Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước tại UBND xã tân an, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

57 1.4K 5
Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước tại UBND xã tân an, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ xã Tân An đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.Trong thời gian thực tập tại xã đã giúp cho em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu mà không thể học hết được trên sách vở.Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản lý Luật kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng quý báu. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đàm Thanh Thuỷ đã tận tâm hướng dẫn em để có thể hoàn thành tốt được đề tài báo cáo thực tập này. Do thời gian có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc bài báo cáo này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và bổ sung thêm của quý thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng chúng em kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người. Đồng kính chúc các cô, chú, anh,chị trong UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày 03 tháng03 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Lượng DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 CT Chủ tịch 2 PCT Phó chủ tịch 3 BT Bí thư 4 NĐCP Nghị địnhChính phủ 5 NSNN Ngân sách nhà nước 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 KH – CN Khoa học – công nghệ 8 KT – XH Kinh tế xã hội 9 TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 10 TBXH Thương binh xã hội 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 VH XH Văn hóa – xã hội MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ V MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1:KHÁI QUÁT VỀ XÃ TÂN AN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN AN HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG 5 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ TÂN AN, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG 5 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 5 1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 8 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN AN 9 1.2.1. Tổng quan về Uỷ Ban Nhân Dân xã Tân An 9 1.2.2. Cơ câu tổ chức, bộ máy Uỷ Ban Nhân Dân xã Tân An 9 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội của xã Tân An 14 PHẦN 2: THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN AN 16 2.1. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN ANHUYỆN YÊN DŨNGTỈNH BẮC GIANG 16 2.1.1. Phân cấp nguồn thu 16 2.1.2. Chấp hành dự toán nguồn thu ngân sách tại xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang 17 2.1.4. Cơ cấu thu ngân sách xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang 23 2.2. THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN ANHUYỆN YÊN DŨNGTỈNH BẮC GIANG 25 2.2.1. Chấp hành dự toán chi ngân sách tại xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang 25 2.2.2. Nhiệm vụ chi ngân sách tại xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang 26 2.2.3. Kết quả chi ngân sách tại xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang 26 2.2.4. Cơ cấu chi ngân sách xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang 32 2.3. CÂN ĐỐI THUCHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN AN –HUYỆN YÊN DŨNG –TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 20132015 34 2.3.1. Đặc điểm cân đối Ngân sách nhà nước. 34 2.3.2. Vai trò của cân đối Ngân sách nhà nước 35 2.3.3. Nguyên tắc cân đối Ngân sách nhà nước 35 2.3.4. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước tại UBND xã Tân An giai đoạn 20132015 36 2.4. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC THUCHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN ANHUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG 37 2.4.1 Những thành công 37 2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 40 PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆNQUẢN LÝ THUCHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN ANHUYỆN YÊN DŨNGTỈNH BẮC GIANG 43 3.1 Mục tiêu thu chi ngân sách nhà nước tại xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 43 3.1.1. Mục tiêu thu NSNN tại xã Tân An 43 3.1.2. Mục tiêu quản lý chi ngân sách 44 3.1.3. Mục tiêu cân đối ngân sách nhà nước ở xã Tân An 46 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại xã Tân An huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang 47 KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Tân An 10 Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả thu ngân sách xã tại UBND xã Tân An giai đoạn 20132015. 20 Đơn vị: Triệu đồng 20 Bảng 2.2: Cơ cấu thu ngân sách xã Tân An giai đoạn 20132015 23 Bảng 2.3: Báo cáo kết quả chi ngân sách xã tại UBND xã Tân An giai đoạn 20132015 28 Bảng 2.4: Cơ cấu chi ngân sách xã Tân An giai đoạn 20132015 32 Bảng 2.5. Cân đối thu chi Ngân sách nhà nước giai đoạn 20132015 36 MỞ ĐẦU 1.Giới thiệu đợt thực tập Nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với mục tiệu năm 2020 nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, để đạt được mục tiêu trên, đất nước rất cần nguồn lực không chỉ có đạo đức tốt mà cần tốt cả về kỹ năng. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác giảng dậy của các thầy cô giáo trong bộ môn và hiệu quả tiếp thu bài học của các sinh viên, trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tổ chức đợt thực tấp tốt nghiệp cho toàn thể các sinh viên trong trường khóa K9 nói chung và toàn thể các sinh viên K9 khoa Quản lý luật Kinh tế nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là sự kết hợp giữa nhà trường vơi các doanh nghiệp, các cơ quan, các bộ phận hành chính chuyên môn tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và vận dụng những kiến thức lý thuyết áp dụng vào thực tế trong cuộc sống. Qua đợt thực tập tốt nghiệp này các sinh viên sẽ tiếp thu và nắm chắc các kiến thức mà thầy, cô giáo trong trường truyền đạt, đồng thời giúp các bạn sinh viên sẽ có những trải nghiệm thực tế đầy thú vị, có thêm nhiều kiếm thức và có những kinh nghiệm phục vụ cho các sinh viên làm việc sau này. Đợt thực tấp tốt nghiệp được diễn ra trong khoảng thời gian là (12 tuần) cụ thể là từ ngày 21 tháng 12 năm 2015 đến ngày 26 tháng 3 năm 2016, thể hiện đúng phương pháp giảng dậy hiện nay “ Học đi đôi với hành”. 2.Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà trong đó chính quyền cấp xã và ngân sách cấp xã đóng vai trò hết sức quan trọng giúp thực hiện các nhiệm vụ của một đơn vị dự toán nhằm duy trì họat động của bộ máy chính quyền xã, các hoạt động đoàn thể, các sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải có nguồn lực tài chính nhất định hình thành các quỹ tiền tệ phục vụ cho việc duy trì hoạt động của chính quyền xã và thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền xã thông qua các hoạt động thu, chi tài chính. Hoạt động tài chính của xã ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Các khoản thu, chi không chỉ phản ánh thu chi ngân sách Nhà nước mà nội dung các khoản thu, chi cũng ngày một đa dang và phức tạp. Do đó, yêu cầu quản lý tài chính đòi hỏi cần phải có năng lực và hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý ngân sách, từ những kiến thức đã được học tập tại trường Đại học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh –Thái Nguyên, được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa Quản Lý Luật Kinh Tế đặc biệt là TS. Đàm Thanh Thuỷ, sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên tại Ủy ban nhân dân Tân An, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng thuchi ngân sách nhà nước tại UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang là đề tài báo cáo thực tập của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Khái quát về xã Tân An và UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang; Đánh giá thực trạng thu chi ngân sách nhà nước tại UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang; Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu chi NSNN tại xã Tân An, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung chủ yếu vào công tác thuchi ngân sách nhà nước trên địa bàn UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về không gian Nghiên cứu tại UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 4.2.2. Phạm vi về nội dung Các khoản thuchi tại UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang. Các khoản thu gồm: Thu từ hoạt động kinh tếsự nghiệp,thu thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình, thu thuế nhà đất, thu bổ sng sung ngân sách cấp trên, thu khác... Các khoản chi gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi khác. 3.2.3. Phạm vi về thời gian Thời gian lấy số liệu từ năm 2013 đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập tài liệu sơ cấp: Bằng việc quan sát ghi lại thông tin, điều tra trực tiếp. Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập bằng cách trực tiếp tới UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang để thu thập số liệu. 4.2. Phương pháp xử lý tài liệu và phân tích tài liệu Phương pháp xử lý tài liệu: sử dụng phần mềm Excel giúp cho việc tính toán các khoản thu, khoản chi một cách nhanh chóng. Phương pháp phân tích tài liệu: Bài báo cáo sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả để thấy được mức độ biến động của tình trạng thu –chi ngân sách xã Tân An giai đoạn 20132015. + Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của thu, chi ngân sách, thu thập được từ các báo cáo hằng năm của phòng Tài chính – Kế hoạch qua các cách thức khác nhau. + Thống kê so sánh giải thích rõ ràng về công việc thực hiện quá trình thu,chi ngân sách, sử dụng dữ liệu rút ra từ tổng thẻ thông qua hình thức lấy mẫu. Nhằm so sánh các dữ liệu về thu, chi ngân sách qua các năm. 4.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chỉ tiêu số tương đối (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ thuchi NSNN tại UBND xã Tân An ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau Số tuyệt đối bộ phận Công thức: Số tương đối = X 100% Số tuyệt đối tổng thể Ý nghĩa: là so sánh mức thu –chi qua các năm để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống qua thời gian 5. Kết cấu báo cáo . Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo được chia làm 3 phần như sau: Phần 1: Khái quát về xã Tân An và UBND xã Tân Anhuyện Yên Dũngtỉnh Bắc Giang Phần 2: Thực trạng quản lý thuchi ngân sách nhà nước tại UBND xã Tân Anhuyện Yên Dũngtỉnh Bắc Giang Phần 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuchi ngân sách nhà nước tại UBND xã Tân Anhuyện Yên Dũngtỉnh Bắc Giang PHẦN 1:KHÁI QUÁT VỀ XÃ TÂN AN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN AN HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ TÂN AN, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Xã Tân An là xã mới được tái lập năm 2007, nằm ở phía Đông của huyện yên Dũng, Mặc dù là xã mới tái thành lập nên trên tất cả các lĩnh vực vẫn còn khó khăn nhưng xã đã không ngừng cố gắng và hoàn thiện để phát triển. Với khí thế mới, Đảng bộ và nhân dân Tân An luôn phấn đấu xây dựng xã ngày càng giàu đẹp văn minh, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.1.2. Vị trí địa lý Tân An là xã của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam có diện tích 4,28 km², dân số năm 2007 là 3437 người, mật độ dân số đạt 803 ngườikm²,có tọa độ địa lý : 21°15’36’’ Bắc; 106°16’5’’Đông. Ranh giới xã: Phía Bắc giáp xã Lão Hộ, phía Tây giáp Thị Trấn Tân Dân, phía Đông giáp Xã Ngọc sơn, phía Nam giáp xã Xuân Phú. Xã có tuyến đường TL293 nối với Tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và nhiều nơi khác rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với bên ngoài. Đây là một lợi thế so sánh của xã so với nhiều xã khác ở huyện Yên Dũng. Về tổ chức hành chính : Gồm có 8 xóm: xóm Phố Tân An, xóm Kim xuyên, xóm Thắng, xóm Trại Giữa, xóm Ngò, xóm Tân Lập, xóm Nguyễn, xóm Minh Đạo. Trụ sở UBND xã Tân An đặt tại thôn Kim Xuyên. Với địa hình khá bằng phẳng rất thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp và giao lưu với bên ngoài. Xã Tân An được bao bọc bởi các xã lân cận, hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa lạnh, khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. 1.1.1.3. Địa hình Xã Tân An nằm trong vùng đồng bằng của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Do sự chi phối của địa hình và dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên, tác động của con người đã làm cho đất đai của xã khá đa dạng. Theo kết quả xây dựng bản đồ đất của xã năm 2007 cho thấy trên địa bàn huyện có 3 nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất nâu. Như vậy, trên địa bàn xã Tân An có nhiều loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là trồng khoai tây, lạc, đậu tương, ngô, lúa nước…). 1.1.1.4. Khí hậu, thời tiết Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên xã Tân An chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa; trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa lạnh, khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Chế độ nhiệt của xã khá phong phú, nhiệt độ trung bình năm 18,5°c, biên độ nhiệt ngày đêm cao, số giờ nắng đạt 873 giờ, tổng tích ôn đạt 4.785°c, cho phép có thể gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày trong năm và tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt đối với cây lấy củ. Lượng mưa tương đối khá (1.250 1.600 mmnăm), năm mưa nhiều nhất lên tới 2.153 mmnăm. Điều đáng lưu ý là nhiệt độ bình quân của các tháng từ tháng 12 năm trước, đến tháng 2 năm sau thường thấp dưới 15°c (ngưỡng ngừng sinh trưởng, phát triển của cây trồng), có tới 5 tháng (11 3) lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi và có những năm trong mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung đã gây khó khãn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Tóm lại, xã Tân An có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Song cần có biện pháp phòng chống úng lụt,sạt lở khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân. 1.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a. Đất đai Do sự chi phối của địa hình và dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên, tác động của con người đã làm cho đất đai của xã khá đa dạng. Theo kết quả xây dựng bản đồ đất của xã năm 2007 cho thấy trên địa bàn huyện có 3 nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất nâu. Nhóm đất phù sa: Chiếm 0,71% diện tích tự nhiên của. Nhóm đất này được phân bố tập trung ở tất cả các xóm trong xã. Nhóm đất xám: Chiếm tới 66,11% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này được phân bố ở tất cả các xóm trong xã. Nhóm đất nâu: Chiếm 5,94% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã trong xã. Như vậy, trên địa bàn xã Tân An có nhiều loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là trồng khoai tây, lạc, đậu tương, đậu đỗ,…) như đất phù sa, đất xám, đất nâu. Song hạn chế là độ dốc lớn, chỉ có khoảng 20 25% diện tích các nhóm đất trên có độ dốc thấp, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. b. Nguồn nước Lượng nước của xã tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mực nước vào mùa khô bình quân trên 700cm, cao nhất là 1.132 cm. Nguồn nước của xã Tân An khá phong phú, trên địa bàn xã có nhiều sông và hệ thống mương máng nhỏ phân bố tương đối đều ở các khu vực. Mùa mưa lưu lượng nước dồn nhanh vào sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết; mùa khô lưu lượng nước nhỏ, dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông thấp. Về nguồn nước ngầm, hiện đã phát hiện một số thôn: thôn Thắng, thôn Minh Đạo,….cũng đã phát hiện nguồn nước ngầm với lưu lượng có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt. Tuy nhiên, do công tác thăm dò mới thực hiện bước đầu, nên việc đánh giá đầy đủ về nước ngầm và khả năng khai thác phục vụ sản xuất, sinh hoạt còn phải được tiếp tục nghiên cứu. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 1.1.2.1. Dân số và lao động Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã trong những năm qua đạt dưới 1,0%năm và có xu thế giảm dần, năm 2010 tăng xấp xỉ 1%năm, đến năm 2014 chỉ còn 0,37%năm. Do đó dân số của xã từ 3.897 người năm 2010, đến năm 2014 chỉ có 4.472 người (bình quân mỗi năm chỉ tăng thêm 115 người). Mật độ dân số năm 2014 đạt 803 ngườikm2. Hiện tại dân số của xã chiếm 86,6% cư trú ở khu vực nông thôn, dân số thành thị chiếm 13,4%. Hiện tại tổng số lao động của xã có 3.354 lao động; trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2.236 người, số người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động là 470 người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 605 người (chiếm 18,04% tổng số lao động). Chất lượng lao động của xã nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ở mức thấp. 1.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế Nhìn chung trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã Tân An phát triển theo xu hướng tích cực, tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ và xây dưng cơ sở hạ tầng... đều có những bước phát triển đáng kể; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; GDP bình quân trên đầu người thời kỳ 2010 2014 tăng khoảng 21,3%năm (theo giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay, công nghiệp, xây dựng chiếm 39,4%, nông nghiệp chiếm 52,96% và dịch vụ, thương mại chiếm 7,64%. Song nhìn chung kinh tế của xã phát triển chưa thật ổn định, sản xuất nông nghiệp là ngành chiếm chủ yếu của xã. Với thực trạng nền kinh tế của xã như trên, trong thời gian tới cần có giải pháp hữu hiệu để phát triển một cách ổn định; khai thác lợi thế của xã chủ yếu là làm nông nghiệp. Vì vậy cần xây dựng phương án tổng thể để phát triển kinh tế của địa phương, mà hiện tại việc cần xác định là nên đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN AN 1.2.1. Tổng quan về Uỷ Ban Nhân Dân xã Tân An UBND xã Tân An là mới được thành lập năm 2007 từ UBND xã Tân An cũ, Mặc dù mới thành lập nên trên tất cả các lĩnh vực vẫn còn khó khăn nhưng xã đã không ngừng cố gắng và hoàn thiện để phát triển. Với khí thế mới, Đảng bộ và nhân dân Tân An luôn phấn đấu xây dựng xã ngày càng giàu đẹp văn minh, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2.2. Cơ câu tổ chức, bộ máy Uỷ Ban Nhân Dân xã Tân An Từ trước đến nay, xã Tân An dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của chính quyền địa phương luôn nhận được sự ủng hộ tận tình và sự giúp đỡ của Đảng bộ cấp trên, lãnh đạo địa phương gồm có: Bí thư Đảng uỷ xã Phó bí thư Đảng uỷ Chủ tịch HĐND Phó chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND Phó chủ tịch UBND Chủ tịch UBMTTQ Bí thư Đoàn TNCSHCM Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Chủ tich hội cựu chiến binh Trưởng công an xã Tài chínhkế toán Tư pháphộ tịch Địa chính, xây dựng Văn hoáxã hội Tổ chứcthống kê Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Tân An (nguồn Phòng tổ chức thống kê của UBND xã Tân An) Chức năng của UBND là quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội ở địa phương bằng pháp luật, tổ chức, chỉ đạo việc thi hành pháp luật, nghị quyết của HĐND cùng cấp. 1.2.1.1.Nhiệm vụ, quyền hạn Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua và UBND cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. 1.2.1.2.Nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong UBND xã Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND xã: Điều hành, đôn đốc công tác của UBND đối với các thành viên UBND, công chức chuyên môn cấp xã theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm và thực hiện các chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước và cấp trên và nghị quyết của HĐND; Là chủ tài khoản ngân sách xã, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngân sách theo đúng quy định của pháp luật và quản lý tài sản, tài chính tại địa phương; Ủy quyền cho phó chủ tịch UBND ký thay các văn bản khi đi vắng. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó chủ tịch UBND xã: Giúp việc cho chủ tịch UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình UBND và HĐND quyết định, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các bộ phận chuyên môn, công chức; Giúp chủ tịch UBND tổ chức các cuộc họp, ký các loại hồ sơ, theo dõi các quyết định sau khi ban hành; Trực tiếp tổ chức, thực hiện công tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách thương binh xã hội. Chức năng, nhiệm vụ của chỉ huy trưởng quân sự xã: Được thay mặt UBND xã và chủ tịch (phó chủ tịch) UBND xã giải quyết công việc thuộc nghành, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND xã về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân công; Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về chủ trương, biện pháp lãnh đạo chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên theo quy định; Xây dựng kế hoạch, xây dựng lực lượng chính trị và pháp luật, có kế hoạch chiến đấu trị an của lực lượng dân quân. Tổ chức thực hiện đăng ký quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự và động viên lên đường nhập ngũ theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và các lực lượng khác thường xuyên bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nền quốc phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn; Tổ chức chế độ quản lý sử dụng, đảm bảo an toàn vũ khí trang thiết bị, vũ khí tự tạo, sẵn sàng chiến đấu. Quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp, thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng tại xã. Nhiệm vụ của trưởng công an và lực lượng công an xã: Được thay mặt UBND xã và chủ tịch (phó chủ tịch) UBND xã giải quyết công việc thuộc nghành, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND xã về những việc thuộc phạm vi, chức năng quản lý và lĩnh vực được phân công. Tổ chức lực lượng công an xã, nắm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền về chủ trương, kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh trên địa bàn và tổ chức thực hiện khi có cấp thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan , đoàn thể phổ biến pháp luật liên quan đến an ninh trật tự xã hội, tổ chức hướng dẫn quần chúng phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, quản lý hộ tịch, hộ khẩu. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, tuần tra, bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng trên địa bàn. Xây dựng lực lượng công an xã trong sạch, vững mạnh và thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp ủy Đảng, UBND xã và công an cấp trên giao. Nhiệm vụ của công chức xã: Công chức xã là người làm công tác chuyên môn thuộc UBND xã, có trách nhiệm giúp UBND quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác được tuyển dụng và bổ nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND giao. Tài chính kế toán: Giúp UBND xã dự toán thu chi ngân sách để trình HĐND xã phê duyệt và tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của địa phương. Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công xã theo quy định đồng thời tham mưu cho UBND khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Tư pháp hộ tịch: Giúp UBND xã soạn thảo, ban hành các văn bản theo quy định của pháp luật, pháp lệnh theo kế hoạch của UBND xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việc được giao theo pháp luật đã quy định. Giúp UBND thực hiện một số công việc về quốc tịch và quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp Văn phòng thống kê tổ chức: Giúp UBND xây dựng, theo dõi chương trình công tác, lịch làm việc và tổng hợp báo cáo kinh tế xã hội, tổ chức cho các bộ phận thu nhận và trả kết quả trong giao dịch giữa UBND và các cơ quan, tổ chức, công dân. Giúp UBND dự thảo văn bản, báo cáo trình cấp có thẩm quyền và thực hiện các công tác thi đua khen thưởng ở xã, đảm bảo cơ sở vật chất, quản lý con dấu, công văn, sổ sách, giấy tờ, hồ sơ lưu trữ, báo cáo thống kê. Giúp HĐND tổ chức các kỳ họp, thực hiện nhiệm vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và tiếp dân, chuyển đơn thu khiếu nại của dân đến HĐND UBND hoặc lên cấp có thẩm quyền giải quyết. Địa chính xây dựng: Lập hồ sơ địa chính đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã, tham gia xây dựng, quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt và thực hiện chế độ báo cáo thống kê đất đai theo mẫu và thời gian quy định, bảo đảm hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính, các mốc địa giới theo kế hoạch sử dụng đất. Tuyên truyền về chính sách pháp luật đất đai. Văn hóa xã hội: Giúp UBND xã trong việc tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như tình hình kinh tế chính trị ở địa phương, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hóa nghệ thuật và các hình thức tệ nạn khác đồng thời báo cáo thông tin về dư luận quần chúng, tình hình môi trường văn hóa ở địa phương lên chủ tịch UBND xã. Giúp UBND xã trong việc tổ chức và phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, các câu lạc bộ, các lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Đồng thời lập kế hoạch, chương trình công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền thể dục thể thao, các công tác lao động thương binh và xã hội trình UBND xã và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đã được phê duyệt. Giúp UBND cùng các ngành hữu quan trong việc quản lý, tổ chức vận động phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục, tổ chức hoạt động của nhà trẻ Mẫu giáo và giáo dục cấp Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn. Hướng dẫn xác nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách xã hội trình UBND xã giải quyết theo thẩm quyền. Thống kê dân số, lao động ngành nghề, theo dõi và đôn đốc việc chi trả cho người được hưởng chính sách thương binh và xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng xã hội. 1.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội của xã Tân An Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tại xã Tân An đã có những thuận lợi và khó khăn sau: 1.2.3.1. Thuận lợi Xã Tân An là xã có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ rất lâu đời. Do là địa phương nằm tiếp giáp với thành phố Bắc Giang và nhiều xã lân cận nên có sự lưu thông đi lại rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để Tân An phát triển thương mại dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp của xã cũng được sự quan tâm đầu tư của huyện. Hiện nay tuy diện tích đất nông nghiệp giảm dần nhưng thay vào đó lại là sự đầu tư khoa họccông nghệ vào sản xuất và dịch chuyển một phần lao động nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp và các lĩnh vực khác nên đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó có đội ngũ cán bộ, lãnh đạo có đủ kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình và có trình độ. Trong những năm trở lại đây địa phương đã được đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng một cách toàn diện và không ngừng được cải thiện. Đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. 1.2.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi mà xã có được thì xã vẫn gặp một số khó khăn sau: Xã Tân An có địa bàn tương đối rộng, mặt bằng dân trí chưa đồng đều, sự cách biệt giưã nông thôn và thành thị tương đối rõ nét. Toàn xã còn gần 70% dân số sống bằng nghề nông; Quản lý nhà nước một số lĩnh vực còn yếu, công tác quản lý tham mưu của cán bộ chuyên môn chưa kịp thời. Một số cán bộ từ xã đến thôn còn yếu về trình độ và năng lực nên hiệu quả công việc chưa cao; Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, kết quả chưa cao; Tình hình vi phạm đất đai, ô nhiễm môi trường đã được xử lý nhưng tác dụng biện pháp chưa cao. Trên đây là một số khó khăn chủ yếu của xã. Để đáp ứng được yêu cầu trước mắt, xã cần sớm khắc phục, tháo gỡ các khó khăn đề hoạt động kinh tế có hiệu quả. PHẦN 2: THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN AN 2.1. THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN ANHUYỆN YÊN DŨNGTỈNH BẮC GIANG Thực trạng thu chi ngân sách xã tại Uỷ Ban Nhân Dân xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh BẮc Giang. 2.1.1. Phân cấp nguồn thu Ngân sách địa phương phân cấp nguồn thu để đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao, gắn trực tiếp với công tác quản lý tại địa phương như: thuế nhà đất, thuế môn bài, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,... Nội dung thu ngân sách bao gồm:Các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và viện trợ hoàn lại không trực tiếp cho xã(nếu có). Trong đó: 1. Các khoản thu 100% bao gồm: Phí, lệ phí; Thu từ quỹ công ích và đất công; Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp; Đóng góp của nhân dân theo quy định; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; Thu kết dư ngân sách năm trước; Thu chuyển nguồn; Thu khác. 2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm(%) gồm: các khoản thu phân chia và các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định. Các khoản thu phân chia gồm: +Thuế chuyển quyền sử dụng đất; +Thuế nhà đất; +Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; +Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình; +Lệ phí trước bạ nhà, đất; +Thu tiền sử dụng đất; +Thuế giá trị gia tăng; +Thuế thu nhập doanh nghiệp; +Thuế thu nhập cá nhân; +Phí bảo vệ môi trường khai thác tự nhiên và khai thác khác. 3.Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên gồm: Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên; Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên. Căn cứ vào các nguồn thu ở trên, Hội đồng nhân dân xã Tân An quyết định phân cấp nhiệm vụ thu cho các đơn vị trên địa bàn theo nguyên tắc: Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư và trình độ quản lý của từng thôn(xóm) của xã nói chung; Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất. 2.1.2. Chấp hành dự toán nguồn thu ngân sách tại xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang Chấp hành dự toán ngân sách là khâu tiếp theo khâu lập dự toán ngân sách. Đó chính là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực. Mục tiêu của việc chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước Biến các chỉ tiêu thu ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Xã nhà cũng như của Nhà nước; Kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn về kinh tế và tài chính trên địa bàn Xã. Nội dung tổ chức chấp hành dự toán thu ngân sách trên địa bàn xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cuối quý trước. Cơ quan thu bao gồm: Cơ quan Thuế, cơ quan Tài chính, các trường và các đơn vị khác; Về nguyên tắc, toàn bộ các khoản thu của NSNN phải nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào kho bạc nhà nước theo quy định. Biện pháp chấp hành dự toán thu ngân sách của UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Quản lý, điều hành thu NSNN, tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo chính sách, pháp luật thuế. Có biện pháp kịp thời xử lý các vướng mắc về nợ đọng thuế, từng bước triển khai các biệp pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nộp vào NSNN; Thanh kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế để chấn chỉnh kịp thời; Đối thoại, trao đổi tọa đàm, hỗ trợ các tổ chức và người nộp thuế để mọi người đều hiểu và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Cơ chế kiểm soát NSNN trong quá trình chấp hành ngân sách. Luật NSNN quy định chỉ có cơ quan thu thuế và các cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ mới được phép thu NSNN. Toàn bộ các khoản thu NSNN phải nộp vào kho bạc, hạn chế mức thấp nhất qua người trung gian. 2.1.3. Kết quả thu ngân sách tại xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang Hoạt động thu ngân sách đã góp phần giải quyết kịp thời và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sở dĩ đạt được kết quả đó là nhờ tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, đảng viên, các ban ngành đoàn thể đã nỗ lực thực hiện công tác để thu ngân sách với doanh số cao nhất. Trong 03 năm qua (2013 – 2015 ) tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn xã Tân An tiếp tục ổn định và phát triển, tạo bước ngoặc quan trọng đạt tốc độ cao trong công tác thu ngân sách tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Mặt khác, nhờ sự chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên và sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy –UBND xã sự hợp tác hỗ trợ của các ban ngành, các cấp và sự tuân thủ pháp luật trong nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị, cá nhân … đã góp phần tích cực vào kết quả thu NSNN trên địa bàn, để địa phương hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Với quyết tâm phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự toán NSNN đã hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn xã Tân An trong 03 năm (20132015) như sau: Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả thu ngân sách xã tại UBND xã Tân An giai đoạn 20132015. Đơn vị: Triệu đồng STT Các khoản thu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự toán Thực hiện So sánh (%) Dự toán Thưc hiện So sánh (%) Dự toán Thực hiện So sánh (%) Tổng số thu ngân sách xã 8.428,272 6.052,546 71,81 18.343,07 19.750,7 107,67 16.720,556 16.644,95 99,55 A Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc 8.428,272 6.052,546 71,81 18.343,07 19.750,7 107,67 16.720,556 16.644,95 99,55 I Các khoản thu 100% 751,772 745,895 99,22 1.922,197 1.931,78 100,50 9.182,606 9.360,542 101,94 1 Phí, lệ phí 15 13,863 99,42 30 33,630 112,10 32 32,1 100,31 2 Thu từ quỹ đất công ích và đất công 80 80,4 100,50 80,4 72,3 89,93 80,4 59,686 74,24 3 Thu chuyển nguồn 640,772 634,945 99,09 1.806,797 1.825,85 101,05 8.910,206 8.910,206 100,00 II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm(%) 5.135,65 1.187,286 23,12 7.755,423 7.660,978 98,78 1.116 571,003 51,17 1 Thuế nhà đất 54 55,53 102,83 54,45 57,232 105,11 57 60,629 106,37 2 Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 11,65 10,65 91,42 12 11,65 97,08 12 12,25 102,08 3 Lệ phí trước bạ nhà, đất 75 55,412 73,88 140 154,343 110,25 90 128,047 142,27 4 Thu tiền sử dụng đất 4.780 898,5261 18,80 7.216,973 7.037,146 97,51 715 151,729 21,22 5 Thuế giá trị gia tăng 145 116,896 80,62 62 57,7773 93,19 72 35,389 49,08 6 Thuế thu nhập cá nhân 70 50,271 71,82 270 342,829 126,97 170 183,01 107,65 III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.540,85 4.119,365 162,13 8.665,45 10.157,942 117,22 6.421,95 2.537,45 104,54 IV Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã( nếu có) 0,00 0,00 0,00 (Nguồn: Phòng tài chínhkế toán của xã Tân An) Trong 03 năm qua (2013 – 2015) tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn xã Tân An tiếp tục ổn định và phát triển, tạo bước ngoặt quan trọng đạt tốc độ cao trong công tác thu ngân sách tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Qua bảng số liệu trên ta thấy thu ngân sách hàng năm đều gần tuyệt đối so với dự toán. Điều đó phản ánh chất lượng của dự toán ngày càng được nâng cao. Điều đó cho thấy dự toán đã tính toán bao quát hết nguồnthu, sát thực tế. Một số khoản thu được xây dựng trong dự toán hoặc dự toán phản ánh sát so với khả năng nguồn thu. Nguyên nhân một mặt do kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của chính quyền xã chất lượng ngày càng nâng cao, đã bao quát hết nhiệm vụ hàng năm, một mặt do trình độ của bản thân đội ngũ cán bộ thực hiện việc xây dựng dự toán ngân sách xã hàng năm. Đồng thời chấp hành thu ngân sách những năm qua đã bám sát các nguồn thu phát sinh, tận thu, tận nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách. Sở dĩ thu ngân sách xã không ngừng tăng lên là do trongnhững năm qua tất cả các nguồn thu đều được quan tâm nuôi dưỡng, khai thác triệt để, thu nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước. 2.1.3.1. Các khoản thu 100% Thu từ phí và lệ phí: Trong các nguồn thu của ngân sách địa phương, bên cạnh các nguồn thu từ thuế, thu từ ngân sách cấp trên,… thì phí và lệ phí cũng là một trong các nguồn thu đó. Với mục tiêu nhằm đảm bảo công bằng, phân bổ các nguồn lực hiệu quả và tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí thì phí và lệ phí đã được hình thành và chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như hiện nay. Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tình hình thu phí, lệ phí của xã Tân An(20132015) cho thấy tình hình thu phí, lệ phí ở xã Tân An ngày càng có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nguồn thu từ phí, lệ phí tăng nhanh như vậy là do hàng năm xã đã quản lý và khai thác tốt các nguồn thu từ lệ phí chợ, phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất, lệ phí công chứng, chứng thực,…Hầu hết các chợ trong xã đã khai thác được các điều kiện thuân lợi để lưu thông hàng hóa, quy mô chợ ngày càng lớn nên đã thu được phí chợ, phí trông xe, gửi xe ở mức cao. Số lượng các hộ trong xã xin cấp quyền sử dụng đất cũng tăng cao làm số tiền thu được từ phí cấp quyền sử dung đất cũng tăng lên. Bên cạnh đó, nhu cầu chứng thực của nhân dân tăng cao, cán bộ chứng thực đã thu được một lượng tiền lớn và vượt dự toán. Mặt khác, cũng là do để bù đắp chi phí giáo dục, thoát nước, giao thông, hạ tầng kỹ thuật… Như vậy, có thể thấy rằng công tác thu phí và lệ phí tại xã khá chặt chẽ nên việc thu phí, lệ phí đạt hiệu quả cao, không để thất thoát các khoản thu. Sự vận động của nguồn thu phí và lệ phí tăng dần qua các năm và có cơ sở vì nhu cầu phát triển kinh tếxã hội ngày càng tăng sẽ là cơ hội cho việc tăng thêm thu phí và lệ phí cho ngân sách. Thu từ quỹ đất công ích và đất công: Với các khoản thu 100% thì nguồn thu từ quỹ đất công ích và đất công là nguồn thu không thể thiếu, chủ yếu thu từ bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. 2.1.3.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) Thuế nhà, đất: Trong những năm vừa qua, nguồn thu từ thuế nhà, đất tăng lên đáng kể và vượt dự toán đề ra. Nguyên nhân là số lượng đất ở và đất xây dựng công trình trong xã đã tăng cao. Nhiều khu đất ở đã cấp quyền sử dụng đất tại các thôn Thắng, thôn Minh Đạo, thôn Ngò tăng lên. Thuế môn bài: Ngoài các khoản thu từ thuế nhà đất thì thuế môn bài cũng là một trong những khoản thu nằm trong ngân sách xã. Qua số liệu về nguồn thu thuế môn bài, ta thấy nguồn thu từ thuế môn bài tăng lên trong những năm vừa qua. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển kinh tế của xã. Năm số thu 2014 tăng 1000.000 so với năm 2014, số thu năm 2015 tăng 600.000đ so với năm 2014 là do xã đã tổ chức quán triệt tốt các hộ kinh doanh và mức phòng thuế giao phù hợp sát với thực tế, cán bộ thuế đã có biện pháp đôn đốc kịp thời, tuyên truyền vận động để các hộ kinh doanh hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trong việc nộp thuế cho Nhà Nước. 2.1.3.3. Thu bổ sung ngân sách cấp trên Với các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, đây là khoản thu lớn trong tổng thu ngân sách.Trong hệ thống ngân sách nhà nước có cấp ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Các cấp ngân sách này có mối quan hệ hữu cơ với nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu chi ngân sách. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách địa phương không tự cân đối được thì ngân sách cấp trung ương có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn vốn cho cấp ngân sách đó để đảm bảo cân đối thu chi ngay từ khâu xây dựng dự toán. Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn ngân sách ở cấp xã chưa tự cân đối được thu chi, nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung cho ngân sách cấp dưới, hình thành nên một nguồn thu cho ngân sách cấp xã. 2.1.4. Cơ cấu thu ngân sách xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang Cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Tân An phản ánh tỷ trọng đóng góp của từng nguồn thu cấu thành tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Ngân sách nhà nước tại UBND xã Tân An được thu từ 3 nguồn lớn và cơ cấu thu ngân sách từ các nguồn được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Cơ cấu thu ngân sách xã Tân An giai đoạn 20132015 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) I Tổng thu 6.052,546 100 19.750,7 100 16.644,95 100 1 Cáckhoản thu 100% 745,895 12,32 1.931,78 9,78 9.360,542 56,24 2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm 1.187,386 19,62 7.660,978 38,79 571,003 3,43 3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 4.119,365 68,06 10.157,94 51,43 6.713,406 40,33 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán của UBND xã Tân An): Nhận xét: Từ bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu thu ngân sách xã giai đoạn 2013 2015 trong đó: Chiếm cao nhất trong cơ cấu thu ngân sách là thu bổ sung ngân sách cấp trên. Trong 03 năm 2013, 2014, 2015 đều chiếm trên 40% tuy nhiên tỷ trọng đã giảm đi trong cơ cấu thu ngân sách được biểu hiện như là trong năm 2013 chiếm 68,06%, đến năm 2014 còn 51,43% tức là giảm đi 16,63%, và đến năm 2015 thì chỉ còn là 40,33% lại tiếp tục giảm đi 11,1% so với năm 2014 và giảm đi 27,73% so với năm 2013. Mà chính sách và chế độ chi tiêu cho bộ máy thì không ngừng thay đổi và tăng lên, thì việc phải tăng số bổ sung từ ngân sách cấp trên là lẽ đương nhiên, có như vậy mới đảm bảo cân bằng thu, chi đáp ứng được nhu cầu chi tiêu phục vụ cho bộ máy cấp xã duy trì hoạt động.; Tổng các khoản thu 100%: Xét về mặt cơ cấu thì tăng, giảm qua các năm biểu hiện như: năm 2013 là 12,32%, năm 2014 là 9,78% giảm 2,54% so với năm 2013, tới năm 2015 lại tiếp tục tăng lên tới 56,24% tức là tăng 43,92% so với năm 2013 và tăng 46,46% so với năm 2014. Mặt khác xét về ước thực hiện có xu hướng tăng dần qua các năm biểu hiện như sau: năm 2013 là 745,895 triệu đồng, năm 2014 là 1.931,78 triệu đồng tăng 1.185.885 triệu đồng so với năm 2013, đến năm 2015 lại tiếp tục tăng lên 9.360,542 triệu đồng tức là tăng 8.614,647 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 7.428,762 triệu đồng so với năm 2014. Sở dĩ các khoản thu 100% năm 2015 thực hiện cao hơn ước thực hiện năm 2013 và năm 2014 là do chế độ chính sách thay đổi, các qui định về trình tự và thủ tục cấp phát phải đảm bảo đúng qui định các công việc thuộc nhiệm vụ chi ngân sách năm trước chưa đủ để cấp phát phải chuyển sang năm sau. Hơn nữa năm 2014 có phương pháp quản lý và áp dụng các biện pháp thu thích hợp cho nên, tổng số các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % cho ngân sách xã năm 2014 lớn hơn năm 2013 và năm 2015: Xét về mặt cơ cấu tăng giảm thất thường, năm tăng năm giảm biểu hiện như năm 2014 tăng mạnh từ 19,62% năm 2013 lên tới 38,79 % năm 2014 tức là tăng 19,17%. Tuy nhiên lại giảm xuống năm 2015 là 3,43% tức là giảm 35,36%. Xét về mặt ước thực hiện cũng tăng giảm thất thường qua các năm cụ thể: năm 2014 tăng mạnh từ 1.187,386 triệu đồng năm 2013lên tới 7.660,978 triệu đồng năm 2014 tức là tăng 6.473.592 triệu đồng và giảm xuống năm 2015 là 571,003 triệu đồng tức là giảm 7.089,975 triệu đồng. Như vậy trong cơ cấu thu ngân sách xã Tân An giai đoạn 20132015 thì chiếm cao nhất là thu bổ sung ngân sách cấp trên tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiến đa số trong cơ cấu thu. Bên cạnh đó, các khoản thu 100% có xu hướng tăng lên, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm thì tăng giảm thất thường tuy nhiên hỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu. 2.2. THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN ANHUYỆN YÊN DŨNGTỈNH BẮC GIANG Trong những năm qua, nhờ có sự tăng thu ngân sách trên địa bàn cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện bổ sung nguồn ngân sách của Trung ương và của tỉnh, huyện, do vậy công tác chi ngân sách tại địa phương đã đảm bảo nhiệm vụ cho hoạt động kinh tế xã hội, An ninh quốc phòng; chi tiêu thường xuyên được nâng lên. Đặc biệt là các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các chương trình xoá đói giảm nghèo. 2.2.1. Chấp hành dự toán chi ngân sách tại xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang Căn cứ vào số kiểm tra, số chi các năm trước, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và chỉ tiêu dân số, lãnh thổ,… do HĐND huyện thông báo và hướng dẫn, phòng Tài chính – Kế toán xã lập dự toán chi ngân sách hàng năm. Nguyên tắc xây dựng và phân bổ dự toán chi ngân sách của xã Tân An Căn cứ các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên, khối lượng nhiệm vụ của các ngành, đơn vị được thực hiện trong năm trước; Phân bổ dự toán chi ngân sách năm căn cứ vào phân cấp thực hiện phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo An ninh – Quốc phòng và căn cứ các quy định của luật ngân sách nhà nước trên cơ sở nhiệm vụ chi đã được phân cấp theo quy định nhằm đảm bảo nguồn lực thực hiện các chế độ chính sách và nhiệm vụ mới phát sinh; Xây dựng dự toán chi tiếp tục bố trí các nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định: + Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên tối thiểu(không kể lương và tính chất theo lương); + Sử dụng tối thiểu 50% số tăng thu để thực hiện điều chỉnh tiền lương năm trước theo quy định; + Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu sử dụng tối thiểu 40% số thu được. 2.2.2. Nhiệm vụ chi ngân sách tại xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước tại UBND xã Tân An gồm: Chi ngân sách xã đã qua kho bạc và chi ngân sách xã chưa qua kho bạc. Trong đó: Chi ngân sách xã đã qua kho bạc gồm: +Chi đầu tư phát triển +Chi thường xuyên +Dự phòng +Chi chuyển nhượng nguồn sang năm sau(nếu có). 2.2.3. Kết quả chi ngân sách tại xã Tân AnHuyện Yên DũngTỉnh Bắc Giang Chi ngân sách xã nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ bản của chính quyền xã như đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, giao thông,… duy trì hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể của xã và chi cho đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, việc quản lý chi ngân sách xã về cơ bản đã góp phần phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Chi ngân sách xã là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần vào tốc độ tăng trưởng và phát triển của thành phố. Thông qua đó khơi dậy và phát huy được các tiềm lực kinh tế trong nhân dân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý kinh tế xã hội ở địa phương. Với quyết tâm phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự toán NSNN đã hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách trên địa bàn xã Tân An năm 20132015 như sau: Bảng 2.3: Báo cáo kết quả chi ngân sách xã tại UBND xã Tân An giai đoạn 20132015 Đơn vị: Triệu đồng STT Nội dung 2013 2014 2015 Dự toán Thực hiện So sánh (%) Dự toán Thực hiện So sánh (%) Dự toán Thực hiện So sánh (%) Tổng chi ngân sách .428,272 6.052,546 71,81 18.343,07 19.600,7 106,86 16.720,556 16.494,949 98,65 A Chi ngân sách xã đã qua kho bạc .428,272 6.052,546 71,81 18.343,07 19.600,7 106,86 16.720,556 16.494,949 98,65 I Chi đầu tư phát triển 5.257 1.320,409 25,12 13.926,973 6.579,218 47,24 12.515 11.480,0054 91,73 1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 4.192 1.192,77 24,28 11.930,973 5.953,6 49,90 11.450 10.785,333 94,20 2 Chi đầu tư phát triển khác 345 127,639 37,00 1.996 625.6175 31,34 1.065 694,6724 65,23 II Chi thường xuyên 3.071,272 2.906,286 94,63 4.226,097 4.111,277 96,37 4.055,556 3.655,372 90,13 1 Chi công tác dân quân tựvệ,ANTT 213 200.81 94,28 289 268,0305 92,74 267,5 267,44 99,98 Chi dân quân tự vệ 200 188,89 94,45 280 261,308 93,35 0,256 255,462 99,99 3 Chi an ninh trật tự 13 11,92 91,69 9 73,89 12 11,978 99,82 4 Sự nghiệp văn hoá thông tin 5 2,997 59,94 20 14,76 73,80 35 35,282 100,81 5 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 7 6,128 87,54 20 13,099 65,50 25 16,542 66,17 6 Sự nghiệp thể dục thể thao 50 44,15 88,30 12 7,98 65,50 17 16,915 99,50 7 Sự nghiệp kinh tế 122 79,8131 65,42 140 80,86 57,76 270 286,392 100,07 SN giao thông 52 20 38,46 70 48,75 69,94 140 144,445 103,18 SN nônglâm –thuỷ lợihải sản 70 59,8135 85,45 70 32,11 45,87 130 141,947 109,19 8 Sự nghiệp xã hội 387 346,79 89,61 387 361,401 93,39 390 371,996 95,38 9 Chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể 2.233,272 2.181,902 97,70 3.388,097 3.363,246 99,27 3.036,056 2.658,555 87,57 ĐCS Việt Nam 285 281,703 98,84 325 315,109 96,96 500 485,567 97,11 Mặt trận tổ quốc Việt Nam 128,5 106,191 82,64 165,5 167,9905 101,50 158,5 150,7305 95,10 Đoàn Thanh niên CSHCM 87,7 87,7105 100,01 91,7 82,102 89,53 86,4 68,1032 78,82 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 74 71,668 96,85 81,3 81,244 99,93 83,3 80,906 97,13 Hội cựu chiến binh Việt Nam 58,5 56,0115 95,75 78,8 77,002 97,72 78,8 72,578 92,10 Hội Nông dân Việt Nam 68,5 67,609 98,70 76 73,437 95,62 76,8 76,133 99,13 Chi khác 12 1,5 12,5 10 1,9 19,00 15. 2,25 15,00 III Dự phòng 100 0,00 150 0,00 150 0,00 IV Chi chuyển nguồn sang năm sau(nếu có) 1.825.850.409 0,00 8.910.206.077 0,00 1.359,573 0,00 (Nguồn: Phòng tài chínhkế toán của UBND xã Tân An) 2.2.3.1. Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển là khoản chi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tếxã hội nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi đầu tư phát triển có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất,…Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các khoản chi đầu tư ở xã tăng khá nhanh làm bộ mặt của xã thay đổi nhanh chóng. Trong 03 năm qua( 20132015), số chi ngân sách xã cho đầu tư phát triển đều tăng và thấp hơn dự toán đặt ra đặc biệt là năm 2015 chi cho đầu tư phát triển đã thấp hơn dự toán 1.034.994.600 đồng, đạt 91,73% do xã đã chú trọng đầu tư cho các công trình xây dựng đường xá, bê tông hóa các con đường liên thôn, xây dựng trạm y tế, đầu tư sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, sửa mới nhà văn hóa thôn, mở rộng quy mô trường học, cụ thể: xây dựng trường tiểu học và trường trung học cơ sở, trụ sở UBND xã và mua sắm một số thiết bị như máy vi tính, máy in, máy photo. Nhìn một cách tổng thể, trong các năm qua việc ngân sách chi đầu tư phát triển cho địa phương là khá ổn định và có chiều hướng ngày càng tăng. Đây là tiền đề thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động. 2.2.3.2. Chi thường xuyên Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất thường xuyên liên tục. Đây là khoản chi t

Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng LỜI CẢM ƠN Lời em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, cán xã Tân An tận tình bảo giúp đỡ em thời gian vừa qua.Trong thời gian thực tập xã giúp cho em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu mà học hết sách vở.Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Khoa Quản lý Luật kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế quản trị kinh doanh Thái Nguyên truyền đạt cho chúng em kiến thức vô quý báu Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đàm Thanh Thuỷ tận tâm hướng dẫn em để hồn thành tốt đề tài báo cáo thực tập Do thời gian có hạn kiến thức cịn nhiều hạn chế nên báo cáo em không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận ý kiến đóng góp bổ sung thêm q thầy để báo cáo em hoàn thiện Cuối chúng em kính chúc thầy dồi sức khỏe thành công nghiệp trồng người Đồng kính chúc cơ, chú, anh,chị UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đạt nhiều thành công công việc sống Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 03 tháng03 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Lượng I Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ CT Chủ tịch PCT Phó chủ tịch BT Bí thư NĐ-CP Nghị định-Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân KH – CN Khoa học – công nghệ KT – XH Kinh tế - xã hội TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 10 TBXH Thương binh xã hội 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 VH - XH Văn hóa – xã hội II Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng MỤC LỤC III Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ *Nâng cao hiệu quản lý chi đầu tư phát triển 44 *Đổi quản lý chi thường xuyên 44 *Củng cố tổ chức máy, nâng cao lực, trình độ cán quản lý tài ngân sách 45 *Tăng cường công tác công tác tra tài chính, kịp thời phát xử lý nghiêm trường hợp vi phạm .45 *Thực nghiêm túc việc công khai tài cấp 46 IV Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng MỞ ĐẦU 1.Giới thiệu đợt thực tập Nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng phát triển đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với mục tiệu năm 2020 nước Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp hóa đại hóa đất nước, để đạt mục tiêu trên, đất nước cần nguồn lực khơng có đạo đức tốt mà cần tốt kỹ Đồng thời nâng cao hiệu công tác giảng dậy thầy cô giáo môn hiệu tiếp thu học sinh viên, trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh tổ chức đợt thực tấp tốt nghiệp cho toàn thể sinh viên trường khóa K9 nói chung tồn thể sinh viên K9- khoa Quản lý luật Kinh tế nói riêng Thực tập tốt nghiệp kết hợp nhà trường vơi doanh nghiệp, quan, phận hành chun mơn tạo hội cho bạn sinh viên làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp vận dụng kiến thức lý thuyết áp dụng vào thực tế sống Qua đợt thực tập tốt nghiệp sinh viên tiếp thu nắm kiến thức mà thầy, cô giáo trường truyền đạt, đồng thời giúp bạn sinh viên có trải nghiệm thực tế đầy thú vị, có thêm nhiều kiếm thức có kinh nghiệm phục vụ cho sinh viên làm việc sau Đợt thực tấp tốt nghiệp diễn khoảng thời gian (12 tuần) cụ thể từ ngày 21 tháng 12 năm 2015 đến ngày 26 tháng năm 2016, thể phương pháp giảng dậy “ Học đôi với hành” 2.Tính cấp thiết đề tài Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, đại hóa đất nước nay, Đảng Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề cơng nghiệp hóa, đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn mà quyền cấp xã ngân sách cấp xã đóng vai trò quan trọng giúp thực nhiệm vụ đơn vị dự tốn nhằm trì họat động máy quyền xã, hoạt động đồn thể, nghiệp văn hóa giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, thực chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa bàn xã Để đảm bảo cho Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng quyền xã thực chức năng, nhiệm vụ cần phải có nguồn lực tài định hình thành quỹ tiền tệ phục vụ cho việc trì hoạt động quyền xã thực nhiệm vụ quyền xã thơng qua hoạt động thu, chi tài Hoạt động tài xã ngày trở nên đa dạng phong phú Các khoản thu, chi không phản ánh thu chi ngân sách Nhà nước mà nội dung khoản thu, chi ngày đa dang phức tạp Do đó, yêu cầu quản lý tài địi hỏi cần phải có lực hiệu Vì vậy, để đảm bảo cho quyền xã thực tốt chức năng, nhiệm vụ việc quản lý ngân sách, từ kiến thức học tập trường Đại học Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh –Thái Nguyên, hướng dẫn tận tình thầy khoa Quản Lý Luật Kinh Tế đặc biệt TS Đàm Thanh Thuỷ, giúp đỡ cán bộ, nhân viên Ủy ban nhân dân Tân An, em chọn đề tài: “ Thực trạng thu-chi ngân sách nhà nước UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang" đề tài báo cáo thực tập Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát xã Tân An UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang; - Đánh giá thực trạng thu chi ngân sách nhà nước UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang; - Đề xuất số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu chi NSNN xã Tân An, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung chủ yếu vào công tác thu-chi ngân sách nhà nước địa bàn UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Phạm vi không gian - Nghiên cứu UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng 4.2.2 Phạm vi nội dung Các khoản thu-chi UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang -Các khoản thu gồm: Thu từ hoạt động kinh tế-sự nghiệp,thu thuế sử dụng đất nơng nghiệp từ hộ gia đình, thu thuế nhà đất, thu bổ sng sung ngân sách cấp trên, thu khác -Các khoản chi gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi khác 3.2.3 Phạm vi thời gian Thời gian lấy số liệu từ năm 2013 đến năm 2015 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu -Thu thập tài liệu sơ cấp: Bằng việc quan sát ghi lại thông tin, điều tra trực tiếp -Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập cách trực tiếp tới UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang để thu thập số liệu 4.2 Phương pháp xử lý tài liệu phân tích tài liệu -Phương pháp xử lý tài liệu: sử dụng phần mềm Excel giúp cho việc tính tốn khoản thu, khoản chi cách nhanh chóng -Phương pháp phân tích tài liệu: Bài báo cáo sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả để thấy mức độ biến động tình trạng thu –chi ngân sách xã Tân An giai đoạn 2013-2015 + Thống kê mô tả sử dụng để mô tả đặc tính thu, chi ngân sách, thu thập từ báo cáo năm phòng Tài – Kế hoạch qua cách thức khác + Thống kê so sánh giải thích rõ ràng cơng việc thực q trình thu,chi ngân sách, sử dụng liệu rút từ tổng thẻ thông qua hình thức lấy mẫu Nhằm so sánh liệu thu, chi ngân sách qua năm Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng 4.3 Hệ thống tiêu nghiên cứu - Chỉ tiêu số tương đối (lần, %): kết so sánh hai mức độ thuchi NSNN UBND xã Tân An hai thời kỳ hay hai thời điểm khác Số tuyệt đối phận -Công thức: Số tương đối = X 100% Số tuyệt đối tổng thể -Ý nghĩa: so sánh mức thu –chi qua năm để đánh giá tăng lên hay giảm xuống qua thời gian Kết cấu báo cáo Ngoài phần mở đầu kết luận, nội dung báo cáo chia làm phần sau: Phần 1: Khái quát xã Tân An UBND xã Tân An-huyện Yên Dũngtỉnh Bắc Giang Phần 2: Thực trạng quản lý thu-chi ngân sách nhà nước UBND xã Tân An-huyện Yên Dũng-tỉnh Bắc Giang Phần 3: Đề xuất số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu-chi ngân sách nhà nước UBND xã Tân An-huyện Yên Dũng-tỉnh Bắc Giang Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng PHẦN 1:KHÁI QUÁT VỀ XÃ TÂN AN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN AN HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG 1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TÂN AN, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Lịch sử hình thành phát triển Xã Tân An xã tái lập năm 2007, nằm phía Đơng huyện n Dũng, Mặc dù xã tái thành lập nên tất lĩnh vực cịn khó khăn xã khơng ngừng cố gắng hoàn thiện để phát triển Với khí mới, Đảng nhân dân Tân An phấn đấu xây dựng xã ngày giàu đẹp văn minh, đóng góp vào nghiệp cơng nghiệp hóa, đại hóa đất nước 1.1.1.2 Vị trí địa lý Tân An xã huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam có diện tích 4,28 km², dân số năm 2007 3437 người, mật độ dân số đạt 803 người/km²,có tọa độ địa lý : 21°15’36’’ Bắc; 106°16’5’’Đơng Ranh giới xã: Phía Bắc giáp xã Lão Hộ, phía Tây giáp Thị Trấn Tân Dân, phía Đơng giáp Xã Ngọc sơn, phía Nam giáp xã Xn Phú Xã có tuyến đường TL293 nối với Tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương nhiều nơi khác thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với bên Đây lợi so sánh xã so với nhiều xã khác huyện Yên Dũng Về tổ chức hành : Gồm có xóm: xóm Phố Tân An, xóm Kim xun, xóm Thắng, xóm Trại Giữa, xóm Ngị, xóm Tân Lập, xóm Nguyễn, xóm Minh Đạo Trụ sở UBND xã Tân An đặt thơn Kim Xun Với địa hình phẳng thuận tiện cho việc phát triển nơng nghiệp giao lưu với bên ngồi Xã Tân An bao bọc xã lân cận, hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng đến tháng mùa lạnh, khô hanh từ tháng 10 đến tháng năm sau Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng 1.1.1.3 Địa hình Xã Tân An nằm vùng đồng huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Do chi phối địa hình tác động tổng hợp điều kiện tự nhiên, tác động người làm cho đất đai xã đa dạng Theo kết xây dựng đồ đất xã năm 2007 cho thấy địa bàn huyện có nhóm đất là: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất nâu Như vậy, địa bàn xã Tân An có nhiều loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt trồng khoai tây, lạc, đậu tương, ngơ, lúa nước…) 1.1.1.4 Khí hậu, thời tiết Do nằm sát chí tuyến Bắc vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên xã Tân An chịu ảnh hưởng sâu sắc khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa; năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng đến tháng mùa lạnh, khô hanh từ tháng 10 đến tháng năm sau Chế độ nhiệt xã phong phú, nhiệt độ trung bình năm 18,5°c, biên độ nhiệt ngày đêm cao, số nắng đạt 873 giờ, tổng tích ôn đạt 4.785°c, cho phép gieo trồng nhiều vụ ngắn ngày năm tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt lấy củ Lượng mưa tương đối (1.250 - 1.600 mm/năm), năm mưa nhiều lên tới 2.153 mm/năm Điều đáng lưu ý nhiệt độ bình quân tháng từ tháng 12 năm trước, đến tháng năm sau thường thấp 15°c (ngưỡng ngừng sinh trưởng, phát triển trồng), có tới tháng (11 - 3) lượng mưa thấp lượng bốc có năm mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung gây khó khãn cho sản xuất nông nghiệp sinh hoạt cộng đồng dân cư Tóm lại, xã Tân An có khí hậu đặc trưng nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè, khơ hanh lạnh mùa đơng, thích hợp với nhiều loại trồng tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng Song cần có biện pháp phịng chống úng lụt,sạt lở khô hạn kịp thời xác định cấu trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu sản xuất mức sống nhân dân 1.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng dân công tác bảo vệ môi trường Cơng tác quản lý tài ngun khống sản thực quy định 2.4.1.2 Về văn hóa-xã hội - Về giáo dục đào tạo: Tổ chức họp Hơi đồng gióa dục triển khai thực nhiệm vụ trọng tâm năm, thực tốt kế hoạch khai giảng năm học mới, chất lượng giáo dục – đào tạo nâng lên Tỷ lệ cháu nhà trẻ đạt 90%; trẻ tuổi học mẫu giáo học sinh tuổi vào học lớp đạt 100%; hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp đạt 100% kế hoạch Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học độ tuổi Xây dựng lớp học cho trường mầm non, mở rộng trường tiểu học Tân An Xã có tổng số học sinh bậc học 2.306 học sinh, mầm non 781 cháu, tiểu học 600 em, trung học sở 480 em; thực miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập cho học sinh hộ nghèo theo nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 phủ Cơng tác xã hội hóa giáo dục trì hoạt động hiệu đơn vị trường học, sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học ngày quan tâm, cải thiện -Cơng tác văn hố, thơng tin truyền thơng: Thực tốt hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ phục vụ hoạt động trị xã ngày lễ lớn Tổ chức tuyên truyền qua hội nghị xã hệ thống loa truyền thanh, viết đường lối Đảng, sách pháp luật Nhà nước, luật đất đai, khiếu nại tố cáo, luật nghĩa vụ qn sự, luật nhân gia đình Chỉ đạo thơn đăng ký gia đình văn hóa, thơn văn hóa bổ sung hương ước, quy ước thơn Thực vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” 39 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng -Công tác y tế, dân số trẻ em: Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục quan tâm Các chương trình y tế, phịng chống bệnh xã hội nhìn chung triển khai kế hoạch tiến độ đề Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo trẻ em tuổi tiếp tục đẩy mạnh , trạm y tế sửa sang xây mới, mua giường bệnh, tủ thuốc 01 máy vi tính góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân Thực tốt chương trình phịng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng số trẻ tiêm chủng đủ 07 loại vắc-xin, kiểm tra thường xun an tồn thực phẩm Cơng tác khám chữa bệnh, truyền thông sức khỏe sinh sản nhà thơng qua hội nghị thơn xóm ngày nâng cao 2.4.1.3 Về an ninh-quốc phòng Đã thực tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh trị trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tốt ngày lễ lớn Cơng tác phịng chống tội phạm, ma t, mại dâm tệ nạn xã hội khác tiếp tục tăng cường, triển khai rà soát đối tượng nghiện địa bàn.Thường xuyên bố trí lực lượng tăng cường cơng tác tuần tra, kiểm sốt trục lộ giao thông nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thơng xảy Hồn thành 100% tiêu gọi niên nhập ngũ, bảo đảm số lượng chất lượng Thường xuyên thực tốt công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tôn giáo giải kiến nghị tôn giáo địa bàn đảm bảo theo quy định pháp luật; phối hợp với nghành tỉnh thực việc rà sốt, cấp đất cho sở tơn giáo Tổ chức thăm viếng sở thờ tự chức sắc tôn giáo dịp Tết Nguyên đán, Lễ Phật đản ngày lễ trọng đại khác Qua góp phần tạo điều kiện cho tơn giáo hoạt động theo pháp luật, góp phần ổn định tình hình địa bàn 2.4.2 Những mặt hạn chế nguyên nhân 3.4.2.1 Những mặt tồn Mặc dù đạt thành tựu nêu bên cạnh cịn tồn số thiếu xót cần phải khắc phục sau: 40 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng -Trình độ, lực: Trình độ, lực số cán cịn nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm, thiếu nhiệt tình Năng lực tham mưu chưa mạnh, chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm mình, chưa bám sát tình hình thực tế địa phương; kết hợp tổ chức ban ngành chưa đồng bộ, lực tổ chức cịn hạn chế, tránh va chạm, thiếu tính động, sáng tạo chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nên phần ảnh hưởng đến kết công tác số lĩnh vực -Chất lượng tiêu văn hoá - xã hội chưa tăng cường; chương trình mục tiêu quốc gia y tế, giáo dục chất lượng đạt chưa cao Công tác quản lý lĩnh vực giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến song cịn thiếu vững chưa đồng đều, thực xã hội hoá giáo dục kết chưa cao -Trong lĩnh vực y tế: chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chưa đáp ứng nhu cầu Đội ngũ y bác sỹ, trang thiết bị khám chữa bệnh xã thiếu Việc triển khai tuyên truyền công tác dân số chưa đồng bộ, chưa cấp, ngành, đoàn thể quan tâm nhận thức cách đầy đủ Việc xây dựng xã chuẩn y tế, trì xã đạt chuẩn quốc gia chất lượng cịn thấp, cơng tác đạo phấn đấu đạt chuẩn chưa có nhiều biện pháp tích cực, phòng y tế chưa củng cố máy biên chế -Một số chương trình kinh tế: thiếu tính bền vững, kết cịn đạt thấp như: Chương trình dồn điền đổi thửa, chương trình phát triển trồng vật nuôi… -Tệ nạn xã hội: Trộm cắp vặt, bạo lực gia đình cịn xảy địa bàn; tình trạng số hộ kinh doanh khuya (như hàng karaoke, Internet, quán ăn,…) làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự chưa kiểm tra, xử lý nghiêm 2.4.2.2 Nguyên nhân Việc thực sản xuất hàng hóa, vùng chun canh cịn hạn chế; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp tự phát, quy mô không lớn Thực trồng vụ đông đạt thấp so với kế hoạch Một số kênh mương chưa đáp ứng 41 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng nhu cầu tưới tiêu nhân dân, ảnh hưởng đền việc sản xuất vụ 3, giảm hệ số sử dụng đất Việc xử lý vi phạm xây dựng chưa cương quyết, ý thức số người dân chưa cao việc chấp hành quy định pháp luật xây dựng Một số đơn từ phức tạp giải chưa dứt điểm lịch sử nguồn gốc đất khơng có hồ sơ, đồ khó xác định ranh giới, diện tích nên dẫn đến tình trạng giải cịn chậm, kéo dài Cơng tác tun truyền cịn hạn chế, cơng tác vệ sinh đường làng ngõ xóm số thơn chưa đạt u cầu Cơng tác tun truyền kế hoạch hóa gia đình chưa sâu rộng, phụ nữ sinh thứ 3, số hộ nghèo mang nặng tư tưởng ỷ lại trơng chờ vào hỗ trợ Nhà nước Tình trạng trộm cắp vặt xảy địa bàn Cơng tác tun truyền cịn hạn chế, việc giải đơn thư số vụ việc chậm tranh chấp đất đai phức tạp phải xác minh Sự phối hợp ban ngành đoàn thể cơng tác tun truyền cịn hạn chế Ý thức số người dân lợi ích cá nhân, gia đình, anh em, lang xóm bất hịa dẫn đến tranh chấp quyền lợi đất đai Đã UBND xã giải có ý kiến kiến nghị lên cấp Cơng tác quản lý, điều hành cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn yêu cầu tăng cường quản lý tài cơng có hiệu Mặc dù đội ngũ cán xã nói chung, đội ngũ quản lý tài ngân sách xã nói riêng năm qua tăng cường củng cố so với yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nước nhiều bất cập, đặc biệt trình độ chun mơn nghiệp vụ đội ngũ kế tốn xã cịn chưa đồng Một phận cán nhân dân cấp xã chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa tầm quan trọng việc thực quy chế dân chủ công khai mà trước hết công khai tài ngân sách nên chưa quan tâm, chưa tích cực giám sát trình thực quy chế quản lý tài ngân sách xã 42 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆNQUẢN LÝ THU-CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND XÃ TÂN ANHUYỆN YÊN DŨNG-TỈNH BẮC GIANG 3.1 Mục tiêu thu chi ngân sách nhà nước xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 3.1.1 Mục tiêu thu NSNN xã Tân An - Cơ quan xã cần phải thường xuyên bám sát nghị quyết, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dự toán ngân sách Nghị HĐND cấp tỉnh thơng qua Dự tốn thu NS nguồn thu ổn định năm tăng tối thiểu 5% Năm 2015 cần bám sát Nghị quyết, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dự toán NS Nghị HĐND cấp tỉnh thơng qua Dự tốn thu nội địa (Khơng kể tiền sử dụng đất) tăng tối thiểu từ 12-13% so với đánh giá thực năm 2014 (Theo Thông tư số 90/2013/TT-BTC ngày 28/6/2014 Bộ Tài hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2015); - Phối hợp chặt chẽ thường xuyên quan chuyên môn thu xã khai thác hết tiềm có nguồn thu thơn, để thu đầy đủ, kịp thời thuế phát sinh hộ kinh doanh, sản xuất doanh nghiệp đóng địa bàn; - Tham mưu xây dựng kế hoạch đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, giải việc làm tạo nguồn thu Ngân sách địa phương ngày tăng; - Tăng cường đôn đốc công tác quản lý nguồn thu phí, lệ phí địa phương góp phần tăng thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên hàng năm; - Thực tốt công tác quản lý tài chính, Ngân sách, khai thác, quản lý nguồn thu địa bàn, quản lý mức thu chợ, hồ đập, bến đị, bến bãi có thời hạn, có điều chỉnh cần thiết, phải đưa vào dự toán thu hàng năm để đảm bảo cân đối NS; - Làm tốt cơng tác thanh, kiểm tra tài chính, kịp thời xử lý sai phạm việc quản lý điều hành ngân sách; 43 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng - Tập trung đạo liệt công tác thu ngân sách nhà nước, chống thất thu, nợ đọng thuế, xem xét lại khoản thu từ thuế, khắc phục tình trạng bỏ sót, tồn đọng, trốn lậu thuế hình thức; - Thiện nghiêm quy chế dân chủ, công khai thật rõ ràng khoản thu đóng góp; - Đào tạo bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán trẻ cịn kinh nghiệm việc thu ngân sách; - Nâng cao trình độ ý thức tuân thủ pháp luật thuế đối tượng nộp thuế, tự kê khai tự chịu trách nhiệm tính trung thực, xác việc kê khai nộp thuế 3.1.2 Mục tiêu quản lý chi ngân sách *Nâng cao hiệu quản lý chi đầu tư phát triển -Việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ quy định Nhà nước quản lý đầu tư xây dựng - Thường xuyên tiến hành công tác tra, kiểm tra công tác đầu tư xây dựng để kịp thời phát sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên sai phạm qua tra, kiểm tra, tiến hành thu hồi nộp vào ngân sách khoản tiền vi phạm - Thực tốt công tác đền bù giải phóng mặt Thực đẩy nhanh việc phân bổ, giao kế hoạch bố trí vốn đủ 12 tháng vốn đầu tư XDCB, đẩy nhanh tiến độ phân bổ giải ngân vốn -Thực đầy đủ quán đạo Chính phủ tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN, xác định lộ trình thứ tự ưu tiên hợp lý để xử lý nợ đọng XDCB, *Đổi quản lý chi thường xuyên - Nâng cao chất lượng công tác lập, định phân bổ dự toán ngân sách đơn vị thụ hưởng ngân sách, quan tài chính, HĐND UBND xã Cơ cấu lại khoản chi thường xuyên ngân sách cách hợp lý 44 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng - Thực nghiêm quy định luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí văn luật, đặc biệt tổ chức thực cách có hiệu chương trình thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí - Tăng cường công tác tuyên truyền quán triệt cán bộ, cơng chức quan hành chính, quan Đảng, Đồn thể, tổ chức Chính trị - Xã hội nội dung chủ trương này, làm cho họ nhận thức rõ lợi ích thực khoán mang lại, tránh nhận thức đơn khoán kinh phí để tăng thu nhập *Củng cố tổ chức máy, nâng cao lực, trình độ cán quản lý tài ngân sách - Tiếp tục đổi cấu tổ chức máy, rà sốt chức nhiệm vụ Phịng Tài - kế toán để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài giai đọan mới, thực có hiệu khoản chi ngân sách thuộc quyền quản lý - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào cơng tác quản lý tài Phịng Tài – tốn để nâng cao hiệu tham mưu điều hành ngân sách địa phương - Thường xuyên nâng cao phẩm chất cho cán quản lý chi ngân sách địa bàn nhằm củng cố quan điểm lập trường, ý thức giai cấp để đội ngũ làm công tác chi ngân sách tránh tiêu cực hồn thành nhiệm vụ trị giao - Nâng cao chất lượng quản lý cán tài để quản lý điều hành khoản chi có hiệu yêu cầu nội dung lớn Tiếp tục cải cách thủ tục hành lĩnh vực quản lý tài nói chung quản lý chi ngân sách nói riêng giảm bớt đầu mối, nâng cao chất lượng hoạt động máy quản lý chi *Tăng cường công tác công tác tra tài chính, kịp thời phát xử lý nghiêm trường hợp vi phạm 45 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng Thanh tra tài công cụ quan trọng nhà nước công tác quản lý tài Cơng tác tra tài nhằm giúp phát hiện, kịp thời chấn chỉnh xử lý sai phạm lĩnh vực tài chính, ngân sách, đồng thời qua phát sơ hở chế, sách, chế độ quản lý chi để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp - Xác định lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung tra, đặt biệt lĩnh vực dễ xảy lãng phí, thất vốn - Nâng cao trình độ lực phẩm chất đạo đức đội ngũ cán làm công tác tra - Tăng cường công tác phối hợp với quan có chức tra địa phương để tránh chồng chéo, trùng lặp trình tra, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường đơn vị tra - Xử lý nghiêm minh sai phạm phát để nâng cao hiệu lực công tác tra *Thực nghiêm túc việc cơng khai tài cấp Cơng khai tài biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động nhân dân việc thực quyền kiểm tra, giám sát trình quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước, huy động, quản lý sử dụng khoản đóng góp nhân dân theo quy định pháp luật, phát ngăn chặn kịp thời hành vị vi phạm chế độ quản lý tài Đảm bảo sử dụng có hiệu NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 3.1.3 Mục tiêu cân đối ngân sách nhà nước xã Tân An -Tăng cường kiểm soát bội chi NSNN để đảm bảo vấn đề cân đối NSNN Trong thời gian tới quan cần rà soát, cắt giảm khoản chi tiêu NSNN không cần thiết, không hiệu quả, từ có chuyển đổi linh hoạt chi tiêu NSNN để không làm cân đối NSNN khơng lãng phí nguồn thu vào hoạt động chi không cần thiết, không hiệu -Mở rộng phân định nguồn thu xác định rõ nhiệm vụ chi cấp địa bàn xã 46 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng 3.2 Đề xuất số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu chi ngân sách nhà nước xã Tân An huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang Như trình bày để phát huy vai trò to lớn ngân sách xã điều quan trọng phải có chế sách tài với việc đổi kinh tế - xã hội giai đoạn nay, nhằm khắc phục tình trạng chậm phát triển Bên cạnh mặt đạt năm qua, công tác quản lý ngân sách cịn nhiều hạn chế Cơng tác lập kế hoạch thu - chi xã chưa thực quan tâm, làm cho nguồn thu tập chung vào ngân sách không đầy đủ, kịp thời việc chi tiêu lãng phí hiệu Để khai thác hết khả nguồn thu thực chi tiêu tiết kiệm hiệu cần có số giải pháp công tác quản lý ngân sách xã sau: a Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã Luật ngân sách Nhà nước đời bước tiến quan trọng quản lý ngân sách Từ khoản thu - chi ngân sách tổng hợp vào hệ thống ngân sách Nhà nước theo mục lục ngân sách thống nhất, chế độ kế toán thay đổi Vì đặt u cầu cho cơng tác quản lý ngân sách xã là: Bộ phận cán làm cơng tác tài ngân sách xã phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun môn nghiệp vụ Người cán làm công tác tài cần linh hoạt cơng tác Đáp ứng nhu cầu chất lượng Xã cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán quản lý ngân sách thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ kiến thức họ Nêu rõ quy định chức nhiệm vụ phận quản lý tài ngân sách tạo tiền đề cho việc quản lý chặt chẽ có hiệu b Tăng cường quản lý ngân sách xã Do nguồn thu ngân sách xã địa phương cịn khơng tập chung, nằm rải rác Trong tiềm nguồn thu tương đối dồi mà chưa khai thác Hơn việc chi tiêu ngân sách xã không tập trung cịn lãng phí, khơng định hướng, xác định mục tiêu, mục đích chi cụ thể Để tăng cường quản lý ngân sách xã cần phải làm tốt công việc sau: 47 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng -Đầu tư nuôi dưỡng nguồn thu cố định - Quy hoạch xây dựng chợ, nơi giao lưu văn hoá… nhằm bước tạo dựng nguồn thu ổn định, lâu dài từ khoản phí, lệ phí - Làm tốt công tác khuyến nông, bảo vệ vật nuôi trồng tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế, tổ chức thực đề án kiên cố hoá kênh mương, cải tạo hệ thống tiêu úng, nâng cấp đường nội đồng đưa giới vào phục vụ sản xuất -Mở rộng liên doanh liên kết với bên Tranh thủ vốn, kỹ thuật cấp để mở mang kiến thức, phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm cho người lao động - Ban tài cần phối hợp chặt chẽ với quan thuế, kho bạc Nhà nước huyện việc quản lý khai thác triệt để nguồn thu từ thuế - Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để người tự giác chấp hành nghiêm chỉnh nộp thuế theo qui định - Động viên khen thưởng cho người chấp hành hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tốt Xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm Khuyến khích lợi ích vật chất tổ chức thu nộp -Thực lường thu để chi - Cần xem xét nhu cầu chi cần thiết chi trước, khơng cần thiết chi sau - Kế toán ngân sách xã cần chấp hành tốt nguyên tắc, quy định sử dụng hệ thống chứng từ thu - chi ngân sách xã, phải quan tâm cụ thể tới mục, tiểu mục cho khoản thu, khoản chi - Quan tâm mức đến hiệu sử dụng vốn ngân sách xã đồng thời tích cực việc kiểm tra giám sát trình sử dụng vốn ngân sách xã cho đồng vốn cấp sử dụng mục đích - Đối với khoản chi đầu tư, từ nguồn huy động nhân dân phải làm tốt việc công khai trước quần chúng nhân dân để "dân biết, dân làm, dân kiểm tra" 48 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng Trên số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã UBND xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Với đặc thù xã nơng huyện n Dũng Với trình độ dân trí chưa cao nên biện pháp, sách thu - chi ngân sách phải đảm bảo theo yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra Vì ngồi mục đích tăng thu cho ngân sách xã cịn có mục đích khuyến khích cho nông dân sức sản xuất tạo nhiều sản phẩm từ ngành truyền thống tăng xuất lao động cho nông dân xã Do vậy, cần trọng đặc biệt tới máy quyền cấp xã máy ban tài ngân sách xã 49 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng KẾT LUẬN Ngân sách xã cấp ngân sách thuộc hệ thống ngân sách nhà nước, công cụ tài quan trọng để quyền nhà nước cấp xã thực chức nhiệm vụ giao thể rõ chất nhà nước xã hội chủ nghĩa nhà nước dân, dân dân Trong năm qua địa phương tích cực triển khai biện pháp điều hành thu chi ngân sách có tập trung đẩy mạnh công tác thu khoản thu có số thu lớn tỉ lệ điều tiết cao Tăng cường huy động sức đóng góp nhân dân để đầu tư xây dựng sở hạ tầng địa phương, góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh cịn mặt tồn cần khắc phục thời gian tới là: Chưa quản lý bao quát khai thác tốt nguồn thu nhằm tăng thu cho ngân sách đáp ứng nhu cầu chi ngày cao, cịn trơng chờ ỷ lại vào cấp Đồng thời cơng tác chi ngân sách chưa có hệ thống văn quy phạm pháp luật đầy đủ cụ thể để làm sở thực Cần phải bố trí hợp lý chi tiêu với xu hướng tăng dần chi đầu tư phát triển trọng chi nghiệp kinh tế, nghiệp văn hoá xã, bảo đảm an ninh quốc phòng, giảm dần tỉ trọng chi quản lý hành tổng chi thường xuyên, sử dụng tiết kiệm có hiệu tiền nhà nước, tăng tích luỹ để thực cơng nghiệp hóa đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Mặc dù thân có nhiều cố gắng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu báo cáo thực tập tránh khỏi hạn chế, thiếu xót Em mong nhận đóng góp giáo để báo cáo em hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Lượng 50 Quản lý kinh tế Nguyễn Thị Lượng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phịng Tài chính-Kế tốn xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang www.tailieu.vn www.123doc.org www.moj.gov.vn Giáo trình quản lý kinh tế GS.TS Đỗ Hoàng Toàn-Đại học Kinh Tế Quốc Dân 51

Ngày đăng: 01/09/2016, 07:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan