi ở công đường xem giấy tờ, chiếu biểu hộ chồng cùng xét những việc có liên quan đến dân chúng trong huyện. Dịp này, thư lại đưa đến một quả phụ với đơn xin cải giá. Với tấm lòng rộng lượng, thông cảm người cùng giới, bà phê ngay vào đơn: Thời kỳ Pháp thuộc, Việt ngữ thông dụng, các nữ sĩ đóng góp công trình thi ca cho văn học Việt Nam khá nhiềụ Ở Bắc, có bà Cao Ngọc Anh, bà Tương Phố, bà này từng nổi tiếng với tập " Giọt Lệ Thu ". Ở Nam, có bà Sương Nguyệt Ánh (con ông Nguyễn Đình Chiểu), từng làm chủ báo " Nữ Giới Chung ". Trong nền văn học lãng mạn vào thập niên 1930, có những nhà thơ nữ nổi tiếng như Vân Đài, Hằng Phương, Mộng Tuyết, Anh Thơ, Thu Hồng, Ngân Giang, T.T. Kh một thời gây tiéng tăm trong làng văn với bài thơ " Hai Sắc Hoa Ti-Gôn "; Quỳnh Dao có mấy vần thơ duyên dáng mô tả các nàng thôn nữ ở Huế: “Một hàng tôn nữ cười trong nón Sông mở lòng ra đón bóng yêu “ Người phụ nữ Việt Nam từng lưu lại những tấm gương cao đẹp trong lịch sử với các hoạt động cứu quốc, trong văn học với những trước tác tuyệt vờị Đó là những phụ nữ hữu danh. Thời xưa, trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, người phụ nữ Việt Nam bình thường có những đức tính tiêu biểu cho truyền thống dân tộc: tam tùng ( tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử ) và tứ đức ( công, dung, ngôn, hạnh ). Dù các đức tính này chịu ảnh hưởng của lễ giáo Trung Hoa, nhưng khi thâm nhập vào đất Việt lâu đời cũng trở thành những thuần phong mỹ tục của người Việt. Thời nay, các đức tính trên không tồn tại ở đa số phụ nữ, nhất là tam tùng, nhưng tứ đức vẫn còn nét tô điểm cho cái đẹp vừa tinh thần vừa thể chất, nói cách khác đó là cái duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa, dân gian Việt vốn yêu thích mẫu người con gái: “ Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua Năm thương cổ yếm đeo bùa Sáu thương nón Thượng quai tua dịu dàng Bảy thương nết ở khôn ngoan Tám thương ăn mặc lại càng thêm xinh Chín thương cô ngủ một mình Mười thương con mắt hữu tình với ai (Ca Dao)” Trải qua thời đại, mẫu người này không hoàn toàn thích hợp, nhưng cũng còn biểu lộ ít nhiều vẻ đẹp đa diện của người phụ nữ Việt Nam. Trong văn chương, ta còn có thể thấy vẻ đẹp thể chất của người phụ nữ. Từ làn môi, khoé mắt cho đến hình dung, cốt cách. Yên Thao, nhiều năm sống đời chiến binh vẫn không quên được đôi mắt đen của người yêu, vốn là nữ sinh thường đi guốc mộc theo thời trang thuở đó: “Năm xưa em nữ sinh Mắt huyền lung linh Đu đưa mái tóc Tiếng guốc thanh bình “ Hay Quang Dũng, lúc hành quân cũng nhớ đến đôi mắt, có lẽ cũng đen, của người con gái Sơn Tây, chứa nhiều u uẩn mà đượm nét buồn: “Đôi mắt người Sơn Tây U uẩn chiều lưu lạc . Mắt em dìu dịu buồn Tây phương. “ Người thiếu nữ Việt Nam đẹp ở mái tóc thề ( Tóc thề vừa chấm ngang vai - Kiều ), hoặc đen mướt sắc mun, buông dài xuống tận lưng, khi ngồi hong tóc vừa gội xong: “Trời đẹp như trời mới tráng gương Chim ca tiếng sáng rộn ven tường Có ai bên cửa ngồi hong tóc Cho chảy lan thành một suối hương” (Hồ Dzếnh) Cái răng cái tóc là góc con người, như tục ngữ thường nói, cho nên người phụ nữ Việt luôn chăm sóc mái 5 tóc, chải chuốc kỹ lưỡng hàng ngày như chị Hoài, một nhân vật nữ đặc biệt của Huế, trong tác phẩm " Tóc Chị Hoài " của Nguyễn Tuân.Tóc mây với dáng bồng bềnh của người con gái Việt cũng được yêu chuộng: “ Mây chẳng khi nào chẳng có nhiều Trên trời cao bay những sớm chiều Nhưng trong đời tôi nào thấy nữ Mây bồng trên mái tóc tôi yêu (Huyền Lang) Người phụ nữ Việt còn có dáng vóc đẹp với lưng thon, bờ vai mềm: “ Phong thư tình ngây dại Nhưng vai mềm môi ngoan “ (Hoàng Hy Thanh) với đôi bàn tay có ngón thuôn búp măng: “ Em đẹp bàn tay ngón ngón thon Em duyên đôi má nắng hoe tròn “ (Huy Cận) Và bước đi tự nhiên mà ẩn nhiều vẻ đẹp rạng rỡ: “ Em bước điềm nhiên không vướng chân Anh đi lững đững chẳng theo gần” (Xuân Diệu) Vẫn là đối tượng thẩm mỹ của thi ca, bởi vì thể chất này có vẻ thích hợp với chiếc áo dài Việt Nam. Thật vậy, trang phục gợi nhiều đến sự chú ý về nét duyên dáng của người phụ nữ. Và phần chính của trang phục phụ nữ Việt là chiếc áo dàị Và chiếc áo dài này đang có nhiều hình thức qua không gian và thời gian. Ngày xưa, đàn bà nông thôn lẫn thành thị mặc áo tứ thân: “ Nào đâu cái yếm lụa sồi Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân Nào đâu cái áo tứ thân Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen “ (Nguyễn Bính) Qua thời thuộc Pháp, có loại áo dài cải cách " Lemur ", theo mẫu của họa sĩ Cát Tường, dành cho phụ nữ tân thờị Áo này khá hấp dẫn với các thiếu nữ theo mới thời ấỵ Dần dần xuất hiện loại áo dài cao cổ, thấp cổ, không cổ, cho đến ngày nay thì rất nhiều kiểu áo dài khác lạ được giới thiệu ở các buổi trình diễn thời trang của người Việt ở nhiều nơi trên thế giớị Đặc biệt, chiếc áo dài Việt Nam có vẻ duyên dáng, nên thơ khi tà áo phất phơ trong gió: “ Em đi trong bóng chiều sa Hay trong nắng sớm cho tà áo bay Phất phơ cuối nẻo trời mây Trời xanh mây trắng cho đầy mộng mơ “ Hình ảnh người phụ nữ còn để lại nhiều nét đáng yêu trong ca dao ở đồng nội, nơi họ từng vất vả với công việc đồng áng, nhưng vẫn biểu lộ một đời sống tình cảm dồi dào: “ Thương nhau cởi áo cho nhau Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay” 6 . Đề tài: Suy nghĩ về hình tượng người phụ nữ Việt Nam Trong một xã hội văn minh, người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phụ nữ không chỉ. chiếc áo dài Việt Nam. Thật vậy, trang phục gợi nhiều đến sự chú ý về nét duyên dáng của người phụ nữ. Và phần chính của trang phục phụ nữ Việt là chiếc

Ngày đăng: 04/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan