Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

87 755 4
Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của thời đại, hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá - Việt Nam đang từng bước chuyển mình bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới Sự kiện Việt Nam đã gia nhập thành công WTO đang là vấn đề nóng bỏng và hướng tới những bước tiến mới đối với nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghệp nói riêng Bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều rủi ro phức tạp, đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức mới, đòi hỏi sức cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn Do đó một doanh nghiệp muốn tồn tại vững chắc và ngày càng một thăng tiến hơn thì cần phải nhạy bén, sáng tạo và hoạt động có chất lượng hơn trong điều kiện canh tranh khắc nghiệt hiện nay

Việc kinh doanh của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta nói chung và đời sống của không ít lao động nói riêng Nhìn chung những năm vừa qua việc kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, lợi nhuận qua từng năm đều tăng lên đáng kể Đều đáng chú ý là năm 2006 Việt Nam có nhiều bước tiến mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, việc kinh doanh xăng dầu có nhiều biến động hơn Do đó lợi nhuận của công ty năm 2006 giảm xuống trầm trọng, có những tháng kinh doanh lỗ, nếu tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho công ty Vì vậy việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty xăng dầu Tây nam bộ là hết sức cần thiết, qua đó ta sẽ tìm ra được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn

Xét trên mọi khía cạnh lợi nhuận là chỉ tiêu của chất lượng biểu hiện kết

quả của quá trình sản xuất kinh doanh và là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp Mặt khác lợi nhuận còn là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, là đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chính những ảnh hưởng to lớn đó nên việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận của doanh nghiệp là hết sức quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp:

Trang 2

+ Phát hiện các khả năng tiềm tàng

+ Nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và hạn chế của công ty

+ Có những cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh, thúc đẩy chức năng quản trị của công ty ngày càng hiệu quả hơn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó tìm ra những tồn tại và nguyên nhân để có thể đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Trên cơ sở đó đưa ra những hướng tích cực hơn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày một phát triển hơn

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Phân tích, đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận của

công ty trong năm 2006

Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ về doanh thu - chi phí - lợi nhuận qua ba năm (2004 - 2006)

Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố như khối lượng hàng hóa

tiêu thụ, giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, thuế suất,… đến lợi nhuận của công ty

Đề ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu

Để chuyên sâu đến vấn đề cần phân tích nên đề tài không nghiên cứu, phân tích các số liệu liên quan đến tổng thể các chi nhánh của công ty tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang mà chỉ tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh tại thành phố Cần Thơ - nơi đặt trụ sở chính của công ty

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu các số liệu liên quan đến việc phân tích từ năm 2004 đến năm 2006

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu khối lượng hàng hoá tiêu thụ, giá bán, giá mua, chi phí bán

Trang 3

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Để có thể thuận lợi cho việc phân tích một cách chính xác hiệu quả kinh doanh

cần phải hiểu rõ hơn về lợi nhuận, nguồn hình thành lợi nhuận và một số chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh doanh của công ty

2.1.1 Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được

mọi doanh nghiệp cũng như toàn bộ xã hội quan tâm Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra

Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là có hiệu quả khi lợi nhuận thu được không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và của toàn xã hội Do đó, hiệu quả mà đơn vị đạt được phải gắn chặc với hiệu quả của toàn xã hội Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp Là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [3, tr 271]

- Nguồn hình thành lợi nhuận [1, tr 187]:

Hiện nay theo chế độ kế toán mới bắt đầu thực hiện từ 1/4/1996 thì lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay còn gọi là lợi tức doanh nghiệp bao gồm lợi tức kinh doanh và lợi tức hoạt động khác Lợi tức hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa khoản doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo qui định của pháp luật Trong đó:

Doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

Trang 4

Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ bao gồm:

 Giá thành sản xuất của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ (trong doanh nghiệp thương mại là giá mua hàng hóa)

 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

 Thuế doanh thu: theo chế độ hiện hành doanh thu tính thuế được tính theo giá trị thực tế thu tiền

Lợi tức hoạt động khác bao gồm:

Lợi tức hoạt động tài chính là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động: góp vốn liên doanh; cho thuê tài sản; mua bán trái phiếu, chứng khoán, ngoại tệ; lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ; lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh; hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn và dài hạn Lợi tức của hoạt động bất thường là chênh lệch giữa các khoản thu, chi bất thường

 Khoản thu: nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu về nợ khó đòi, các khoản nợ không xác định chủ…

 Khoản chi: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; giá trị còn lại khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; chi về tiền phạt khi vi phạm hợp đồng…

2.1.2 Một số chỉ tiêu về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh

Trước khi vào phân tích đề tài cần phải nghiên cứu một số chỉ tiêu về lợi

nhuận để làm cơ sở để phân tích và đánh giá

2.1.2.1 Tổng mức lợi nhuận

Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác

LNtrước thuế = LNthuần + LNTC + LNK Trong đó:

LNthuần : lợi nhuần từ hoạt động kinh doanh, LNTC : lợi nhuận từ hoạt động tài chính,

Trang 5

LNthuần = DTthuần - giá vốn hàng bán - CPBH,QLDN Lãi gộp = DTthuần - giá vốn hàng bán

LNthuần = Lãi gộp - CPBH,QLDN LNTC = DTTC - CPTC

Trong đó:

DTthuần : doanh thu từ hoạt động kinh doanh, DTTC : doanh thu từ hoạt động tài chính, CPTC : chi phí cho hoạt động tài chính,

CPBH,QLDN : chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp LNK = DTK - CPK

Trong đó:

DTK : doanh thu khác, CPK : chi phí khác

LNsau thuế = LNtrước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận

TSLN / DT = (lợi nhuận / doanh thu) * 100% TSLN / DT : tỷ suất lợi nhuận / doanh thu

TSLN / DT là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Sự thay đổi của nó phản ánh sự thay đổi hiệu quả kinh doanh của công ty

TSLN / vốn = (lợi nhuận / nguồn vốn kinh doanh) * 100% = LN/ DT * DT/Vốn

TSLN / vốn : tỷ suất lợi nhuận / vốn

TSLN / vốn là là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn, phản ánh một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, đồng thời cũng là thước đo hiệu quả của việc sử dụng vốn của công ty

2.1.2.3 Các chỉ tiêu khác

TSLG = (Lãi gộp / doanh thu) * 100%

TSGVHB = (Giá vốn hàng bán / doanh thu) * 100% TSLG : tỷ suất lai gộp

Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lãi gộp và doanh thu

Trang 6

TSGVHB : tỷ suất giá vốn hàng bán

Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu

2.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận - hiệu quả kinh doanh

Ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp có nhiều nhân tố khách quan và có thể phân thành các nhóm chính như việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh Mỗi nhóm nhân tố đều có nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chỉ có một số nhân tố có thể định lượng được mức tác động của nó đến lợi nhuận

Dựa vào các công thức ở phần trên ta thấy, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố: khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ; giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; thuế suất

Ngoài các nhân tố được thể hiện rõ trên công thức, lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi kết cấu mặt hàng thông qua tỷ suất lợi nhuận của mỗi loại hàng hóa Nếu lợi nhuận được xác định từ lãi gộp thì lợi nhuận cũng chịu ảnh hưởng của lãi gộp và những nhân tố ảnh hưởng đến lãi gộp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh

Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của khối lượng hàng hoá tiêu thụ, giá bán, gía mua, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế suất đến lợi nhuận

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để có thể áp dụng cách đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cần phải

thu thập các số liệu về doanh thu, giá bán, chi phí,…phù hợp và chính xác Sau đây là phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu của đề tài:

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu thu thập là các số liệu thứ cấp cấu thành chỉ tiêu lợi nhuận như

doanh thu, giá bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…trong thời kỳ 3 năm (2004 - 2006) ở chi nhánh Cần Thơ qua đó ta có thể thấy được sự thay đổi, phát triển của công ty từ đó giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích và tìm ra những giải pháp khả thi

Trang 7

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh số liệu nhằm xác định xu hướng mức độ biến động

So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích [3, tr 276] Đề tài chỉ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nên chỉ xác định mức ảnh hưởng của các chỉ tiêu cấu thành lợi nhuận, được xác định bằng công thức:

Lợi nhuận = DT - GVHB - CPBH & QLDN - thuế TNDN Mà thuế TNDN = 0,28 * (DT - GVHB - CPBH & QLDN) Vậy lợi nhuận = 0,72 * (DT - GVHB - CPBH & QLDN)

= 0,72*  KLHHTT * (Giá bán - Giá vốn - CPBH & QLDN bq) Trong đó:

KLHHTT: khối lượng hàng hóa tiêu thụ, ký hiệu là q, Giá bán ký hiệu là p,

GVHB: giá vốn hàng bán, giá vốn ký hiệu là z,

CPBH & QLDN: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,

CPBH & QLDN bq: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, ký hiệu là f, TNDN: Thu nhập doanh nghiệp,

LN: lợi nhuận, DT: doanh thu

i là số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ Từ đó ta được công thức:

LN = 0,72 * qi *(pi - zi - fi)

Lần lượt thay thế các nhân tố ảnh hưởng của kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến lợi nhuận

Trang 8

Tổng số mức ảnh hưởng của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích Cụ thể như sau:

Đối tượng phân tích là: L = L1 - Lk

Trong đó: L: là mức chênh lệch tuyệt đối về tổng mức lợi nhuận giữa kỳ phân tích và kỳ gốc

L1, Lk: là tổng mức lợi nhuận kỳ phân tích và kỳ kế hoạch

Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, như sau:

Do ảnh hưởng của nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ là Q: Q = Lk * [(qi1*pik)/(qik*pik)] - Lk

Do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu về khối lượng sản phẩm hàng hóa là K: K = 0,72 * [(qi1 - qik)*(pik - zik - fik)] - Q

Do ảnh hưởng của nhân tố giá bán là P: P = 0,72 * [qi1*(pi1 - pik)]

Do ảnh hưởng của nhân tố giá vốn là Z: Z = 0,72 * [qi1*(zi1 - zik)]

Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là F: F = 0,72 * [qi1*(fi1 - fik)]

Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp:

L = Q + K + P + Z + F

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, từ đó làm cơ sở kiến nghị những biện pháp xác thực, nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng giá bán, tăng tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trang 9

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một trong những đơn vị trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Bộ Thương Mại

Tên giao dịch quốc tế : Petrolimex TAY NAM BO Tên tiếng việt: Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Trụ sở chính đặt tại : Số 21 - Cách mạng tháng 8 - P Thới Bình – Q Ninh Kiều - Tp Cần Thơ

Điện thoại : 071 821656-765767- 826906 - 823913 Fax : (071) 822746

Văn phòng đại diện : Đặt tại 21-23 Hồ Tùng Mậu - Quận I - TP Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 1800158559 Số tài khoản:

+ Tại ngân hàng ngoại thương thành phố Cần Thơ (VNĐ):011.1.00.000047.4 + Tại ngân hàng ngoại thương thành phố Cần Thơ (USD):011.137.000791.8 + Tại ngân hàng Công thương thành phố Cần Thơ: 10201000285209

Phạm vi hoạt động: Đồng bằng sông Cửu Long mà chủ yếu là Thành phố Cần Thơ và ba tỉnh: Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu ngoài ra còn tái xuất qua Campuchia

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho tàng, bồn bể, đường ống, ) do các hãng của tư bản như hãng Shell, Esso, Caltex để lại với tên gọi ban đầu là công ty xăng dầu cấp I khu vực Tây Nam Bộ

Ngày 07/01/1976, Tổng cục vật tư bằng văn bản số 03/VH-KH quyết định thành lập Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ trực thuộc công ty xăng dầu Miền Nam (công ty xăng dầu Khu vực II ngày nay)

Trang 10

Tháng 7/1977 Tổng công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐ đổi tên "Tổng kho xăng dầu khu vực Tây Nam Bộ" thành "Tổng kho xăng dầu Cần Thơ" trực thuộc công ty xăng dầu Khu Vực II

Ngày 11/09/1984, Giám đốc công ty xăng dầu Khu vực II ban hành quyết định số 134/TC.QĐ đổi tên " Tổng kho xăng dầu Cần Thơ " thành "Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang"

Ngày 26/12/1988 Tổng Giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ban hành Quyết định số 2209/XD.QĐ đổi tên "Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang" thành "Công ty xăng dầu Hậu Giang" và về trực thuộc Tổng công ty xăng dầu (nay là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Petrolimex Việt Nam)

Cùng với việc tách tỉnh Cần Thơ thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu giang, ngày 08/12/2003 Bộ Thương Mại đã có quyết định số 1680/2003/QĐ-BTM đổi tên công ty xăng dầu Hậu giang thành "Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ" từ ngày 01/01/2004 trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng lớn mạnh, hiện có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh Hậu Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với tổng sức chứa trên 120.000 m3/tấn

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Chức năng

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Mạng lưới kinh doanh của công ty trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh trên thành phố (Tp.Cần thơ, Hậu giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu) Bao gồm Văn phòng công ty đặt tại trung tâm Thành phố Cần thơ, các chi nhánh ở các tỉnh cùng với hệ thống kho bể và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Công ty có chức năng kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu an ninh quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân công Ngoài mặt hàng chủ yếu là xăng dầu công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác, ), vận tải xăng dầu,

Trang 11

hàng Bên cạnh đó công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

3.2.2 Nhiệm vụ

Cung cấp xăng dầu cho các tỉnh Miền Tây ngoài ra còn tham gia tái xuất

sang thị trường Campuchia

Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt

nhiệm vụ kế hoạch mà Tổng công ty giao Ngày càng mở rộng thêm các loại hình dich vụ trong lĩnh vực kinh doanh nhằm gia tăng thị phần Bên cạnh đó phải khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho công ty và xã hội

Trong công tác kinh doanh tạo ra được nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định Khai thác lợi thế là trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các công ty trong ngành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ thống đại lý Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung

3 3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ 3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng Đứng đầu

là giám đốc công ty được Tổng giám đốc uỷ nhiệm chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất, đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của công ty trước pháp luật và cấp trên về các hoạt động của công ty

Hai Phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật được Giám đốc trực tiếp phân công phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ mà Giám đốc phân công

Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách hoạt động kinh doanh, giao dịch với khách hàng, tổ chức kế toán xúc tiến bán hàng

Trang 12

Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách trang thiết bị, chất lượng xăng dầu trong toàn công ty, nghiên cứu thiết kế và xây dựng công trình

Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty:

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Nguồn:

Giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán

Phòng kỹ thuật

Phòng tổ chức hành

chính

Phòng thanh tra

bảo vệ

Chi nhánh xăng dầu Sóc Trăng

Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu

Chi nhánh xăng dầu

Hậu Giang

Hệ thống CHXD trực thuộc

chi nhánh

Kho: Cần Thơ, Trà

Nóc PGĐ kinh

doanh

PGĐ kỹ thuật

Tổng kho xăng dầu Miền Tây

Hệ thống CHXD trực thuộc

chi nhánh

Hệ thống CHXD trực thuộc

chi nhánh

Hệ thống CHXD trực thuộc

công ty

Trang 13

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng kinh doanh: gồm 27 người có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty tổ chức điều hành kinh doanh các mặt hàng xăng dầu chính và các loại hình kinh doanh phụ một cách có hiệu quả trên cơ sở thực hiện đầy đủ, đúng đắn các nguyên tắc, chế độ, quy định của ngành và pháp luật của Nhà nước Phối hợp với các phòng ban khác đề ra phương pháp tối ưu cho công tác kinh doanh Phòng kế toán: gồm 15 người thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, hạch toán kinh doanh, đồng thời quản lý vật tư, tiền vốn, tài sản nhằm phục vụ đạt hiệu quả cao nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các nguyên tắc các chế độ kế toán trong công ty theo hướng dẫn của ngành và pháp lệnh kế toán thống kê do Nhà nước ban hành Phòng tổ chức hành chánh: gồm 21 người có chức năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác tổ chức hành chính Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhân sự, cán bộ công nhân viên, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, đảm bảo các luồng thông tin trong công ty luôn đươc thông suốt, hệ thống hóa các chính sách về lao động tiền lương, đời sống, hành chính quản trị

Phòng kỹ thuật: gồm 18 người tổ chức quản lý toàn bộ tài sản cố định bao gồm: hệ thống bồn bể, công nghệ, thiết bị máy móc Xây dựng kế hoạch và thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, thay đổi công nghệ, trang thiết bị Quản lý kỹ thuật ngành hàng gồm: kỹ thuật phẩm chất, đo lường, quản lý hao hụt

Phòng thanh tra bảo vệ: gồm 10 người tham mưu giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ về công tác thanh tra pháp chế, bảo vệ, quân sự, phòng cháy chữa cháy, an toàn môi trường Kiểm tra, hướng dẫn việc ký kết các hợp đồng kinh tế đúng pháp luật

3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.4.1 Thuận lợi

Trong môi trường kinh doanh của công ty đặc biệt có những thuận lợi đáng

kể, đầu tiên đó chính là uy tín của công ty ở khu vực cùng danh tiếng lâu đời của Petrolimex được thành lập ngay sau ngày Miền nam giải phóng, điều này đã tạo nên nét văn hóa riêng trong kinh doanh của công ty nói riêng và của Petrolimex nói chung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Công ty xăng dầu Tây Nam

Trang 14

Bộ là thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đây là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam nên nguồn hàng luôn được đảm bảo về số lượng và chất lượng

Về vì trí địa lý, công ty nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ là trung tâm

của Đồng bằng sông Cửu Long nên rất thuận lợi cho quan hệ giao dịch mua bán

Về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, có thể nói Tổng kho Miền Tây là một kho

lớn và hiện đại nhất tại khu vực và rất thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy cũng như đường bộ

Về kênh phân phối, công ty đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh

phủ kín tất cả các địa bàn trong khu vực

Bên cạnh đó, công ty còn có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, lao động lành nghề được đào tạo chuyên sâu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc xem lợi ích công ty gắn liền với lợi ích

cá nhân

3.4.2 Khó khăn của công ty

Hoạt động theo cơ chế bán hàng được hưởng chiết khấu, trên thực tế đã hạn

chế tính chủ động khả năng linh hoạt trong kinh doanh của công ty, nhất là thời điểm giá xăng dầu thế giới biến động lớn Tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn được phân công của công ty ngày càng phức tạp hơn Nhiều đầu mối nhập khẩu trực tiếp đã có mặt tại Cần Thơ với hệ thống kho cảng hiện đại, khả năng cạnh tranh cao như: Saigon petro, công ty liên doanh dầu khí Mekong (Petro Mekong), công ty dầu khí Đồng tháp, Vinapco,…

Tốc độ phát triển mạng lưới bán lẻ của tư nhân khá nhanh, phương thức bán hàng linh hoạt (bán tận nơi, thanh toán chậm, hậu mãi,…) vì chất lượng không đúng tiêu chuẩn như xăng ron 92 lại pha chung với xăng ron 90 hoặc dầu trắng và phẩm màu, không đủ hàng Trong khi đó công ty là doanh nghiệp Nhà nước luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định làm cho sức cạnh tranh ở khu vực bán lẻ giảm sút

Sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu còn hạn chế, từ chính sách thuế thiếu đồng bộ và không nhất quán dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh

Trang 15

3.4.3 Phương hướng phát triển của công ty

Trong tình hình hiện nay quan hệ cung - cầu mất cân đối, cung vượt xa cầu,

áp lực cạnh tranh gay gắt phải đương đầu với các đơn vị kinh doanh chung ngành hàng về số lượng, chất lượng, thị trường tiêu thụ, công ty cần phải khắc phục những hạn chế vẫn còn mắc phải Bên cạnh đó công ty cần phải không ngừng nâng cao hơn nữa những ưu điểm để tạo thuận lợi cho việc mở rộng thị trường nhằm đạt lợi nhuận cao hơn

Phát triển các loại hình dịch vụ như: vận tải xăng dầu, ao lường, giữ xe,… nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh chính của công ty

Tiếp tục xây dựng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, đầu tư để hiện đại hoá các cửa hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng mua lẻ Song song đó để đảm bảo nguồn doanh thu ổn định công ty phải mở rộng thị trường mới, đứng vững trên thị trường đã có trong điều kiện hiện nay

Để kinh doanh có hiệu quả đảm bảo sự phát triển của đơn vị cũng như toàn ngành đòi hỏi công ty phải thực hiện triệt để tiết kiệm và giảm chi phí bán hàng, đầu tư xây dựng có hiệu quả và không ngừng phát triển thị trường, đảm bảo an

toàn tài chính

Trang 16

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH NĂM 2006 CỦA CÔNG TY

Trước khi phân tích, đánh giá tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của công ty qua ba năm (2004 - 2006), đề tài đi sâu vào phân tích, đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch về hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ nhằm khái quát tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Cụ thể được thể hiện qua bảng 1:

Trong hoạt động kinh doanh của mình công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch mà

Tổng công ty đã đề ra năm 2006, thực tế khối lượng bán vượt mức kế hoạch là 12.083 ngàn lít, tỷ lệ tăng là 1,97% và tổng doanh thu tăng so với kế hoạch 12,05% nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh lại giảm so với dự kiến là 44,5% Điều này chứng tỏ là giá bán tăng rất nhiều nên doanh thu tăng đáng kể trong khi đó giá vốn cũng tăng cao nên làm lợi nhuận giảm gần như một nửa so với dự kiến, một nguyên nhân khác tác động trực tiếp đến việc giảm lợi nhuận như thế là do khối lượng hàng hóa bán ra ở tất cả các phương thức bán trực tiếp có phần lợi nhuận cao có thể đạt đến 300 đồng/lít đều giảm rất nhiều, tỷ lệ giảm từ 27,65% đến 65,27%, ngược lại ở phương thức bán nội bộ lại được hưởng phần hoa hồng rất ít nhưng có khối lượng bán ra tăng rất cao, tỷ lệ tăng 104,58%

Như vậy do thị trường xăng dầu biến động bất ổn định và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều trong năm 2006 nên phương thức bán trực tiếp giảm nhưng công ty đã phấn đấu cật lực hoàn thành kế hoạch mà Tổng công ty đã đưa ra

Trang 17

Bảng 1: Tình hình hoàn thành kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2006

( Nguồn: phòng Kế toán) TĐL - ĐL: Tổng đại lý - đại lý DT: Doanh thu

sxkd:sản xuất kinh doanhHĐKD: hoạt động kinh doanh

Chênh lệch Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện

tuyệt đối tương đối (%) I Khối lượng bán (ngàn lít) 612.400 624.483 12.083 1,97

1 Bán trực tiếp 430.000 251.321 -178.679 -41,55

- Bán buôn trực tiếp 79.500 57.520 -21.980 -27,65 - Bán buôn cho TĐL - ĐL 119.200 41.403 -77.797 -65,27

1.3 Bán tái xuất 187.600 132.148 -55.452 -29,56

II Tổng doanh thu (tỷ đồng) 3.827,73 4.288,79 461,06 12,05

1 DT kinh doanh xăng, dầu 3.808,59 4.275,98 467,39 12,27 1.1 Doanh thu bán trực tiếp 2.251,60 1.615,78 -635,82 -28,24 - Bán buôn trực tiếp 1.099,82 634,93 -464,89 -42,27

Trang 18

4.2 PHÂN TÍCH VỀ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN QUA BA NĂM (2004 - 2006)

Để hiểu rõ cụ thể tình hình kinh doanh của công ty như thế nào và tốc độ tăng

trưởng về lợi nhuận ra sao đề tài sẽ đi vào phân tích và đánh giá về doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua ba năm (2004 - 2006)

4.2.1 Phân tích về doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ

các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, nó được thể hiện về mặt giá trị là tích số giữa khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ và giá bán / đơn vị Để thấy rõ tình hình biến động doanh thu ta nghiên cứu bảng 2

Xét tổng thể doanh thu tăng đều qua các năm, năm 2005 so với năm 2004 doanh thu tăng đạt 3.886,51 tỷ đồng tức tăng 1.555,72 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 66,75%, đây cũng là năm tăng cao nhất của công ty trong những năm gần đây Đến năm 2006 doanh thu có tăng và đạt được 4.288,79 tỷ đồng tức tăng 402,28 tỷ đồng so với năm 200, tỷ lệ tăng 10,35%

Xét về chi tiết, doanh thu tăng do ảnh hưởng của hai loại hình kinh doanh chính là kinh doanh thương mại và kinh doanh sản xuất dịch vụ

* Kinh doanh thương mại:

Kinh doanh thương mại ở cả ba năm đều chiếm tỷ trọng từ 99,8% trở lên trong tổng doanh thu, đây là tỷ trọng rất lớn Đặc biệt năm 2005 kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất là 99,94% Như vậy công ty kinh doanh thương mại là chủ yếu, ít hoạt động kinh doanh sản xuất dịch vụ Do vậy giá trị tuyệt đối cũng tăng dần qua các năm, cụ thể là:

- Năm 2005, doanh thu kinh doanh thương mại tăng lên so với năm 2004 là 66,86%, giá trị tăng lên là 1.556,34 tỷ đồng Nguyên nhân là do sự tăng giảm của tình hình kinh doanh xăng dầu chính và các sản phẩm hoá dầu gồm các loại dầu nhớt, nhựa đường Doanh thu mặt hàng xăng dầu chính tăng hơn 1.556 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 66,94% Đây là mặt hàng kinh doanh chính của công ty và chiếm tỷ trọng rất cao từ 99,7% trở lên trong tổng doanh thu Xét về giá trị doanh thu các sản phẩm hoá dầu giảm không đáng kể, tỷ lệ giảm là 4,88%

Trang 19

GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -19- SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh

Bảng 2: Tình hình doanh thu qua ba năm (2004 -2006)

Đvt: tỷ đồng

2005-2004

Chênh lệch 2006-2005 Chỉ tiêu

số tiền tỷ trọng (%)

số tiền tỷ trọng (%)

số tiền tỷ trọng (%)

tuyệt đối tương đối (%)

tuyệt đối tương đối (%) Tổng doanh thu 2.330,79 100,00 3.886,51 100,00 4.288,79 100,00 1.555,72 66,75 402,28 10,35

(Nguồn: phòng Kế toán)

Trang 20

- Năm 2006, doanh thu kinh doanh thương mại tăng 10,19% so với năm 2005, giá trị tăng là 394,43 tỷ đồng Sự tăng lên như vậy là do doanh thu của mặt hàng xăng dầu chính và các sản phẩm hoá dầu đều tăng, tỷ lệ tăng lần lượt là 10,16% và 53,61%

Nhìn chung công ty đã phấn đấu tạo doanh thu kinh doanh thương mại ngày càng tăng cao, đặc biệt đã có sự chú ý đẩy mạnh doanh thu các sản phẩm hoá dầu, góp phần tăng thêm lợi nhuận cũng như thu nhập cho nhân viên

* Kinh doanh sản xuất dịch vụ:

Đây là lĩnh vực kinh doanh phụ của công ty nên chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu, tỷ trọng lần lượt qua ba năm là 0,12%; 0,06% và 0,2% Từ số liệu trên cho thấy năm 2006 công ty kinh doanh sản xuất dịch vụ nhiều nhất trong ba năm và năm 2005 chỉ chú trọng đẩy mạnh việc kinh doanh thương mại nhất

- Năm 2004, công ty kinh doanh các loại hình dịch vụ như: vận tải, hàng dự trữ quốc gia và dịch vụ khác Tuy doanh thu của từng loại không cao nhưng về tổng số là một con số không nhỏ đạt gần 3 tỷ đồng Trong đó hàng dự trữ quốc gia đạt gần 2 tỷ đồng và dịch vụ khác là 1 tỷ đồng

- Năm 2005, loại hình kinh doanh dịch vụ vẫn như năm 2004 nhưng doanh thu giảm gần 0,62 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 21,45% Cụ thể do doanh thu của các loại hình dịch vụ đều giảm ngoại trừ hàng dự trữ quốc gia tăng gần 0,3 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ vận tải giảm hơn 0,1 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 74,67%, dịch vụ khác giảm 0,8 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 78,9% Sự giảm xuống của loại hình doanh thu này là điều không tốt cần phải chú ý và có biện pháp tích cực hơn tạo một tốc độ tăng cao ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Năm 2006, ở lĩnh vực này doanh thu tăng mạnh về mặt giá trị đạt 8,67 tỷ đồng, tăng hơn năm 2005 là 6,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 282,69% Như vậy trong năm 2006 công ty đã chú trọng đến việc phát triển kinh doanh sản xuất dịch vụ, doanh thu các loại hình dịch vụ đều tăng mạnh, đáng chú ý là dịch vụ vận tải tăng 146,68% Bên cạnh đó dịch vụ hàng giữ hộ tổng công ty đã được kinh doanh trở lại đạt hơn 5,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,13% doanh thu Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho doanh thu kinh doanh sản xuất dịch vụ tăng rất cao

Trang 21

4.2.2 Phân tích chi phí

Chi phí là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty Phân tích sự biến động của chi phí sẽ tìm ra được những giải pháp để tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty Bảng 3 sau đây sẽ lược thảo các số liệu liên quan đến việc phân tích:

Bảng 3: Tình hình chi phí qua ba năm (2004 - 2006)

Đvt: tỷ đồng

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch 2005-2004

Chênh lệch 2006-2005 Chỉ tiêu

số tiền số tiền số tiền

tuyệt đối

tương đối (%)

tuyệt đối

tương đối (%)

Tổng chi phí 2.325,69 3.875,67 4.285,22 1.549,98 66,65 409,55 10,57 GVHB 2.289,46 3.827,67 4.249,13 1.538,20 67,19 421,47 11,01 CPBH&QL 36,23 48,00 36,09 11,78 32,50 -11,92 -24,82

(Nguồn: phòng Kế toán)

GVHB: giá vốn hàng bán

CPBH&QL: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Qua kết quả gia tăng doanh thu 3 năm qua đã nói lên việc gia tăng qui mô kinh doanh nên tất yếu chi phí kinh doanh cũng gia tăng theo Trong đó sự gia tăng chi phí năm 2005 tăng thấp so với sự gia tăng doanh thu, điều này cho thấy tỷ suất lợi nhuận/doanh thu sẽ cao, chính vì thế đây là năm công ty hoạt động có hiệu quả cao hơn năm 2006 Do đặc thù kinh doanh của ngành, hàng hoá bán ra với lợi nhuận rất thấp so với doanh thu nên tổng chi phí thường rất cao, trong đó giá vốn hàng bán thường rất lớn và chi phí bán hàng và quản lý thì rất nhỏ để có thể tạo ra lợi nhuận cao, đây là điều rất hợp lý

Năm 2005, cùng với sự tăng lên của doanh thu giá vốn hàng bán tăng hơn 1.538 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 67,19% và chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng hơn 11 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 32,5% so với năm 2004

Trang 22

Năm 2006, do tình hình chính trị ở các nước cung cấp dầu mỏ chủ yếu trên thế giới luôn rất xấu, chiến tranh luôn xảy ra vì nguồn dầu mỏ ngày càng khan hiếm nên thị trường xăng dầu trên thế giới vẫn tiếp tục bất ổn định, xăng dầu ngày càng tăng giá rất cao và liên tục nên giá vốn hàng bán của công ty tiếp tục tăng 11,01% so với năm 2005, ngược lại chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại giảm rất nhiều, giảm gần 12 tỷ đồng, ảnh hưởng rất tốt đối với lợi nhuận của công ty, nguyên nhân có thể do sản lượng bán ra giảm xuống hay công ty đã cắt giảm tốt các chi phí không cần thiết, để hiểu rõ hơn đề tài sẽ phân tích ở phần sau về khối lượng hàng hóa tiêu thụ

Ta thấy giá vốn hàng bán là nhân tố công ty không thể chủ động điều chỉnh (do phải lấy hàng từ Tổng công ty) nên công ty cần phải tính toán kỹ về thời điểm, số lượng đặt hàng, nhận hàng ở kho nào, vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm giá vốn hàng bán cũng như chi phí bán hàng tăng cao

4.2.3 Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là một dữ

liệu tổng hợp đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Do thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ổn định qua các năm (28%) nên việc phân tích sẽ dựa vào lợi nhuận sau thuế Trước khi vào phân tích ta xem xét số liệu trong bảng 4 Qua ba năm lợi nhuận tăng giảm khác nhau đáng chú ý nhất là năm 2005, lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể đạt 7,89 tỷ đồng, năm 2006 lợi nhuận giảm xuống thấp nhất còn 2,56 tỷ đồng Tình hình cụ thể như sau:

- Năm 2005, lợi nhuận sau thuế tăng 5,12 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 185,34% tức đạt hơn 2,5 lần so với năm 2004 Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh cao như vậy là do:

+ Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tăng 5,74 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 112,56% Qua phân tích doanh thu (xem trang 18) tỷ lệ tăng doanh thu trong năm 2005 tăng cao nhất trong ba năm và gia tăng của chi phí thấp nhất so với gia tăng doanh thu (xem trang 20) nên tất yếu lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng cao như vậy Điều này chứng tỏ trong năm 2005 công ty kinh doanh rất hiệu quả

Trang 23

Bảng 4: Lợi nhuận qua ba năm (2004 - 2006)

Đvt: tỷ đồng

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch 2005-2004

Chênh lệch 2006-2005 Chỉ tiêu

số tiền số tiền số tiền

tuyệt đối

tương đối (%)

tuyệt đối

tương đối (%)

LN hđ khác: Lợi nhuận hoạt động khác

+ Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty là phần chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi trả tiền vay ngân hàng, do tính chất kinh doanh của ngành phải cần vốn hoạt động lớn nên công ty phải vay ngân hàng, do vậy lợi nhuận hoạt động tài chính cả ba năm đều lỗ, nhưng theo chiều hướng lỗ thấp dần qua ba năm, năm 2005 lỗ giảm 0,18 tỷ đồng, tỷ lệ lỗ giảm 11,63% so với năm 2004 + Lợi nhuận hoạt động khác của công ty bao gồm các khoản lợi nhuận thu được không mang tính thường xuyên như thu từ khoản nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại, các quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng công ty,…đang có chiều hướng tăng qua ba năm, năm 2005 lợi nhuận đạt rất cao, tăng 0,87 tỷ đồng, tỷ lệ tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2004.

- Năm 2006, lợi nhuận sau thuế giảm 67,54%, về mặt giá trị là giảm 5,32 tỷ đồng Đây là một con số rất lớn, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty không có hiệu quả như năm 2005, do trong năm giá cả xăng dầu biến

Trang 24

động bất thường trên thị trường, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn nên lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 67,08%; đây là một tỷ lệ giảm khá lớn ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận sau thuế, mặc dù lợi nhuận hoạt động tài chính lỗ có giảm 54,09% và lợi nhuận hoạt động khác tăng 38,72% Như vậy cần phải cố gắng thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển hơn nữa, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh

Để có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty trong ba năm qua ta cần xem xét một số chỉ tiêu về lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu xem một đồng doanh thu đạt được sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn kinh doanh để đánh giá được hiệu quả sự dụng vốn của công ty như thế nào Cụ thể sẽ được thể hiện qua bảng 5:

Bảng 5: Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu

và tỷ suất lợi nhuận / vốn qua ba năm (2004 - 2006)

Đvt: tỷ đồng

Chênh lệch 2005-2004

Chênh lệch 2006-2005 Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm

2006 tuyệt đối

tương đối (%)

tuyệt đối

tương đối (%)

LN sau thuế 2,76 7,89 2,56 5,12 185,34 -5,33 -67,54 Tổng DT 2.330,79 3.886,51 4.288,79 1.555,72 66,75 402,28 10,35 Vốn kinh

doanh 65,17 60,78 67,29 -4,39 -6,74 6,52 10,73 DT/vốn

(lần) 35,77 63,95 63,73 28 78,80 -0,22 -0,34 TSLN/DT

(%) 0,12 0,20 0,06 0,08 71,12 -0,14 -70,59 TSLN/vốn

(%) 4,24 12,98 3,80 8,74 205,97 -9,17 -70,69

(Nguồn: phòng Kế toán) DT/vốn: doanh thu / vốn TSLN/DT: tỷ suất lợi nhuận / doanh thu

TSLN/vốn: tỷ suất lợi nhuận / vốn

Trang 25

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Qua bảng 5 ta thấy TSLN/DT năm 2005 là cao nhất đạt 0,20%, năm 2006 thấp nhất đạt 0,06%

- Năm 2005, TSLN/DT tăng thêm 0,08% Nguyên nhân chính là do doanh thu tăng cao, tỷ lệ tăng 66,75% trong đó chi phí chiếm tỷ lệ trong doanh thu thấp nhất trong ba năm (99,72%) Do tỷ lệ tăng của doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng cao nhất, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2004 Như vậy một đồng doanh thu có được tạo ra đồng lợi nhuận nhiều nhất trong ba năm

- Năm 2006, TSLN/DT giảm đi 0,14% so với năm 2005 và giảm 0,06% so với năm 2004 Do tỷ lệ tăng của doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng của chi phí 0,22% nên làm lợi nhuận giảm đáng kể so với năm 2005 Dựa vào TSLN/DT năm 2006 ta nhận thấy một đồng doanh thu có được tạo ra đồng lợi nhuận thấp nhất trong ba năm, dẫn đến việc kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả như năm 2005 * Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn kinh doanh:

Ta có TSLN/Vốn phụ thuộc vào 2 yếu tố là TSLN/DT và DT/ Vốn Ở cả ba năm mức DT/Vốn đều rất cao, cao nhất là năm 2005 đạt 63,95 lần Cho thấy công ty đã cố gắng phấn đấu để tạo ra được mức doanh thu cao hơn nhiều lần so với nguồn vốn kinh doanh của mình Tuy nhiên năm 2006 lại giảm so với năm 2005

- Năm 2005 so với năm 2004: TSLN/Vốn tăng 8,74%, tỷ lệ tăng gấp hơn 3 lần Do tỷ số DT/Vốn đạt được cao nhất và tăng 28 lần so với năm 2004 Nguyên nhân do doanh thu tăng 66,75% và nguồn vốn kinh doanh giảm 6,74% so với năm 2004 Bên cạnh đó TSLN/DT tăng 0,08%, tỷ lệ tăng 71,12% Có thể nhận thấy, năm 2005 là năm công ty đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất

- Năm 2006 TSLN/Vốn giảm 9,17%, tỷ lệ giảm rất cao chỉ còn 1/4 lần so với năm 2005 Do TSLN/DT năm 2006 thấp nhất trong ba năm và giảm chỉ còn khoảng 1/3 lần và tỷ số DT/Vốn có giảm điều này cho thấy công ty cần nổ lực hơn nữa, khắc phục các khó khăn tiềm tàng, tìm ra các biện pháp tốt hơn, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận để công ty đạt hiệu quả cao hơn, điển hình như năm 2005

Trang 26

Qua các chỉ tiêu về lợi nhuận trên, ta thấy năm 2005 công ty đạt hiệu quả cao nhất, vượt trội hơn hẳn so với 2 năm 2004 và 2006 Để biết rõ hơn nguyên nhân của điều này ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Để phân tích sự thay đổi của lợi nhuận cần phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận Vì nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi lợi nhuận là do hoạt động sản xuất kinh doanh, nên trong phần sau đề tài chỉ tập trung vào phân tích lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là lợi nhuận hoạt động kinh doanh thương mại

4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp có nhiều nhân tố khách quan và

chủ quan, có thể phân thành các nhóm chính như việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh Mỗi nhóm nhân tố đều có nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chỉ có một số nhân tố có thể định lượng được mức tác động của nó đến lợi nhuận Để thấy rõ về mức độ tác động của các nhân tố đến lợi nhuận, ta sẽ đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty

4.3.1 Nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ 4.3.1.1 Tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng

Khối lượng hàng hóa tiêu thụ là số lượng sản phẩm, hàng hóa được xuất bán ra trong kỳ Số lượng này càng nhiều thì lợi nhuận càng tăng lên và ngược lại Để thấy rõ biến động của nhân tố này ta so sánh số lượng xuất bán chi tiết các mặt hàng qua các năm trong 6

Nhìn chung trong ba năm tổng khối lượng hàng hóa bán ra trong năm 2005 là lớn nhất, đạt 755.067 ngàn lít Xét về từng mặt hàng thì nhóm hàng kinh doanh chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ (từ 99,96% đến 99,98%) Trong đó mazut là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ba năm, ngoại trừ năm 2006

Trang 27

GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -27- SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh

Bảng 6: Số lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty qua ba năm (2004 - 2006)

Đvt: ngàn lít / 15 Fo - Kg

2005-2004

Chênh lệch 2006-2005 Chỉ tiêu

số lượng tỷ trọng (%)

số lượng tỷ trọng (%)

số lượng tỷ trọng (%)

tuyệt đối tương đối (%)

tuyệt đối tương đối (%) Tổng số 611.003 100,00 755.076 100,00 624.754 100,00 144.073 23,58 -130.322 -17,26

Sản phẩm kinh

+ Xăng 72.769 11,91 109.068 14,44 157.663 25,24 36.299 49,88 48.595 44,55 + Dầu hoả 40.781 6,67 39.510 5,23 36.020 5,76 -1.271 -3,12 -3.490 -8,83 + Disel 202.312 33,11 245.685 32,54 237.686 38,04 43.373 21,44 -7.999 -3,26 + Mazut 294.965 48,28 360.664 47,77 193.114 30,91 65.699 22,27 -167.550 - 46,46

(Nguồn: phòng Kế toán)

Trang 28

- Năm 2005, tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng đáng kể tăng 144.073 ngàn lít so với năm 2004, tỷ lệ tăng 23,58% Nguyên nhân chính là do hầu hết khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng lên, lượng hàng hóa bán ra tăng cao nhất là lượng mazut, tỷ lệ tăng 22,27%; kế đến là diesel và xăng Do lượng tăng của các mặt hàng quá lớn nên làm tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng cao Tuy nhiên lượng dầu hoả và các sản phẩm phẩm hoá dầu bán ra có giảm so với năm 2004 nhưng xét về tỷ trọng là không đáng kể

- Năm 2006 so với năm 2005: Tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm mạnh, giảm 130.322 ngàn lít, tỷ lệ giảm 17,26% Nguyên nhân chính là do nhóm hàng hóa kinh doanh chính giảm mạnh, giảm 130.444 ngàn lít, tỷ lệ giảm là 17,28% Trong đó mặc dù lượng xăng bán ra có tăng đáng kể so với năm 2005 là 48.595 ngàn lít, tỷ lệ tăng 44,55% nhưng không bù đắp được lượng giảm xuống của các mặt hàng khác đặc biệt là mazut có lượng bán ra giảm 167.550 ngàn lít, tỷ lệ giảm 46,46% Tuy vậy điều khả quan hơn là các sản phẩm hoá dầu trong năm 2006 bán ra tăng cao, tỷ lệ tăng 81,88%, do đây là mặt hàng có tỷ trọng khối lượng hàng hóa bán ra không cao trong tổng khối lượng hàng hóa bán ra nên xét về giá trị khối lượng tăng là không đáng kể để bù đắp phần giảm xuống trầm trọng của khối lượng hàng hóa tiêu thụ của nhóm hàng kinh doanh chính của công ty Sang năm 2007 công ty cần phải có những biện pháp tích cực, thúc đẩy khối lượng hàng hóa tiêu thụ của nhóm hàng kinh doanh chính hơn nữa, cụ thể là mazut, diesel, dầu hỏa là mặt hàng có tỷ trọng khá lớn

4.3.1.2 Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng

Xét về nguyên nhân tăng giảm số lượng bán ra của từng mặt hàng thì cần phải xem xét khối lượng hàng hóa tiêu thụ ảnh hưởng qua từng phương thức bán hàng để từ đó có những chính sách bán hàng chiến lược hơn, hiệu quả hơn Qua bảng 7 ta có cái nhìn chung về khối lượng hàng hoá tiêu thụ qua ba năm ở phương thức bán nội bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 50% đến 60%, kế đến phương thức bán tái xuất từ 21% đến 24%, như vậy công ty chú trọng đến việc bán nội bộ và tái xuất, trong khi đó bán lẻ lại được hưởng phần chênh lệch cao, khoảng 300 đồng/lít lại có tỷ trọng hàng hóa bán ra rất thấp Vì vậy công ty cần phải cố gắng mở rộng thị phần hơn nữa nhằm tăng khối lượng hàng hóa bán ra

Trang 29

Bảng 7: Số lượng tiêu thụ theo các hình thức bán hàng

trọng (%)

SL tỷ trọng

(%)

SL tỷ trọng

(%)

tuyệt đối

tương đối (%)

tuyệt đối

tương đối (%)

Tổng

KLHHTT 611 100,00 755 100,00 625 100,00 144 23,58 -130 -17,26 Bán buôn

trực tiếp 81 13,23 74 9,77 58 9,22 -7 -8,73 -16 -21,94 Bán buôn

TĐL,ĐL 71 11,60 44 5,78 41 6,63 -27 -38,46 -2 -5,10 Bán lẻ 19 3,06 19 2,46 20 3,24 0 -0,62 2 8,81 Bán tái xuất 130 21,22 183 24,20 132 21,15 53 40,87 -51 -27,67 Bán nội bộ 311 50,87 436 57,79 373 59,73 126 40,38 -63 -14,48

Năm 2006, tổng lượng bán ra giảm rất lớn và gần bằng lượng tăng lên của năm 2005 do khối lượng hàng hóa bán ra của các phương thức đều giảm, đặc biệt là ở phương thức bán buôn trực tiếp, bán tái xuất và bán nội bộ Theo hướng khả quan hơn, phương thức bán lẻ có tăng khoảng 2 triệu lít, điều này chứng tỏ công ty đã có chú trọng và nổ lực tăng thị phần bán lẻ, đây là điều rất tốt cần phải tiếp tục phát huy để tạo lợi nhuận cho công ty ngày càng nhiều

Phương thức bán lẻ có tăng, giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều, chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

+ Đặc điểm của phương thức bán lẻ là xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các của hàng bán lẻ của công ty Hiện nay công ty có 11 cửa

Trang 30

hàng bán lẻ nằm trên địa bàn thành phố Cần thơ và một số cửa hàng ở các chi nhánh ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang Trên thị trường Cần Thơ thì phương thức này có sức cạnh tranh rất lớn, ngoài các cửa hàng của các công ty lớn như công ty liên doanh dầu khí Mekong, công ty dầu khí Đồng Tháp,…ngoài ra còn có hệ thống các cửa hàng bán lẻ của các doanh nghiệp tư nhân với các phương thức bán hàng rất linh hoạt

+ Khối lượng hàng hóa bán lẻ năm 2005 giảm là do thị trường xăng dầu trong nước cũng như trên thế giới có nhiều biến động bất ổn, giá xăng dầu liên tục tăng cao, mỗi lần tăng từ 500 đồng đến 1.000 đồng trên 1 lít Do vậy người dân cũng sử dụng tiết kiệm nhiên liệu hơn mặc dù công ty đã có một số chính sách bán hàng tích cực như nâng cấp, sửa chữa một số cây xăng và chương trình khuyến mãi mua 3 lít xăng tặng một phiếu rút thăm trúng thưởng trúng xe Wave RS

+ Năm 2006 lượng bán lẻ tăng do công ty đã tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa một số cửa hàng về diện tích mặt bằng, trang thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ nhân viên bán hàng tích cực, niềm nở phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, chất lượng xăng đảm bảo tốt không pha trộn phẩm màu và thị trường xăng dầu những tháng cuối năm 2006 có phần ổn định hơn

Sau đây đề tài sẽ đi sâu vào phân tích các phương thức bán có thay đổi lớn trong năm 2005, được thể hiện ở bảng 8

- Hình thức bán nội bộ là xuất bán cho các công ty khác trong nội bộ Tổng công ty hay trong nội bộ công ty Bán nội bộ tổng công ty khách hàng là công ty xăng dầu Đồng Tháp, Đaklak, Vĩnh Long, Cà Mau, An Giang…Bán nội bộ công ty cho các chi nhánh xăng dầu Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang Khối lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2005 ở phương thức bán này là lớn nhất, tăng 125.506 ngàn lít so với năm 2004 Do tất cả các mặt hàng bán ra đều tăng ngoại trừ các sản phẩm hoá dầu tiêu thụ có giảm nhưng rất ít Trong các mặt hàng có lượng bán ra tăng thì disel, mazut và xăng là tăng rất cao, đều tăng trên dưới 40 triệu lít, trong đó tốc độ gia tăng cao nhất là xăng, tăng gần bằng 2 lần so với năm 2004 Nguyên nhân do năm 2005 hệ thống các kho xăng dầu đã được sửa chữa và mở rộng, có khả năng tồn trữ được nhiều hàng hóa hơn Bên cạnh đó

Trang 31

vậy Nhà nước đã có chính sách hổ trợ cho các công ty của mình nên các công ty khác hạn chế nhập khẩu, chủ yếu chỉ lấy hàng từ nguồn cung cấp gần nhất, giảm tối đa chi phí vận chuyển, hao hụt, bên cạnh đó nguồn hàng của công ty lại có giả rẻ do bán cho nội bộ, công ty chỉ hưởng phần trăm hoa hồng rất ít trên nguồn hàng bán ra

Bảng 8: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo một số phương thức bán hàng trong năm 2004 và 2005

Đvt: ngàn lít / 15 Fo - Kg

Chỉ tiêu

số lượng tỷ trọng

(%)

số lượng tỷ trọng

(%)

tuyệt đối tương đối (%) Bán buôn TĐL,ĐL 70.888 11,60 43.628 5,78 -27.260 -38,46

+ Xăng 20.346 3,33 14.393 1,91 -5.953 -29,26 + Dầu hoả 7.715 1,26 3.803 0,50 -3.912 -50,71 + Disel 42.827 7,01 25.432 3,37 -17.395 -40,62

Bán tái xuất 129.685 21,22 182.691 24,20 53.006 40,87

+ Dầu hoả 11.712 1,92 9.395 1,24 -2.317 -19,78 + Disel 5.522 0,90 22.888 3,03 17.366 314,49 + Mazut 111.627 18,27 145.495 19,27 33.868 30,34

Bán nội bộ 310.840 50,87 436.346 57,79 125.506 40,38

+ Xăng 39.771 6,51 79.107 10,48 39.336 98,91 + Dầu hoả 20.314 3,32 25.373 3,36 5.059 24,90 + Disel 137.581 22,52 178.675 23,66 41.094 29,87 + Mazut 113.149 18,52 153.168 20,29 40.019 35,37

(Nguồn: phòng Kế toán)

- Phương thức bán tái xuất là xuất bán cho các nước khác ở đây là

Campuchia vì là nước bạn thân thiết gần lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là rất gần khu vực miền Tây Nam Bộ Đây là phương thức có khối lượng bán ra cao thứ hai, trong năm 2005 hầu hết các mặt hàng bán ra đều tăng ngoại trừ dầu hoả giảm 19,78% Trong các mặt hàng có lượng bán tăng thì mazut là mặt hàng có lượng bán tăng cao nhất tăng trên 33 triệu kg Xét về tốc độ gia tăng thì disel và xăng là hai mặt hàng gia tăng cao nhất, tăng gấp từ 4 đến 6 lần so với với năm 2004

Trang 32

Nguyên nhân là do công ty đã có kế hoạch bán hàng với nhiều ưu đãi và cập nhật với thị trường tốt nên đã có nhiều đơn đặt hàng hơn Góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty

- Phương thức bán buôn cho tổng đại lý, đại lý là bán cho các đại lý xăng dầu để họ phân phối lại cho các cửa hàng xăng dầu, hoặc bán cho các cửa hàng xăng dầu để họ bán lại cho người tiêu dùng Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo phương thức này có tỷ trọng tương đối cao nhưng lại giảm đáng kể so với năm 2004, giảm 38,46% Do tất cả các mặt hàng bán ra theo phương thức này đều giảm, trong đó tỷ lệ giảm nhiều nhất là disel và dầu hoả, tỷ lệ giảm lần lượt là trên 40% và 50% Nguyên nhân làm cho tổng lượng hàng hóa bán ta giảm là do ngày càng có nhiều đầu mối cung cấp xăng dầu giá rẻ do không đảm bảo về chất lượng, hàng không giấy phép và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, các cây xăng tư nhân ngày càng nhiều Do đó cần phải có những chính sách tích cực thu hút các tổng đại lý, đại lý kinh doanh xăng dầu hơn nữa trong xu thế cạnh tranh ngày nay

Qua phân tích trên ta đã biết được tình hình tiêu thụ cụ thể của các phương thức bán hàng ảnh hưởng đến tổng khối lượng bán ra năm 2005 Sau đây đề tài sẽ phân tích các phương thức bán hàng chủ yếu ảnh hưởng làm giảm tổng lượng bán ra năm 2006 và được thể hiện qua bảng 9

- Lượng tiêu thụ ở phương thức bán nội bộ năm 2006 giảm nhiều nhất, giảm 63.184 ngàn lít, góp phần trực tiếp làm cho tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2006 giảm 130.322 ngàn lít Nguyên nhân là do lượng mazut bán ra giảm quá lớn, giảm 101.265 ngàn lít và đây cũng là mặt hàng có tỷ trọng lớn nên có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng lượng bán ra năm 2006 Ngoài ra diesel giảm 5,37% và sản phẩm hoá dầu không có trong phương thức này nữa Tuy nhiên xăng và dầu hỏa cũng tăng nhưng vẫn không bù đắp được lượng giảm của mặt hàng có tỷ trọng lớn

Phương thức bán nội bộ công ty chỉ được hưởng phần hoa hồng rất ít trên 1 đơn vị hàng hoá bán ra so với các phương thức khác vì bán cho các thành viên trong Tổng công ty và các chi nhánh thuộc công ty, mặc dù vậy lượng bán ra phương thức này khá cao do đó cần phải duy trì chính sách bán ưu đãi hơn để

Trang 33

có thể bù đắp chi phí và lãi ít, tăng khối lượng hàng bán ra và ngược lại có thể mua hàng của họ với giá ưu đãi

Ta thấy bán nội bộ là phương thức đem lại lợi nhuận ít nhất vì bán cho các thành viên trong Tổng công ty và các chi nhánh thuộc công ty nên lợi nhuận thấp hơn các phương thức khác, mặc dù vậy lượng bán ra phương thức này khá cao do đó cần phải duy trì chính sách bán ưu đãi, để có thể bù đắp chi phí và lãi ít để có thể tăng khối lượng hàng bán ra và ngược lại có thể mua hàng của họ với giá ưu đãi

(%)

Số lượng tỷ trọng

(%)

tuyệt đối

tương đối (%) Bán buôn trực tiếp 73.801 9,77 57.606 9,22 -16.195 -21,94

Xăng và dầu hoả 110 0,01 73 0,01 -37 -33,51 Disel 11.650 1,54 9.649 1,54 -2.001 -17,18 Mazut 62.001 8,21 47.798 7,65 -14.203 -22,91

Bán tái xuất 182.691 24,20 132.148 21,15 -50.543 -27,67

Dầu hoả 9.395 1,24 7.250 1,16 -2.145 -22,83 Disel 22.888 3,03 27.472 4,40 4.584 20,03 Mazut 145.495 19,27 93.413 14,95 -52.082 -35,80

Bán nội bộ 436.346 57,79 373.162 59,73 -63.184 -14,48

Xăng 79.107 10,48 125.821 20,14 46.714 59,05

Disel 178.675 23,66 169.086 27,06 -9.589 -5,37 Mazut 153.168 20,29 51.903 8,31 -101.265 -66,11

(Nguồn: phòng Kế toán)

Trang 34

- Phương thức bán tái xuất năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005, giảm trên 50 triệu lít, tỷ lệ giảm 27,67% Nguyên nhân do các mặt hàng bán ra đều giảm, đặc biệt là lượng giảm của mặt hàng có tỷ trọng bán ra lớn như mazút, giảm trên 52 triệu lít, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng bán ra năm của phương thức này Tuy nhiên disel có tăng nhưng không nhiều, tỷ lệ tăng là 20% Nguyên nhân do đến năm 2006 thị trường xăng dầu vẫn luôn biến động, giá cả xăng dầu tăng liên tục, Nhà nước không thể hổ trợ giá quá mức và Nhà nước đã có chính sách giảm lượng xuất xăng dầu qua nước ngoài, nên các hợp đồng bán xăng dầu theo phương thức bán tái xuất giảm mạnh Trong hướng sắp tới, năm 2007 khi thị trường dần ổn định hơn công ty cần phải cố gắng tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết, để giảm giá vốn tạo một phương thức hàng bán với giá phù hợp để thu hút khách hàng ngày một tốt hơn

- Bán buôn trực tiếp là bán cho các hộ kinh doanh dùng xăng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như các nhà máy điện Giá bán được quyết định theo phương thức đấu thầu, nghĩa là các nhà cung cấp sẽ đưa ra các mức giá bán của mình, người mua là hộ kinh doanh sẽ tự quyết định chọn nhà cung cấp cho mình Ở phương thức bán này trong năm 2006 giảm đáng kể, giảm khoảng 22% so với năm 2005 Tình hình cụ thể do các hàng hoá bán ra đều giảm trong đó lượng giảm của mazut là có ảnh hưởng lớn nhất, giảm đến 23%, các sản phẩm hoá dầu có tỷ trọng rất thấp nên mặc dù tăng rất cao, tăng hơn gấp 2 lần nhưng cũng không bù đắp được phần giảm của các mặt hàng có tỷ trọng lớn

Nguyên nhân làm cho các mặt hàng đều giảm sút về lượng bán ra theo phương thức bán buôn trực tiếp là do giá bán tăng cao nên không tìm được khách hàng mới Bên cạnh đó lại do mất đi thị phần với các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều vì xuất hiện nhiều đầu mối nhập khẩu khác, đấu thầu giá bán thấp do không thực hiện nghiêm túc về chỉ tiêu chất lượng Vì vậy, cần phải tổ chức lại mạng lưới bán buôn, chủ động ký kết tìm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ trong năm 2007

4.3.2 Tình hình doanh thu qua các năm 4.3.2.1 Doanh thu theo nhóm hàng

Khối lượng hàng hóa tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, nếu

Trang 35

lên và ngược lại Qua phân tích trên ta thấy năm 2005 lượng hàng hóa tiêu thụ tăng cao so với năm 2004, còn năm 2006 lại giảm nhiều so với năm 2005 Phần sau đây đề tài sẽ đi vào phân tích để thấy rõ doanh thu sẽ biến động như thế nào khi có sự thay đổi về khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo số liệu trong bảng 10 sẽ phản ảnh về sự biến động trên

Bảng 10: Doanh thu kinh doanh thương mại theo nhóm hàng qua ba năm (2004 - 2006)

Đvt: tỷ đồng

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Chênh lệch 2005-2004

Chênh lệch 2006-2005 Chỉ tiêu

số tiền số tiền số tiền

tuyệt đối

tương đối (%)

tuyệt đối

tương đối (%)

Tổng số 2.327,8 3.884,2 4.280,1 1.556,4 66,86 395,9 10,19

+Xăng 394,6 789,5 1.384,0 394,9 100,08 594,5 75,31 +Dầu hoả 178,4 222,8 259,8 44,4 24,88 37,0 16,57 +Disel 796,9 1.323,0 1.625,5 526,1 66,01 302,5 22,86 +Mazut 955,1 1.546,2 1.006,7 591,1 61,89 -539,5 -34,89

Trang 36

hoả sẽ tạo lợi nhuận cho công ty, để có thể đánh giá được sự hiệu quả đó ta sẽ phân tích sau ở phần giá vốn

Năm 2006, tình hình giá cả xăng dầu vẫn luôn tăng giá không ổn định nên tổng doanh thu đạt được có tăng đáng kể so với năm 2005, tăng 395,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,19%, do doanh thu hoạt động kinh doanh chính và phụ (hoá dầu) đều tăng, ngoại trừ mazut có giảm rất nhiều, giảm 539,5 tỷ đồng, Ngược lại với sự tăng lên của doanh thu, sản lượng hàng hóa tiêu thụ của các mặt hàng dầu hoả và disel đều giảm so với năm 2005 (xem trang 27), điều đó chứng tỏ giá bán tăng cao do thị trường xăng dầu vẫn còn biến động

Sau đây đề tài sẽ phân tích doanh thu của từng phương thức bán hàng để đánh giá tình hình doanh thu của phương thức bán hàng nào tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến tổng giá trị doanh thu tăng qua ba năm

4.3.2.2 Doanh thu theo phương thức bán hàng

Doanh thu của từng phương thức bán hàng sẽ thể hiện rõ qua bảng 11

Qua phân tích khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo từng phương thức bán hàng (xem trang 29) ta biết được:

+ Năm 2005, khối lượng hàng hoá bán ra tăng do ảnh hưởng trực tiếp của các phương thức có tỷ trọng lớn tăng như bán tái xuất và bán nội bộ, phương thức bán buôn cho tổng đại lý, đại lý giảm nên doanh thu các phương thức này đều tăng giảm theo là điều tất yếu, cụ thể doanh thu bán buôn trực tiếp giảm gần 47 tỷ đồng, doanh thu của phương thức bán tái xuất và bán nội bộ tăng lần lượt là hơn 453 tỷ đồng và 1.091 tỷ đồng so với năm 2004

+ Năm 2006, lượng hàng hóa bán ra của các phương thức đều giảm rất nhiều ngoại trừ phương thức bán lẻ, nhưng doanh thu của các phương thức này lại gia tăng cao, đặc biệt là tốc độ gia tăng của phương thức bán buôn cho tổng đại lý, đại lý, bán lẻ và bán nội bộ, tỷ lệ tăng từ 16% đến 38%

Để hiểu rõ về nguyên nhân tăng doanh thu qua các năm ta cần phân tích nhân tố giá bán của từng phương thức kết hợp với nhân tố sản lượng làm thay đổi doanh thu và nhân tố giá vốn để có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty

Trang 37

GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -37- SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh

Bảng 11: Doanh thu kinh doanh thương mại theo các hình thức bán hàng qua ba năm (2004 -2006)

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu

số tiền tỷ trọng (%)

số tiền tỷ trọng (%)

số tiền tỷ trọng (%)

tuyệt đối tương đối (%)

tuyệt đối tương đối (%) Tổng

(Nguồn: phòng Kế Toán)

Bán buôn TĐL,ĐL: Bán buôn cho tổng đại lý, đại lý

Trang 38

4.3.3 Phân tích doanh thu - sản lượng - giá bán

Doanh thu tăng là một điều rất tốt nhưng doanh thu tăng có thể là do giá

bán tăng hoặc khối lượng hàng hóa bán ra tăng Nếu doanh thu tăng do giá bán tăng mà khối lượng hàng hóa bán ra lại giảm thì không tốt, nhưng nếu doanh thu tăng trong điều kiện giá bán không tăng hoặc giảm mà do khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì đó là rất tốt Vì vậy cần phải đi sâu vào phân tích để thấy rõ hơn về nguyên nhân làm tăng doanh thu trong ba năm qua Từ kết quả phân tích về doanh thu, sản lượng ta có số liệu trong bảng 12 như sau:

Bảng 12: Chênh lệch của nhân tố doanh thu, sản lượng và giá bán Chênh lệch

doanh thu sản lượng giá bán bq/1đvhh Chỉ tiêu

tuyệt đối (tỷ đồng)

tương đối (%)

tuyệt đối (triệu lít)

tương đối (%)

tuyệt đối (nđ)

tương đối (%) Năm 2005 so với 2004 1.556,34 66,86 144,07 23,58 1,33 35,02

+ Bán buôn trực tiếp 26,86 9,69 -7,06 -8,73 0,69 20,18 + Bán buôn TĐL,ĐL -46,95 -15,60 -27,26 -38,46 1,58 37,13 + Bán lẻ 31,14 33,15 -0,12 -0,62 1,71 33,99 + Bán tái xuất 453,52 101,34 53,01 40,87 1,48 42,92 + Bán nội bộ 1.091,76 90,36 125,51 40,38 1,38 35,61

Năm 2006 so với 2005 395,88 10,19 -130,32 -17,26 1,71 33,18

+ Bán buôn trực tiếp 14,83 4,88 -16,19 -21,94 1,42 34,36 + Bán buôn TĐL,ĐL 63,18 24,88 -2,23 -5,10 1,84 31,59 + Bán lẻ 47,72 38,16 1,64 8,81 1,81 26,97 + Bán tái xuất -90,03 -9,99 -50,54 -27,67 1,21 24,43 + Bán nội bộ 360,17 15,66 -63,18 -14,48 1,86 35,24

( Nguồn: phòng Kế toán)

nđ:ngàn đồng; giá bán bq/1đvhh: giá bán bình quân/1đơn vị hàng hoá

Chênh lệch giá bán bq/1đvhh năm 2005 so với 2004 = giá bán bq/1đvhh năm 2005 - giá bán bq/1đvhh năm 2004 tổng doanh thu năm 2005 tổng doanh thu năm 2004 tổng sản lượng năm 2005 tổng sản lượng năm 2004

Trang 39

Qua ba năm, giá bán bình quân/ 1đơn vị hàng hoá ở tất cả các phương thức đều tăng Trong năm 2005, giá bán tăng cao nhất là ở phương thức bán lẻ, tăng 1,71 ngàn đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng 34%, tỷ lệ tăng rất cao nên làm doanh thu ở phương thức bán lẻ tăng mặc dù sản lượng ở phương thức này có giảm Giá bán bình quân ở phương thức bán buôn cho tổng đại lý, đại lý tăng cao sau giá bán lẻ, tăng 1,58 ngàn đồng nên làm tỷ lệ giảm của doanh thu giảm thấp hơn so với tỷ lệ giảm của sản lượng bán ra trong năm 2005 Ở phương thức bán tái xuất do cả sản lượng và giá bán tăng cao nên làm doanh thu ở hai phương thức này tăng cao Như vậy trong năm 2005 công ty hoạt động rất hiệu quả ở hai phương thức bán tái xuất và bán nội bộ

Trong năm 2006, giá bán bình quân ở phương thức bán nội bộ tăng cao nhất, tăng 1,86 ngàn đồng, đó là nguyên nhân làm doanh thu ở phương thức này tăng cao mặc dù sản lượng giảm rất nhiều so với năm 2005 Ở phương thức bán tái xuất có giá bán bình quân tăng thấp nhất, tăng 1,21 ngàn đồng, cùng với sự giảm xuống của khối lượng hàng hóa tiêu thụ nên doanh thu đạt được ở phương thức này giảm rất nhiều, góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến tổng doanh thu kinh doanh của công ty Hoạt động bán lẻ của công ty ngày một tiến bộ hơn, giá bán bình quân tăng cao kết hợp với sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể nên làm doanh thu tăng cao

Qua phân tích trên ta thấy sản lượng bán ra có giảm nhưng do nhân tố giá bán tăng cao nên góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến tăng doanh thu, do vậy công ty cần phải cố gắng tích cực hơn nữa, áp dụng các giải pháp làm tăng khối lượng hàng hóa bán ra trong năm 2007

Trong điều kiện kinh doanh bình thường, Nhà nước ban hành mức giá trần xăng dầu, các công ty tự định ra các mức giá bán khác nhau theo phương thức bán khác nhau Cơ chế kinh doanh này sẽ làm tăng tính chủ động cho các công ty đặc biệt trong phương thức bán buôn (đấu thầu giá bán) Tuy nhiên, những năm gần đây thị trường xăng dầu biến động mạnh, giá cả tăng liên tục, nếu cứ theo qui định cũ, giá cả xăng dầu liên tục tăng lên theo thế giới sẽ kéo theo giá cả các loại hàng hoá khác tăng lên, trong khi thu nhập không tăng sẽ gây mất ổn định xã hội Vì vậy, Nhà nước cần ban hành giá định hướng, các công ty tự định ra các mức giá bán cho mình bằng cách cộng trừ thêm 10% giá định hướng

Trang 40

Giá cả xăng dầu thế giới trong những năm gần đây liên tục tăng cao, nếu không điều chỉnh thì Nhà nước sẽ phải bù lỗ nhiều, tạo gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, phá vỡ cân đối thu chi Mặc khác các nước láng giềng đều điều chỉnh tăng giá bán, do đó tạo sự chênh lệch khá lớn so với giá xăng dầu Việt Nam nên xảy ra tình trạng thẩm lậu xăng dầu qua biên giới khó bề kiểm soát Hơn nữa, Nhà nước không thể kéo dài tình trạng bao cấp cho các đối tượng (sản xuất, tiêu dùng) qua giá xăng dầu Do vậy, liên bộ Tài chính, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ và được chấp nhận phương án điều chỉnh giá xăng dầu đảm bảo kinh doanh không lỗ, điều chỉnh giá dầu ở mức độ kiềm chế để từng bước giảm bớt hỗ trợ tài chính cho các mặt hàng dầu Việc điều chỉnh tăng giá dựa trên nguyên tắc: Nhà nước, các doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng chia sẻ trách niệm

4.3.4 Nhân tố giá vốn hàng bán

Để có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cần phải phân tích tình hình giá vốn hàng bán qua ba năm bởi nhân tố giá vốn hàng bán là một trong các khoản chi phí cao của công ty

Giá mua trong hầu hết các doanh nghiệp khác là một nhân tố mà doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh bằng cách tìm nhà cung cấp khác Nhưng trong công ty Nhà nước thì ngược lại vì công ty chỉ được phép lấy hàng của Nhà nước để đảm bảo về chất lượng, khối lượng

Trong điều kiện kinh doanh bình thường (Khi Nhà nước chỉ qui định mức giá trần xăng dầu, công ty tự định ra các mức giá bán theo các phương thức khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, vị trí địa lý của từng vùng để đảm bảo độ linh hoạt) thì Tổng công ty giao cho công ty với giá cao hơn giá nhập khẩu sao cho vừa phù hợp với thu nhập xã hội vừa đảm bảo lợi nhuận cho cả Tổng công ty lẫn công ty

Những năm gần đây, thị trường xăng dầu biến động mạnh, giá cả tăng liên tục buộc Nhà nước phải qui định mức giá trần dầu bằng với mức giá bản lẻ thì Tổng công ty bán theo mức giá được gọi là giá giao bằng cách lấy giá trần xăng dầu trừ lùi đi một khoản nhất định nào đó đảm bảo lợi nhuận của công ty Vì vậy kinh doanh trong điều kiện này Tổng công ty sẽ chịu mọi khoản lỗ, tuy nhiên

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:45

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Nguồn: - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Hình 1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (Nguồn: Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 1: Tình hình hoàn thành kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2006. - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 1.

Tình hình hoàn thành kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2006 Xem tại trang 17 của tài liệu.
B ảng 2: Tình hình doanh thu qua ban ăm (2004 -2006). - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

ng.

2: Tình hình doanh thu qua ban ăm (2004 -2006) Xem tại trang 19 của tài liệu.
B ảng 2: Tình hình doanh thu qua ban ăm (2004 -2006). - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

ng.

2: Tình hình doanh thu qua ban ăm (2004 -2006) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình chi phí qua ban ăm (2004 -2006). - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 3.

Tình hình chi phí qua ban ăm (2004 -2006) Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 4: Lợi nhuận qua ba năm (2004 -2006). - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 4.

Lợi nhuận qua ba năm (2004 -2006) Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 6: Số lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty qua ba năm (2004 -2006). - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 6.

Số lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty qua ba năm (2004 -2006) Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 8: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo một số phương thức bán hàng - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 8.

Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo một số phương thức bán hàng Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 9: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo một số phương thức bán hàng - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 9.

Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo một số phương thức bán hàng Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 10: Doanh thu kinh doanh thương mại theo nhóm hàng - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 10.

Doanh thu kinh doanh thương mại theo nhóm hàng Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 11: Doanh thu kinh doanh thương mại theo cách ình thức bán hàng qua ba năm (2004 -2006). - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 11.

Doanh thu kinh doanh thương mại theo cách ình thức bán hàng qua ba năm (2004 -2006) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 13: Giá vốn hàng bán qua ba năm (2004 -2006) - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 13.

Giá vốn hàng bán qua ba năm (2004 -2006) Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 15: Doanh thu, giá vốn, tỷ suất lãi gộp qua ba năm (2004 -2006) - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 15.

Doanh thu, giá vốn, tỷ suất lãi gộp qua ba năm (2004 -2006) Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 16: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp qua ba năm (2004 -2006) Đvt: tỷ đồng - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 16.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp qua ba năm (2004 -2006) Đvt: tỷ đồng Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 17: Chi phí vận chuyển qua ba năm (2004 -2006) - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 17.

Chi phí vận chuyển qua ba năm (2004 -2006) Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 18: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 18.

Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển Xem tại trang 49 của tài liệu.
Sau khi phân tích, tính toán các số liệu có liên quan, bảng 19 thể hiện các kết quả tổng hợp cụ thể các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí hao  hụt qua ba năm như sau:  - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

au.

khi phân tích, tính toán các số liệu có liên quan, bảng 19 thể hiện các kết quả tổng hợp cụ thể các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí hao hụt qua ba năm như sau: Xem tại trang 50 của tài liệu.
Cụ thể tình hình tồn trữ sẽ được phân tíc hở phần sau về nhập, xuất, tồn của công ty. Bên cạnh đó, do phải vận chuyển hàng đi bán xa nên chi phí hao hụt do vận  chuyển cũng khá lớn vì hàng bán trong năm 2005 chủ yếu ở phương thức bán tái  xuất và bán nội  - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

th.

ể tình hình tồn trữ sẽ được phân tíc hở phần sau về nhập, xuất, tồn của công ty. Bên cạnh đó, do phải vận chuyển hàng đi bán xa nên chi phí hao hụt do vận chuyển cũng khá lớn vì hàng bán trong năm 2005 chủ yếu ở phương thức bán tái xuất và bán nội Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 22: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua ba năm (2004 -2006) - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 22.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua ba năm (2004 -2006) Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 23: Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf

Bảng 23.

Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận Xem tại trang 58 của tài liệu.
DANH MỤC HÌNH - Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf
DANH MỤC HÌNH Xem tại trang 84 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan