Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

76 551 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng

Trang 1

Lời Mở Đầu

Ngày nay, trong quá trình thực hiện chính sách mở cửa hướng ra bên ngoài, hộinhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệpnước ngày càng phát triển mạnh mẽ Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang bịcho đội ngũ nhân viên của mình những kiến thức cơ bản về nhiều nghiệp vụ liên quan đếnhoạt động xuất nhập khẩu Trong đó công tác thông quan hàng hóa chính là một công việcđòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc do tính chất thường xuyên của nghiệp vụ cũng như nhữngkhó khăn, phiền phức nghiêm trọng có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không làm tốt.

Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng là một trong những doanh nghiệp cótruyền thống phát triển ở khu vực thành phố Đà Nẵng nói riêng và của khu vực miềnTrung nói chung Thế mạnh về xuất nhập khẩu của công ty đang ngày càng được pháthuy Chính vì vậy, yêu cầu nắm vững nghiệp vụ hải quan để thông quan hàng nhập khẩumột cách nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty là một yêu cầuvô cùng cần thiết Trong quá trình thực hiện công tác thông quan, công ty gặp không ítnhững trở ngại khó khăn Để tìm hiểu những quy định cần thiết về công tác này nhằm

phục vụ cho quá trình làm việc sau này của bản thân, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiệncông tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩmĐà Nẵng”.

Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác thông quan hàng nhập khẩu của doanh

nghiệp ngoại thương

Chương 2: Tình hình kinh doanh nhập khẩu và thực trạng công tác thông

quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt

nhựa nhập khẩu tại công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng tại công ty cổ phầncông nghệ phẩm Đà Nẵng

Đề tài này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lâm Minh Châucùng sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị ở Phòng Kinh doanh Công ty cổ phần Công nghệphẩm Đà Nẵng Do thời gian và kiến thức có hạn nên chắc chắn chuyên đề này không thểtránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2006.

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THÔNG QUAN

HÀNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP NGOẠI THƯƠNG

1.1 Thông quan hàng nhập khẩu (NK) và vai trò của thông quan hàng NK

Thông quan là việc cơ quan hải quan (HQ) quyết định hàng hoá được xuất khẩu

(XK), NK, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.

Vai trò của thông quan hàng NK

- Là điều kiện bắt buộc để hàng hóa của doanh nghiệp được phép NK- Là công cụ để quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu

1.2.HQ Việt Nam và hệ thống pháp lý của thủ tục HQ1.2.1 HQ Việt Nam

1.2.1.1 Lịch sử phát triển ngành HQ Việt Nam

HQ là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiệnvận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thựchiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lýnhà nước về HQ đối với hoạt động XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chínhsách thuế đối với hàng hóa xuất NK.

Tổng Cục HQ là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềHQ, trực thuộc Bộ Tài chính.

HQ Việt Nam, tên gọi trước đây là “Sở Thuế quan và Thuế gián thu”, được thành lậprất sớm, chỉ 8 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập(10/09/1945) Nó thể hiện quyền làm chủ và là nguồn thu cho ngân sách nhà nước trongbuổi ban đầu.

a Lịch sử HQ Việt Nam theo các giai đoạn

 Giai đoạn 1945 - 1954:

Thành lập HQ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộnghoà vừa mới khai sinh, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp Ngày 10/9/1945, Bộtrưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp được uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việtnam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu"khai sinh ngành HQ Việt Nam Với:

Trang 3

• Nhiệm vụ: Thu các quan thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu Sau đó,Ngành được giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt, hoàgiải đối với các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu.

• Tình hình đất nước: Giai đoạn này cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp xâm lược; HQ Việt Nam phối hợp cùng các lực lượng thực hiện chủ trương baovây kinh tế và đấu tranh kinh tế với địch Nhiệm vụ chính trị của HQ Việt nam thời kỳnày là bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của Cách mạng, tạo nguồn thu cho Ngânsách quốc gia, kiểm soát hàng hoá xuất NK, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do vàvùng tạm chiếm.

 Giai đoạn 1954 - 1975:

• Nhiệm vụ: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống Mỹ xâm lược, giảiphóng miền Nam thống nhất đất nước; Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý hoạtđộng ngoại thương và thành lập Sở HQ ( thay ngành thuế xuất, NK) thuộc Bộ Côngthương.

• Hệ thống tổ chức:- Trung ương: Sở HQ

- Địa phương: Địa phương: Sở HQ liên khu, thành phố, Chi sở HQ tỉnh, Phòng HQcửa khẩu.

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành HQ, ngày 27/2/1960 Chính phủ đã đã cóNghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ) ban hành Điều lệ HQ đánh dấubước phát triển mới của HQ Việt nam.

Ngày 17/6/1962 Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 490/TNgT/QĐ - TCCB đổi

Trang 4

tên Sở HQ trung ương thành Cục HQ thuộc Bộ Ngoại thương.

Giai đoạn này HQ Việt nam được xác định là công cụ bảo đảm thực hiện đúng đắnchế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan (thuthuế hàng hoá phi mậu dịch) tiếp nhận hàng hoá viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới.

Năm 1973 Hiệp định Pari được ký kết chấm dứt chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miềnBắc HQ Việt Nam huấn luyện, chuẩn bị các điều kiện triển khai công tác khi miền Namđược giải phóng.

Thời kỳ này toàn ngành HQ được tặng thưởng 2 Huân chương Lao động Hạng hai vàHạng Ba, 11 đơn vị và cá nhân được tặng Thởng Huân chương Lao động và Huân chươngchiến công các hạng.

 Giai đoạn 1975 - 1986:

HQ thống nhất lực lượng và triển khai hoạt động trên phạm vi cả nước Sau khi thốngnhất đất nước HQ triển khai hoạt động trên địa bàn cả nước từ tuyến biên giới phía Bắcđến tuyến biên giới phía Tây Nam, các cảng biển, Sân bay quốc tế, Bưu cục ngoại dịch,Trạm chở hàng Do yêu cầu quản lý tập trung thống nhất, Chính phủ đã có Quyết định số80/CT ngày 5/3/1979 quyết định chuyển tổ chức HQ địa phương thuộc UBND tỉnh, thànhphố về thuộc Cục HQ Bộ Ngoại thương.

Thời kỳ này tính chất các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biêngiới có biểu hiện phức tạp và phổ biến Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩnNghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục HQ trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng;và ngay sau đó Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 139/HĐBT ngày 20/10/1984ban hành Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục HQ.HQ Việt Nam được xác định là "Công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhànước có chức năng kiểm tra và quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vậntải xuất nhập qua biên giới nước CHXHCN Việt nam, thi hành chính sách thuế xuất NK,ngăn ngừa chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biêngiới, nhằm bảo đảm thực hiện đúng đắn chính sách của nhà nước độc quyền về ngoạithương, ngoại hối góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toànxã hội, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước".

• Hệ thống tổ chức HQ:

Trang 5

- Tổng cục HQ.- HQ tỉnh, thành phố.

- HQ Cửa khẩu và Đội kiểm soát HQ.

 Giai đoạn 1986 - 2000

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất nước, chủtrương mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quảnlý của nhà nước theo định hướng XHCN.

• Nhiệm vụ: Yêu cầu đối với HQ Việt Nam lúc này là thực hiện quản lý Nhà nướcvề HQ trước tình hình: Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài phát triển mạnh mẽchưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn chế, khối lượng hàng hoáXNK khá lớn tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm chiếm tỷ lệ từ 20 - 25% GDP, tình trạngbuôn lậu gia tăng, nhập lậu tài liệu phản động, ấn phẩm đồi truỵ, chất nổ, ma tuý khánhiều.

Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh HQ Pháplệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/1990.

Pháp lệnh HQ xác định chức năng của HQ Việt nam là "Quản lý Nhà nước về HQđối với hoạt động xuất NK, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buônlậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt nam qua biên giới" Bộmáy tổ chức của HQ Việt nam được xác định rõ tổ chức theo nguyên tắc tập trung thốngnhất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Bộ Trưởng"

• Hệ thống tổ chức:- Tổng cục HQ

- Cục HQ liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.- HQ Cửa khẩu, Đội kiểm soát HQ.

Cơ sở vật chất của HQ Việt Nam được nâng cấp: trang bị máy soi nghiệp vụ, máy vàchó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chống buôn lậu trên biển.

Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức được lưu ý hơn: Trường nghiệp vụ HQ thànhlập năm 1986, Trường nghiệp vụ HQ 1 ( Hà Nội) thành lập năm 1988; sau hợp nhất 2 tr-ưởng thành Trường HQ Việt Nam và Năm 1996 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết địnhthành lập Trường Cao đẳng HQ Từ năm 1986 đến năm 1999 đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho

Trang 6

4.626 cán bộ, gửi đào tạo đại học tại chức 1.750 cán bộ.

HQ Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức HQ thếgiới (WCO) từ ngày 01/07/1993 và từ đó đã mở rộng quan hệ với tổ chức HQ thế giới vàHQ khối ASEAN.

Ghi nhận bước trưởng thành của HQ Việt Nam, Hội đồng Nhà nước đã tặng thưởngHuân chương Độc lập hạng Nhì cho Ngành, Huân chương các hạng cho một số HQ cấptỉnh HQ Việt nam nhân dịp 45 năm kỷ niệm ngày thành lập ngành HQ.

Từ 1990 đến 2000 toàn ngành HQ tích cực triển khai thực hiện cải cách thủ tục hànhchính, tập trung đột phá vào khâu cải cách thủ tục HQ tại cửa khẩu, thực hiện tốt các nộidung: Sắp xếp lại và thành lập thêm các địa điểm thông quan, công khai hoá các văn bảnquy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục HQ, phân luồng hàng hoá "Xanh, Vàng, Đỏ",thiết lập đường dây điện thoại nóng, sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều văn bản, quy chế,quy trình thủ tục HQ nhằm thực hiện các nội dung của đề án cải cách.

Trong 2 năm 1999 - 2000 HQ Việt Nam đã ký kết và thực hiện 2 Dự án với nướcngoài: Dự án VIE - 97/059 do UNDP tài trợ về "tăng cường năng lực cho HQ Việt Namthực hiện công tác quản lý XNK và hội nhập quốc tế" và Dự án nghiên cứu khả thi do cơquan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ ( TDA) và Công ty UNISYS tài trợ về công nghệthông tin tiến tới áp dụng công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI".

Từ năm 1993 đến 2001 toàn ngành tập trung xây dựng và hoàn thiện Dự thảo LuậtHQ, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến tháng 5/2001 Dự thảo Luật HQ lần thứ 18 đã đ-ược hoàn chỉnh và trình kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá 10 để thông qua thay thế cho Pháplệnh HQ 1990 Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng thưởng Huân chương Hồ ChíMinh cho ngành HQ nhân dịp 50 năm ngày thành lập HQ Việt nam ( 10/9/1945 -10/9/1995).

b Lịch sử HQ Việt Nam theo mốc thời gian

Ngày 10 tháng 9 năm 1945 theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thờiViệt Nam dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thay mặt Chính phủký thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu” Với mục đích thiết lập chủ quyền thuế quancủa nước Việt Nam độc lập, đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá XNK và duy trì nguồn thungân sách từ hoạt động này.

Trang 7

Ngày 29 tháng 5 năm 1946 theo sắc lệnh số 75-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổchức của Bộ Tài chính, Sở Thuế quan và thuế gián thu được đổi thành Nha Thuế quan vàThuế gián thu thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 4 tháng 7 năm 1951 Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã ký Nghị định số54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính và Nha Thuế quan và Thuế gian thu đượcđổi thành Cơ quan Thuế XNK.

Ngày 14 tháng 12 năm 1954 Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị định số BCT/KB/NĐ thành lập Sở HQ thay thế cơ quan thuế XNK thuộc Bộ Công thương.

136-Ngày 17 tháng 2 năm 1962 để thực hiện Điều lệ HQ (ban hành ngày 27/2/1960) Thứtrưởng Bộ Ngoại thương Lý Ban ký Quyết định số 490/BNT/QĐ-TCCB đổi tên Sở HQthành Cục HQ Lúc này Cục HQ trực thuộc Bộ Ngoại thương.

Ngày 25 tháng 4 năm 1984 Thực hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục HQ, và Nghị quyết số547/NQ-HĐNN ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng Cục HQvà ngày 20/10/1984 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tô Hữu ký Nghị định số139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục HQ Tổng cục HQ trựcthuộc Chính phủ

Ngày 4 tháng 9 năm 2002 theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ Tổng Cục HQ trực thuộc Bộ Tài chính.

1.2.1.2 Vai trò của HQ

- Các cán bộ HQ được xem như những người gác cửa của đất nước, có nhiệm vụ bảovệ hàng hóa trong nước và ngăn chặn sự xâm lấn của hàng ngoại nhập Vì vậy hoàn thànhthủ tục HQ là một khâu không thể thiếu trong kinh doanh xuất NK Hàng XK được cơquan HQ cho phép mới được vận chuyển ra nước ngoài và hàng NK hoàn thành thủ tụcHQ mới được phép đưa vào thị trường nội địa.

- Cơ quan HQ thực hiện chức năng bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích, chủquyền và an ninh quốc gia.

- Thủ tục HQ còn phát hiện và ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong hoạt độngkinh doanh xuất NK như buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại,…với mục đích cuốicùng là bảo vệ người tiêu dùng trong nước.

Trang 8

1.2.1.3 Một số quy định về thủ tục HQ

a Thủ tục HQ là gì?

Thủ tục HQ là những việc phải làm của người có hàng hoá XK, NK, có phương tiệnvận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc của người được uỷ quyền (gọi tắt là người khai HQ)theo quy định của Luật HQ và các luật khác có liên quan.

b Nguyên tắc tiến hành thủ tục HQ

- Hàng hóa xuất NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnhphải được làm thủ tục HQ, chịu sự kiểm tra, giám sát HQ, vận chuyển đúng tuyến đường,qua cửa khẩu theo quy định của Pháp luật.

- Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông qua sau khi làm thủ tục HQ

- Thủ tục HQ phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúngquy định của Pháp luật.

- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động XK, NK,quá cảnh

c Đối tượng làm thủ tục HQ

Điều 02 ( Nghị định 101/2001/NĐ –CP) Đối tượng làm thủ tục HQ:

“ Hàng hóa XK, NK, quá cảnh, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhậpcảnh, quá cảnh, ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quí, đá quý, văn hóa phẩm, di vật, bảovật, cổ vật quốc gia, bưu phẩm, bưu kiện, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, các vậtphẩm khác XK, NK, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan HQ”

d Nhiệm vụ của các đối tượng tham gia làm thủ tục HQ

 Người khai HQ phải:

- Khai và nộp tờ khai HQ; nộp và xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ HQ.

- Ðưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm trathực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Pháp luật Công chức HQ phải:

- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ HQ

- Kiểm tra hồ sơ HQ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Trang 9

- Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải

1.2.2 Cơ sở pháp lý cho thủ tục HQ

Hoạt động HQ là một trong những hoạt động quản lý của Nhà Nước Cơ quan HảiQuan là cơ bảo vệ pháp luật về HQ và pháp luật khác liên quan Đối tượng thi hành thủtục HQ, chế độ kiểm tra giám sát và thuế HQ bao gồm các tổ chức và cá nhân có liênquan trong nước và ngoài nước Vì vậy, hoạt động của HQ Việt Nam phải tuân theonhững quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kếthoặc tham gia, và các tập quán, thông lệ quốc tế về HQ.

1.2.2.1 Các công ước, hiệp định quốc tế về HQ mà Việt Nam đã ký kết hoặc thamgia

- Công ước về thành lập hội đồng hợp tác HQ.- Công ước Kyoto về đơn giản và hài hoà HQ.- Công ước HS - hệ thống điều hoà thủ tục HQ.

- Hiệp định CVA- Hiệp định xác định trị giá HQ GATT.- Hiệp định HQ Asean.

1.2.2.2 Pháp luật nước cộng hoà XHCN Việt Nam về HQ và liên quan đến HQ

a Hiến Pháp nước cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992

Điều 24: “Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, pháttriển mọi hình thức hợp tác kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế, trên nguyên tắctôn trọng độc lập chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước”.

Điều 26: “ Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kếhoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành,các cấp; kết hợp lợi ích cá nhân, của tập thể, với lợi ích nhà nước”.

b Luật HQ Việt Nam

Ngày 23/06/2001, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật HQ Ngày29/06/2001, chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, đã ký thông qua Luật HQ Ngày12/07/2001, chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố Luật HQ Luật HQ có hiệulực từ ngày 01/01/2002 Luật gồm 8 chương và 82 điều:

- Chương I: Những qui định chung, gồm 10 điều (điều 1 đến điều 10)

- Chương II: Nhiệm vụ tổ chức của HQ, gồm 4 điều (từ điều 11 đến điều 14)

Trang 10

- Chương III: Thủ tục HQ, chế độ kiểm tra, giám sát HQ, gồm 48 điều (từ điều 15đến điều 62)

- Chương IV: Trách nhiệm của HQ trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyểntrái phép hàng hoá qua biên giới Gồm 5 điều (từ điều 63 đến điều 67)

- Chương V: Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá XK, NK, gồm5 điều ( từ điều 68 đến điều 72)

- Chương VI: Quản ký Nhà Nước về HQ Gồm 5 điều ( từ điều 73 đến điều 77)- Chương VII: Khen thưởng và xử lý vi phạm, gồm 2 điều 78 và 79

- Chương VIII: Điều khoản thi hành, gồm 3 điều ( từ điều 80 đến điều 82).

1.3 Các bước thông quan hàng NK của DN1.3.1 Khai báo và nộp hồ sơ

1.3.1.1 Khai báo HQ

a Khai báo HQ là gì?

Khai báo HQ trong hoạt động NK là việc người làm công tác HQ của doanh nghiệp(DN) NK cung cấp những thông tin chi tiết về các đối tượng tham gia hoạt động mua bánngoại thương ( bên XK, NK), chi tiết về hàng hóa (tên, số lượng, trị giá ) cùng một sốthông tin khác có liên quan (phương tiện, phương thức vận chuyển hàng hóa, xuất xứ củalô hàng ) để cơ quan HQ tiến hành kiểm tra, đối chiếu trước khi cơ quan này quyết địnhcho lô hàng NK đó có được phép thông quan hay không.

b Trách nhiệm của người khai báo

- Chuẩn bị các loại chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng quy định và cácđiều kiện có liên quan khác để hoàn chỉnh việc khai báo HQ trước khi đến cơ quan HQlàm thủ tục NK hàng hóa

- Tự khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế theo các nội dung quy định tại phầndành cho người khai báo trong tờ khai HQ;

- Tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng NK, tự tínhsố thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai HQ;

- Tự xếp hồ sơ vào nơi HQ quy định phân luồng hàng hóa theo tiêu chí; đăng ký thờigian xuất trình hàng hóa để HQ kiểm tra khi đăng ký hồ sơ HQ;

- Việc khai báo trên tờ khai HQ có thể được thực hiện bằng đánh máy chữ, máy vi

Trang 11

tính, hoặc viết tay nhưng phải bảo đảm cùng một loại mực (không dùng mực đỏ), cùngmột kiểu chữ Các chứng từ nộp cho HQ nếu quy định là bản sao thì người đại diện hợppháp của DN phải ký, đóng dấu xác nhận lên chứng từ đó

- Ký tên, đóng dấu vào tờ khai sau khi khai báo đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai; nộptờ khai cùng các chứng từ khác theo quy định trong Nghị định 16/1999/NÐ-CP và Thôngtư hướng dẫn này cho HQ nơi làm thủ tục;

- Phát hiện, phản ánh kịp thời, trung thực những việc làm không đúng quy định,những tiêu cực của cán bộ, nhân viên HQ

c Thời hạn khai báo

- Ðối với hàng NK thuộc diện được miễn thuế, hàng không có thuế, hàng có thuế suấtbằng không theo quy định của luật thuế NK: DN được khai báo, đăng ký tờ khai trước khihàng đến cửa khẩu bảy (7) ngày.

- Hàng hoá NK có thuế: DN được đăng ký tờ khai khi hàng đã về đến cửa khẩu dỡhàng.

- Hàng NK bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vận tải đơn, người làm TTHQ phảiđến CQHQ làm thủ tục Tờ khai HQ có giá trị làm thủ tục HQ trong thời hạn 15 ngày kểtừ ngày đăng ký

- Hàng NK bằng đường bộ, đường sông: ngày hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên làngày HQ cửa khẩu tiếp nhận và đăng ký hồ sơ do người làm TTHQ nộp và xuất trình.

d Hình thức và nội dung khai báo.

Hình thức khai báo: Phải khai bằng một thứ mực, không được khai bằng bút đỏ,không được tẩy xoá Mỗi tờ khai chỉ khai theo một giấy phép, khai bằng tiếng Việt Phảikhai đầy đủ các mục, các cột và người khai phải là chủ lô hàng hoặc người được chủ lôhàng uỷ nhiệm

Nội dung khai báo:

Tờ khai HQ là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện vận tải khai báo xuất trìnhcho cơ quan HQ trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.Tờ khai HQ được thiết kế để khai tối đa 3 mặt hàng Nếu lô hàng có 4 mặt hàng trở lên thìtrên tờ khai chính chỉ thể hiện tổng quát, việc khai báo cụ thể của lô hàng được thể hiện

Trang 12

trên phụ lục tờ khai.

Dựa vào các chứng từ NK mà chủ yếu là hợp đồng thương mại để khai báo trên tờkhai Hải Quan Trong tờ khai HQ ( HQ 2002/NK) công ty ghi rõ đầy đủ mọi nội dungliên quan đến lô hàng NK bao gồm 38 mục, trong đó 29 mục ở mặt trước và 9 mục ở mặtsau

Mặt trước tờ khai HQ dành cho hàng NK tổng cộng có 29 mục để nhân viên khai báođiền vào.Trong đó, một số mục ít thay đổi hoặc chỉ thay đổi nhỏ như mục 1,2,5 cho đếnmục 17 Có chăng chỉ thay đổi về số, ngày của hợp đồng, của hoá đơn, của vận đơn, vềtên cảng xếp dỡ hàng, tên người XK.

- Mục 1: Người XK- Mã số- Mục 2: Người NK - mã số- Mục 3: Người uỷ thác - Mã số

Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nhiệp/cá nhân uỷ thác, kể cả số điện thoại và fax (nếu có).

Ghi mã số đăng ký của DN uỷ thác do Cục HQ tỉnh, TP cấp Nếu người uỷ thác là DNnước ngoài ( không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam) hoặc cá nhân thì không phải điềnvào ô mã số.

- Mục 4: Phương tiện vận tải

Ghi loại hình phương tiện vận tải ( hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt)chở hàng NK từ nước ngoài tới Việt Nam.

- Mục 5: Tên, số hiệu phương tiện

Ghi tên tàu thuỷ, số chuyến bay, số hiệu phương tiện vận tải đường sắt chở hàngNK Không phải ghi mục này nếu lô hàng được vận chuyển bằng đường bộ

- Mục 6: Ngày khởi hành/ ngày đến

Ghi ngày khởi hành và ngày đến của phương tiện vận tải đối với hàng NK

Trang 13

- Mục 9: Cảng, địa điểm dỡ hàng

Ghi tên cảng, địa điểm nơi hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải Áp dụng mã hoácảng phù hợp với ISO (LOCODE) Trường hợp địa điểm dỡ hàng chưa được cấp mã sốtheo ISO thì ghi địa danh vào mục này.

- Mục 10: Số giấy phép/ ngày cấp/ ngày hết hạn

Ghi số văn bản hợp đồng cấp hạn ngạch hoặc duyệt kế hoạch XNK của Bộ Thươngmại, của Bộ ngành chức năng khác ( nếu có), ngày ban hành và thời hạn có hiệu lực củavăn bản đó áp dụng mã chuẩn trong ISO khi ghi thời hạn ( năm- tháng- ngày).

- Mục 17: Nước NK

Ghi tên nơi hàng hoá được NK vào ( Việt Nam) Áp dụng mã nước cấp ISO trongmục này đối với tờ khai hàng XK

- Mục 18: Ðiều kiện giao hàng

Ghi rõ điều kiện địa điểm giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận Đây là căncứ để xác định giới hạn trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Mục 20: Phương thức thanh toán

Ghi rõ phương thức thanh toán cho lô hàng đã thoả thuận trong hợp đồng ngoạithương ( TD: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng…).

- Mục 21: Nguyên tệ thanh toán

Ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại

Trang 14

thương Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO Đây là một mục rất quan trọng và cần đượcghi một cách cụ thể, rõ ràng

- Mục 22: Tỷ giá tính thuế

Ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế ( theo quyđịnh hiện hành tại thời điểm mở tờ khai HQ) bằng đồng Việt Nam.

- Mục 23: Tên hàng

Ghi rõ tên hàng hoá theo hợp đồng ngoại thương, LC, hoá đơn…

Trong trường hợp lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên thì cách ghi mục này như sau:+ Trên tờ khai HQ chính: Ghi tên gọi khái quát chung của lô hàng và theo phụ lục tờkhai hoặc chỉ ghi theo phụ lục tờ khai

+ Trên phụ lục tờ khai: ghi tên từng mặt hàng

Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi mục này như sau:+ Trên tờ khai HQ chính: không ghi gì

+ Trên phụ lục tờ khai: ghi tên nước xuất xứ từng mặt hàng.

- Mục 26: Lượng và đơn vị tính

Ghi số lượng của từng mặt hàng NK ( theo mục tên hàng ở mục 23) và đơn vị tínhcủa loại hàng hoá đó đã thoả thuận trong hợp đồng (nhưng phải đúng với các đơn vị đolường chuẩn mực mà Nhà nước Việt Nam đã công nhận)

Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi mục này như sau:+ Trên tờ khai HQ chính: Không ghi gì

Trang 15

+ Trên phụ lục tờ khai: Ghi số lượng và đơn vị tính của từng mặt hàng

- Mục 27: Ðơn giá ngoại tệ

Ghi giá của 1 đơn vị hàng hoá (theo đơn vị tính ở mục 26) bằng loại tiền tệ đã ghi ởmục 21 (nguyên tệ), căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương, hoá đơn, L/C.

Hợp đồng mua bán theo phương thức trả tiền chậm; giá mua, giá bán ghi trên hợpđồng mua bán gồm cả lãi suất phải trả thì thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bántrừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng mua bán.

Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi mục này như sau:+ Trên tờ khai HQ chính: không ghi gì

+ Trên phụ lục tờ khai: ghi giá của một đơn vị hàng hóa bằng ngoại tệÐơn giá hàng gia công XK gồm nguyên liệu + nhân công

- Mục 28: Trị giá nguyên tệ

Ghi giá bằng nguyên tệ của từng mặt hàng XNK, là kết quả của phép nhân ( x) giữalượng ( mục 26) và đơn giá của nguyên tệ ( mục 27) : lượng x đơn giá nguyên tệ+ trị giánguyên tệ

Trong trường hợp lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên thì cách ghi mục này như sau:+ Trên tờ khai HQ chính: khi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai bảo tênphụ lục tờ khai.

+ Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng.

- Mục 29: Loại thuế - mã số tính thuế

Các loại thuế phụ thu mà hàng hóa xuất NK phải chịu đã được ghi sẵn trong tờ khaiHQ Căn cứ biểu thuế xuất NK hiện hành để ghi mã số tương ứng với tính chất, cấu tạo vàcông dụng của từng mặt hàng ở mục 23 theo từng loại thuế phụ thu.

Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi mục này như sau:- Trên tờ khai HQ chính: không ghi gì

- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên

Trang 16

+Trên tờ khai HQ chính: không ghi gì

+Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên

- Mục 31: Ðơn giá tính thuế ( VNÐ)

Ghi giá ở một đơn vị hàng hoá ở mục 26 tính bằng đồng Việt Nam, dùng để tínhthuế Chỉ ghi khi tính thuế XK NK Việc xác đinh đơn giá tính thuế căn cứ vào các quyđịnh của các văn bản pháp qui do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệulực tại thời điểm mở tờ khai HQ ( Hiện là thông tư 82/1997/ TT- BTC và Quyết định 590A/1998/QÐ-BTC)

Phương pháp xác định giá tính thuế như sau:

- Ðối với những mặt hàng hoặc lô hàng phải áp dụng giá tính thuế theo bảng giá tốithiểu thì đơn giá tính thuế là giá của mặt hàng đó ghi trong bảng giá tối thiểu do cơ quanNhà nước có thẩm quyền quy định.

- Ðối với các trường hợp không phải áp dụng bảng giá tối thiểu:

+ Nếu đơn giá nguyên tệ là giá CIF hoặc giá DAF ( đối với hàng NK qua biên giới đấtliền) thì tính theo công thức: Ðơn giá tính thuế = Ðơn giá nguyên tệ ( mục 27) x tỷ giátính thuế ( mục 22).

+ Nếu đơn giá nguyên tệ không phải là giá CIF hoặc DAF thì căn cứ vào đơn giánguyên tệ và các yếu tố khác có liên quan như phí bảo hiểm , phí vận tải…ghi trên cácchứng từ hoặc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tính ra giá CIFhoặc giá DAF, từ đó tính ra giá tính thuế.

Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi mục này như sau:+Trên tờ khai HQ chính: không ghi gì

+Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên.- Mục 32: Trị giá tính thuế

Ðối với thuế NK: ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam Côngthức: Trị giá tính thuế NK = Lượng (mục 30) x Đơn giá tính thuế (mục 31)

Ðối với thuế giá trị gia tăng và thuế TTÐB: trị giá tính thuế GTGT hoặc TTÐB làtổng của trị giá tính thuế XK và thuế NK phải nộp cuả từng mặt hàng.

Công thức tính: Trị giá tính thuế GTGT hoặc TTÐB = Trị giá tính thuế NK + ThuếNK phải nộp ( ở mục 34)

Trang 17

Ðối với phụ thu: là trị giá tính thuế XK NK.

Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi mục này như sau:+Trên tờ khai HQ chính: không ghi gì

+Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên

Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi mục này như sau:

+Trên tờ khai HQ chính: ghi tổng số của từng loại thuế, phụ thu ( cộng trên các phụlục tờ khai HQ ) vào ô dành cho loại thuế, phụ thu đó.

+Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trênGhi tổng số tiền bằng số và bằng chữ

- Mục 37: Chứng từ kèm theo

Liệt kê toàn bộ các chứng từ có liên quan đến lô hàng phải kèm theo tờ khai HQ đểnộp cho cơ quan HQ theo quy định.

- Mục 38: Chủ hàng hoặc người được ủy quyền cam đoan và ký tên

Chủ hàng/ người được ủy quyền làm thủ tục HQ ghi ngày khai báo, ký, ghi rõ họ tênvà đóng dấu chịu trách nhiệm về nội dung khai báo và kết quả tính thuế có liên quan đếnkhai báo trên tờ khai chính và phụ lục tờ khai ( nếu có) Chủ hàng là cá nhân ghi rõ số,ngày cấp, nơi cấp của chứng minh thư và giấy đăng ký kinh doanh

e Phương thức khai báo

Trước đây, khi làm thủ tục khai báo HQ, tất cả các DN đều thực hiện theo phương

Trang 18

thức khai báo truyền thống trên giấy Theo phương thức khai báo này, các DN khi đến cơquan HQ để khai báo sẽ được cung cấp một tờ khai bằng giấy, mọi thông tin cần thiết sẽđược ghi lại trên tờ khai này Sau đó cơ quan HQ sẽ dựa vào tờ khai đó để tiến hành kiểmtra thực tế hàng hóa.

Từ 1/6/2002, Tổng cục HQ đã chính thức áp dụng thí điểm khai báo HQ điện tử.Hình thức khai báo HQ điện tử là một bước tiến mới rất quan trọng trong việc giảm phiềnhà, tạo thuận lợi cho DN trong việc xuất NK Theo Tổng cục HQ: ''Khai báo trước, thôngqua phương tiện điện tử (khai báo HQ điện tử) là việc DN khai các thông tin của một sốchứng từ thuộc bộ hồ sơ HQ trên máy tính và truyền hoặc chuyển dữ liệu khai báo tới hệthống máy tính của cơ quan HQ thông qua phương tiện điện tử''

Thuận lợi của phương thức khai báo điện tử so với khai báo truyền thống:

Giúp DN giảm được rất nhiều công sức trong việc khai báo HQ Không phải chờ đợilàm thủ tục HQ theo kiểu hành chính mất nhiều thời gian như hiện nay Hơn nữa, nếu cóthiếu sót về giấy tờ, DN có thể kịp thời khai báo bổ sung, không phải đi lại mất thời giannhư trước Hàng của DN chắc chắn sẽ được thông quan nhanh chóng sau khi mang cácchứng từ giấy đến đối chiếu.

Ngoài ra với phần mềm khai báo HQ của TTC, DN sử dụng còn có thể quản lýnghiệp vụ về hàng gia công Trong đó có quản lý hợp đồng và quản lý tờ khai chứng từ.DN cũng có thể theo dõi việc thực hiện hợp đồng của mình và lập báo cáo thanh khoản.Đây là công việc nặng nhọc nhất nếu DN khai báo theo phương thức truyền thống Côngviệc tính toán để lập tờ khai thường rất mất thời gian và công sức Nếu sử dụng phầnmềm, công việc này sẽ rất nhanh chóng và hoàn toàn chính xác trong khâu tính toán Quátrình tính toán này hoàn toàn đồng bộ với phía HQ để đảm bảo độ chính xác.

Tổng cục HQ vừa thống nhất lại 3 hình thức khai báo HQ điện tử là: DN khai báothông qua nối mạng trực tiếp với HQ, khai trực tiếp vào máy tính của HQ và khai vào đĩamềm sau đó chuyển cho HQ ''Đồng hành'' với khai báo HQ điện tử, DN vẫn phải nộp hồsơ giấy và làm thủ tục HQ bình thường Trong đó, hình thức khai và truyền dữ liệu quamạng yêu cầu người khai phải có chương trình phần mềm tương thích với chuẩn trao đổidữ liệu khai báo của HQ Đồng thời, phải được cơ quan HQ kiểm tra chấp nhận và cấpquyền truy nhập vào hệ thống Hình thức này hiện chỉ áp dụng cho các loại hình gia công

Trang 19

xuất, NK Còn nếu DN khai bằng đĩa mềm thì phải theo khuôn dạng của Tổng cục HQ vàchỉ áp dụng đối với việc khai danh mục chi tiết hàng hoá của tờ khai xuất, NK.

Tuy nhiên trong quá trình chuyển sang sử dụng phương thức khai báo mới, yế tốcông nghệ và con người rất cần được quan tâm để đảm bảo cho việc khai báo được tiếnhành chính xác và thuận lợi.

1.3.1.2 Nộp hồ sơ HQ

Hồ sơ HQ gồm có các chứng từ sau:- Tờ khai HQ hàng hoá NK.

- Hợp đồng mua bán hàng hoá.- Hoá đơn thương mại.

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất NK.

Các giấy tờ là bản sao nêu trên do người đứng đầu thương nhân hoặc người đượcngười đứng đầu thương nhân uỷ quyền xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này.

Cơ quan HQ phải có văn bản khi yêu cầu người khai HQ nộp, xuất trình các chứng từngoài các chứng từ theo quy định nêu trên.

1.3.2 Đưa hàng hóa đến nơi quy định để kiểm tra

1.3.2.1 Trách nhiệm của người kê khai hàng hóa để kiểm tra

- Người kê khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tính chính xác của nhữngnội dung kê khai về lô hàng NK.

- Cung cấp những chứng từ dầy đủ và hợp lệ, làm cơ sở cho quá trình kiểm tra của cơquan HQ

- Chịu trách nhiệm đưa hàng hóa đến nơi quy định để cơ quan HQ tiến hành kiểm tra.Sau khi hàng hóa đã được kiểm tra xong và có quyết định giải phóng hàng của HQ, phải

Trang 20

nhanh chóng chuẩn bị phương tiện vận chuyển để đưa hàng về kho của DN mình.

1.3.2.2 Thời gian, địa điểm và một số nguyên tắc khi kiểm tra hàng hóa

a Thời gian kiểm tra:

Sau khi người khai HQ đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm thủ tục HQ, thờihạn công chức HQ hoàn thành kiểm tra thức tế hàng hóa được quy định như sau:

- Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng XK, NK áp dụng hình thức kiểm trathực tế một phần hàng hóa theo xác suất

- Chậm nhất là 02 ngày làm việc cho đến 08 ngày làm việc đối với lô hàng XK, NKáp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.-

b Địa điểm kiểm tra:

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải được tiến hành tại các địa điểm kiểm tra HQ.Các địa điểm đó có thể là:

- HQ cửa khẩu nhập hàng.

- Phòng Giám sát Quản lý trực thuộc Cục HQ Tỉnh/Thành phố trực thuộc TW.

- Các địa điểm làm thủ tục HQ khác ngoài cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục HQ Các địa điểm này có tổ chức, bộmáy HQ hoạt động như một đơn vị HQ cửa khẩu và được phép làm thủ tục HQ cho tất cảcác loại hàng hóa NK.

c Một số nguyên tắc khi kiểm tra:

- Chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi tờ khai đã được đăng ký

- Người làm thủ tục HQ hoặc người đại diện hợp pháp phải xuất trình và mở các ten-nơ/kiện hàng hóa để HQ kiểm tra.

con Quá trình kiểm tra mỗi concon tencon nơ/kiện hàng hóa của một lô hàng NK phải do ítnhất 02 kiểm tra viên HQ trở lên thực hiện kiểm tra cùng với sự chứng kiến của ngườilàm thủ tục HQ;

- Cán bộ HQ căn cứ kết quả kiểm tra của các bộ phận làm thủ tục trước, tính chất vàđặc điểm của từng lô hàng để lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp; Nếu có căn cứ xácđịnh phân luồng hàng hóa chưa đúng của bộ phận tiếp nhận hồ sơ HQ thì xác định phânluồng lại và lựa chọn phương pháp kiểm tra hàng hóa cho phù hợp với việc phân luồngđó;

Trang 21

- Sau khi cùng với người làm thủ tục HQ hoặc người đại diện hợp pháp thực hiệnxong việc kiểm tra thực tế hàng hóa, việc ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai HQ phải đượctiến hành ghi ngay tại địa điểm kiểm tra hàng hóa;

- Kiểm tra viên HQ kiểm tra hàng hóa sau khi đã ghi rõ phương pháp kiểm tra, kếtquả kiểm tra về tên hàng, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ,chủng loại hàng hóa, phải ký và ghi rõ họ tên vào tờ khai HQ;

1.3.2.3 Hình thức và nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra:

Kiểm đại diện: Tỷ lệ kiểm tra (tỷ lệ số kiện, số container hoặc tỷ lệ % trong từng

kiện, từng container) là 5% đến 10% đối với mỗi lô hàng NK Mặt hàng thuộc diện kiểmtra đại diện là mặt hàng không thuộc diện miễn kiểm tra thực tế.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì chi cục trưởng HQquyết định tăng tỷ lệ kiểm tra lên đến 100% Mặt hàng kiểm tra đại diện là đối tượngkiểm tra sau thông quan.

Kiểm toàn bộ:

- Trường hợp 1:

+ Chủ hàng đã bị xử lý vi phạm hành chính về HQ từ 3 lần trở lên với mức phạt vượtmức thẩm quyền xử phạt của Chi Cục Trưởng Hải Quan trong thời hạn 2 năm đối vớihoạt động NK.

+ Chủ hàng trong thời hạn quy định 2 năm đối với hàng NK, bị xử phạt hành chínhvề HQ một lần với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Cục Trưởng cục HQ tỉnh,thành phố.

- Trường hợp 2: Chủ hàng không thuộc diện nhiều lần vi phạm pháp luật HQ nhưng

lô hàng NK có dấu hiệu vi phạm pháp luật HQ, cơ quan HQ tiến hành kiểm tra toàn bộ lôhàng NK theo qui định sau:

+ Nếu dấu hiệu vi phạm là gian lận thuộc về chủ hàng thì công chức HQ phải kiểmhoặc cân đo toàn bộ lô hàng.

+ Nếu dấu hiệu vi phạm là gian lận về chủng loại hàng thì công chức HQ kiểm tra lạitất cả các kiện hàng.

+ Nếu dấu hiệu vi phạm là gian lận về chất lượng thì công chức HQ yêu cầu mở toàn

Trang 22

bộ lô hàng để lấy mẫu bất kỳ hoặc mẫu có nghi vấn để kiểm tra, phân tích hoặc trưng cầugiám định.

Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra xác định tên hàng, mã số hàng hoá- Kiểm tra để xác định lượng hàng hoá

- Kiểm tra để xác định chất lượng hàng hoá- Kiểm tra để xác định xuất xứ hàng hoá- Kiểm tra thuế

1.3.2.4 Mức độ kiểm tra

Mức độ kiểm tra hàng hóa phụ thuộc vào việc phân luồng đối với hàng hóa đó Cụthể, hàng hóa NK được phân thành 3 luồng tùy thuộc vào tính chất của từng loại hànghóa cũng như uy tín và việc chấp hành pháp luật về HQ của DN:

- Hàng luồng xanh, bao gồm: Hàng XK, hàng NK là tài liệu, chứng từ thương mại,hàng không có thuế, hàng có thuế nhưng được miễn thuế theo quy định của pháp luật.Hàng luồng xanh dược miễn kiểm tra thực tế hàng hoá Trường hợp xét thấy cần thiết thìlãnh đạo Chi cục HQ quyết định kiểm tra xác xuất bằng máy soi hoặc kiểm tra thủ công.

- Hàng luồng vàng: Hàng phải nộp thuế va kiểm tra bằng máy soi Nếu phát hiện códấu hiệu vi phạm pháp luật HQ thì thực hiện kiểm tra thủ công.

- Hàng luồng đỏ, bao gồm: Hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, hàng phải kiểm tranhà nước về chất lượng, hàng NK có điều kiện, hàng trọng điểm,kiểm tra thủ công.

Kết thúc thủ tục, ghi xác nhận kết quả kiểm tra trên bản kê chi tiết như sau:

- Hàng luồng xanh ghi: "Hàng miễn kiểm tra, thông quan theo nội dung khai của DN".Nếu kết quả kiểm tra xác xuất khác với khai báo của DN thì ghi kết quả và dẫn chiếu biênbản liên quan (nếu có).

- Hàng luồng vàng ghi:"hàng hoá được kiểm tra qua máy soi, thông quan theo nộidung khai của DN" Nếu kết quả kiểm tra bằng máy khác với khai báo của DN thì ghi kếtquả kiểm tra và dẫn chiếu biên bản liên quan (nếu có).

- Hàng luồng đỏ ghi: kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định hiện hành.

Dựa vào quyết định phân luồng hàng hóa của HQ, mức độ kiểm tra hàng hóađược quy định như sau:

Trang 23

a Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với:

(1) Chủ hàng hoá NK có quá trình hai năm NK tính đến ngày làm thủ tục HQ cho lôhàng NK không bị xử lý vi phạm hành chính về HQ hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chínhvề HQ với mức phạt trong thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng HQ, và tại thời điểmlàm thủ tục HQ cho lô hàng NK, HQ không có thông tin gì khác về việc chấp hành phápluật của chủ hàng và lô hàng.

(2) Mặt hàng NK sau đây của chủ hàng đáp ứng điều kiện quy định tại điểm trên đâyđược miễn kiểm tra thực tế: Thiết bị, máy móc; hàng thực phẩm tươi sống; hàng hóa cầnphải bảo quản đặc biệt; hàng gửi kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng NK đưa vào khu chếxuất, kho bảo thuế hoặc khu vực ưu đãi HQ khác; hàng lỏng, hàng rời và các mặt hàng màviệc xác định khối lượng, chất lượng, chủng loại phải căn cứ vào kết luận của các cơ quanquản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức giám định, hàng hoá NK thườngxuyên; hàng hoá khác do Chính phủ quy định.

(3) Trường hợp DN mới hoạt động xuất NK trong thời gian ngắn, chưa đủ thời gian đểxem xét quá trình chấp hành pháp luật theo quy định tại điểm 1 nhưng mặt hàng NKthuộc đối tượng quy định tại điểm 2 trên đây thì HQ thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoámột số lần đầu NK, nếu DN chấp hành tốt pháp luật HQ thì các lần sau đó HQ thực hiệnviệc kiểm tra đột xuất bằng hình thức kiểm tra xác suất theo quy định.

Đối với hàng hoá NK khác: Thực hiện việc kiểm tra theo đúng quy định tại Luật HQvà Nghị định 101/2001/NĐ-CP.

(4) Đối với nguyên liệu NK để gia công XK, nếu thuộc diện được miễn kiểm tra thựctế thì vẫn phải lấy mẫu để làm cơ sở cho kiểm tra khi xuất và kiểm tra sau thông quan.Chi cục trưởng HQ quản lý hợp đồng gia công quyết định phải lấy mẫu nguyên liệu nào.HQ cửa khẩu nhập thực hiện việc lấy mẫu và niêm phong mẫu theo quy định về lấy mẫunguyên liệu gia công.

b Kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá:

Hình thức kiểm tra xác suất được áp dụng trong các trường hợp sau đây:- Trường hợp không thuộc diện được miễn kiểm tra theo quy định- Trường hợp không thuộc diện phải kiểm tra toàn bộ theo quy

- Trường hợp chủ hàng thuộc diện được miễn kiểm tra, nhưng hàng hoá không thuộc

Trang 24

danh mục được miễn kiểm tra thực tế.

Tỷ lệ kiểm tra thực tế: đối với hàng NK tỷ lệ kiểm tra là 5% hoặc 10 % đối với mỗilô hàng NK.

c Kiểm tra thực tế tới toàn bộ lô hàng đối với:

 Trường hợp 2:

Trường hợp phát hiện lô hàng NK của chủ hàng không thuộc diện nhiều lần vi phạmcó dấu hiệu vi phạm pháp luật HQ thì cơ quan HQ tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng NKtheo quy định.

1.3.2.5 Xử lý kết quả kiểm tra

a Trường hợp người khai HQ không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan HQ

về tên, mã số, trọng lượng, chủng loại, chất lượng của hàng hoá thì cùng cơ quan HQ lựachọn cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành để giám định Kết luận của cơ quan, tổchức giám định chuyên ngành có giá trị để các bên thực hiện Cơ quan, tổ chức giám địnhchuyên ngành chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình

Trường hợp người khai HQ và cơ quan HQ không thống nhất được trong việc lựachọn tổ chức giám định thì cơ quan HQ lựa chọn tổ chức giám định và căn cứ vào kết quảgiám định này để kết luận Nếu người khai HQ không đồng ý với kết luận này thì thựchiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.

b Đối với hàng hoá NK thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, trong thời

hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơquan quản lý nhà nước về chất lượng có thẩm quyền phải có kết luận về chất lượng hànghoá NK để cơ quan HQ hoàn thành việc thông quan hàng hoá.

1.3.3 Nộp thuế NK và thông quan hàng hóa

1.3.3.1 Thuế và các khoản phải nộp theo quy định

Trang 25

a Thuế NK:

Hàng hoá được phép NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam đều là đối tượng chịuthuế NK.

Căn cứ tính thuế thuế NK:

- Số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng NK

- Giá tính thuế: Cơ sở định giá tính thuế đối với hàng NK là giá mua tại cửa khẩunhập, kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm, theo hợp đồng Trong trường hợp hàng XK, NKtheo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua, bán thực tế tạicửa khẩu thì giá tính thuế là giá do Hội đồng bộ trưởng quy định Tỷ giá giữa đồng ViệtNam với tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá mua vào do Ngân hàngNhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.

- Thuế suất của mặt hàng: thuế suất đối với hàng NK gồm thuế suất thông thường vàthuế suất ưu đãi: thuế suất thông thường là thuế suất được quy định tại Biểu thuế, thuếsuất ưu đãi là thuế suất áp dụng đối với hàng NK với các nước có ký kết điều khoản ưuđãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam và những trường hợp khác do Hội đồng bộtrưởng quyết định Thuế suất ưu đãi được quy định thấp hơn, nhưng không quá 50% sovới thuế suất thông thường của từng mặt hàng Hội đồng bộ trưởng quyết định mức thuếsuất ưu đãi cụ thể của từng mặt hàng với từng nước

Thời điểm tính thuế NK là ngày đăng ký tờ khai hàng NK; Trong thời hạn 8 giờ, kể từkhi đăng ký tờ khai hàng NK, cơ quan thu thuế thông báo chính thức cho đối tượng nộpthuế số thuế phải nộp; Quá 15 ngày kể từ ngày nộp tờ khai mà chưa có hàng thực tế NK,thì tờ khai đã nộp không còn giá trị tính thuế Khi có hàng NK, chủ hàng phải làm thủ tụckê khai và thời hạn tính thuế tính từ ngày nộp tờ khai của lần sau.

Thời hạn đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế quy định như sau:

- Mười lăm ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức sốthuế phải nộp của cơ quan thu thuế, đối với hàng XK mậu dịch;

- Ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức sốthuế phải nộp của cơ quan thu thuế, đối với hàng NK mậu dịch;

- Nộp ngay khi XK hàng ra nước ngoài hoặc NK hàng vào Việt Nam, đối với hàng NKphi mậu dịch và tiểu ngạch biên

Trang 26

b Thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịchvụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Căn cứ tính thuế : Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.

Giá tính thuế GTGT đối với hàng NK là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế NK,

ngoài ra còn bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh đượchưởng.

Mức thuế suất thuế GTGT được quy định như sau:

- Mức thuế suất 0% đối với hàng hóa XK;

- Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ: nước sạch phục vụ sản xuất và sinhhoạt; phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăngtrưởng vật nuôi, cây trồng; thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng vệ sinh y tế; thuốc chữabệnh, phòng bệnh; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; đồ chơi cho trẻ em; sách khoahọc - kỹ thuật, sách văn học nghệ thuật, sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật, trừ sáchvăn bản pháp luật; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biếngồm cả con giống, cây giống, hạt giống; lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến; thựcphẩm tươi sống; sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá; bông sơ chế từ bông trồng ở trongnước; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; dịch vụ khoa học, kỹ thuật;dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ: dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng vàsản phẩm khai khoáng khác; điện thương phẩm; sản phẩm điện tử, cơ khí, đồ điện; hóachất, mỹ phẩm; sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren; giấy và sản phẩm bằng giấy;đường, sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác; sản phẩmgốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch, ngói và vật liệuxây dựng khác; xây dựng, lắp đặt; vận tải, bốc xếp; dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễnthông; cho thuê nhà, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải;dịch vụ tư vấn pháp luật; chụp, in, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; quay vi-đi-ô, chiếu vi-đi-ô; sao chụp; uốn tóc, may đo quần áo, nhuộm, giặt là, tẩy hấp; các loạihàng hóa, dịch vụ khác

- Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá, dịch vụ: vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh

Trang 27

doanh mua vào,bán ra; khách sạn, du lịch, ăn uống; xổ số kiến thiết và các loại hình xổ sốkhác; đại lý tàu biển; dịch vụ môi giới.

Phương pháp tính thuế : Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừthuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

- Phương pháp khấu trừ thuế

Số thuế phải nộp bằng thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào.

Thuế GTGT đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa,dịch vụ bán ra nhân thuế suất.Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơnGTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa NK.

- Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Số thuế phải nộp bằng GTGT của hàng hóa,dịch vụ nhân thuế suất thuế GTGTGTGT bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hànghóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau: cánhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam khôngtheo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán,hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinhdoanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.

c Lệ phí HQ:

Theo quy định chính tại Thông tư số 43/2009/TT-BTC qui định mức thu, chế độ thu,nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực HQ do Thứ trưởng Bộ Tài chính ĐỗHoàng Anh Tuấn vừa ký ban hành, đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực HQ là các tổchức, cá nhân có hành lý, hàng hoá XK, NK, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh được cơ quan HQ thực hiện các công việc về HQ có thu phí, lệ phí.

Phí, lệ phí HQ thu bằng đồng Việt Nam Trường hợp đối tượng nộp phí, lệ phí HQ cónhu cầu nộp bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và được quy đổi từđồng Việt Nam ra ngoại tệ tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểmthu phí, lệ phí.

Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá

Trang 28

giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷgiá tính chéo giữa tỷ giá đồng USD với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng USD với cácngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí, lệ phí.

Các trường hợp không thu phí, lệ phí HQ bao gồm: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợkhông hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị –xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân;đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao; hành lýmang theo người; hàng bưu phẩm, bưu kiện dưới 5 kg và có giá trị dưới 5 triệu đồng (baogồm cả hàng hoá xuất NK gửi theo phương thức chuyển phát nhanh dưới hình thức bưuphẩm, bưu kiện); Hàng đang làm thủ tục HQ phải lưu kho HQ để ngày hôm sau hoànthành thủ tục HQ; Hàng XK, NK tại chỗ (kể cả hàng hoá trao đổi giữa DN chế xuất vớinội địa và giữa DN chế xuất với nhau); Áp tải tàu biển và hàng hoá, hành lý chuyên chởtrên tàu biển từ phao số “0” vào khu vực cảng biển và ngược lại.

1.3.3.2 Phức tập hồ sơ HQ

- Sau khi ghi xác nhận kết quả kiểm tra hàng hóa vào tờ khai HQ, nếu kết quả kiểmtra thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì kiểm tra viên HQ kiểm tra hàng hóa chuyển hồsơ cho lãnh đạo HQ cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và quyết định cho giảiphóng hàng;

- Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không phù hợp với tự khai báo của ngườikhai báo HQ thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, kiểm tra viên HQ tiến hành lập biên bảnvi phạm hoặc biên bản chứng nhận, yêu cầu người làm thủ tục HQ ký xác nhận vào biênbản và hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Những trường hợp đã có kết quả giám định nhưng lãnh đạo HQ cửa khẩu hoặc cấptương đương xét thấy kết quả giám định này vẫn không phù hợp với thực tế hàng hóahoặc trường hợp một mặt hàng có nhiều kết quả giám định khác nhau của các tổ chứcgiám định khác nhau thì giải quyết như sau:

* Ðối với hàng hóa NK không thuộc sự quản lý của cơ quan chuyên ngành, HQ tỉnh,thành phố báo cáo Tổng cục HQ để Tổng cục HQ đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường giải quyết

* Ðối với hàng hoá NK thuộc danh mục hàng hoá phải quản lý chuyên ngành thì HQ

Trang 29

tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục HQ để Tổng cục HQ đề nghị Bộ quản lý chuyên ngànhgiải quyết

* Khi có kết luận của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc Bộ quản lý chuyênngành, HQ sẽ căn cứ vào kết luận của những Bộ này để thực hiện

* Ra thông báo thu thuế bổ sung hoặc ra quyết định điều chỉnh thu bổ sung quy định.- Khi nhận được hồ sơ HQ do bộ phận kiểm tra HQ chuyển đến, bộ phận thuế HQgiải quyết như sau:

* Căn cứ kết quả kiểm tra HQ và các quy định của Luật thuế XK, thuế NK để kiểm traviệc tự tính thuế của người khai báo

* Nếu sai lệch về thuế do khai không chính xác về số lượng của từng loại hàng hóahoặc do áp mã thuế cho các mặt hàng không chính xác thì bộ phận thuế HQ sẽ điều chỉnhlại thuế (thu thuế bổ sung hoặc ra thông báo thuế bổ sung) Trường hợp xét thấy hành vivi phạm về thuế đến mức phải xử lý như: khai báo sai chủng loại hàng hoặc có nhiềuchủng loại hàng không khai báo thì báo cáo lãnh đạo HQ cửa khẩu hoặc cấp tươngđương giải quyết theo thẩm quyền của cấp cửa khẩu quy định tại Nghị định về xử phạt viphạm hành chính về HQ hiện hành

* Nếu sai lệch về thuế do vi phạm chính sách mặt hàng, vi phạm pháp luật HQ, thể hiệnrõ hành vi gian lận thương mại, buôn lậu thì ngay sau đó lãnh đạo HQ cửa khẩu hoặc cấptương đương chỉ đạo lập biên bản vi phạm và hoàn chỉnh hồ sơ chuyển cho bộ phận xử lýcủa HQ tỉnh, thành phố để xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Ðối với hàng hóa NK không có thuế, hàng được miễn thuế, hàng có thuế suất bằngkhông theo quy định của Luật thuế XK, thuế NK, hàng gia công, hàng hóa đặc biệt khác,sau khi kiểm tra hồ sơ HQ đã đăng ký, nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chí về phânluồng xanh theo quy định của Tổng cục HQ thì hàng sẽ được phân vào luồng xanh vàđược chuyển ngay cho bộ phận kiểm tra HQ Nếu bộ phận kiểm tra hàng hóa cũng xácđịnh luồng xanh và thực tế hàng đúng với khai báo thì cán bộ HQ thuộc bộ phận kiểm trahàng hóa chuyển hồ sơ cho lãnh đạo HQ cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu vàcho giải phóng hàng ngay

- Ðối với hàng NK thuộc loại có thuế và loại phải nộp thuế ngay, sau khi đã nộp đủthuế hoặc có bảo lãnh được HQ chấp nhận và có kết luận của HQ kiểm tra về thực tế hàng

Trang 30

hóa là đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạo HQ cửa khẩu hoặc cấp tươngđương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng;

- Ðối với hàng NK có thời gian ân hạn thuế, sau khi nhận thông báo thuế và có kếtluận của HQ kiểm tra là thực tế hàng hóa đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho lãnh đạoHQ cửa khẩu hoặc cấp tương đương ký, đóng dấu và cho giải phóng hàng

- Việc chuyển giao hồ sơ HQ giữa các bộ phận HQ phải đảm bảo nhanh chóng, chặtchẽ, xác định rõ được trách nhiệm của từng người, từng bộ phận đối với bộ hồ sơ và cácviệc khác liên quan

- Trong quá trình làm thủ tục, bộ phận làm thủ tục sau không được tự động sửa chữakết quả của bộ phận làm thủ tục trước Nếu bộ phận làm thủ tục sau phát hiện thấy bộphận làm thủ tục trước có sai sót cần sửa chữa thì phải trao đổi với bộ phận làm thủ tụctrước để thống nhất cách giải quyết

- Cán bộ, nhân viên HQ làm nhiệm vụ kiểm tra việc tính thuế, kiểm tra phúc tập hồsơ tuyệt đối không được tiếp xúc với người làm thủ tục HQ để thảo luận việc áp mã, ápgiá và tính thuế của chủ hàng và không được yêu cầu lấy mẫu hàng

- Bộ phận điều tra chống buôn lậu trên cơ sở phương án, kế hoạch điều tra theo ổnhóm, đường dây buôn lậu và tình hình cụ thể từng vụ việc có liên quan để phối kết hợpchặt chẽ với các bộ phận làm thủ tục kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu và các địa điểm kiểmtra Trường hợp cần kiểm tra trọng điểm, kiểm tra xác suất, kiểm tra khẩn cấp phải thốngnhất với lãnh đạo HQ cửa khẩu hoặc cấp tương đương

- Bộ phận xử lý HQ các cấp căn cứ mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể đểxử lý đúng thẩm quyền và thời hạn quy định

DN có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ HQ của những lô hàng đã giải phóng trong thời hạn5 năm kể từ ngày giải phóng hàng và có trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách,chứng từ liên quan khác cho Cơ quan HQ khi có yêu cầu.

Cơ quan HQ thông qua việc kiểm tra hồ sơ HQ lưu tại Cơ quan HQ hoặc qua cácnguồn tin khác, phát hiện có sai lệch về số thuế phải nộp của DN, thì đuợc phép kiểm trahồ sơ lưu của DN cùng sổ sách, chứng từ có liên quan đến lô hàng đã được giải phóng.

1.3.3.3 Thông quan hàng NK

a Hàng hoá được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục HQ

Trang 31

- Đối với hàng không có thuế, miễn thuế hoặc thuế suất 0%, hàng gia công, hàng hoáđặc biệt khác đảm bảo tiêu chi luồng xanh Hồ sơ sẽ chuyển sang bộ phận kiểm tra HQ,nếu xác định đúng thực tế hàng với khai báo thì HQ sẽ kí đóng dấu cho thông quan hànghoá.

- Đối với hàng thuộc loại phải nộp thuế ngay: Hàng sẽ được thông quan ngay sau khinộp thuế hoặc có bảo lãnh HQ chấp nhận và có kết luận của HQ kiểm tra thực tế hànghoá đúng như khai báo.

- Đối với thuộc loại có thuế cho phép ân hạn: sau khi nhận thông báo thuế và có kếtluận thực tế hàng đúng với khai báo thì chuyển hồ sơ cho HQ kí, đóng dấu và thông quanhàng hoá.

b Hàng hoá, phương tiện vận tải chưa làm xong thủ tục HQ có thể được thông quannếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ HQ nhưng được cơ quan HQ đồng ý cho chậmnộp có thời hạn

- Chưa nộp, nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà được tổchức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảolãnh về số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp hàng hoá XK, NK được hưởng ân hạn nộpthuế theo quy định của pháp luật về thuế.

c Trường hợp chủ hàng hoá, phương tiện vận tải bị xử phạt vi phạm hành chính vềHQ bằng hình thức phạt tiền thì hàng hoá, phương tiện vận tải có thể được thông quan

nếu đã nộp phạt hoặc được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện mộtsố hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt củacơ quan HQ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d Đối với hàng hoá XK, NK có trưng cầu giám định thì cơ quan HQ căn cứ kết quả

giám định để quyết định thông quan Trong trường hợp chờ kết quả giám định mà chủhàng có yêu cầu đưa hàng hoá về bảo quản thì cơ quan HQ chỉ chấp nhận trong trườnghợp đã đáp ứng các điều kiện về giám sát HQ do Tổng cục HQ quy định.

Trang 32

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG QUAN HÀNG HẠT NHỰANK TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHẨM ĐÀ NẴNG

2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng2.1.1 Giới thiệu chung

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Công Nghệ Phẩm Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 37/QĐUBngày 10/01/1975 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, trụ sở đầu tiên của Công tytại số 19 Trần Phú – Thành phố Đà Nẵng Tháng 09/1983 do yêu cầu công tác Công tytách làm hai Công ty:

- Công ty bách hoá vải sợi.- Công ty điện máy vật liệu.

Tháng 3 năm 1988 hai Công ty trên hợp nhất thành Công ty Công Nghệ Phẩm QuảngNam – Đà Nẵng, trụ sở làm việc tại 57 Lê Duẩn - Hải Châu – Đà Nẵng.

Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Công Nghệ Phẩm Đà NẵngTên giao dịch: TRIMEXCO DANANG

Trụ sở chính: 57 Lê Duẩn – Đà Nẵng.Vốn điều lệ: 6.347.200.000 đồng.

Lĩnh vực hoạt động: thương mại, xuất NK và dịch vụ tổng hợp.Các mặt hàng kinh doanh:

- Mặt hàng xuất NK: Nông – Lâm - Hải sản, dược liệu, thực phẩm công nghệ, côngnghệ tiêu dùng, điện máy, ôtô Các sản phẩm chính: cao su, quế, cà phê.

- Mặt hàng kinh doanh nội địa: Tổng đại lý bia Sanmiguel, nhà phân phối chính thứcxi măng Nghi Sơn, xi măng Chinfon Hải Phòng, tổng đại lý xe máy VMEP, tổng đại lýsản phẩm giấy vở và văn phòng phẩm.

Tháng 12/1997 sau khi chia tách hai đơn vị hành chính Quảng Nam và thành phố ĐàNẵng, Công ty đổi tên thành Công ty Công Nghệ Phẩm Đà Nẵng tại quyết định số5481/QĐUB ngày 31/12/1997 của UBND thành phố Đà Nẵng Ngày 8/12/2005 theo

Trang 33

quyết định số 196/2005/QĐ-UB Công ty Công Nghệ Phẩm Đà Nẵng chính thức cổ phầnhóa với số vốn điều lệ là 6.347.200.000 đồng chia làm 63.472 cổ phần Hiện nay giámđốc là ông Huỳnh Tấn Lộc Tính đến thời điểm hiện tại tổng số lao động của Công ty là97 lao động.

Công ty Công Nghệ Phẩm Đà Nẵng là sự hợp nhất của hai Công ty cho nên bên cạnhnhững thuận lợi sẵn có Công ty cũng gặp không ít khó khăn Nguồn vốn của Công ty tạithời điểm 31/12/2003 là 139.378.050.476 đồng, đây là một lợi thế lớn về nguồn tài chínhthuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển kinh doanh Tuy nhiên sau khi cổ phần hoá thì nềnkinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt nhất là vào năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO thìmôi trường cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Công ty phải định hướng phát triển cho mình trongkhoảng thời gian dài mà không có sự bổ trợ của nhà nước Tuy vậy, Công ty vẫn khôngngừng nỗ lực, phấn đấu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu xã hộingày càng phát triển.

Trải qua 30 năm hoạt động phát triển Công ty Công Nghệ Phẩm đã từng bước khẳngđịnh vị thế, vai trò của một nhà sản xuất phân phối lớn của khu vực miền Trung.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

a Chức năng

Là một Công ty có địa bàn hoạt động rộng rãi vì vậy Công ty không chỉ chỉ đạo điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở và các đơn vị trên địa bàn Đà Nẵng mà cònđiều hành phân phối ở các chi nhánh, địa phương khác Với chức năng buôn bán, bán lẻ,liên kết xuất NK trực tiếp với VMEP (Đài Loan), trung tâm bảo hành, tiêu thụ các loại xemáy, cung ứng phụ tùng xe máy, liên doanh liên kết và làm đại lý cho các nhà máy ximăng, sắt thép, xà phòng, thuốc lá Tất cả các hoạt động của Công ty nhằm khai thác cóhiệu quả nguồn hàng, nguồn hàng đa dạng hoá các mặc hàng kinh doanh phục vụ tốtngười tiêu dùng và xã hội trên thị trường và khu vực miền Trung nói riêng.

b Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm: bách hoá,vải sợi, điện máy, vật liệu xây dựng, thuốc lá, đồ gỗ, các loại dịch vụ, giải khác, kháchsạn, các mặt hàng hoá mỹ phẩm.

Hoạch định, tổ chức kiểm soát, thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích:

Trang 34

- Hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh mà sở thương mại thành phố đề ra.- Bù đắp các chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ chính sách pháp luật đạt hiệuquả cao nhất.

- Tổ chức buôn bán, bán lẻ, phân phối kinh doanh trong đó phân phối dịch vụ và kinhdoanh là chủ yếu Trực tiếp thu mua và ký kết các hợp đồng kinh tế với các nhà cung ứng.

c Quyền hạn

Công ty Công Nghệ Phẩm thuộc sở thương mại có đầy đủ tư cách pháp nhân, tên giaodịch trên thị trường nên có đầy đủ quyền hạn của một đơn vị kinh doanh như trên:

- Mở tài khoản tại ngân hàng để tiến hành hoạt động mua bán.

- Được quyền ký kết các hợp đồng, tổ chức các hợp đồng liên doanh liên kết đầu tưvới các tổ chức hoặc cá nhân hợp pháp trong và ngoài nước.

- Được vay vốn ngân hàng, được quyền huy động vốn từ các cổ đông và các nguồnvốn trong và ngoài nước.

- Trực tiếp mua hàng hoá, ký kết các hợp đồng với các nhà cung ứng, lựa chọn cáchđầu tư.

- Được quyền tham gia các hoạt động thương mại như triển lãm, quảng cáo.- Tự chủ trong quản lý, bình đẳng trước pháp luật.

- Có quyền tuyển dụng nhân viên theo yêu cầu kinh doanh.

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 1)

Công ty Công Nghệ Phẩm là một Công ty thương mại với nhiều chi nhánh trải rộngtrên thị trường vì vậy đòi hỏi bộ máy quản lý phải có sự gắn kết mật thiết với quá trìnhsản xuất kinh doanh nâng cao quá trình chuyên môn hoá Mô hình quản lý của Công tytheo cơ cấu trực tuyến và chức năng Ban giám đốc nắm quyền điều hành và được sựtham mưu của các phòng ban trong hoạt động kinh doanh.

Trang 35

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC

Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Qua mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Công Nghệ Phẩm Đà Nẵng, ta thấycó các ưu điểm là: Trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong Công ty được xácđịnh một cách rõ ràng, không có sự chồng chéo trong công việc Cấp dưới trực tiếp chịu

sạn Dịchvụ

ChinhánhQuảngNamHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

Phòng Tổ chức –Hành chính

Phòng Kinh doanh

NhàmáySXbao bìTP.HCM

Trang 36

sự chỉ đạo, báo cáo trực tiếp lên cấp trên và sự quản lý của các bộ phận chuyên môn.Thông tin được truyền đạt chính xác và kịp thời hơn Mọi khiếu nại từ bên trong và bênngoài đều được giải quyết nhanh gọn, phát huy được năng động cơ sở và sự hiểu biết cơsở của cấp lãnh đạo.

Các phòng ban khác nhau có nghiệp vụ chuyên môn khác nhau vì vậy họ cần phảiphối hợp chặt chẽ với nhau, nhằm đảm bảo cho các lĩnh vực công tác được tiến hành đồngbộ và nhịp nhàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo kế hoạch, mục tiêu của Côngty Tuy nhiên, bộ máy cũng có nhược điểm là do mạng lưới kinh doanh của Công ty quárộng lớn, lãnh đạo quản lý trực tiếp nên công việc của Ban giám đốc rất nhiều, dễ dẫn đếnthiếu sót trong quản lý điều hành.

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

a Đại hội đồng cổ đông:

Theo luật Công ty, điều 96 Đại Hội Đồng Cổ Đông, Đại Hội Đồng Cổ Đông có cácquyền và nhiệm vụ sau đây:

- Thông qua định hướng phát triển của Công ty.

- Quyết định loại cổ phần và tổng sau cổ phần của từng loại được quyền chào bán;quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Công ty có quyđịnh khác.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trità sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty nếu điều lệ của Công tykhông quy định một tỷ lệ khác.

- Quyết định sữa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệdo bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy địnhtại Công ty.

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.

- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.

- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hạicho Công ty và cổ đông Công ty.

- Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty.

Trang 37

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật này và điều lệ Công ty.

b Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty đểquyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty Thành viên củaHội đồng quản trị do các cổ đông sáng lập đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổđông sáng lập Số thành viên của Hội đồng quản trị là 5 người.

c Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát có nhiệm vụ phân công các thành viên còn lại, từng loại công việc kiểmsoát Ban kiểm soát kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và điều hành Công ty, có tráchnhiệm kiểm soát hoạt động kinh doanh và kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo,bản quyết toán năm tài chính của Công ty và hội nghị khắc phục.

d Ban giám đốc:

17 Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm về mặt hoạt động kinh doanh của Công ty,quy định của hội đồng quản trị, điều lệ pháp luật, sử dụng và phát triển bảo toàn vốn theophương án thông qua trong hội đồng quản trị, xây dựng và tình hội đồng quản trị phêduyệt thông qua hội đồng cổ đông, xây dựng và trình hội đồng quản trị chuẩn y về kếhoạch phát triển đề án tổ chức quản lý Công ty, quy hoạch cán bộ và lãnh đạo để thựchiện các phương án đã được phê duyệt, ký hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động , báo cáohội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty theoquy định.

18 Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành, khi cần có thể thay giám đốcgiải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng, uỷ quyền của giám đốc và nằm trong phạmvi quyết định nào đó.

e Phòng Tổ chức - hành chính:

Phòng Tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho ban điều hành trong việc tiếpnhận bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểmtra, tổng hợp công tác thi đua khen thưởng cho từng cá nhân trong Công ty, kiểm soáthoạt động cá nhân trong toàn Công ty nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm nội quy củaCông ty và pháp luật nhà nước Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn chịu trách nhiệmtheo dõi việc thực hiện các chế độ Đảng, đời sống cán bộ công nhân viên và công tác xã

Trang 38

hội toàn Công ty.

f Phòng kinh doanh:

Phòng Kinh doanh vừa đảm bảo lập kế hoạch kinh doanh hằng năm, hằng quý choCông ty, vừa phải thực hiện kế hoạch đó bằng cách thực hiện cách xây dựng, lựa chọn cácphương thức kinh doanh, chiến lược tối ưu nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong kếhoạch ngắn, trung và dài hạn của Công ty Điều hành trực tiếp hoạt động của Công ty trêncơ sở chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo từng nhóm chức năng của các khâu mua bán, bảoquản, xuất NK Ngoài ra, phòng kinh doanh còn là nơi diễn ra các cuộc đàm phán, tổ chứcthực hiện hợp đồng giữa Công ty với các cá nhân, tổ chức kinh doanh, liên doanh trong vàngoài nước.

g Phòng kế toán

- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác tài chính.- Nghiên cứu chỉ đạo công tác tài chính trong Công ty.

- Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, tổ chức báo cáo đúng hạn.

- Hàng tháng tinh quỹ lương, thông báo cho phòng tổ chức hành chính để tính lươngtoàn bộ công nhân viên trong Công ty.

- Tổ chức kiểm tra công tác tài chính đối với các trung tâm lưu trữ, phân tích tình hìnhtài chính.

h Chức năng kinh doanh của các đơn vị thành viên

- Trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng : chuyên kinh doanh các mặt hàng vật liệuxây dựng: Xi măng, sắt thép và các vật liệu khác.

- Trung tâm dịch vụ khách sạn: Chuyên kinh doanh về các dịch vụ phòng trọ, karaoke,khiêu vũ, cho thuê kho.

- Trung tâm kinh doanh tổng hợp: chuyên kinh doanh các hàng hoá tổng hợp như:Đường, sữa, bánh kẹo, bia, thuốc lá ….

- Trung tâm điện máy: kinh doanh các mặt hàng điện máy, xe may và phụ tùng xemáy, dịch vụ bảo hành xe máy.

- Chi nhánh Hà Nội: Kinh doanh hàng xuất NK, vật liệu xây dựng, xe máy tại thitrường phía Bắc.

- Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: Kinh doanh hàng xuất NK, xe máy tại thị

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:41

Hình ảnh liên quan

Qua mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Công Nghệ Phẩm Đà Nẵng, ta thấy có các ưu điểm là: Trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong Công ty được xác định một cách rõ ràng, không có sự chồng chéo trong công việc - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

ua.

mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Công Nghệ Phẩm Đà Nẵng, ta thấy có các ưu điểm là: Trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong Công ty được xác định một cách rõ ràng, không có sự chồng chéo trong công việc Xem tại trang 35 của tài liệu.
2.1.3. Tình hình sử dụng nguồn lực kinh doanh - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

2.1.3..

Tình hình sử dụng nguồn lực kinh doanh Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

Bảng 2.2.

Bảng cân đối kế toán Xem tại trang 40 của tài liệu.
Khả năng thanh toán nợ và tình hình chiếm dụng vốn - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

h.

ả năng thanh toán nợ và tình hình chiếm dụng vốn Xem tại trang 41 của tài liệu.
2.1.4. Tình hình kinh doanh của công ty - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

2.1.4..

Tình hình kinh doanh của công ty Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.5: Tình hình trang thiết bị Công ty năm 2008 - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

Bảng 2.5.

Tình hình trang thiết bị Công ty năm 2008 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.6: Hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

Bảng 2.6.

Hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.7: Báo cáo doanh thu hoạt động - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

Bảng 2.7.

Báo cáo doanh thu hoạt động Xem tại trang 43 của tài liệu.
2.1.5. Đánh giá tình hình kinh doanh NK của công ty - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

2.1.5..

Đánh giá tình hình kinh doanh NK của công ty Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.9: Tình hình NK hạt nhựa của công ty - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

Bảng 2.9.

Tình hình NK hạt nhựa của công ty Xem tại trang 45 của tài liệu.
2.2.1. Tình hình NK hàng hạt nhựa của công ty - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

2.2.1..

Tình hình NK hàng hạt nhựa của công ty Xem tại trang 45 của tài liệu.
Ví dụ: Bảng tính thuế cho một lô hàng hạt nhựa NK từ Sigapore như sau: - Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.pdf

d.

ụ: Bảng tính thuế cho một lô hàng hạt nhựa NK từ Sigapore như sau: Xem tại trang 51 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan