Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

92 1.2K 5
Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax

1 VAI TRÒ CỦA HỘI CHỢ TRIỂN LÃM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM (Liên hệ với Trung tâm Hội chợ Thương mại - Công ty VINEXAD) Mục lục 1 Lời nói đầu 3 Chương I : HỘI CHỢ TRIỂN LÃM LÀ MỘT HÌNH THỨC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUAN TRỌNG 5 I. Khái niệm - Phân loại HCTL 6 1. Khái niệm - Đặc điểm của HCTL a) Các quan niệm về HCTL b) Đặc điểm của HCTL 2. Phân loại Hội chợ - Triển lãm 11 a) Căn cứ theo chủ đề b) Căn cứ theo địa lý II. Chức năng của HCTL 13 III. Các tổ chức về HCTL 16 Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC HCTL CỦA VIỆT NAM CỦA CÔNG TY VINEXAD VÀ VAI TRÒ CỦA HCTL ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 39 I. Giới thiệu Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại 1. Quá trình ra đời và phát triển 39 2. Chức năng và nhiệm vụ 41 3. Cơ cấu tổ chức (vẽ sơ đồ) 42 II. Hoạt động tổ chức HCTL của Việt Nam và của Cty VINEXAD 48 1. Tổ chức hoạt động HCTL của Việt Nam 48 2. Tổ chức hoạt động HCTL của Cty VINEXAD 49 III. Vai trò của HCTL đối với hoạt động xúc tiến thương mại 57 1. Vai trò của HCTL đối với giới thiệu sản phẩm, gắn sản phẩm với lưu thông 57 2. Tạo môi trường giữa người sản xuất với các thương nhân 58 2 góp phần nâng cao qui cách, chất lượng sản phẩm. 3. Giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin để nâng cao hiệu quả kinh doanh 58 4. Gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài 59 5. Giúp cho người tiêu dùng hiểu biết về giá trị sử dụng của sản phẩm, nâng cao doanh số bán hàng 59 Ghi chú : Trước năm 1986, 1986 - 1990, 1991 đến nay. Chương III : CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HCTL 1. Chiến lược của Cty VINEXAD trong công tác tổ chức HCTL và đào tạo cán bộ nghiệp vụ năm 2000 - 2005 60 2. Hoàn thiện công tác tổ chức HCTL ở trong nước 66 3. Hoàn thiện công tác tổ chức HCTL ở nước ngoài 75 4. Xây dựng Trung tâm HCTL Quốc tế 79 2. Gắn công tác tổ chức HCTL của Việt Nam với các tổ chức HCTL Quốc tế 80 Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nhà nước về HCTL 3 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm và phát triển theo đà phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó phải nói đến các hoạt động tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại (HCTLTM)- một công cụ đắc lực, có hiệu quả cao phục vụ đắc lực các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại. Ở Việt Nam hình thức xúc tiến thương mại này bắt đầu thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà tổ chức, các doanh nghiệp, khách tham quan cũng như các cơ quan quản lý từ năm 1994 trở lại đây. Từ chỗ một năm chỉ có một tới hai Hội chợ Triển lãm Thương mại và một, hai đơn vị tổ chức đến nay đã có hàng chục đơn vị tham gia vào việc tổ chức hàng năm trên 200 hội chợ triển lãm trong nước, tham gia trên 50 Hội chợ Triển lãm ở nước ngoài. Quy mô và hình thức ngày càng phát triển đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý nhằm đưa hoạt động Hội chợ Triển lãm Thương mại trở thành một công cụ thực sự của hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Dưới đây là những kiến thức cơ bản, cốt lõi bao trùm toàn bộ quy trình hoạt động của một Hội chợ Triển lãm Thương mại diễn ra trong và ngoài nước, những mặt mạnh , mặt yếu và những vấn đề cần bàn luận, tranh cãi để đưa ra các giải pháp tốt nhất giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị tổ chức kinh doanh Hội chợ Triển lãm Thương mại trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ triển lãm thương mại cũng như đông đảo người tiêu dùng có những nhận định đúng đắn và hành động theo đúng quy trình góp phần nâng cao chất lượng, mục đích của các hoạt động Hội chợ Triển lãm Thương mại tại Việt Nam. Vì nội dung rất đa dạng và phức tạp, tôi chỉ xin phép trình bày các vấn đề nổi cộm và các biện pháp chủ yếu nhằm đưa các hoạt động Hội chợ Triển lãm Thương mại của nước nhà theo kịp các hoạt động Hội chợ Triển lãm của các nước tiên tiến trên thế giới. Khoá luận được trình bày theo bố cục lý luận kết hợp thực tiễn, từ quan niệm đến hiện thực và có mổ xẻ phân tích từng công đoạn cụ thể. Tài liệu tham 4 khảo của nước ngoài, trong nước từ các vấn đề mang tính chuyên môn cao đến các vấn đề phản ánh hiện thực sinh động. Kết cấu khoá luận gồm 3 Chương. Chương I : Hội chợ triển lãm là một hình thức xúc tiến thương mại quan trọng Chương II : Thực trạng hoạt động tổ chức HCTL của Việt Nam, của công ty VINEXAD và vai trò của HCTL đối với hoạt động xúc tiến thương mại Chương III : Các giải pháp để hoàn thiện công tác tổ chức HCTL 5 Chương I HỘI CHỢ TRIỂN LÃM MỘT HÌNH THỨC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUAN TRỌNG - Hoạt động thương mại ra đời khi xuất hiện trao đổi hàng hoá giữa người mua và người bán có từ khi con người biết sản xuất. Việc mua bán trao đổi ngày càng phát triển vượt ra ngoài một vùng, một khu vực, một quốc gia. Hội chợ triển lãm ra đời là một công cụ quan trọng trong việc xúc tiến thương mại . - Xúc tiến thương mại là một hoạt động nghiên, trao đổi thông tin giữa người sản xuất, người mua và người bán nhằm đưa ra các biện pháp cho sản xuất, sản phẩm, giá cả và nơi tiêu thụ tác động đến thái độ và cách cư xử của các đối tượng, là một trong những công cụ quan trọng thúc đẩy sản xuất và kinh doanh. Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đưa ra những mục tiêu cho người tiêu dùng biết một sản phẩm đích thực tại một địa điểm chính xác trong thời gian xác định . - Lựa chọn một phương pháp xúc tiến hợp lý phụ thuộc nhiều vào yêu cầu và tài chính cụ thể. Ta cần xem xét các bước sau để lựa chọn : 1. Xác định khách hàng chủ yếu 2. Quyết định trình bày gì với họ 3. Dự kiến tài chính 4. Đưa ra mục tiêu cần đạt được - Khách hàng sẽ thay đổi chủ yếu tùy từng thị trường và từng loại sản phẩm. Việc lựa chọn khách hàng chủ yếu trong mỗi trường hợp phải dựa trên cơ sở hiểu rõ về 1. Người sử dụng cuối cùng từng sản phẩm 2. Các phương pháp Marketing thông qua sản phẩm giao đến người sử dụng cuối cùng. - Đôi khi công việc này cũng rất quan trọng nhằm xác định ai là người tác động đến người sử dụng hoặc các thương gia trong khi quyết định bán hàng - thậm trí mặc dù họ không phải là người bán hàng trực tiếp. - Thông thường cách xúc tiến tốt nhất là tập trung vào việc thuyết phục người nhập khẩu để họ nhập hàng, các đại lý, các nhà bán lẻ tầm cỡ hay các nhà sử dụng cuối cùng . 6 Nhưng trong các trường hợp khác, việc xúc tiến có thể là cần thiết để tạo ra nhu cầu tiêu dùng một sản phẩm nhằm thuyết phục các doanh nghiệp mua nó. Thậm chí sau đó việc xúc tiến không phải nhằm vào toàn bộ người tiêu dùng mà đến một bộ phận dân chúng được lựa chọn, họ hầu hết là người mua hàng. - Hầu hết các công cụ thường dùng của xúc tiến thương mại đối với các nhà xuất khẩu muốn thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua các nhà phân phối, các đại lý, các cửa hàng bách hoá tổng hợp, hệ thống bán lẻ hay hay các nhà sử dụng cuối cùng là: + Thư từ trực tiếp + Thông tin đại chúng + Tham quan cá nhân + Các đoàn khảo sát + Triển lãm Hội chợ - Hội chợ Triển lãm Thương mại là những công cụ có hiệu quả thông tin cao, công cụ xúc tiến xuất khẩu nhập khẩu này gắn chặt với các phần sẽ trình bày sau. I. Khái niệm - Phân loại Hội chợ Triển lãm (HCTL) 1. Khái niệm - đặc điểm của HCTL 1.1 Phân biệt các từ sau: Thuật ngữ Hội chợ Triển lãm xuất hiện và được sử dụng tại nước ta từ tiếng nước ngoài. Theo tiếng Anh thường sử dụng các từ sau đây - Show: Sự trưng bày, cuộc triển lãm - Fair : Hội chợ, chợ phiên - Exhibition : Cuộc triển lãm, cuộc trưng bày - Exposition : Sự bày hàng, cuộc triển lãm Ghi chú: theo định nghĩa trong từ điển Tuỳ qui mô, nội dung, tính chất, của từng sự trưng bày, giới thiệu mà dùng từ Hội chợ hay Triển lãm hay Expo (theo tiếng Anh là Show, fair, Exhibition hay Exposition ) . 1.2. Quan niệm về Hội chợ Triển lãm: 7 - Định nghĩa chung: Một cuộc Triển Lãm là một cuộc trưng bày, cho dù với tên gì đi nữa đều có chung một chức năng chính là giáo dục công dân, một cuộc Triển lãm có thể giới thiệu những phương tiện theo chủ ý của con người để đáp ứng nhu cầu văn minh hoá hay giới thiệu tiến bộ đạt được của một hay nhiều ngành là kết quả của trí tuệ con người, hay trưng bày những triển vọng cho tương lai. Một cuộc Triển lãm có tính quốc tế khi có nhiều hơn một nước tham dự.(Theo định nghĩa của Văn phòng Triễn Lãm quốc tế-B.I.E ) - Định nghĩa theo văn bản Luật Thương mại ban hành năm 1998: a) Hội chợ Thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng. b) Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá. c) Các Hội chợ, Triển lãm thương mại phải xác định rõ chủ đề, quy mô,thời gian, địa điểm tiến hành, danh mục hàng hoá, tài liệu về hàng hoá, tên, địa chỉ các tổ chức, cá nhân tham gia. - Định nghĩa theo các nhà tổ chức: a) Hội chợ Thương mại là một hình thức xúc tiến thương mại tập hợp các tổ chức, các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh, các đợn vị làm dịch vụ tại một địa điểm nhất định (thường từ 7 - 10 ngày hoặc có thể hơn nữa) nhằm giới thiệu các hoạt động, giới thiệu sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ và tài liệu, tạo cơ hội cho họ cũng như công chúng nhận biết, trao đổi tiếp cận đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong hội chợ các doanh nghiệp được phép bán hàng và ngoài các khách là doanh nghiệp đến bàn bạc làm ăn, còn mở cửa tự do đón tiếp đông đảo quần chúng đến xem và mua hàng. Hội chợ thường có những lượng khách vào đông hơn. b)Triển lãm Thương mại cũng là một hình thức xúc tiến thương mại song có tính chuyên môn sâu hơn tập hợp các tổ chức, các hàng, các công ty chuyên về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ diễn ra tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian xác định (thường từ 3 - 5 ngày, có thể nhiều nhất là 7 ngày) nhằm giới thiệu các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tài liệu là dịp tốt nhất cho các doanh nghiệp thu thập thông tin, bàn bạc, trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng lớn. Trong triển lãm các doanh nghiệp tham dự không bán hàng lẻ, khách 8 tham quan được mời đến để làm quen bàn bạc đàm phán ký kết. Triển lãm thường hội tụ các nhà chuyên môn và thực sự quan tâm đến lĩnh vực họ làm việc. c) Ngoài hai loại hình trên còn có một loại hình là Expo bắt nguồn từ Exposition. Qui mô hình thức và nội dung đa dạng và lớn hơn nhiều hai loại hình trên. Thường thì mỗi nước, mỗi khu vực ít nhất là 2 năm hay một vài năm tổ chức một lần trên diện tích lớn hàng trăm nghìn m2 trong thời gian dài từ 1,5 tháng đến 5 tháng, nhưng không quá 6 tháng. Những Expo này muốn thực hiện phải được Phòng Triển lãm Quốc tế công nhận (The International Exhibitions Bureau - BIE) việc tổ chức, thực hiện phải tuân thủ theo hiệp định về triển lãm thế giới ký tại Pari ngày 22/11/1928 được bổ xung các nghị định ngày 10/5/1948, 16/11/1960, 30/11/1972 và sửa đổi ngày 24/6/1982, 31/5/1988. Thực tế ở Việt Nam hiện nay khái niệm về triển lãm, hội chợ hay Expo còn bị hiểu lầm hay hiểu chưa đúng. Do vậy, đối với một số Hội chợ Triển lãm khi lấy tên chưa phù hợp với qui mô, nội dung, hình thức, tính chất của nó. Điều này do gần đây nhiều đơn vị không phải chuyên ngành cũng tham gia vào việc tổ chức các Hội chợTriển lãm Thương mại. Ngoài ra cũng có những tổ chức do chạy theo kinh doanh do vậy cũng không muốn phân định rõ tên, xác định rõ mục đích và nội dung nhằm thu hút khách tham dự cũng như khách tham quan, tranh thủ tăng doanh số để đảm bảo lấy thu bù chi. 1.3. Đặc điểm của hội chợtriển lãm thương mại Là một hình thức xúc tiến thương mại trực tiếp, đem lại hiệu quả cao do vậy Hội chợ Triển lãm Thương mại thường đòi hỏi những yêu cầu cao về nội dung của hoạt động maketing. Qua các Hội chợ Triển lãm Thương mại các doanh nghiệp có thể thu được lượng thông tin nhanh, chính xác và có điều kiện thuận lợi để đưa ra các quyết định trong quá trình thâm nhập thị trường. Bởi vì các đặc điểm riêng biệt của Hội chợ Triển lãm Thương mại là : + Đưa ra được nhận xét tổng quát về thị trường, sản phẩm, bạn hàng, dịch vụ thậm chí cả phong tục tập quán và các cách tiếp cận qua khách hàng và sản phẩm + Cùng một lúc có thể quan tâm được tất cả các yếu tố cần thiết + Trao đổi thông tin tiếp thị một cách cụ thể + Trực tiếp làm việc hay liên lạc với đối tác + Giới thiệu một lúc cho cả 3 đối tượng : Người bán, người mua, người sử dụng 9 + Tận dụng tất cả các hoàn cảnh + Đạt đến sự hiểu biết tường tận + Lôi cuốn sự chú ý của các quảng đại quần chúng + Cơ sở tốt để kiểm chứng thị trường * Những đặc điểm khác biệt này tạo thuận lợi cho Hội chợ Triển lãm Thương mại có thể đặt được những kết quả nhanh hơn các kỹ thuật xuất nhập khẩu. Hội chợ Triển lãm Thương mại có thể được dùng để tạo ra những thị trường xuất nhập khẩu lớn khác nhau . - Tính phức tạp của Hội chợ Triển lãm Thương mại là: Sự tham dự bao hàm ý rằng sẽ có một sự bùng nổ về sản phẩm, tổ chức, cán bộ và ngay cả về một qui mô cũng như cả một đất nước. Vì vậy, nó được xem như là một vấn đề lớn đối với một ngành, nhiều ngành, thậm chí cả một đất nước đòi hỏi phải được xem xét và chuẩn bị . - Nhiều nhà quản lý giỏi trở thành thiếu năng lực khi được giao nhiệm vụ lập kế hoạch và giám sát hàng trưng bày. Đặc biệt là những người mới vào nghề có thể sẽ bị choáng váng bởi sự mới lạ của tình huống này. Sự tham dự vào Hội chợ Triển lãm Thương mại bao gồm những vấn đề phức tạp sau: + Vấn đề thời hạn cuối cùng và khẩn cấp + Coi là công việc bổ trợ + Va chạm đến nhiều người + Phát sinh những vấn đề không dự đoán được + Đòi hỏi sự ứng biến - Các chủ thể của Hội chợ Triển lãm Thương mại a) Các chủ thể chính của Hội chợ Triển Lãm Thương mại gồm: + Người tổ chức (Organizer): là đơn vị được phép hoạt động kinh doanh lĩnh vực Hội chợ Triển lãm Thương mại ở các cấp khác nhau như thuộc Bộ, Ngành, UBND tỉnh, Người đứng ra tổ chức, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật, chính phủ, các đối tác về nội dung, hình thức chất lượng, hiệu quả. Một nhà tổ chức lớn và có tiếng tăm phải đảm bảo qui mô, nội dung, hình thức, chất lượng Hội chợ Triển lãm Thương mại do mình tổ chức, biết kết hợp các sức mạnh của các đối tác và có một mạng lưới dịch vụ phục vụ Hội chợ Triển lãm Thương mại hoàn hảo và có chất lượng. Nhà tổ chức thường tìm các đơn vị cùng phối hợp tổ chức, cùng tổ chức chung, các nhà ủng hộ, các nhà tài trợ 10 + Người tham dự ( Exhibitor ): chủ thể không thể thiếu trong các Hội chợ Triển lãm Thương mại. Số lượng khách tham dự sẽ quyết định qui mô, tính chất và hiệu quả của Hội chợ Triển lãm Thương mại. Khách tham dự ở càng nhiều khu vực, địa phương, trong nước và ngoài nước thì Hội chợ Triển lãm Thương mại càng mang tính quốc tế sâu sắc. Thông qua chủ thể này tính chất và nội dung của Hội chợ Triển lãm Thương mại mới được bộc lộ phản ánh và chính khách tham dự quyết định loại hình Hội chợ Triển lãm Thương mại. Khách tham dự trưng bày giới thiệu sản phẩm, dịch vụ dưới các hình thức bằng hình ảnh, bằng nghe nhìn, hiện vật . giúp cho Hội chợ Triển lãm Thương mại thêm sôi động và phong phú. Chính họ và một phần những công tác vận động tiếp thị của Người tổ chức sẽ thu hút khách tham quan đến đông hay vắng. Chính họ tạo nên môi trường cho các hoạt động trao đổi, gặp gỡ, cam kết và ký hợp đồng , mở rộng tiếp tục các hoạt động trao đổi thương mại, xuất nhập khẩu giữa người sản xuất, người kinh doanh và tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp và giữa các vùng, các nước, các khu vực. + Người tham quan (Visitor): thường phân ra làm hai loại : - Người tham quan chuyên môn (Business Visitor) và Người tham quan công chứng (Public Visitor). Tuỳ tính chất và nội dung của từng loại hình Hội chợ Triển lãm Thương mại mà Người tổ chức và Khách tham dự có ý định tuyên truyền, quảng cáo, vận động đối tượng nào tham quan và qui định thời gian, lượng khách tham quan bao nhiêu để đặt mục đích của Hội chợ Triển lãm Thương mại . b) Các chủ thể phụ khác không thể thiếu trong quá trình tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại : - Đơn vị cùng tổ chức (Joint Organizer): có chức năng và nhiệm vụ giống người tổ chức, song tuỳ từng lĩnh vực chuyên sâu và được phân trách nhiệm và hưởng quyền lợi tương ứng. - Đơn vị Phối hợp tổ chức (Co-Organizer): thường thì chỉ giúp từng phần việc theo thế khả năng và chuyên môn của mình do người tổ chức quyết định. - Đơn vị bảo trợ ( Sponsor ): là các cơ quan chính phủ, các bộ ngành, các tập đoàn các hãng đang cần khuyếch trương về các hoạt động và thanh danh của mình tại một khu vực và thời điểm nhất định, ủng hộ trực tiếp về vật chất và tài chính, kinh tế nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả của Hội chợ Triển lãm Thương mại. [...]... hiện đại. 2. Chức năng hoạt động. SIEC chuyên về tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại Quốc tế. Trong thời gian triển lãm, Tổng công ty cũng tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành, tổ chức các cuộc đàm phán và chuyển giao cơng nghệ. Ngồi ra SIEC cịn phục vụ nhiều hình thức như: làm thủ tục hải quan, bán hàng trưng bày và cho thuê kho tàng (ngoại quan). Là một Tổng công ty triển lãm chuyên ngành,... cho các hoạt động hội chợ triển lãm thương mại. Sau thời kỳ trên Vinexad đã chuẩn bị mọi lực lượng để tự tổ chức thành công Hội chợ Triển lãm Thương mại quốc tế tháng 4 hàng năm do Bộ thương mại chủ trì thu hút số lượng lớn các cơng ty nước ngồi tham dự. Ngồi ra tổ chức triển lãm Ơ tơ, Triển lãm xây dựng, Triển lãm bưu chính viễn thơng cộng tác cùng Adsale 2 năm 1 lần cũng là những triển lãm đáng... công nghiệp, các nhà bán lẻ c/ Hội chợ Triển lãm Thương mại bổ trợ : Thật hiếm đối với các nước đang phát triển để có được các gian hàng tại những Hội chợ Triển lãm Thương mại này, song chính phủ phải cân nhắc qiúp các cơng ty tham gia vào các Hội chợ Triển lãm Thương mại như vậy , khi xác định được đúng Hội chợ Triển lãm Thương mại và thấy nó phù hợp với kế hoạch tiếp thị . Hội chợ Triển lãm. .. sản phẩm của các công ty có mặt tại các cửa hàng, và chúng có thể đã đồng nhất như nhau, sau đó nó có thể có ích đối với việc tổ chức các Hội chợ Triển lãm Thương mại tiêu dùng như một công cụ xúc tiến, đặc biệt nếu việc trưng bày có một lượng khách bán lẻ lớn đã tiêu thụ sản phẩm III. Các Tổ chức Hội chợ Triển lãm lớn trên thế giới : Hội chợ triển lãm thương mại hiện nay là hoạt động xúc tiến... chính hoạt động của APECC dựa cơ bản vào phí đóng góp gia nhập và hội viên, phí hàng năm và doanh số từ các nguồn như quảng cáo trong ấn phẩm. Hannover - Messe International GMBH Germany CÔNG TY HỘI CHỢ TRIỂN LÃM HANNOVER CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC. 1. Đơn vị tổ chức Hội chợ triển lãm Thương mại lớn nhất thế giới. Công ty đặt tại Hannover - Deutsche Messe AG là một trong những đơn vị tổ chức Hội chợ. .. chứng tỏ tầm quan trọng của hội chợ triển lãm trong việc xúc tiến, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và thương mại trong phạm vi một nước, trong khu vực và toàn cầu. Sau đây là một số tổ chức hội chợ triển lãm của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và Việt Nam tham gia vào và cùng phối hợp hoạt động. Apecc - Asia Pacific Exhibition & convention council HỘI ĐỒNG VỀ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CÁC NƯỚC CHÂU Á... pháp ủy Ban Hội viên 25 chủ thể có trách nhiệm chính trong việc tổ chức tham dự Hội chợ Triển lãm Thương mại của Bộ kinh tế Đức ở nước ngoài. Hàng năm từ 1983 Hannover - Messe International đã tổ chức ít nhất 1 Hội chợ Triển lãm, thỉnh thoảng 2 Hội chợ Triển lãm cùng giới thiệu Hội chợ thương mại với Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Đức - Deutche Leftfahrt - Raumfahrt - und ausrustungs... lượng Hôi chợ triển lãm doVinexad đảm nhiệm thực hiện trong và ngoài nước lên đến trên 50 cuộc trên tổng số 200 cuộc của nhà nước (theo bảng thống kê phần I của chương này).Trong hơn 50 cuộc Hội chợ Triển lãm Thương mại có hơn 30 cuộc tổ chức trong nước cịn lại là tổ chức đồn tham dự Hội chợ Triển lãm Thương mại ở các nước từ Châu Âu, á, Phi, Mỹ. Vinexad là thành viên của APECC. Những hoạt đơng... Nhận được sự ủng hộ đặc biệt của Bộ Giao thông - Vận tải, Tổng cục Bưu điện (GDPT) để tổ chức triển lãm Auto Vietnam và Vietnam Telecom. 4. Những cống hiến cho Hội chợ Triển lãm của AES : Do thiếu diện tích trưng bày Triển lãm quốc tế tại Việt Nam, AES đã đầu tư trên 1 triệu USD trong năm 1994 tại trung tâm KASATI TP.HCM để đảm bảo các hội chợ triển lãm của Adsale được tổ chức theo lịch đã định trong... công tác của các tổ chức trực thuôc công ty. * Các đơn vị hiện tại trực thuộc gồm : ( sơ đồ kèm theo) 1) Chi nhánh VINEXAD TP Hồ Chí Minh : là đơn vị đại diện của công ty ở khu vực phía Nam. Mọi hoạt động của chi nhánh thể hiện là hoạt động của công ty về các lĩnh vực quảng cáo HC TM, dịch vụ chi nhánh gồm hai Trung tâm trực thuộc là : + Trung tâm Hội chợ Thương mại : thường xuyên tổ chức các . 42 II. Hoạt động tổ chức HCTL của Việt Nam và của Cty VINEXAD 48 1. Tổ chức hoạt động HCTL của Việt Nam 48 2. Tổ chức hoạt động HCTL của Cty VINEXAD. biện pháp chủ yếu nhằm đưa các hoạt động Hội chợ Triển lãm Thương mại của nước nhà theo kịp các hoạt động Hội chợ Triển lãm của các nước tiên tiến trên thế

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:46

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

Bảng 1.

Xem tại trang 19 của tài liệu.
1. Quá trình hình thành và phát triể n: - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

1..

Quá trình hình thành và phát triể n: Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2: Các chỉ tiêu kinh tế khác (Đơn vị tính: triệu đồng) - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

Bảng 2.

Các chỉ tiêu kinh tế khác (Đơn vị tính: triệu đồng) Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 6: Thống kê về phát triển nhân lực (đơn vị tính: người) - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

Bảng 6.

Thống kê về phát triển nhân lực (đơn vị tính: người) Xem tại trang 41 của tài liệu.
BẢNG : - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf
BẢNG : Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng thống kê cách ội chợ Triển lãm tổ chức ở nước ngoài năm 1998 - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

Bảng th.

ống kê cách ội chợ Triển lãm tổ chức ở nước ngoài năm 1998 Xem tại trang 85 của tài liệu.
BẢNG 9 - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

BẢNG 9.

Xem tại trang 86 của tài liệu.
21 Hội chợ GDS tại Duesseldorf Tháng 9/98 Duesseldorf - - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

21.

Hội chợ GDS tại Duesseldorf Tháng 9/98 Duesseldorf - Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 13 - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

Bảng 13.

Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 14 - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

Bảng 14.

Xem tại trang 88 của tài liệu.
phát thanh, truyền hình - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

ph.

át thanh, truyền hình Xem tại trang 90 của tài liệu.
BẢNG 16 - Thực trạng tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm của công ty Vinasax.pdf

BẢNG 16.

Xem tại trang 90 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan