nhung nguyen tac cai tien nhac kich cua Gluck, vo nhac kich oocphay

10 1.1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nhung nguyen tac cai tien nhac kich cua Gluck, vo nhac kich oocphay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nh÷ng nguyªn t¾c c¶i c¸ch nh¹c kich cña Gluck vë nh¹c kÞch oocph©y Nh÷ng nguyªn t¾c c¶i c¸ch nh¹c kich cña Gluck Trong sân khấu luôn có sự tham gia của nghệ thuật âm nhạc. Từ những hình thức sơ khai của sân khấu như các trò diễn, các hình thức kể chuyện sử thi của các dân tộc trên thế giới… đến các hình thức sân khấu lớn như kịch nói của phương Tây; Tuồng, Chèo, Cải lương của Việt Nam… đều có mặt của âm nhạc. Thậm chí, có người còn cho rằng, một vở kịch dù nhỏ đến đâu nếu như không có sự tham gia của âm nhạc thì có thể nói đó là một tác phẩm hoàn chỉnh. Trong những hình thức sân khấu sơ khai như Kể khan của các dân tộc Tây Nguyên, Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường thường có các nhạc cụ gõ, nhạc cụ hơi . đệm theo. Tuy ở đó có thể không có các làn điệu hát, nhưng có yếu tố hát trong các câu kể thơ hay có thể nói đó là những câu hát thơ mang tính ngâm ngợi. Trong sân khấu kịch nói, âm nhạc thường tham gia vào các phần mở màn, kết thúc, làm nhạc nền, nhạc chen, nhạc chuyển màn, chuyển cảnh… góp phần tạo hình tượng, tăng thêm tính kịch và nhiều khi còn có những tiết mục âm nhạc hoàn chỉnh để miêu tả tâm trạng nhân vật hoặc làm nền bổ sung cho tình tiết kịch. Thí dụ, trong vở kịch nói Pergun, nhạc sĩ Edvard Grieg đã viết phần âm nhạc như những tiết mục âm nhạc hoàn chỉnh, trong đó giai điệu đầy chất thơ đẹp như hoa đồng nội của bài hát “Khúc hát nàng Solvei” (làm nền cho cảnh Solvei tóc bạc trắng đứng trên bờ biển chờ đón Pergun tàn tạ trở về và chết trong vòng tay của Solvei) đã làm cho người xem phải xúc động. Phần âm nhạc của vở kịch Pergun sau này đã được Grieg tách ra viết thành tổ khúc (suite) cho dàn nhạc giao hưởng và là một trong những tổ khúc xuất sắc của âm nhạc lãng mạn thế kỷ XIX. Còn trong Tuồng, Chèo và Cải lương thì giữa âm nhạc sân khấu khó có thể nói nghệ thuật nào là chính và nghệ thuật nào là phụ. Vì thế, có thể khẳng định trong sân khấu luôn có vai trò của âm nhạc. Vậy trong opera, một nghệ thuật đỉnh cao của âm nhạc bác học chuyên nghiệp thì sân khấu có vai trò như thế nào? Opera ra đời ở châu Âu, được đánh dấu trong sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ người ý cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII với tác phẩm đầu tiên là Dafné của Peri (1560 – 1633) sáng tác năm 1594. Quá trình phát triển của lịch sử opera cũng là quá trình của những quan niệm khác nhau về vai trò của âm nhạckịch trong nghệ thuật này. Có thể nói, cội nguồn xa xưa của opera xuất phát từ bi kịch cổ đại Hy Lạp - nghệ thuật tổng hợp kết hợp sân khấu với thơ ca, nhạc và múa, mở đầu cho các vở bi kịch thường có sự tham gia của một dàn hợp xướng. Gần hơn nữa là từ các tích trò hay còn gọi là trò diễn trong nền âm nhạc của các hiệp sĩ ở thế kỷ XI thời Trung cổ 1. Các hiệp sĩ diễn các trò theo một nội dung tích truyện nào đó và sáng tác các bài hát theo trình tự của tích truyện. Có một tác phẩm là “Trò diễn về Robin và Marion” đã được trình diễn đến tận thế kỷ XV và theo sách Lịch sử âm nhạc thế giới do Nguyễn Xinh biên soạn đã cho rằng đó là một trong những “ hình ảnh báo hiệu cho sự ra đời của nhạc kịch thông tục Pháp sau này” 2 . Tuy nhiên, ở bi kịch cổ đại và các trò diễn trên, nghệ thuật sân khấu đóng vai trò chủ yếu. Đến các thể loại như ca cảnh hay ca kịch sau này thì âm nhạc đã chiếm một vị trí quan trọng. ở các thể loại này, âm nhạc gắn bó hữu cơ với sân khấu. Âm nhạc không còn đóng vai trò đệm nữa mà được cấu trúc thành các tiết mục thanh nhạc. Đặc biệt, âm nhạc trong ca kịch không chỉ gồm các tiết mục mà còn cấu trúc thành các trường đoạn, thậm chí xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển của vở kịch và có cả những yếu tố tựa như hát nói trong opera. Điều đó chứng tỏ ca cảnh và ca kịchnhững nguồn gốc trực tiếp của opera. Có thể lấy ngay các ca kịch của Việt Nam làm thí dụ cũng đủ để chứng minh cho điều đó. Trong vở ca kịch “ Sóng cả không ngã tay chèo” của Đỗ Nhuận, tác giả đã dùng mô-tip và chất liệu chèo Bắc bộ làm sợi chỉ xuyên suốt tác phẩm. Sau này, vở opera Việt Nam đầu tiên Cô Sao chính là kết quả của một quá trình sáng tác nhiều tác phẩm ca cảnh và ca kịch của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Nghệ thuật opera thế giới thực sự được đánh dấu bằng Dafné của Peri, nhưng Dafnộ không còn tổng phổ nờn Eurydice (1600), cũng của Peri, được coi là một trong hai tác phẩm đầu tiên. Trong Eurydice nội dung cốt truyện được dẫn dắt bằng lời dẫn chuyện, và ở đây âm nhạc đãng vai trò chủ chốt. Nhiều khán giả xem opera thường để thưởng thức nghệ thuật âm nhạc là chủ yếu bởi rất nhiều vở opera có nội dung cốt truyện lấy từ các tích truyện hoặc từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của thế giới mà khán giả xem opera nhiều khi biết trước nội dung của vở. Tuy nhiên, đã có một thời kỳ, do quá đề cao vai trò của âm nhạc (đặc biệt là đề cao kỹ thuật thanh nhạc), dẫn đến sự trống rỗng trong nội dung kịch. Các tiết mục thanh nhạc và cả các tiết mục múa gần như được sắp xếp quy định theo lối mòn nên opera châu Âu đã bị suy thoái (cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII). Đến thời kỳ cổ điển Viên (nửa sau thế kỷ XVIII), nhạc sĩ C.W. Gluck đã cải cách opera trên nguyên tắc âm nhạc phải phụ thuộc vào nội dung kịch. Ông chống lại khuynh hướng sùng bái kỹ thuật thanh nhạc đơn thuần. Cũng là nhà cải cách opera nhưng W.A. Morazt lại có quan điểm khác Gluck là kịch phải phụ thuộc âm nhạc. Ông đề cao vai trò của âm nhạc như các tiết mục thanh nhạc của ông không sáng tác theo khuôn mẫu quy định, ông chú ý tới vẻ đẹp của âm nhạc, tính hình tượng trong từng tình huống kịch và hiệu quả của dàn nhạc giao hưởng đem lại cho vở kịch. Nhưng điều quan trọng là âm nhạc trong tác phẩm của ông được gắn bó một cách thống nhất với nội dung kịch. Chính vì vậy, Mozart không những đề cao được vai trò của âm nhạc, kỹ thuật thanh nhạc và dàn nhạc giao hưởng mà ông còn làm phong phú cho nội dung kịch và trở thành nhà cải cách vĩ đại sau Gluck. Sự phát triển của nghệ thuật opera ở các thời kỳ sau (thế kỷ XIX, XX) cho thấy nghệ thuật âm nhạc ngày càng đóng vai trò chủ chốt trong opera. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, nghệ thuật sân khấu có vai trò rất quan trọng trong opera. Nhiều ý kiến cho rằng trong opera, vai trò hàng đầu là âm nhạc, sau đó là sân khấu. Có ý kiến đánh giá sân khấu quan trọng ngang hàng với âm nhạc. Trong cuốn Nghệ thuật opera của PGS- NSND Trung Kiên có viết: “Trong tác phẩm opera tập trung hai nghệ thuật giữ vai trò chủ yếu là âm nhạc và kịch” 1 . Nếu lấy hình ảnh để ví thì có thể coi sân khấu là bệ đỡ cho âm nhạc cất cánh. Tính sân khấu được biểu hiện trong opera ở nhiều phương diện. Trước hết là về mặt kịch bản. Kịch bản trong opera về cơ bản cũng giống như sân khấu kịch nói là có nội dung cốt truyện, được chia thành các màn, các cảnh. Kịch bản có thể được chuyển thể từ tác phẩm thơ ca, từ tác phẩm văn học của nhà thơ nhà văn nào đó như opera Con đầm pích của nhạc sĩ P.I. Tchaikovsky có kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết thơ cùng tên của đại thi hào người Nga - Puskin, opera La Traviata của G. Verdi đã lấy nội dung kịch bản từ tiểu thuyết Trà hoa nữ của A. Dumas. Kịch bản có thể do một nhà văn hay nhà biên kịch viết như vở opera Eurydice do nhạc sĩ – ca sĩ Peri sáng tác phần âm nhạc, còn phần kịch bản do nhà thơ Rinuccini đảm nhiệm. Ngoài ra, kịch bản còn được chính các nhạc sĩ viết. Nhiều nhạc sĩ tự viết kịch bản cho mình như R. Wagner, M. Mussorgsky, A. Borodin… ở Việt Nam, nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng tự viết kịch bản cho opera Cô Sao, Người tạc tượng. Nội dung kịch bản của hai opera này khá đồ sộ như một tác phẩm sân khấu thực thụ, là những bức tranh sử thi hoành tráng về cuộc kháng chiến chống Pháp của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc (opera Cô Sao) và chiến đấu chống Mỹ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (opera Người tạc tượng). Về cơ bản, kịch bản trong opera có nhiều điểm gần với kịch bản của sân khấu kịch nói, nhưng cũng có nhiều điểm khác so với sân khấu kịch nói. Đặc trưng cơ bản của opera là các nhân vật hát chứ không nói. Có khi hát cùng lúc ba, bốn người hoặc đông hơn, với những lời ca khác nhau, giai điệu cũng khác nhau thể hiện những suy nghĩ tình cảm của nhiều nhân vật hoặc nhiều tuyến nhân vật cùng một lúc nên người nghe khó mà hiểu được ý nghĩa của lời ca. Chính vì vậy tính ước lệ trong opera rất khác so với kịch nói. Người xem opera phải hiểu những quy định mang tính ước lệ trong opera như các tiết mục thanh nhạc như thế nào, quy định về phần của dàn nhạc, các màn múa ra sao, thậm chí là cách hát của opera phải như thế nào . thì mới có thể hiểu được cái hay cái đẹp của opera. Nội dung cốt truyện trong kịch bản của đa số các vở opera chỉ xây dựng những tình tiết chính. Kịch bản của kịch nói cũng có thể được xây dựng dựa trên nội dung chính lấy từ cốt truyện của tác phẩm văn học nào đó, nhưng ở opera thì tình tiết trong cốt truyện có khi còn lược bớt hơn rất nhiều so với sân khấu kịch nói. Thí dụ như trong opera Orpheus and Eurydice của C.W. Gluck, nội dung ở màn I chỉ rất đơn giản là Orpheus và những người bạn đưa tang Eurydice ra đồng và Orpheus khóc thương người vợ xấu số. Nếu chỉ như vậy thì ở sân khấu kịch nói sẽ cùng nhạt nhẽo, nhưng ở opera thì ngự trị trong màn I là bản hợp xướng mục đồng, là những lời ca trong nước mắt đau thương của Orpheus và giai điệu chân tình của hai vị thần khuyên giải chàng. Âm nhạc ở đây đã làm xúc động khán giả và người xem vẫn hoàn toàn hiểu được nội dung câu chuyện. Về điểm này, opera gần với nghệ thuật ballet. Trong ballet, vai trò chính là nghệ thuật múa, kịch bản chỉ có tính chất sơ lược tóm tắt những nội dung chính quan trọng nhất nhằm dẫn dắt câu chuyện và người xem chủ yếu thưởng thức vẻ đẹp của các tiết mục múa cổ điển, múa dân gian, các tiết mục múa đơn, múa đôi, múa tập thể… Tính sân khấu trong opera còn được thể hiện trong cấu trúc. Cấu trúc của opera giống các tác phẩm sân khấu là được chia thành các màn các cảnh. Mở màn có một khúc nhạc do dàn nhạc diễn tấu gọi là ouverture. Giữa các màn có các phần nhạc chuyển màn, có những opera có phần nhạc chuyển màn đồ sộ như khúc mở màn thực thụ như phần nhạc chuyển từ màn III sang màn IV trong opera Carmen của Bizet. Tuy nhiên, các cảnh các lớp trong sân khấu kịch nói được trình diễn bằng các hành động xuyên suốt theo trình tự nội dung kịch. Còn với opera nhiều khi lại không như vậy. Tình tiết kịch còn phụ thuộc vào các tiết mục âm nhạctác giả sáng tác âm nhạc xây dựng cho vở opera Căn cứ vào cấu trúc của opera người ta chia ra hai dạng: - Dạng opera cấu trúc số gồm các tiết mục aria, đơn ca, hợp ca, hợp xướng được đánh số. Diễn biến của opera là sự luân phiên các số nhạc và các phần recitativo secco (hát nói không đệm) hoặc đối thoại. - Dạng opera có cấu trúc theo hành động xuyên suốt: Không có sự tách riêng giữa các số nhạc với recitativo (hát nói). Âm nhạc được biểu hiện liên tục, xuyên suốt các tình tiết trong giới hạn của cảnh hoặc màn. Một đặc điểm nữa của nghệ thuật kịch trong opera cũng giống một số loại hình sân khấu khác là có hệ thống nhân vật và đi kèm theo là nghệ thuật phục trang, hóa trang và nghệ thuật diễn xuất Diễn xuất là linh hồn của kịch nói. Từng động tác, cử chỉ, bước đi, nét mặt, ánh mắt, nghệ thuật thoại của diễn viên là đặc trưng ngôn ngữ của kịch nói. Người diễn viên thành công hay không chủ yếu là do diễn xuất có tốt hay không. Yếu tố về ngoại hình cũng quan trọng nhưng dù đẹp đến mấy mà diễn xuất tồi thì không bao giờ có thể trở thành nghệ sĩ đích thực. Còn trong nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam như Tuồng, Chèo thì tiêu chuẩn đầu tiên để trở thành diễn viên của hai loại hình sân khấu này là hát, sau đó là diễn xuất. Từng động tác về cách đi, dáng đứng, cách cầm đạo cụ như cầm quạt, vung roi, phi ngựa…đều có những qui ước nghiêm ngặt trong Tuồng và Chèo, đòi hỏi tài diễn xuất của diễn viên không kém gì kịch nói. Thanh nhạc vốn là linh hồn của opera nên phẩm chất số một của nghệ sĩ opera là giọng hát. Tuy nhiên, opera đòi hỏi diễn xuất như các loại hình sân khấu khác cho nên các diễn viên hát opera ngoài tài năng của giọng hát cần phải đạt về mặt ngoại hình và biết diễn xuất. Tuy nhiên, cách diễn xuất của diễn viên trong opera có những đặc trưng mang tính ước lệ riêng khác với kịch nói và các loại hình sân khấu khác. Là sản phẩm của người châu Âu nên diễn xuất sân khấu trong opera cũng mang những đặc trưng của người phương Tây và có nhiều điểm gần với sân khấu kịch nói cũng là nghệ thuật con đẻ của phương Tây. Nhiều vở opera đòi hỏi nghệ thuật diễn xuất của diễn viên rất cao không kém gì kịch nói. Thí dụ: Cảnh hát múa của các cô gái sau giờ tan tầm với các chàng trai ở màn I trong vở Carmen của Bizet, Carmen vừa múa vừa hát bản aria “Tình yêu như con chim bay” cùng với một số anh lính canh trốn gác. Don José (nhân vật chính của vở Carmen) đã đến yêu cầu các anh lính quay về làm nhiệm vụ. Carmen vẫn không ngừng hát múa và nhìn thẳng vào mắt José một cách đầy ngạo mạn, trêu trọc. José nhíu lông mày nhìn đôi mắt đen hoang dại của cô gái Digan xinh đẹp. Người xem cảm thấy dường như có một luồng điện hình chạy trong con người của José. Cách biểu hiện của hai diễn viên đầy biểu cảm như diễn xuất của diễn viên kịch nói hoặc diễn viên điện ảnh thực thụ. Nếu không có tài diễn xuất hẳn họ đã không thể biểu hiện được như vậy. ở các thời kỳ đầu tiên (thế kỷ XVII và đầu XVIII), số lượng diễn viên trong các vở opera thường không nhiều. Càng về sau này, số lượng diễn viên càng tăng lên nhiều hơn. Trong các opera như Aida của G. Verdi, Faust của C. Gounod, Samson et Dalila của Saint Saens, Thais của L. Gallet v.v… có những cảnh đồ sộ với số lượng diễn viên có khi lên tới trăm người. Sở dĩ như vậy là do ở thời kỳ đầu các vở opera ít sử dụng những cảnh quần chúng đồ sộ, càng về sau các nhạc sĩ sử dụng nhiều cảnh quần chúng với nhiều tiết mục hợp xướng và các màn múa hơn. Chỉ riêng hợp xướng cũng cần tới dàn diễn viên ít nhất trên dưới năm mươi người. Còn các màn múa ballet thì có nhiều vở dựng các cảnh múa đồ sộ với rất nhiều diễn viên như vở Orpheus and Eurydice của Gluck, Thais của Gallet… Hợp xướng trong opera là tiết mục thanh nhạc chủ yếu thể hiện những cảnh quần chúng. Nhưng vừa hát hợp xướng vừa diễn xuất là một khó khăn, dễ bị ảnh hưởng đến chất lượng của âm nhạc. Như ở trên đã nêu là hợp xướng được sử dụng trong nghệ thuật sân khấu trước cả opera, ở trong các vở bi kịch cổ đại Hy Lạp làm nhiệm vụ mở màn cho vở kịch. Và chính ở các thời kỳ đầu của nghệ thuật opera, hợp xướng cũng chủ yếu dùng cho các cảnh mở màn và kết thúc, các diễn viên trong dàn hợp xướng chỉ đứng trên sân khấu và hát không thể hiện diễn xuất. Sau này, chính nhạc sĩ Gluck đã khắc phục tình trạng tĩnh tại của hợp xướng, các diễn viên vừa hát hợp xướng vừa diễn xuất và thậm chí còn vừa nhảy múa nữa. Thí dụ trong Orpheus and Eurydice ở màn 2 cảnh 1, các quỷ thần vừa nhảy múa man rợ vừa hát bản hợp xướng đồng âm đanh khô và tàn nhẫn nhằm ngăn trở Orpheus không cho chàng xuống âm phủ. Gluck đã biết phối hợp tài tình giữa hát với diễn xuất và múa để các yếu tố này không làm ảnh hưởng đến nhau, đảm bảo được chất lượng nghệ thuật. Các opera ở thời kỳ lãng mạn và ở các thời kỳ sau ngày càng chú ý đến diễn xuất và nhảy múa ngoài yếu tố chính là âm nhạc. Xét riêng về opera thì đây là nghệ thuật tổng hợp có sự tham gia của nhiều loại hình nghệ thuật là âm nhạc, sân khấu, múa, văn chương, hội họa trang trí . Xét về phương diện âm nhạc thì opera lại là một thể loại của âm nhạc bên cạnh các thể loại thanh nhạc và khí nhạc khác nhưng là thể loại có hình thức lớn có tính chuyên nghiệp bác học. Có thể nói, nghệ thuật thanh nhạc được đạt đến đỉnh cao trong opera, hay nói cách khác là trong opera, thanh nhạc có điều kiện để thể hiện phong phú nhất, đầy đủ nhất mọi sắc diện từ đơn giản tới phức tạp cả về mặt nghệ thuật cũng như kỹ thuật hơn bất cứ một thể loại thanh nhạc nào khác. Sở dĩ đạt được như vậy là do thanh nhạc trong opera được thể hiện thông qua hình thức sân khấu. Bằng nội dung cốt truyện với nhiều tình tiết đa dạng, sự phát triển có mâu thuẫn và kịch tính tăng dần, có mâu thuẫn, có giải quyết, yếu tố sân khấu trong opera là mảnh đất để cho các tiết mục thanh nhạc biểu đạt mọi hoàn cảnh và trạng thái cảm xúc của con người. Người nhạc sĩ sáng tác opera không những giỏi cả viết thanh nhạc và khí nhạc giao hưởng mà còn phải thấu hiểu sâu sắc nghệ thuật sân khấu thì mới có thể sáng tác thành công. Những tác phẩm opera bất hủ thế giới như Don Giovani, Đám cưới Figaro của Mozart; Người thợ cạo thành Seviglia của Rossini; Carmen của Bizet; Aida, La T raviatta của Verdi; Evgeni Onegin của Tchaicovsky; Chiến tranh và hòa bình của Procofiev; Madame Buterfly của Puccini .và các opera của các nhạc sĩ Việt Nam như Cô Sao, Người tạc tượng của Đỗ Nhuận; Bên bờ Krôngpa của Nhật Lai đã chứng tỏ điều đó Vë nh¹c kÞch oocph©y Chúng ta nghe nhạc mỗi ngày, say mê với âm nhạc. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết lịch sử ra đời và phát triển của âm nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển. Bài viết này hi vọng sẽ giúp các bạn phần nào trong việc tìm hiểu điều này. Tôi sẽ đề cập một cách khái quát những điểm quan trọng và tiêu biểu nhất, không có ngày tháng, số liệu cụ thể, bằng tất cả những gì bản thân đã hiểu và diễn đạt lại hoàn toàn theo cách của mình: Âm nhạc đã có từ rất lâu (có lẽ từ khi loài người có mặt trên trái đất), sau đó nó dần dần hình thành và phát triển. Trong thời kì Hy Lạp - La Mã, âm nhạc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Và sau đó có một người đàn ông đã hoàn thiện kỹ thuật ghi nhạc bằng 7 nốt với 5 dòng kẻ. Từ khi có kỹ thuật này, âm nhạc có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển. Song, sau đó, đến thời kỳ phong kiến, âm nhạc bị chèn ép và đã suy thoái rất nhiều. Mốc quan trọng nhất để đánh dấu sự ra đời của âm nhạc Classic có lẽ là vào thế kỷ 14- 16: đây là lúc bắt đầu thời kỳ Phục Hưng trong nghệ thuật (Phục Hưng tức là khôi phục lại sự hưng thịnh của nghệ thuật Hy Lạp - La Mã ) - trong đó có âm nhạc. Phải nói qua về “Classic”: Nghĩa đúng nhất của từ này là “Kinh điển”, nhưng chúng ta thường gọi là cổ điển. Tuy vậy, khi nói về nhạc Classic thì cũng đồng nghĩa với việc nói đến tất cả những gì được coi là thành tựu kinh điển của Âm nhạc phương Tây, trong đó chia ra làm nhiều thời kỳ, nhiều phong cách: Phục Hưng, Baroc, Cổ điển, Lãng mạn, Ấn tượng, Biểu hiện, . rất rất nhiều undefined Trong thời bấy giờ người ta xây dựng được nhiều trường phái nhạc kịch (opera). Đầu tiên là ở Ý, sau đó là Pháp. Tiếp theo nhạc kịch là các trường phái Clavecin (Đàn clavơxanh), violin, organ (là loại đàn dùng trong nhà thờ, ko phải organ điện tử như bây giờ) … Thế kỷ 17 là thời kỳ âm nhạc Baroc (Ở Việt Nam hay gọi là Tiền cổ điển - trước thời kỳ cổ điển) với những cái tên nhạc sỹ tiêu biểu là John Sebastian Bach (ông vua của loại nhạc phức điệu, chuyên viết cho đàn organ và clavecin), G.F.Handel (viết thanh xướng kịch Samson & Delilah), C.W.Gluck (nhạc kịch Oócphay - Oócphay là anh chàng xuống âm phủ cứu vợ nhưng ko thành vì giữa đường đi dám trái lời dặn, quay lại nhìn mặt vợ) . Ngoài ra trong thời này còn có Vivaldi viết bản concerto "Bốn mùa" nổi tiếng (vẫn thường được dùng trong mục Dự báo thời tiết trước đây). Thế kỷ 18 là thời kỳ Cổ điển: Sở dĩ gọi là cổ điển vì trong thời kỳ này người ta đã xác lập được nhiều mẫu mực kinh điển nhất của nhạc Classic. Bấy giờ có ba người tiêu biểu: J.HAYDN: ông viết rất nhiều bản giao hưởng (lên tới 104 bài) và là "cha đẻ của thể loại Giao Hưởng L.V.BEETHOVEN: không ai là không biết tới ông! Beethoven là người đã đưa giao hưởng và sonate lên đến đỉnh cao. Nhạc Beethoven là tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng. Sở dĩ người ta nói thế là vì Beethoven sinh vào thời của cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, ông ta đã phản ánh tất cả những hình ảnh về chiến tranh một cách hoành tráng, căng thẳng dữ dội trong nhiều tác phẩm của mình. Chính vì thế nên những bản giao hưởng của ông nhiều đoạn rất mạnh mẽ, sục sôi và dữ dội. (Mà nhiều người nếu không hiểu sẽ không thể thích nhạc giao hưởng bởi sự quá phức tạp của nó. Tuy nhiên chính vì thế mà nhạc giao hưởng lại rất có giá trị khi làm soundtrack cho những đoạn phim chiến đấu, chiến tranh, hay thậm chí trong những phim ma,… (đơn cử là trong loạt phim Harry Potter). W.A.MOZART - Thần đồng âm nhạc. Năm lên 4 biết soạn nhạc, 14 tuổi được phong "Viện sỹ viện hàn lâm" (danh hiệu mà thường chỉ những lão thành sau bao nhiêu năm miệt mài đóng góp mới vinh dự nhận được!). Tuy nhiên ông chỉ sống được 30 tuổi và đã chết rất khổ. Mozart - người được mô tả là thiên tài của tất cả các thể loại bởi ông có thể viết được tất cả các thể loại nhạc ! Thế kỷ 19: Thời kỳ Lãng Mạn. Trong thời kỳ này, sau thoái trào của cách mạng Tư sản Pháp, sau khi những hứa hẹn tốt đẹp của cuộc cách mạng không thực hiện được, con người vẫn bị kìm kẹp trong quyền lực thì sinh ra thực tế bế tắc. Âm nhạc thời này phản ánh nỗi bế tắc, nỗi cô đơn của con người, những ước vọng, nội tâm cá nhân, những mơ mộng, . nên được gọi là Lãng Mạn. Thời này bùng nổ số lượng những nhạc sỹ thiên tài: Schubert, Chopin, Tchaikovsky, Grieg, Liszt, Schumann, Glinka, Mendelsohn, Wagner (ông này có bài nhạc đám cưới rất nổi tiếng), . Trong thế kỷ 19, âm nhạc đã có một bước tiến rất dài, phát triển rực rỡ với rất nhiều thể loại: Concerto, Sonate, Norturne (nhạc đêm), Serenade (nhạc chiều), Opera, Ballet, nhạc thính phòng (Chamber), ca khúc (ví dụ như bài Ave Maria nổi tiếng của Schubert) . nhiều kể! Đây là một thời kỳ rất quan trọng của nhạc Classic, tác phẩm thì cùng đa dạng, phong phú . Có nhiều tác phẩm rất tuyệt vời đặc biệt nhờ sự phát triển vượt bậc của hòa thanh (hòa thanh là các kiểu kết hợp các nốt với nhau tạo ra sự hài hòa tương đối, mà điều thú vị nhất là mỗi kiểu sẽ tạo ra những sắc thái tình cảm khác nhau: vui, buồn, giận, hờn . rất thú vị !). Nói về hòa thanh trong thế kỷ 19 thì thực sự phải bái phục các nhạc sỹ vì họ quá giỏi, quá bác học! Thế kỷ 20: Nhiều người tưởng nhầm rằng nhạc Classic là loại nhạc của quá khứ, nhưng thực tế nó đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục phát triển ngày càng mạnh. Người ta vẫn sáng tác rất nhiều, không ngừng, vẫn biểu diễn, vẫn có rất nhiều khán giả, vẫn giảng dạy, và đặc biệt nhất là luôn luôn có hệ thống lý luận, phương pháp rất chặt chẽ và khoa học. Từ năm 1900 và trong suốt thể kỷ 20 cuộc sống con người có rất nhiều bước ngoặt, hai đại chiến thế giới, cách mạng khoa học kỹ thuật .Thế kỷ 20 là một thế kỷ có tốc độ phát triển vũ bão, chóng mặt nhất từ xưa tới nay, thế nên nhờ đó nghệ thuật cũng được “ăn theo”, cũng thay đổi chóng mặt. Bên hội họa thì nào là trừu tượng, siêu thực, lập thể, . nhiều khi khiến cho người ta rất khó hiểu. Bên âm nhạc cũng tương tự. Âm nhạc Classic của thế kỷ này cũng cùng thú vị! 1890-1917: Đây là thời kì chuyển tiếp từ hậu kì chủ nghĩa lãng mạn đến hiện đại. Các tác giả tên tuổi:Raven, Ma-le, Pushini . Đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa Mođéc ra đời. Đặc điểm của chủ nghĩa này là xa rời hiện thực, biểu hiện sự khủng hoảng và bế tắc của các nghệ sĩ thuộc Xã hội tư bản. Hai trào lưu nghệ thuật mới nảy sinh quan trọng nhất trong giai đoạn này là: I_Chủ nghĩa tự nhiên: Âm nhạc của chủ nghĩa này biểu hiện những dáng vẻ đầy mâu thuẫn: Một mặt, họ quan tâm đến đời sống của những con người bình thường. Mặt khác, họ chú ý đến những chi tiết mô tả bằng âm thanh và hướng dần đến hát nói, chia vụn cấu trúc âm nhạc. Điều đó được thể hiện qua các tác phẩm của Pushini,Valê . II_Chủ nghĩa ấn tượng: Âm nhạc của chủ nghĩa này thể hiện những ấn tượng của họ đối với thế giới bên ngoài. Chính điều đó đã khiến cho họ xa vào mộng mị, điều kì dị hoặc cảnh trí thiên nhiên mà không quan tâm đến những xung đột sâu sắc trong đời sống con người và tâm hồn con người thời đại để lẩn tránh những đòi hỏi của cuộc sống và nhân dân. * Sự khủng hoảng lớn nhất trong nghệ thuật Môđéc là phá hủy tư duy giai điệu vốn có truyền thống trong âm nhạc cổ điển và lãng mạn, làm nảy sinh những ấn tượng mới như: đa điệu tính, điệu tính, thậm chí có những chồng âm gồm cả 1 gam cromatic .Tất cả những hiện tượng này đều có ảnh hưởng tiêu cực đến một số nghệ sĩ tài năng trong âm nhạc thời kì hiện đại. 1917-1945: I_Chủ nghĩa biểu hiện: Đã nở rộ ở nhiều nước Tây Âu, phản ánh sự kinh hoàng và dao động trước những hiện tượng mới:chiến tranh đế quốc, khủng hoảng kinh tế . Biểu hiện một cách phóng đại cực đoan tâm trạng, cảm xúc của con người thông qua chủ quan của người nghệ sĩ, dẫn đến những cảm xúc có phần bệnh hoạn. II_Chủ nghĩa cấu trúc: Là chủ nghĩa đối lập với chủ nghĩa biểu hiện, biến ngôn ngữ âm nhạc thành vật liệu để mô tả những đối tượng có tính chất cơ giới, lắp ghép những khối âm thanh xa lạ trong kết cấu tác phẩm. Một số tác giả tiêu biểu: Mayô, Ôneghe . III_Chủ nghĩa cổ điển mới: Điển hình nhất là nhạc Jazz. Nhạc Jazz xuất hiện ở Mĩ, là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc hiện đại, là loại nhạc gồm những yếu tố của âm nhạc dân gian da đen, nhịp điệu nhạc múa trong sinh hoạt. Bên cạnh nhạc Jazz ở Mĩ, ta còn chú ý đến nền âm nhạc Xô viết. Âm nhạc Xô viết thời kì này đã thể hiện tính ưu việt của xã hội mới. Nhiều nhà soạn nhạc tiêu biểu đã xuất hiện như: Soxstacovich, Xeđôi . Âm nhạc từ 1945 tới nay: Tại một số nước châu Âu đã xuất hiện một loại nhạc gọi là : Đô đê ca fôn, phương pháp sáng tác này là kết hợp một cách có dụng ý 12 âm của âm Cromatic còn gọi là nhạc Xeri. Tiêu biểu cho loại nhạc này là A.Sonbe (kế nghiệp ông là A.Becgơ, Jimacơ, A.Vebecnơ hợp thành truờng phái Viên mới) Chủ nghĩa hình thức còn dẫn đến loại nhạc "tiền phong chủ nghĩa" đã sáng chế ra hệ thống sáng tác mới gọi là "âm nhạc cụ thể" và "âm nhạc điện tử": - Âm nhạc cụ thể thì lắp ráp và pha trộn những âm thanh được ghi trên băng nhựa với nhau. - Âm nhạc điện tử là tạo ra những âm thanh theo lối đô thị nhờ máy móc điện tử. Nền âm nhạc CNXH trở thành tiên tiến và đầy triển vọng vì nó ăn sâu bám rễ trong quần chúng, biết kế thừa những tinh hoa âm nhạc của quá khứ và liên hệ mật thiết với chủ nghĩa hiện thực. * Vậy, thứ nhạc giao hưởng mang ý nghĩa tôn giáo có được coi là nhạc cổ điển không? Ví dụ: Hoà nhạc phối hợp Nhật - Việt (ngày 14, 15/10) tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình do các nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc Nagoya, dàn nhạc Nihon, Dàn nhạc Shinnihon của Nhật Bản cùng phối hợp biểu diễn với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam; Trình diễn ấn tượng - The Savior (ngày 31/10), biểu diễn âm nhạc và múa dựa trên các câu chuyện thần thoại và dân gian của các nước châu Á, truyền thuyết của các nhà hiền triết cổ đại, truyện dân gian về kiếp luân hồi được lưu truyền ở Nhật Bản và các nước châu Á, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Được dàn nhạc giao hưởng biểu diễn cũng chưa chắc đã phải là nhạc cổ điển. Phải dựa vào thể loại mà dàn nhạc chơi mới có thể khẳng định được. Nhưng những ví dụ trên cho thấy đây là nhạc kịch (Opéra) kết hợp với nhạc dân tộc. Vì vậy, có thể gọi là nhạc cổ điển được. * Giữa Jazz và nhạc cổ điển có mối quan hệ gì không? Có! Nhạc cổ điển là thể loại ra đời đầu tiên, là cội nguồn của mọi thể loại khác. Trước khi có nhạc cổ điển thì người ta chơi nhạc bằng bất cứ cái gì có thể tạo ra âm thanh (nếu có thể gọi đó là "âm nhạc", ví dụ như gõ mấy miếng gỗ, mấy miếng kim loại vào nhau, v.v . ) Và từ đó, nhạc cổ điển ra đời, theo lịch sử phát triển âm nhạc đã được trình bày một cách khái quát như trên! . Nh÷ng nguyªn t¾c c¶i c¸ch nh¹c kich cña Gluck vë nh¹c kÞch oocph©y Nh÷ng nguyªn t¾c c¶i c¸ch nh¹c kich cña Gluck Trong sân khấu luôn có sự tham. recitativo secco (hát nói không đệm) hoặc đối thoại. - Dạng opera có cấu trúc theo hành động xuyên suốt: Không có sự tách riêng giữa các số nhạc với recitativo

Ngày đăng: 03/06/2013, 01:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan