Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

163 788 2
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, đặc biệt khi nước ta đã chínhthức gia nhập WTO, các doanh nghiệp (DN) trong nước nói chung và cácdoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng đang đứng trước cơ hộivà thách thức lớn.

Hội nhập, một mặt mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với côngnghệ mới và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhưng cũng đặt các doanhnghiệp trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài trên cảthị trường trong và ngoài nước Việc đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước làmột trong những vấn đề được quan tâm nhất ở Việt Nam Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Tấn Dũng đã từng chỉ ra bốn điểm yếu của doanh nghiệp nước talà: “số lượng doanh nghiệp ít; quy mô nhỏ, thiếu vốn; công nghệ sản xuấtkinh doanh nhìn chung lạc hậu; khả năng quản trị doanh nghiệp còn yếukém” Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề cần được ưu tiênxem xét khi đổi mới các DN Nhà nước Khi DN Nhà nước đảm bảo được vốncho sản xuất kinh doanh và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ cónhiều điều kiện để thực hiện vai trò chủ đạo của mình; đồng thời giúp cho DNduy trì và đứng vững trên thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo côngăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Cũng như các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đối với công ty LâmCông nghiệp Long Đại, việc nghiên cứu và đánh giá quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh và tình hình sử dụng các nguồn lực trở nên cấp bách và cầnthiết; trong đó vấn đề hiệu quả sử dụng vốn là nội dung quan trọng cần phải

xem xét Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh QuảngBình” làm luận văn thạc sỹ

Trang 2

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Luận văn "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm

Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình" được lựa chọn nhằm giải quyết các

mục tiêu cơ bản sau:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốntrong doanh nghiệp;

- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại;

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của Công ty trong thời gian tới.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh; phương phápthay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch; phương pháp dự báo; phươngpháp toán kinh tế và một số phương pháp khác.

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng và nội dung nghiên cứu của luận văn là hiệu quả sử dụngvốn và các vấn đề có liên quan.

Trang 3

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm, bản chất của vốn trong doanh nghiệp

Trong phạm vi của doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh đều phải có một lượng nhất định các yếu tố sản xuất như máy móc thiết bị,nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sức lao động,… Trong nền kinh tế thị trường,mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá, do đó để có được các yếu tố nói trênđòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước nhất định, được gọi là vốnsản xuất kinh doanh [38] Vậy có thể hiểu, vốn là lượng tiền ứng trước để thoảmãn nhu cầu về tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằmmục đích sinh lời Gọi là số tiền ứng trước vì nếu doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh có hiệu quả sẽ thu hồi lại được số vốn bỏ ra ban đầu và làm sinh lời vốn.Tài sản được hiểu là nguồn lực do DN kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinhtế trong tương lai Tài sản trong DN được biểu hiện dưới hình thái hữu hình nhưnhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá,… hoặc thể hiện dưới hình thái vôhình như quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng sáng chế… Tài sản trong doanhnghiệp cũng có thể phân thành tài sản hiện vật (vật chất) như máy móc thiết bị,nhà xưởng … và các tài sản tài chính như chứng khoán và các giấy tờ có giá khác.Vốn là một yếu tố cơ bản, là tiền đề không thể thiếu được của mọi quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời sử dụng vốn có hiệu quả là yếu tốquan trọng nhất quyết định đến sự tăng trưởng của các DN và của nền kinh tế ởcác nước đang phát triển như ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Đối với toàn bộ nền kinh tế, vốn được ví như “máu” trong một cơ thể sống.Theo Mác: vốn là giá trị đem lại lợi nhuận [14] Biểu hiện cụ thể của vốn trongcác DN là tài sản mà DN sở hữu hoặc kiểm soát

Trang 4

Ở nước ta hiện nay, khái niệm về vốn cũng được hiểu khác nhau Một sốcho rằng vốn là số tiền đầu tư ứng trước vào tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạncủa DN Cụ thể hơn vốn là biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản dài hạn và tàisản ngắn hạn của DN Một số khác có quan điểm cho rằng vốn gồm hai bộ phậnlà vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Quan điểm này có sự đồng nhất giữa vốn vànguồn vốn Họ cho rằng vốn và nguồn vốn chỉ là những cách gọi khác nhau đểchỉ ra nguồn vốn của tài sản trong DN Theo tác giả, vốn và nguồn vốn là haimặt của cùng một lượng tài sản do DN quản lý, sử dụng; trong đó vốn là biểuhiện bằng tiền giá trị của các tài sản của DN, còn nguồn vốn chỉ ra nguồn gốchình thành các tài sản này Khi nói đến vốn tức là muốn nói đến giá trị những tàisản mà DN đang nắm giữ, sử dụng để phục vụ SXKD Như vậy, trong phạm vicủa luận văn nói đến hiệu quả sử dụng vốn có thể hiểu đồng nghĩa với hiệu quảsử dụng tài sản của DN.

Vốn trong doanh nghiệp có các đặc trưng sau:

- Vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều này có nghĩa làvốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình nhưnhà xưởng, đất đai, thiết bị, nguyên liệu, chất xám, thông tin, vị trí địa lý kinhdoanh, nhãn hiệu thương mại, bản quyền phát minh sáng chế,…

- Vốn có giá trị về mặt thời gian, một đồng vốn ngày hôm nay có giá trị caohơn một đồng vốn trong tương lai, bởi vì có thể đầu tư tiền của ngày hôm nay đểthu được những khoản thu nhập trong tương lai Tỷ lệ lãi suất là sự đo lường thờigiá của tiền tệ, nó phản ảnh chi phí cơ hội mà người sử dụng vốn phải bỏ ra đểthu lợi nhuận Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chính xáchiệu quả của đầu tư.

- Vốn luôn vận động vì mục tiêu sinh lời Nếu coi hình thái khởi đầu củavốn là tiền thì sau một quá trình vận động vốn có thể biến đổi qua các hình tháivật chất khác nhau, nhưng kết thúc chu kỳ vận động vốn lại trở lại trạng thái banđầu là tiền Theo quy luật, để DN tồn tại và phát triển thì lượng tiền này phải lớnhơn lượng tiền mà DN bỏ ra ban đầu, có nghĩa là DN phải có lợi nhuận.

Trang 5

- Vốn luôn gắn liền với một chủ sở hữu nhất định, không có vốn vô chủ,vì nó sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí và kém hiệu quả.

- Vốn được xem là một hàng hóa đặc biệt Khác với hàng hoá thôngthường, hàng hoá vốn được bán sẽ không bị mất quyền sở hữu mà chỉ bán quyềnsử dụng, người mua được quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định và phảitrả cho người sở hữu một khoản tiền được gọi là lãi Như vậy, lãi suất là giá phảitrả cho việc được quyền sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định Việc mua bándiễn ra trên thị trường tài chính, giá mua bán vốn cũng tuân theo quan hệ cung -cầu trên thị trường.

Các đặc trưng của vốn cho thấy, vốn là nguồn lực có hạn cần phải sử dụngtiết kiệm và có hiệu quả Đây là vấn đề có tính chất nguyên lý, là cơ sở cho việchoạch định chính sách quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn DN.

1.1.2 Sự vận động của vốn trong doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn thường xuyên chuyển hoá từhình thái tiền tệ ban đầu sang các hình thái hiện vật, như: tư liệu sản xuất, sứclao động hàng hoá và cuối cùng lại chuyển hoá về hình thái ban đầu Nếucoi xuất phát điểm ban đầu của vốn là tiền tệ người ta có thể khái quát quátrình hoạt động của vốn trong DN bằng công thức [14]:

T - H H' - T'

Quá trình luân chuyển của vốn biểu hiện như một quá trình vận độngcủa giá trị, phản ánh về mặt giá trị của quá trình sản xuất kinh doanh Ứng vớiba giai đoạn luân chuyển vốn trong công thức này là ba giai đoạn của quátrình sản xuất kinh doanh bao gồm:

Giai đoạn I ( T - H): DN mua các yếu tố đầu vào cho quá trình SXKD

như tư liệu sản xuất, thuê mướn, đào tạo nhân công, Trong giai đoạn nàyvốn ứng ra ban đầu dưới hình thái tiền tệ (T) được chuyển sang hình thái hiệnvật là tư liệu sản xuất và sức lao động (H) khi DN mua tư liệu sản xuất vàthuê lao động.

Trang 6

Giai đoạn II (H H'): đây là giai đoạn DN sử dụng các yếu tố đầu vào

kết hợp với công nghệ và kỹ năng của công nhân để sản xuất sản phẩm phục vụcho tiêu thụ ở giai đoạn sau Trong giai đoạn này, vốn từ hình thái tư liệu sảnxuất (H) chuyển sang hình thái thành phẩm (H') thông qua quá trình sản xuất.

Giai đoạn III (H' - T'): DN tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra thu được tiền,

vốn kết thúc quá trình vận động trở về trạng thái ban đầu là tiền Để DN cóthể phát triển và tiếp tục SXKD tức là vốn tiếp tục vận động ở các chu kì sau,thì lượng tiền thu được ở giai đoạn này phải lớn hơn lượng tiền mà DN bỏ raban đầu ở giai đoạn mua hàng, có nghĩa là DN kinh doanh có lãi.

1.1.3 Phân loại vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Có nhiều cách phân loại vốn, sau đây chỉ xem xét một số cách phânloại vốn chủ yếu, có liên quan nhiều đến nội dung phân tích hiệu quả sử dụngvốn của DN.

1.1.3.1 Phân loại vốn theo quan hệ sở hữu

Theo quan hệ sở hữu, vốn của DN được phân thành vốn chủ sở hữu vànợ.

- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của DN, bao gồmcác bộ phận chủ yếu: vốn góp ban đầu; lợi nhuận không chia; vốn tăng thêmbằng phát hành cổ phiếu mới Tuỳ theo hình thức sở hữu của DN mà tính chấtvà hình thức tạo vốn của từng DN là khác nhau Đối với DN Nhà nước, vốngóp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước Vốn góp ban đầu của công tycổ phần là vốn do các cổ đông đóng góp Đối với công ty trách nhiệm hữuhạn là do các thành viên của công ty đóng góp Đối với DN tư nhân là chủDN bỏ vốn Vốn chủ sở hữu được xác định như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tài sản DN - Nợ phải trả

- Nợ: là số vốn mà DN đi vay, chiếm dụng của tổ chức, cá nhân khácvà do vậy DN phải có trách nhiệm thanh toán DN có thể vay ngân hàng, sửdụng tín dụng thương mại Theo thời gian thanh toán, nợ được chia thành nợ

Trang 7

ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn Thông thường, nợ ngắn hạn là khoảnnợ mà DN có trách nhiệm thanh toán trong thời hạn 1 năm, nợ trung hạn từ 1đến 3 năm và nợ dài hạn từ 3 năm trở lên.

Cách phân loại vốn theo quan hệ sở hữu vốn có ý nghĩa quan trọng đốivới DN trong việc thiết lập cơ cấu vốn hợp lý, vì DN sử dụng vốn chủ sở hữuhay nợ để tài trợ cho hoạt động của mình đều phải chịu chi phí sử dụng vốn.Chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn Chi phí sử dụngvốn có thể xem như tỷ xuất sinh lợi mà DN phải tạo ra từ những dự án đầu tưđể đảm bảo duy trì giá cổ phiếu trên thị trường hoặc có thể hiểu như mức tỷsuất sinh lời tối thiểu mà các nhà cung ứng vốn trên thị trường yêu cầu nhằmđảm bảo sự cung ứng vốn của họ đối với DN Mỗi DN có một cơ cấu vốn tốiưu cho phép DN tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn và tối đa hoá giá trị của DN.

1.1.3.2 Phân loại vốn theo công dụng kinh tế

Theo công dụng kinh tế, vốn của DN được chia thành vốn cố định, vốnlưu động và vốn đầu tư tài chính.

- Vốn cố định là lượng tiền ứng trước để mua sắm, xây dựng tài sản cốđịnh và các khoản đầu tư dài hạn dùng vào hoạt động kinh doanh của DN Tàisản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trựctiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc đồng thời thoả mãn hai tiêuchuẩn sau: về thời gian: có thời gian sử dụng từ một năm trở lên; về giá trị: ởnước ta hiện nay tài sản cố định phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

- Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về tàisản ngắn hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN Tài sản ngắn hạn lànhững tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh như: nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, các khoản phải thu

- Vốn đầu tư tài chính của DN là một bộ phận vốn kinh doanh của DNđược đầu tư ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lời.

Trang 8

Có nhiều hình thức đầu tư tài chính ra bên ngoài như: DN bỏ vốn muacổ phiếu, trái phiếu của các công ty khác, hoặc góp vốn liên doanh với cácDN khác, Mục đích của đầu tư tài chính ra bên ngoài là nhằm thu lợi nhuậnvà đảm bảo an toàn về vốn nhờ đa dạng hoá đầu tư.

Phân loại vốn theo cách này có ý nghĩa quan trọng đối với DN trongviệc lựa chọn loại nguồn vốn thích hợp với từng loại tài sản cần tài trợ, trongviệc đề ra các biện pháp quản lý vốn thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn và bảo toàn số vốn đã bỏ ra.

1.1.3.3 Phân loại vốn theo nguồn huy động

Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn, vốn của DN có thể chiathành nguồn vốn bên trong DN và nguồn vốn bên ngoài DN.

- Nguồn vốn bên trong DN là nguồn vốn có thể huy động được từ hoạtđộng của bản thân DN Đó là tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận chưaphân phối, các khoản dự phòng Nguồn vốn bên trong DN có ý nghĩa hết sứcquan trọng giúp cho DN tự chủ trong việc sử dụng vốn này, đồng thời tiếtkiệm chi phí sử dụng vốn.

- Nguồn vốn bên ngoài DN là nguồn vốn có thể huy động được từ bênngoài DN để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Đó là vốnvay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ phải trả.

Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn bên ngoài rất đa dạng và các hìnhthức huy động cũng rất phong phú Mỗi hình thức huy động vốn từ bên ngoàiđều có một số thuận lợi và khó khăn nhất định, tạo cho DN có một cơ cấu vốnlinh hoạt, kịp thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh Thông thường DN có mức doanh lợi cao thì sử dụng nguồn vốn bênngoài sẽ đem lại lợi nhuận cao Tuy nhiên, khi huy động vốn từ bên ngoài thìthường phải có tài sản thế chấp và DN phải trả lãi tiền vay Nếu DN sử dụng vốnkém hiệu quả thì lãi tiền vay sẽ trở thành gánh nặng mà DN phải chịu.

Trang 9

Với cách phân loại này, cho phép DN lựa chọn các phương án huyđộng vốn sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình trong phạm vikhuôn khổ pháp luật cho phép.

1.1.4 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Vốn có vai trò rất quan trọng đối với DN, là yếu tố không thể thiếu củamọi quá trình kinh doanh Vai trò quan trọng của vốn đã được Các Mác khẳngđịnh: Tư bản đứng ở vị trí hàng đầu, vì tư bản tạo ra giá trị thặng dư.

Trong nền kinh tế thị trường muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, DNphải có vốn Vốn là điều kiện để thực hiện các hoạt động tạo nguồn vì thế cácchiến lược hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ trở thành hiện thực nếuđược đảm bảo bằng vốn.

Như vậy, có thể nói vốn có vai trò quyết định quy mô của DN, quyếtđịnh năng lực sản xuất của DN Vốn càng lớn thì quy mô DN càng lớn, nângcao khả năng tài chính của DN, tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ, nângcao trình độ của người lao động, nâng cao năng lực sản xuất của DN.

Vốn có vai trò nâng cao vị thế, uy tín của DN, tạo điều kiện thuận lợitrong quá trình hợp tác phát triển của DN Quy mô của DN càng lớn sẽ tạođiều kiện để thực hiện mở rộng thị trường trong và ngoài mước, tạo lợi thếtrong cạnh tranh, là điều kiện tồn tại và phát triển của DN

Vốn còn tạo điều kiện cho DN tham gia tốt các chính sách xã hội, cácđóng góp với chính phủ, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước Vì vậy,công tác quản lý và sử dụng vốn sao cho hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọngtrong hoạt động quản lý của DN.

1.1.5 Quá trình huy động, tạo vốn trong doanh nghiệp

Quá trình huy động, tạo vốn trong DN đòi hỏi xác định được nhu cầuvốn cần huy động trong từng thời kỳ nhất định, từ đó phân tích lựa chọn cáchình thức huy động vốn phù hợp.

1.1.5.1 Xác định cơ cấu vốn

Trang 10

Cơ cấu vốn là sự kết hợp của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được sửdụng để tài trợ cho tài sản của DN Các nhân tố chính cần phải xem xét khixác định cơ cấu vốn là:

-Rủi ro kinh doanh: rủi ro kinh doanh là rủi ro cố hữu trong tài sản củaDN trong trường hợp DN không sử dụng nợ.

Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: chi phí cốđịnh của DN, khả năng thay đổi của cầu, khả năng biến thiên của giá bán,khả năng biến thiên của giá đầu vào, khả năng điều chỉnh giá đầu ra khi giáđầu vào thay đổi.

- Thuế thu nhập DN: chi phí sử dụng nợ vay là chi phí sau thuế Giả sửgọi Kd là chi phí nợ vay sau thuế, I là lãi suất nợ vay, T là thuế suất thuế thunhập DN, lúc đó Kd = I(1- T) Nếu thuế suất thuế thu nhập DN càng cao thìcàng hạ thấp chi phí thực tế của nợ (Kd càng thấp) Khi sử dụng nợ, DN tiếtkiệm được một khoản bằng lãi suất vay nợ nhân với thuế suất thuế thu nhậpDN (I * T) Vì vậy, thuế suất càng cao sẽ khuyến khích DN sử dụng nợ dophần tiết kiệm nhờ thuế tăng lên.

- Khả năng linh hoạt tài chính: là khả năng điều chỉnh nguồn vốn tănghay giảm đáp ứng với các thay đổi quan trọng trong nhu cầu vốn DN cần duytrì được tính linh hoạt tài chính nhằm đảm bảo cho DN vẫn có thể huy độngđược vốn một cách hợp lý trong điều kiện có tác động xấu, bởi vì quyết địnhhuy động vốn ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn phươngthức huy động vốn trong tương lai

- Quan điểm của các nhà quản lý: việc xác định cơ cấu vốn mục tiêucủa DN còn phụ thuộc vào quan điểm của các nhà quản lý Thực tế, có một sốnhà quản lý sẵn sàng sử dụng nhiều nợ hơn; trong khi đó, một số nhà quản lýkhác lại muốn sử dụng vốn chủ sở hữu.

1.1.5.2 Lựa chọn và quyết định hình thức huy động vốn

Trang 11

Để lựa chọn và quyết định hình thức huy động vốn phù hợp, trước hếtcần phải xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của DNtrong kỳ kế hoạch Nghĩa là trong mỗi kỳ kế hoạch phải xác định rõ DN cầnbao nhiêu vốn cho những việc gì Việc xác định nhu cầu vốn phải dựa trêncác cơ sở tính toán chính xác, có căn cứ khoa học Đặc biệt, DN phải tậptrung nhu cầu vốn do tìm được cơ hội kinh doanh mới cần đầu tư.

DN cần xác định nhu cầu vốn trong thời kỳ dài hạn và từng thời kỳngắn hạn Đồng thời phải xác định được nhu cầu từng loại vốn cố định, vốnlưu động là bao nhiêu Cụ thể hơn là xác định nhu cầu vốn cho mỗi hình thức,dự án đầu tư là bao nhiêu.v.v

Khi đã xác định lượng tiền cần huy động, tiếp đến là lựa chọn các hìnhthức huy động vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn đảm bảo chohoạt động kinh doanh của DN được thực hiện một cách liên tục với chi phí sửdụng vốn thấp nhất, rủi ro thấp nhất Việc lựa chọn hình thức huy động vốntrong các DN nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào mộtloạt các nhân tố như: trạng thái của nền kinh tế; triển vọng của thị trường vốn;ngành nghề kinh doanh hay lĩnh vực huy động của DN; quy mô, loại hình củaDN; chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của DN; uy tín của DN và khảnăng thích ứng trong các tình huống cụ thể của người quản lý.v.v

Phân tích và lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp trong từng kỳkế hoạch, cần phải xem xét các vấn đề sau: cơ cấu tài chính mà DN đã chọn;chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn huy động cụ thể; tình hình thị trườngtài chính và các điều kiện để DN có thể huy động được vốn theo từng hìnhthức huy động; khả năng đáp ứng của mỗi nguồn vốn huy động cụ thể.

Tuỳ theo từng loại hình DN và đặc điểm cụ thể mà có thể có các hìnhthức huy động vốn khác nhau Trong điều kiện kinh tế thị trường, các hìnhthức huy động vốn của DN cần được đa dạng hóa nhằm khai thác tốt nhất cácnguồn vốn trong nền kinh tế DN có thể lựa chọn các hình thức huy động vốnchủ yếu sau đây:

Trang 12

1.1.5.2.1 Hình thức tự tài trợ (tự cung ứng vốn)

Hình thức tự tài trợ là hình thức DN tự đáp ứng nhu cầu vốn của mìnhbằng nguồn vốn do DN tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồmquỹ khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận giữ lại.

Quỹ khấu hao của DN được hình thành trên cơ sở trích khấu hao tài sảncố định sử dụng trong quá trình kinh doanh, dùng để tái đầu tư thay thế, đổi mớitài sản cố định Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại tài sản cố định, DN cóthể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình.

Tự tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại là một hình thức tạo vốn quan trọng vàhấp dẫn của DN Rất nhiều DN coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuậngiữ lại Thực chất tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại là hình thức tăng vốn đầu tưcác chủ sở hữu DN Hình thức này hấp dẫn và được coi trọng vì nó giảm đượcchi phí sử dụng vốn, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài và tăng tiềm lực tàichính cho DN Tuy nhiên, DN chỉ có thể tự tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại khiDN hoạt động có hiệu quả

1.1.5.2.2 Phát hành cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu để huy động vốn là một hình thức huy động vốn chỉcó các công ty cổ phần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của phápluật về chứng khoán và thị trường chứng khoán sử dụng.

1.1.5.2.3 Phát hành trái phiếu công ty

Trái phiếu công ty còn gọi là chứng khoán nợ, là một loại giấy chứng nhậnnợ có kỳ hạn do công ty phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc và lãi của công typhát hành đối với người sở hữu trái phiếu Phát hành trái phiếu là một hình thứchuy động vốn quan trọng đối với DN trong thị trường chứng khoán phát triển Tuynhiên, chỉ có những DN đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật vềchứng khoán và thị trường chứng khoán mới được phép phát hành.

1.1.5.2.4 Vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác

Trang 13

Vay vốn từ ngân hàng là hình thức huy động vốn rất quan trọng đối vớicác DN Đây cũng chính là hình thức huy động vốn chủ yếu của các DN nướcta trong thời gian qua Theo thời hạn vay, vốn vay ngân hàng bao gồm: vaydài hạn (từ 3 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1 đến 3 năm) và vay ngắn hạn(dưới 1 năm).

1.1.5.2.5 Sử dụng tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các DN, được biểu hiệndưới các hình thức mua bán chịu hàng hóa Hành vi mua bán chịu hàng hoáđược xem là hình thức tín dụng, bởi vì người bán chuyển giao cho người muasử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định và khi đến thời hạn đãđược thoả thuận người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thứctiền tệ và cả phần lãi.

1.1.5.2.6 Tín dụng thuê mua (Leasing)

Thoả thuận thuê mua là một hợp đồng giữa hai hay nhiều bên, liênquan đến một hay nhiều tài sản Người cho thuê (chủ sở hữu tài sản) chuyểngiao tài sản cho người thuê (người sử dụng tài sản) độc quyền sử dụng vàhưởng những lợi ích kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Đổi lại,người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyềnsử dụng và quyền hướng dụng đó

1.1.5.2.7 Huy động vốn bằng liên doanh, liên kết

Theo hình thức này, DN liên doanh, liên kết với một (hoặc một số) DNkhác nhằm tạo vốn cho một (một số) hoạt động hay dự án liên doanh nào đó.Các bên liên doanh ký kết hợp đồng liên doanh thoả thuận về các vấn đề nhưphương thức hoạt động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, thời hạn hợp đồng.Có ba hình thức liên doanh chủ yếu: Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hìnhthức hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn kinhdoanh; Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản đượcđồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh; Hợp đồng liên doanh dưới

Trang 14

hình thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được đồng kiểm soát bởi các bêngóp vốn kinh doanh.

1.1.5.2.8 Điều chỉnh cơ cấu tài sản

Do môi trường kinh doanh biến động, nhiệm vụ kinh doanh thay đổinên trong kinh doanh luôn diễn ra hiện tượng thừa loại tài sản này nhưng lạithiếu tài sản khác Điều chỉnh cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời có giảipháp bán các tài sản cố định dư thừa, không sử dụng đến; mặt khác, trên cơ sởthường xuyên kiểm tra, tính toán và xác định lại mức dự trữ tài sản lưu động,ứng dụng mô hình dự trữ tối ưu nhằm giảm lượng tài sản lưu động lưu khokhông cần thiết Phương thức này tuy không làm tăng tổng số vốn sản xuấtkinh doanh, nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốn cho các hoạtđộng cần thiết trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết

1.1.5.3 Điều hoà vốn

Điều hoà vốn là việc lưu chuyển vốn từ nơi thừa vốn tạm thời, sử dụngkém hiệu quả sang nơi thiếu vốn và có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả caotrong phạm vi nội bộ DN, nhằm đảm bảo vốn được phân bố hợp lý, mang lạihiệu quả cao

Đây là một vấn đề quan trọng trong quản lý vốn nói chung, đặc biệt ởnhững DN lớn có nhiều đơn vị kinh doanh Bởi vì trong một DN vẫn có thểxảy ra hiện tượng ở đơn vị, bộ phận này thừa vốn tạm thời; trong khi ở đơn vị,bộ phận khác lại thiếu vốn tạm thời Hoặc vốn bị phân bổ, đầu tư vào chỗ cóhiệu quả thấp, trong khi DN lại cần vốn cho những dự án có tiềm năng manglại tỷ suất sinh lời cao hơn

Việc điều chuyển vốn trong DN phải đáp ứng được yêu cầu về khảnăng tập trung vốn cho các cơ hội đầu tư tốt hơn, đồng thời đảm bảo khai tháctốt tiềm lực tài chính trong DN, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DNđược tiến hành thuận lợi, có hiệu quả.

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Trang 15

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn

Có vốn mới chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để đạt mục đích kinhdoanh Vấn đề đặt ra có ý nghĩa tiếp theo là phải sử dụng có hiệu quả nguồnvốn huy động Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là điều kiện để DN bảo đảmđạt được lợi ích của các nhà đầu tư, người lao động, của nhà nước về mặt thunhập và đảm bảo sự tồn tại phát triển của bản thân Mặt khác đó cũng chính làcơ sở để DN có thể huy động vốn được dễ dàng trên thị truờng tài chính đểmở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh.

Xét về bản chất hiệu quả sử dụng vốn, trong các quan điểm trước đây, vềlý luận cũng như thực tiễn đều coi giá trị thặng dư là do kết quả của lao độngsống sáng tạo ra; yếu tố đất đai, tài nguyên không tính đến, yếu tố vốn bị xemnhẹ Vì vậy khi xét các yếu tố tác động đến kết quả sản xuất, người ta chỉđánh giá phân tích theo ba yếu tố cơ bản: Lao động, thiết bị, nguyên vật liệu,trong đó yếu tố lao động là cơ bản nhất Từ đó đòi hỏi, bản chất về hiệu quảsử dụng vốn được đề cập một cách đầy đủ hơn Trước hết các DN sản xuấtkinh doanh tuân thủ theo quy tắc: "đầu vào" và "đầu ra" được quy định bởi thịtrường Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai ? không xuấtphát từ chủ quan DN hay từ mệnh lệnh cấp trên, mà xuất phát từ nhu cầu thịtrường, từ quan hệ cung - cầu và lợi ích DN Quyền sở hữu và quyền sử dụngvốn tách rời nhau Hay nói một cách khác mọi yếu tố sản xuất cùng các quanhệ sản xuất của DN đều dựa vào thị trường Thị trường không chỉ là thịtrường hàng hoá, dịch vụ mà còn bao gồm cả thị trường sức lao động, thịtrường vốn Như vậy, bản chất hiệu quả sử dụng vốn là một mặt của hiệu quảkinh doanh, nó là một đại lượng so sánh giữa một bên là kết quả đạt được vớibên kia là số vốn bỏ ra; trong đó chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với sốvốn chủ sở hữu được coi là chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa quan trọng về hiệuquả sử dụng vốn DN

Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốnDN trong cơ chế thị trường lại có nhiều quan điểm khác nhau

Trang 16

Thứ nhất, quan điểm của các nhà đầu tư, tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng

vốn như sau:

Với các nhà đầu tư trực tiếp (những người mua cổ phiếu, góp vốn) tiêuchuẩn hiệu quả vốn đầu tư là tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn cổ đông vàchỉ số tăng giá cổ phiếu mà họ nắm giữ.

Với các nhà đầu tư gián tiếp (những cá nhân, tổ chức cho vay vốn) ngoàitỷ suất lợi tức vốn vay, họ rất quan tâm đến sự bảo toàn giá trị thực tế củađồng vốn cho vay qua thời gian.

Đối với Nhà nước là chủ sở hữu về cơ sở hạ tầng, đất đai, tài nguyên môitrường, tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn DN đồng nghĩa với hiệu quả kinhdoanh, đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nghĩa là tiêu chuẩn vềhiệu quả được xác định thông qua tỷ trọng về thu nhập mới sáng tạo ra, tỷtrọng các khoản thu về ngân sách, số chỗ làm việc mới tăng thêm, so với sốvốn DN đầu tư sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, dựa vào điểm hoà vốn trong kinh doanh có một số quan điểm

cho rằng: tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn khác với tiêu chuẩn kinh doanhở chỗ, tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở điểm hoà vốn xácđịnh Tức là kết quả hữu ích thực sự được xác định khi mà thu nhập bù đắphoàn toàn số vốn bỏ ra Phần vượt trên điểm hoà vốn mới là thu nhập để làmcơ sở xác định hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, dựa trên lợi nhuận kinh tế một số nhà nghiên cứu lại đưa ra quan

điểm: Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, DN đã bỏ ra những chi phíđược phản ánh vào giá thành sản phẩm nhưng còn một số chi phí khác như:tiền lương của chủ DN, đất đai, nhà cửa, lợi thế cửa hàng, uy tín, của anh takhông được hoạch toán vào giá thành sản phẩm Tất cả các khoản này gọi làchi phí ngầm Mặt khác còn một khoản chi phí được xét đến nếu giả thiết sốvốn đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh được đầu tư vào một phương ánkhác có hiệu quả hơn, gọi là chi phí thời cơ hay chi phí cơ hội Theo quan

Trang 17

điểm này tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của DN được xác định trên cơ sởlợi nhuận kinh tế.

Lợi nhuậnkinh tế =

Tổng doanhthu kế toán -

Tổngchi phí -

Chi phí ngầm vàchi phí thời cơHay

Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí kinh tế

Đây là quan điểm xác định tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn mang tính chấttoàn diện, nhưng nó chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu hoặc quản lý, còn về mặthạch toán cụ thể thì không thể xác định được chi phí ngầm và chi phí thời cơ.

Thứ tư, dựa trên thu nhập thực tế, một số quan điểm lại đưa ra tiêu

chuẩn hiệu quả như sau: Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, cái mà nhàđầu tư quan tâm là lợi nhuận ròng thực tế chứ không phải lợi nhuận ròng danhnghĩa Lợi nhuận ròng thực tế được đo bằng khối lượng giá trị hàng hoá cóthể mua được từ lợi nhuận ròng để thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của cácnhà đầu tư Do đó, tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn của quan điểm này làtỷ suất lợi nhuận thực tế được xác định bằng cách loại trừ tỷ lệ lạm phát trongtỷ suất lợi nhuận ròng Với quan điểm này đã phản ánh được tiêu chuẩn đíchthực cuối cùng về kết quả lợi ích tạo ra của đồng vốn.

Qua nghiên cứu các quan điểm trên, theo chúng tôi để đi đến thống nhấtvề bản chất và tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của DN hiện nay, cần giảiquyết các vấn đề sau:

Hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một mặt của hiệu quả kinh doanh mà khôngphải là toàn bộ hiệu quả kinh doanh, do vốn chỉ là một yếu tố của quá trìnhkinh doanh Ngược lại, nói đến hiệu quả kinh doanh có thể có một trong cácyếu tố của nó không đạt hiệu quả Còn nói đến hiệu quả sử dụng vốn, khôngthể nói sử dụng có kết quả nhưng lại bị lỗ vốn Tức là, tính hiệu quả sử dụngvốn thể hiện trên hai mặt: Bảo toàn được vốn và tạo ra được các kết quả theomục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn.

Trang 18

Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải thoả mãn hai yêu cầu: Đápứng được lợi ích của DN, lợi ích của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốncao nhất, đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội Hai yêu cầunày cùng tồn tại đồng thời phù hợp với mục tiêu kinh doanh Trong nền kinhtế thị trường hiện đại, bất kỳ một DN nào hoạt động kinh doanh mang lạinhiều lợi nhuận cho mình, nhưng làm tổn hại đến lợi ích chung của nền kinhtế xã hội sẽ không được phép tồn tại Ngược lại, nếu DN đó hoạt động đem lạilợi ích cho nền kinh tế, còn bản thân nó bị thua thiệt lỗ vốn sẽ làm cho DN bịphá sản Như vậy kết quả tạo ra do việc sử dụng vốn phải là kết quả phù hợpvới lợi ích DN và lợi ích của nền kinh tế xã hội.

Trong các quan điểm trước đây, khi xét "đầu vào" của chỉ tiêu hiệu quảsử dụng vốn chủ yếu đề cập đến khả năng tối thiểu hoá về số lượng vốn, cònvấn đề thời gian sử dụng dài hay ngắn, ít hoặc không đề cập đến Thực tế chothấy, cùng với một kết quả như nhau mà sử dụng một lượng vốn ít hơn nhưngkéo dài thời gian sử dụng thì việc sử dụng số vốn đó chưa hẳn là đã có kếtquả Theo chúng tôi yếu tố đầu vào cần đề cập trên cả hai mặt là: tối thiểu hoásố vốn và thời gian sử dụng.

Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi bản chất và tiêu chuẩn về hiệu quảsử dụng vốn DN được hiểu như sau:

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinhdoanh, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn DN trong việc tối đa hoá kếtquả lợi ích hoặc tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiệnvề nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Khái niệm này chỉ rõ: Hiệu quả sử dụng vốn là gì? Tiêu chuẩn của nónhư thế nào và điều kiện xác định ra sao? cả ba yêu cầu đó là cơ sở để thốngnhất nhận thức về hiệu quả sử dụng vốn DN.

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

Trang 19

Công tác sử dụng vốn kinh doanh trong DN chịu tác động của nhiều

nhân tố bên ngoài và bên trong DN Các nhân tố này tác động qua lại, tươnghỗ lẫn nhau và tác động đến hoạt động sử dụng vốn kinh doanh nói riêng vàhoạt động quản lí sản xuất kinh doanh nói chung Các tác động này cũng cóthể là các tác động tích cực, nhưng cũng có thể là các tác động tiêu cực làmhạn chế và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Do đó, cácnhà quản trị DN phải luôn nắm bắt và quan tâm tới các nhân tố này.

1.2.2.1 Nhân tố con người

Con người là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh Con người được đề cập đến ở đây là bộ máy quản lí và lực lượnglao động trong DN, mà trước hết là giám đốc DN Giám đốc là người toànquyền quản lí và sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn của DN, là người chịu tráchnhiệm quyết định mọi vấn đề về tài chính của DN Quyết định sử dụng đồngvốn kinh doanh của giám đốc mà đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triểncủa DN thì DN kinh doanh có lãi, đồng vốn được sinh sôi nảy nở, được sửdụng một cách tiết kiệm sẽ mang lại hiệu quả cao Ngược lại, nếu quyết địnhđó là sai lầm, không phù hợp với xu hướng phát triển của DN thì sẽ dẫn đếnthua lỗ trong kinh doanh, vốn kinh doanh sử dụng không có hiệu quả, thậmchí mất vốn Đội ngũ cán bộ quản lí của DN, đội ngũ tham mưu chính choDN trong việc ra các quyết định kinh doanh cũng có tác động to lớn Một độingũ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn cao, vững vàng, tinh thông nghiệpvụ, năng động sáng tạo, phản ánh trung thực, đầy đủ chính xác kịp thời sẽgiúp nhà quản trị DN có những quyết định đúng đắn với tình hình sản xuấtkinh doanh của DN.

1.2.2.2 Nhân tố chi phí vốn

Trang 20

Chi phí vốn là những chi phí mà DN phải trả cho việc huy động vốnphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế chi phí vốn cao hay thấp sẽ cótác động làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.

Chi phí vốn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh Chẳng hạn, chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao sẽ làm tănggiá thành sản phẩm, giá cả hàng hoá vì thế sẽ cao hơn, dẫn đến hàng hoá khótiêu thụ hoặc thậm chí không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng chậm thu hồi, từ đóảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN.Chi phí quản lí tài chính cao hay thấp, hợp lí hay không hợp lí sẽ cho thấyviệc sử dụng vốn của DN là tiết kiệm hay lãng phí, có hiệu quả hay kém hiệuquả Do vậy, các DN phải luôn phấn đấu để giảm chi phí, hạ giá thành sảnphẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, đẩy nhanh tốcđộ tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh, từ đó tăng vòng quay của vốn kinhdoanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.

1.2.2.3 Nhân tố phương pháp tổ chức huy động vốn

Đây cũng là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vì, nếu có phương pháp tổ chứchuy động vốn kinh doanh hợp lí, luôn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu vốn kinhdoanh của doanh nghiệp, không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trongquá trình sản xuất kinh doanh, và với mức chi phí huy động hợp lí khôngnhững có tác dụng ổn định sản xuất, tránh tình trạng sản xuất bị đình trệ dothiếu vốn kinh doanh mà còn có tác dụng tiết kiệm vốn , hạn chế sự lãng phítrong sử dụng vốn, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng caohiệu quả kinh doanh của DN.

1.2.2.4 Nhân tố cơ cấu vốn

Trang 21

Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ một DN sử dụng các nguồn vốn khácnhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng tài sản của nó Nóicách khác đó là tỷ trọng giữa các khoản nợ với tổng vốn kinh doanh của DN.

Do chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau nên cơ cấu vốn trong cácDN khác nhau sẽ khác nhau Cơ cấu vốn kinh doanh có vai trò quan trọng đốivới DN, nó ảnh hưởng đến chi phí vốn, đến khả năng đầu tư kinh doanh và dođó đến khả năng sinh lời của đồng vốn Chính vì vậy, cơ cấu vốn kinh doanhlà nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếp song rất quan trọng đối với hiệu quảsử dụng vốn kinh doanh của DN Do đó, việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu- một cơ cấu vốn hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất sẽ giúp cho DNtiết kiệm chi phí vốn kinh doanh, tăng lợi nhuận, nâng cao được hiệu quả sửdụng đồng vốn của mình.

1.2.2.5 Nhân tố quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một quy trình sản xuất kinh doanh hợp lí, có hiệu quả sẽ hạn chế đượcsự chồng chéo các chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, tăng năng suất laođộng, tiết kiệm được các nguồn lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn, từ đó hạn chế các chi phí bất hợp lí,các chi phí phát sinh không cần thiết, giảm thiểu sự lãng phí trong sử dụngvốn kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh, từ đó mới làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.3.1.1 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

H Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

R Tổng doanh thu

Trang 22

H Tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh

Ps Lợi nhuận sau thuế VKD Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.2.3.1.3 Suất hao phí vốn kinh doanh

1.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

1.2.3.2.1 Tỷ suất sinh lợi vốn cố định

H Hiệu suất sử dụng vốn cố định

R Tổng doanh thu

Trang 23

VCDHVCDR Suất hao phí vốn cố địnhR Tổng doanh thu

V Vốn cố định bình quân

Hệ số này cho biết để có một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn cốđịnh Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao, sốvốn cố định tiết kiệm được càng nhiều.

1.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.3.3.1 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

H Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

H Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Trang 24

1.2.3.3.3 Suất hao phí vốn lưu động

1.2.3.3.4 Độ dài một vòng quay vốn lưu động

D = 360 ngày / S VLĐ

Trong đó: D là độ dài một vòng quay vốn lưu động.S VLĐ là số vòng quay vốn lưu động.

1.2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu

HHpVCSH Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu

Quy định khu vực DNNN gồm doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu100% vốn nhà nước; các doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát (Nhà nướcnắm giữ trên 50% vốn cổ phần) DNNN vẫn giữ được vai trò chủ đạo trongnền kinh tế Việc đầu tư vốn của Nhà nước có phân biệt mức độ quan trọngcủa từng ngành trong nền kinh tế:

Trang 25

- Những doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong quốc phòng, anninh quốc gia, Nhà nước đảm bảo vốn đầu tư, cấp bù lỗ (nếu doanh nghiệp bịlỗ), không cho các nhà đầu tư khác tham gia.

- Doanh nghiệp do Nhà nước cần ưu tiên đầu tư: Công trình thuỷ điện,các ngành dịch vụ Tài chính, Bảo hiểm, Đường sắt, Bưu chính viễn thông thì Nhà nước có thể đầu tư toàn bộ vốn hoặc cùng các thành phần kinh tế kháctham gia đầu tư.

- Những doanh nghiệp có thời gian thu hồi vốn chậm không muốn đểnhà đầu tư nước ngoài chiếm cổ phần chi phối như khai thác dầu khí, than thì vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, giữ vai trò chủ đạo [18].

Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục tập trung cho việc cải cách cơ cấu đầutư, tích cực đẩy mạnh triển khai chính sách Tam nông (nông nghiệp – nôngthôn và nông dân), tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng về năng lượng, giaothông, thuỷ lợi và thông tin, tích cực thúc đẩy các ngành kỹ thuật cao và ưutiên đặc biệt cho các lĩnh vực dịch vụ Các giải pháp kinh tế tài chính đều tuântheo và giải quyết các mục tiêu trên Theo đó:

Thứ nhất, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tăng lãi suất đồng Nhândân tệ thêm 0,27% và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại Thứ hai, ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới Luật này cóhiệu lực bắt đầu từ năm mới, trong đó mức thuế đối với các công ty trongnước và nước ngoài là đồng nhất, cụ thể nâng mức thuế thu nhập doanhnghiệp đối với các công ty nước ngoài từ mức 15% lên 25% và giảm thuế suấtđối với các công ty trong nước từ mức 35% xuống còn 25%.

Thứ ba, tiếp tục mở cửa thị trường tài chính “một cách năng động và antoàn” thông qua mở rộng dần phạm vi tham gia của các luồng vốn nước ngoaivào thị trường tài chính trong nước Theo đó từ ngày 11/12/2006 đã mở cửa

Trang 26

hoàn toàn thị trường tài chính cho đầu tư nước ngoài, chấm dứt giai đoạn quáđộ 5 năm sau khi gia nhập WTO vào năm 2001.

Thứ tư, áp dụng cơ chế cấp phép để kiềm chế xuất khẩu, nếu các biệnpháp cắt giảm các mức bồi hoàn thuế hiện nay không giúp hạ nhiệt đượcngành xuất khẩu thép.

Thứ năm, phấn đấu cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách quản lý hành chínhvà tăng chi tiêu cho quảng cáo Theo đó, quảng cáo sẽ tăng chi ở mức 20% sovới năm 2006 và còn phải phấn đấu đạt mức cao hơn trong năm 2008 Chiquảng cáo năm 2006 đã tăng 18% so với năm 2005 và đã đạt tương đương36,9 tỷ USD.

Thứ sáu, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đối ngoại, phục vụ lợi íchquốc gia.

Ngoài ra, Trung Quốc sẽ hạn chế số lượng công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán Hồng Kông.

Về tổng thể Chính phủ Trung Quốc đã đề ra 8 định hướng cải cách thểchế kinh tế cho năm 2007 như sau:

Một là, tiến hành “cải cách giá cả”.Từng bước đưa giá dầu thành phẩmvà khí đốt tương đương với mức giá trên thế giới Thực hiện thu phí xử lý rácvà phí ô nhiễm nước.

Hai là, thực thi “cải cách thể chế đầu tư” Cải tiến trình tự duyệt dự ándoanh nghiệp đầu tư, sửa “danh mục dự án DN đầu tư được Nhà nước chophép”, chuẩn hoá chế độ đăng ký dự án đầu tư, xây dựng chế độ truy cứutrách nhiệm về ra quyết định đầu tư.

Ba là, đẩy mạnh “cải cách DN”.Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá, thôngqua các phương thức như niêm yết trên thị trường để thu hút vốn, thực hiện đadạng hoá chủ đầu tư.

Bốn là, tiến hành “cải cách các ngành nghề then chốt”.

Trang 27

Năm là, thực hiện “cải cách kinh tế phi sở hữu nhà nước” Trung Quốcđã cho phép các thành phần ngoài sở hữu nhà nước từng bước kinh doanh cácngành bưu chính viễn thông, hàng không, dường sắt…

Sáu là, tiến hành “cải cách thu nhập” Kiện toàn cơ chế lương hiệpthương Nghiêm khắc thực hiện chế độ lương tối thiểu, chuẩn hoá thu nhậpcủa các đơn vị sự nghiệp và các ngành mũi nhọn.

Bảy là, đẩy mạnh “cải cách an sinh xã hội” Phổ cập bảo hiểm y tế, bảohiểm dưỡng lão, bảo hiểm an toàn lao động tại tất cả các DN, thí điểm y tế cơsở cho cư dân thành phố có bệnh hiểm nghèo.

Tám là, thực thi “cải cách thể chế y tế” [42]

* Hàn Quốc

Có nhiều đơn vị có vốn đầu tư của Nhà nước như:

- Doanh nghiệp của Chính phủ, Chính phủ chịu trách nhiệm hoàn toànđối với hoạt động của các doanh nghiệp này Mục tiêu đầu tư vào doanhnghiệp này mang ý nghĩa dịch vụ công ích hơn là vì lợi nhuận.

- Doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn Nhà nước đầu tư trên 50%vốn điều lệ và giữ vai trò chi phối được tổ chức theo hình thức công ty, Nhànước đầu tư vốn vào doanh nghiệp này chủ yếu vì mục tiêu kinh doanh và thulợi nhuận.

Ngoài hai loại hình chủ yếu trên, ở Hàn Quốc còn có:

- Các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước: chủ yếu là các công tycông ty cổ phần; trong đó cổ phần Nhà nước không giữ mức chi phối hoạtđộng theo Luật Công ty;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư gián tiếp của Nhà nước: Phần lớn là cácdoanh ngiệp có quy mô nhỏ, làm các hoạt động mang tính chất đặc thù [18] Hiện nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp mới về kinh tế tài chính đểphát triển đất nước:

Trang 28

Thứ nhất, Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn hiệp định khung tự dothương mại ASEAN – Hàn Quốc (FTA) với lộ trình miễn thuế 90% hàng hoátừ ngày 1/1/2010, giảm thuế ít nhất 5% đối với 7% số mặt hàng tiếp theo vàonăm 2016, số 3% còn lại sẽ bao gồm 200 mặt hàng nông sản được coi lànhững mặt hàng “đặc biệt nhạy cảm”.

Trong thời gian tới nền kinh tế Hàn Quốc phải có các chính sách tạo racác cơ hội đầu tư mới cho các DN do hiện nay cơ hội đầu tư đã không còn caonhư giai đoạn trước đây Chính vì vậy Chính phủ Hàn Quốc đã có nhữngchiến lược và kế hoạch, tập trung vào một số lĩnh vực như cải thiện môitrường đầu tư, quản lý và điều tiết thị trường bất động sản, khuyến khích đầutư ra nước ngoài, quản lý và điều tiết các dòng vốn nhằm ngăn ngừa khủnghoảng và tạo điều kiện thu hút đầu tư cho các DN trong xúc tiến thương mại.Thứ hai, về môi trường đầu tư: Chính phủ Hàn Quốc chủ trương tạo ramột môi trường đầu tư có tính khích lệ cao, tăng cường cho nghiên cứu vàphát triển giáo dục để tạo thêm các cơ hội đầu tư mới trong tương lai.

Thứ ba, về lĩnh vực bất động sản: chính sách đối với thị trường bất độngsản được chú trọng nhằm hạn chế nguy cơ tăng giá trên thị trường bất độngsản vốn là một khu vực rất nhạy cảm của nền kinh tế.

Thứ tư, có nhiều biện pháp mạnh về các chính sách khuyến khích đầu tưra nước ngoài: gần đây, Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc đã đưa ra hàngloạt các giải pháp trong chương trình khuyến khích đầu tư ra nước ngoài chocác DN của Hàn Quốc Mục tiêu của chương trình này là mở rộng quy mô vàthị trường ra nước ngoài cho các DN đóng vai trò quan trọng nhằm củng cốkhả năng cạnh tranh và cải thiện cơ cấu công nghiệp trong nước trong môitrường kinh doanh cạnh tranh toàn cầu đồng thời củng cố quá trình tái cơ cấucông nghiệp trong nước và chuyển sang lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư (R&D,phát triển sản phẩm) vốn dẫn tới nền kinh tế phát triển Ba ngành mũi nhọn đã

Trang 29

được chọn lựa cho các ưu tiên của chính phủ là phát triển nguồn năng lượng,các dự án cơ sở hạ tầng ra nước ngoài và ngành tài chính.

Về chính sách quản lý luồng vốn: Hàn Quốc vẫn tiếp tục chính sách tự dohoá đối với các luồng vốn vào cũng như các luồng vốn ra Tuy nhiên, chínhphủ cũng vẫn có các chính sách can thiệp thông qua điều tiết trên thị trườngngoại hối khi có những biến động bất thường và nguy cơ bất ổn định tàichính Những biện pháp can thiệp chỉ được thực hiện khi cần thiết do chi phícủa những can thiệp này là khá cao.

Về hỗ trợ xúc tiến thương mại: Trong bối cảnh cạnh tranh thương mạitoàn cầu ngày càng khốc liệt, chính phủ Hàn Quốc đã rất chú trọng tới côngtác xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử [41].

Hai yếu tố quan trọng giúp Hàn Quốc phát triển nhanh chóng là chiếnlược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và chính sách tạo nguồn vốn hợp lý, trongđó đầu tư của nhà nước nói chung, của tín dụng đầu tư nhà nước nói riêngđóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ các ngành kinh tế phục vụ chiến lược đểhuy động các nguồn lực, trong đó có vốn của tín dụng đầu tư nhà nước [36].

1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của các doanh nghiệp ở trong nước

Nước ta đang trong quá trình thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới, sắp xếpdoanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trước đây, trongnền kinh tế, hầu hết chỉ có các DNNN, phương thức đầu tư vốn nhà nước vàodoanh nghiệp tiến hành theo cơ chế "Nhà nước cấp phát vốn, doanh nghiệpgiao nộp sản phẩm và kết quả sản xuất" Những chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhànước giao, doanh nghiệp phải chấp hành, tính kế hoạch được thực hiện tậptrung cao độ, tự chủ tài chính của doanh nghiệp bị hạn chế Việc tài trợ vốncho các doanh nghiệp chủ yếu từ hai kênh là Ngân sách và Ngân hàng vớiviệc cấp phát vốn và tín dụng ưu đãi Trong thời kỳ này, hầu hết các doanhnghiệp sử dụng thừa vốn, chỉ có một số ít doanh nghiệp có quan hệ tín dụngvới Ngân hàng Doanh nghiệp được sử dụng vốn rộng rãi nên nảy sinh hiện

Trang 30

tượng lãng phí vốn, vốn sử dụng từ Ngân sách không phải trả chi phí sử dụng;vốn nhà nước giao không được bảo toàn và phát triển Hiệu quả sử dụng đồngvốn quá thấp, tình trạng sản xuất hàng hoá đơn điệu, nghèo nàn cũng diễn ra ởthời kỳ bao cấp này Để tránh được hiện tượng nêu trên, ngay từ những năm90 của thế kỷ trước, Nhà nước đã đưa ra chủ trương giao vốn, bảo toàn vàphát triển vốn tại các DNNN, nghĩa là Nhà nước là đại diện chủ sở hữu tiếnhành giao vốn Sau mỗi thời kỳ, sẽ có sự kiểm tra so sánh giữa số vốn kiểmkê tại thời kiểm cuối năm cùng với hệ số trượt giá về tài sản hoặc vật tư, sovới số vốn được giao ở thời điểm đầu năm có tính tới hệ số.

Trong thời kỳ này, Nhà nước thực hiện việc thu toàn bộ khấu haoTSCĐ về cho Ngân sách, điều đó làm vốn của doanh nghiệp bị giảm dần,TSCĐ lạc hậu, ít được đổi mới thay thế Đối với vốn lưu động và TSCĐ cũngbị giảm dần do thông qua việc nộp NSNN dưới dạng chênh lệch giá hoặcphân chia cho người lao động dưới hình thức tiền lương hay tiền thưởng, từđó có thể thấy rằng cơ chế đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp cònmang tính bao cấp, chưa thực sự đúng với ý nghĩa là đầu tư vốn.

- Khi Luật DNNN ra đời (1995), có một sự thay đổi quan trọng theo đó,quy định DNNN là tổ chức kinh tế được Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ;tổng công ty là DNNN độc lập, có tư cách pháp nhân, được nhà nước giaovốn, có trách nhiệm bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả Theo luật này thìDNNN chia ra làm hai loại là DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạtđộng công ích Đối với DNNN hoạt động công ích, NSNN cấp 100% vốn vàđược hỗ trợ để thực hiện mục tiêu mà nhà nước giao DNNN vẫn phải thựchiện các quy định về bảo toàn vốn Doanh nghiệp được trích lập các khoản dựphòng như: dự phòng hàng hoá tồn kho, nợ phải thu khó đòi Việc trích lập nợphải thu khó đòi không vượt quá 20% tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp.

Trang 31

- Từ khi có Luật DNNN sửa đổi (2003) và Nghị định 199/2004/NĐ-CPthì Nhà nước chỉ đầu tư vốn cho công ty nhà nước độc lập và Tổng công tynhà nước mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc các doanh nghiệp mà Nhànước cần nắm giữ vốn chi phí được chuyển đổi từ Tổng công ty Nhà nước.Thông qua công ty Nhà nước, Nhà nước sẽ đầu tư vốn vào doanh nghiệpkhác Các công ty nhà nước lại sử dụng vốn nhà nước đầu tư, vốn vay và cáckhoản nợ phải trả khác để đầu tư, góp vốn thành lập các công ty con, công tyliên kết Không khống chế tổng mức vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệpkhác: Công ty nhà nước có toàn quyền lựa chọn và quyết định việc đầu tư vốnvào doanh nghiệp khác trên nguyên tắc hiệu quả.

Vốn của Nhà nước được đầu tư vào các công ty Nhà nước và các doanhnghiệp khác Tính đến cuối tháng 12/2005, số lượng công ty nhà nước là3.067 công ty và số lượng tổng công ty nhà nước là 101, một số tổng công tyđược thành lập mới theo mô hình công ty mẹ, công ty con[17].

Vốn Nhà nước đầu tư cho các công ty kinh doanh có hiệu quả, có khảnăng cạnh tranh, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, cung cấp dịch vụ, cácsản phẩm công ích, trong đó nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế chiếm17,2% so với tổng số vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp Vốn bổ sungtrực tiếp từ ngân sách nhà nước chỉ bằng 1,4% số vốn hiện có Đại bộ phậncác công ty Nhà nước hàng năm được bổ sung vốn từ lợi nhuận sau thuế

Tổng số vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần là 17.910 tỷ đồng,vốn Nhà nước đầu tư vào 1.941 doanh nghiệp có loại hình sở hữu khác (cuối2004) doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư trên 51% vốn điều lệ là 35%;doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư dưới mức 50% vốn điều lệ chiếm 65%.

Tuy số lượng công ty nhà nước có giảm, nhưng các công ty nhà nướcđã giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Năm 2005 các DNNN đã tạo ra680.000 tỷ đồng doanh thu, đóng góp 40% GDP cho Nhà nước, tỷ suất lợi

Trang 32

nhuận vốn tăng 16% so với năm 2004 Số doanh nghiệp có lãi là 83%, sốdoanh nghiệp hoà vốn là 7% Các doanh nghiệp, công ty Nhà nước có lợinhuận cao tập trung nhiều ở các ngành như: Bưu chính viễn thông, dầu khí,cao su, điện lực, rượu, bia

Hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn Nhànước tăng lên là một điều đáng mừng, song, một số lĩnh vực, một số ngành,một số tổng công ty Nhà nước, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốncũng còn kém, một số tổng công ty còn để mất vốn, chi phí sản xuất quá cao,nợ phải thu, nợ khó đòi phát sinh nhiều Năm 2005, nợ phải trả tăng từ 1%đến 3% so với năm 2004; nợ quá hạn phải trả chiếm khoảng 56.000 tỷ đồng.Có tới 20 tổng công ty hiệu quả kinh doanh thấp, những ngành sử dụng vốnkém hiệu quả như nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở như: dệt, giấy, dâutằm tơ, mía đường, thuỷ sản, cầu đường

Hiện nay, quá ít DNNN có đủ vốn tự có theo quy định và thực tế hơn50% vốn tự có không phát huy hiệu quả, đang nằm trong tài sản chờ thanh lý(38% thiết bị chờ thanh lý) và trong nợ khó đòi Hầu hết DNNN có tổng tàisản gấp 10 đến 20 lần vốn tự có, tổng nợ ngân hàng bình quân gấp 6 đến 8lần, trong lĩnh vực thương mại, xây dựng gấp 10 đến 20 lần Trong khi hệ sốan toàn vốn vay / vốn tự có ở Mỹ và EU từ 2,5 – 3,5 lần, ở Singapo và TháiLan từ 3 – 4 lần [17] Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh làvấn đề các doanh nghiệp đều phải quan tâm; không chỉ đối với vốn doanhnghiệp tự huy động mà cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp; không thể sử dụng vốn với bất cứ giá nào, hoặc sử dụng mộtcách tràn lan kém hiệu quả.

Trang 33

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP LONG ĐẠI

Ngày 24 tháng 02 năm 1982 đơn vị được thành lập và trực thuộc Bộ

Lâm nghiệp theo Quyết định số 123/QĐ- BLN của Bộ Lâm nghiệp với tên gọiban đầu là Liên hiệp Lâm Công nghiệp Long Đại Ngày 13 tháng 8 năm 1996Liên hiệp Lâm Công nghiệp Long Đại đổi tên thành Công ty Lâm Côngnghiệp Long Đại trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình theo Quyết định số 933/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Bình Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại làdoanh nghiệp hạng I và hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước.

Trang 34

Tên công ty: Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại.

Trụ sở chính: Tiểu khu 11, Đồng Sơn - Đồng Hới - Quảng Bình.Điện thoại: 052.826026 - 052.826115 Fax: 052.826347

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Từ khi thành lập đến nay, Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại đã khôngngừng phát triển, từng bước đạt được những thành quả đáng kể trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Công ty đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhấtcủa thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường vàđã khẳng định được vị thế của mình Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại làdoanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có trụ sở chính đặt tại tiểu khu 11,phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Hiện nay, Công tycó các đơn vị cơ sở hạch toán báo sổ sau đây:

- Lâm trường Khe Giữa; - Lâm trường Trường Sơn;- Lâm trường Ba Rền;- Lâm trường Long Đại;- Lâm trường Kiến Giang;- Lâm trường Đồng Hới;

- Lâm trường Rừng thông Bố Trạch;- Xí nghiệp chế biến Nhựa thông;

- Xí nghiệp Khai thác Vận chuyển lâm sản;- Xí nghiệp Cầu đường;

- Xí nghiệp chế biến gỗ Đồng Hới;

- Xí nghiệp Vật tư kinh doanh Lâm đặc sản;- Xưởng chế biến lâm sản Nam Long;

- Xí nghiệp Khai thác chế biến vàng Xà Khía.

Với sự nỗ lực của Ban Giám đốc, các cấp quản trị và toàn bộ tập thể laođộng đã mang lại cho Công ty nhiều thành quả đáng phấn khởi, cụ thể:

- Doanh thu và lợi nhuận tăng dần qua hàng năm;

Trang 35

- Thị phần được mở rộng;

- Sản phẩm, hàng hoá do Công ty sản xuất và kinh doanh ngày càngđược thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài chấp nhận và tincậy về chất lượng, mẫu mã, giá cả;

- Về mặt xã hội, Công ty đã giải quyết việc làm được một số lượng khálớn ở trên địa bàn tỉnh nhà, đến nay Công ty có hơn 1.000 lao động thườngxuyên, trong đó cán bộ và nhân viên quản lý khoảng 150 người.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại là một đơn vị kinh doanh tổng hợptrên các lĩnh vực: trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng; khai thác và chế biếnlâm sản; kinh doanh các mặt hàng lâm sản và các dịch vụ khác [3] Do đó,Công ty có các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng (Bao gồm rừng phòng hộ, rừng đặcdụng, rừng sản xuất);

- Khai thác và chế biến gỗ;

- Khai thác và chế biến nhựa thông;- Sản xuất vật liệu xây dựng;

- Thăm dò và khai thác khoáng sản;

- Kinh doanh các mặt hàng lâm sản và các dịch vụ khác [3].

Sản xuất, kinh doanh và thực hiện cung ứng dịch vụ thuộc các lĩnh vựcnói trên cho thị trường nội tỉnh, trong toàn quốc và xuất khẩu ra thị trườngnước ngoài, một mặt giải quyết các nhu cầu quốc kế dân sinh cho nhân dântỉnh Quảng Bình nói riêng và toàn quốc nói chung; mặt khác tăng kim ngạchxuất khẩu cho địa phương và cho đất nước góp phần cân bằng cán cân thươngmại và ổn định kinh tế vĩ mô

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lưới quản lý của Công ty

2.1.3.1.1 Cơ cấu tổ chức mạng lưới quản lý của Công ty

Trang 36

Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại có cơ cấu tổ chức mạng lưới baogồm [3]:

- Văn phòng Công ty;- Các đơn vị trực thuộc: * 07 Lâm trường;

* 04 Xí nghiệp Chế biến; * 02 Xí nghiệp Khai thác; * 01 Xí nghiệp Cầu đường.

2.1.3.1.2 Bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:

- Ban giám đốc: có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc;- Phòng Tài chính - Kế toán;

Giám đốc

Phó giám đốckinh doanh

Phó giám đốckỹ thuật

Trang 37

Quan hệ trực tuyến;Quan hệ chức năng.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Phòng Hành

chính - Tổ chức Phòng Tàichính - Kế

đường

Trang 38

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban trong Công ty

2.1.3.2.1 Giám đốc Công ty

Là người đứng đầu Công ty được UBND tỉnh Quảng Bình ra quyếtđịnh bổ nhiệm trên cơ sở xem xét năng lực, trình độ tổ chức, quản lý và điềuhành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị do mình quản lý Giámđốc là người thay mặt Nhà nước quản lý vốn, tài sản của Công ty, đồng thời làngười đại diện cho công nhân viên chức khi làm nghĩa vụ với Nhà nước,mang lại quyền lợi cho mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty

2.1.3.2.2 Phó Giám đốc phụ trách nội chính, hoạt động chế biến

Là người giúp việc cho Giám đốc, thừa ủy quyền của Giám đốc trongmột số công việc khi được Giám đốc uỷ quyền Phó giám đốc này phụ tráchmảng hoạt động chế biến của công ty, phụ trách công tác nội chính.

2.1.3.2.3 Phó Giám đốc phụ trách Quản lý, bảo vệ rừng

Là người giúp việc cho Giám đốc, thừa ủy quyền của Giám đốc trong

một số công việc khi được Giám đốc uỷ quyền; phụ trách khâu quản lý, bảovệ rừng.

Các phòng, ban chức năng của Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại đượctổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng, dựa trên cơ sở những yêucầu và tính chất của công việc quản lý sản xuất, kinh doanh tại Công ty vàchịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty.

2.1.3.2.4 Phòng Tài chính - Kế toán

Thực hiện công tác tài chính-kế toán theo Luật kế toán do Nhà nước banhành; nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sử dụngvà điều tiết nguồn vốn của Công ty; tập hợp các báo cáo kế toán - thống kê,phân tích hoạt động kinh tế, cung cấp thông tin tổng thể về tình hình hoạt độngSXKD và tình hình tài chính của Công ty cho Giám đốc, cho các cơ quan chứcnăng theo chế độ quy định; lập kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn, xác

Trang 39

định nhu cầu vốn lưu động hàng năm Kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động tàichính của các đơn vị trực thuộc theo chế độ tài chính và các quy định nội bộ

2.1.3.2.5 Phòng Kỹ thuật, quản lý bảo vệ rừng

Lập kế hoạch về công tác quản lý, bảo vệ rừng cho toàn công ty; xâydựng định mức kỹ thuật chế biến cho từng loại lâm sản; xây dựng kế hoạchkhai thác lâm sản để tham mưu cho Giám đốc đưa ra quyết định về phương ánsản xuất, kinh doanh và quản lý có hiệu quả.

Theo dõi tình hình thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng, biệnpháp ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép

2.1.3.2.6 Phòng Tổ chức - Hành chính

Thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc theo dõi quản lý hồ sơ cán bộ

công nhân viên trong toàn Công ty Nghiên cứu đệ trình Ban giám đốc cải tiếntổ chức bộ máy quản trị Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về tổ chức, sắpxếp và tuyển dụng lao động, công tác đề bạt cán bộ, thuyên chuyển và điềuđộng cán bộ, nhân viên trong nội bộ Công ty một cách hợp lý.

Tổ chức công tác an ninh quốc phòng, khánh tiết, lễ tân Nghiên cứu đềxuất phương án đào tạo và đào tạo lại, thực hiện sát hạch nâng bậc lương,tuyển chọn nhân viên cho giám đốc Công ty.

2.1.3.2.7 Ban quản lý Trồng rừng nguyên liệu

Theo dõi công tác quy hoạch, trồng rừng nguyên liệu cho từng loại: rừngphòng hộ, rừng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng của từng vùng rừng trồng,nghiên cứu đề xuất giám đốc Công ty về việc mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật,mở rộng quy mô sản xuất trồng rừng nguyên liệu

2.1.3.2.8 Các đơn vị trực thuộc

Đứng đầu là Giám đốc của mỗi đơn vị hoạt động tuân thủ theo Quy chếnội bộ và chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty Lâm Công nghiệpLong Đại.

Trang 40

2.1.4 Đặc điểm về sản phẩm và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là nghề rừng, bao gồm khai thácgỗ rừng tự nhiên, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng; chế biến gỗ, chế biếnnhựa thông; thăm dò và khai thác khoáng sản…ngoài ra còn sản xuất vật liệuxây dựng [3].

Trong những năm gần đây, chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên ngày cànggiảm, vì vậy công ty đặt ra mục tiêu chuyển đổi sản xuất kinh doanh theohướng chú trọng phát triển trồng rừng nguyên liệu, đẩy mạnh khai thác và chếbiến nhựa thông, chế biến các sản phẩm từ rừng trồng…đẩy mạnh liên doanh,hợp tác tìm kiếm đối tác để thực hiện chiến lược trên

Đặc điểm sản phẩm: do lĩnh vực kinh doanh rộng nên, sản phẩm hàng hoácủa Công ty là rất đa dạng và phức tạp Với đặc điểm này việc tổ chức SXKDcủa Công ty được chia thành các đơn vị hoạt động tương đối độc lập Sản phẩmđược sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa điểm Do đó, trong quá trình SXKD cơsở VCKT, lao động của Công ty phải có sự điều chuyển giữa các đơn vị.

Với đặc điểm sản phẩm của Công ty mang tính chất đa dạng hoá, Côngty phải sử dụng nhiều loại dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, vật tư vàlao động đòi hỏi phải được đào tạo theo yêu cầu tương ứng Đây là một vấnđề cần được quan tâm và quản lý chặt chẽ, góp phần hạ thấp chi phí nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho Công ty.

Các đặc điểm này chi phối rất lớn đến hiệu quả SXKD của Công ty thểhiện ở một số điểm sau:

- Các đơn vị nằm trên địa bàn rộng phi tập trung hoá, điều kiện giaothông đi lại khó khăn do vậy nếu quản lý về tài sản cũng như về nhân lựckhông chặt chẽ sẽ mang lại năng suất lao động thấp, dễ thất thoát tài sản, vậttư và tiền vốn dẫn đến thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả.

- Một số mặt hàng kinh doanh chịu sự phụ thuộc vào tính chất mùa vụ vàthời tiết nên việc lập kế hoạch huy động vốn gặp nhiều khó khăn Bởi vì, có

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:40

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Tỡnh hỡnh lao động của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 2.1.

Tỡnh hỡnh lao động của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.2: Mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và cụng nghệ năm 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 2.2.

Mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và cụng nghệ năm 2006 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 3.1: Biến động quy mụ, cơ cấu vốn của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.1.

Biến động quy mụ, cơ cấu vốn của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 3.2: Biến động quy mụ, cơ cấu nguồn vốn của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.2.

Biến động quy mụ, cơ cấu nguồn vốn của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3.3: Phõn tớch tỷ suất tự tài trợ của Cụng ty giai đoạn 2004 – 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.3.

Phõn tớch tỷ suất tự tài trợ của Cụng ty giai đoạn 2004 – 2006 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 3.4: Tỡnh hỡnh vốn ngõn sỏch nhà nước của Cụng ty giai đoạn 2004 – 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.4.

Tỡnh hỡnh vốn ngõn sỏch nhà nước của Cụng ty giai đoạn 2004 – 2006 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 3.5: Tỡnh hỡnh huy động nguồn vốn tớn dụng ngõn hàng của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.5.

Tỡnh hỡnh huy động nguồn vốn tớn dụng ngõn hàng của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.6.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 Xem tại trang 69 của tài liệu.
Cũng từ số liệu trong Bảng 3.6 và sử dụng phương phỏp thay thế liờn hoàn sẽ lượng hoỏ được sự ảnh hưởng của yếu tố vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận  vốn kinh doanh  đến biến động lợi nhuận Cụng ty; kết quả tớnh toỏn được trỡnh  bày ở bảng 3.8. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

ng.

từ số liệu trong Bảng 3.6 và sử dụng phương phỏp thay thế liờn hoàn sẽ lượng hoỏ được sự ảnh hưởng của yếu tố vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh đến biến động lợi nhuận Cụng ty; kết quả tớnh toỏn được trỡnh bày ở bảng 3.8 Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 3.9: Hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.9.

Hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 Xem tại trang 75 của tài liệu.
Sử dụng số liệu trong Bảng 3.9, kết hợp với phương phỏp thay thế liờn hoàn cú thể đo lường mức độ ảnh hưởng của vốn cố định và hiệu suất sử dụng  vốn cố định đến doanh thu Cụng ty, kết quả tớnh toỏn được trỡnh bày ở Bảng 3.10. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

d.

ụng số liệu trong Bảng 3.9, kết hợp với phương phỏp thay thế liờn hoàn cú thể đo lường mức độ ảnh hưởng của vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn cố định đến doanh thu Cụng ty, kết quả tớnh toỏn được trỡnh bày ở Bảng 3.10 Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định đến lợi nhuận - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.11.

Ảnh hưởng của vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định đến lợi nhuận Xem tại trang 77 của tài liệu.
Số liệu trong Bảng 3.12 cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Cụng ty. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

li.

ệu trong Bảng 3.12 cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu của Cụng ty Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 3.14: Cỏc khoản phải thu và hàng tồn kho của Cụng ty năm 2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.14.

Cỏc khoản phải thu và hàng tồn kho của Cụng ty năm 2006 Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của cỏc nhõn tố đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Cụng ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.15.

Ảnh hưởng của cỏc nhõn tố đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Cụng ty Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của cỏc nhõn tố đến tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh của Cụng ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.16.

Ảnh hưởng của cỏc nhõn tố đến tỷ suất sinh lợi vốn kinh doanh của Cụng ty Xem tại trang 88 của tài liệu.
Từ số liệu ở bảng 3.9, tiến hành phõn tớch sự ảnh hưởng của cỏc nhõn tố đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động, kết quả tớnh toỏn được trỡnh bày ở Bảng 3.19. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

s.

ố liệu ở bảng 3.9, tiến hành phõn tớch sự ảnh hưởng của cỏc nhõn tố đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động, kết quả tớnh toỏn được trỡnh bày ở Bảng 3.19 Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng 3.2 1: Một số chỉ tiờu về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

Bảng 3.2.

1: Một số chỉ tiờu về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Cụng ty giai đoạn 2004-2006 Xem tại trang 96 của tài liệu.
Từ số liệu ở Bảng 3.21, bằng phương phỏp thay thế liờn hoàn cú thể lượng hoỏ được ảnh hưởng của cỏc nhõn tố đến tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu,  kết quả trỡnh bày ở Bảng 3.22. - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

s.

ố liệu ở Bảng 3.21, bằng phương phỏp thay thế liờn hoàn cú thể lượng hoỏ được ảnh hưởng của cỏc nhõn tố đến tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu, kết quả trỡnh bày ở Bảng 3.22 Xem tại trang 97 của tài liệu.
Vớ dụ lập Bảng tài trợ cho cụng ty năm 2006 như sau: (Bảng 4.1) - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình.doc

d.

ụ lập Bảng tài trợ cho cụng ty năm 2006 như sau: (Bảng 4.1) Xem tại trang 125 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan