Đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.doc

24 1.5K 7
Đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những hướng quan trọng củaquá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước- bộ phận không thể thiếu trong thành phầnkinh tế nhà nước Theo hướng đó, Đảng ta đã lựa chọn cổ phần hóa như một phươngthức có hiệu quả để đổi mới các doanh nghiệp nhà nước như các Nghị quyết 3 và Nghịquyết 9 của Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã nêu rõ.

Thực tế, kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã cho thấy, cải cách chế độ cổphần được coi là một đột phá lý luận kinh tế Cụ thể, Trung Quốc từ năm 1997 đến2001, xí nghiệp cổ phần tăng từ 7.200 lên tới gần 300.000, số lao động từ 6.437 triệungười lên đến 27.466 triệu người, doanh thu từ 813.1 tỷ nhân dân tệ lên 5.673,3 tỷNDT Thực tế đó có sức thuyết phục, đem lại nhận thức đúng đắn về vai trò của cổphần hóa trong xây dựng kinh tế đất nước.

Cổ phần hóa tại Việt Nam được thực hiện từ năm 1992 Vậy cho đến nay, chínhsách ấy được thực hiện như thế nào, mang lại hiệu quả ra sao? Với mong muốn giảiquyết các vấn đề ấy, tôi đã chọn chủ đề ‘Đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước’ cho tiểu luận của mình.

II MỤC TIÊU CỦA TIỂU LUẬN

 Tìm hiểu mục tiêu của cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước.

 Tìm hiểu thực trạng cổ phần hóa DNNN ở nước ta trong thời gian qua. Đưa ra giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

III KẾT CẤU TIỂU LUẬN

Để giải quyết các mục tiêu trên, tiểu luận lần lượt nghiên cứu 03 phần chính như sau: Phần 1 - Chính sách nhà nước trong vấn đề cổ phần hóa: tìm hiểu các vấn đề

như mục tiêu cổ phần hóa, danh mục phân loại Doanh nghiệp nhà nước trong cổphần hóa, phương pháp, lộ trình cổ phần hóa ….

 Phần 2 - Thực trạng tình hình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam trong thời gianqua: trình bày những kết quả đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại trongquá trình cổ phần hóa.

 Phần 3 - Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhànước trong giai đoạn 2006 – 2010.

Trang 2

I CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG VẤN ĐỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ngay từ đầu thập niên 90, cùng với việc đổi mới cơ chế chính sách kinh tế- xãhội, Đảng ta đã sớm có chủ trương chuyển đổi sở hữu một số doanh nghiệp nhà nước(DNNN) nhằm huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triểndoanh nghiệp; tạo điều kiện để những người góp vốn, nhất là cán bộ công nhân viêntrong doanh nghiệp nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo động lực thúc đẩy doanhnghiệp kinh doanh có hiệu quả; tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanhnghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

Để thực hiện thành công chủ trương trên, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghịđịnh, Quyết định nhằm tạo một hành lang pháp lý, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trìnhcổ phần hóa (CPH) các DNNN tại Việt Nam.

I.1 Mục tiêu cổ phần hóa DNNN

Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, ngày 19 tháng 6 năm 2002, của Chính phủ, vềchuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, mục tiêu của việc chuyểndoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là nhằm:

1 Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạora loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người laođộng; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp đểsử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.

2 Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chứcxã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanhnghiệp.

3 Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăngcường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi íchcủa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.

Thật vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tạo ra loại hình doanh nghiệp cónhiều chủ sở hữu trong đó có đông đảo người lao động, phát huy vai trò làm chủ thựcsự của người lao động.

Cụ thể, người lao động được ưu tiên mua cổ phiếu của doanh nghiệp được cổphần hoá với giá ưu đãi, được tiếp tục tham gia và hưởng quyền về bảo hiểm xã hộivà được cấp sổ bảo hiểm xã hội nếu là lao động mới Người lao động được đào tạo lạinghề nếu thuộc diện phải đào tạo lại nghề để tiếp tục làm việc ở công ty cổ phần.Người lao động nghèo được hưởng các ưu đãi kể cả khi mua cổ phần như mua chịu,mua với giá ưu đãi, v.v.

Những người lao động dôi dư do cổ phần hoá được hưởng các chính sách hỗ trợđối với lao động dôi dư theo quy định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, ngày 11 tháng4 năm 2002, của Chính phủ.

Trang 3

I.2 Danh mục phân loại DNNN trong cổ phần hóa

- Theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 4 năm 2002, của Thủ tướngChính phủ, ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổngcông ty nhà nước:

1 Những doanh nghiệp nhà nước thuộc diện Nhà nước sẽ nắm giữ 100% vốn:

 Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực độc quyền nhànước; trong các ngành, lĩnh vực then chốt, sản phẩm quan trọng có vốn nhànước từ 20 tỷ đồng trở lên, có mức thu nộp ngân sách bình quân 3 năm liền kềtừ 3 tỷ đồng trở lên, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệcao và góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô; doanh nghiệp đảm bảo nhucầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncủa đồng bào nông thôn, đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa;doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù.

 Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích quan trọng; doanh nghiệp thực hiệncác nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiếnlược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng.

2 Những doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá, Nhà nước sẽ nắm giữ cổ phầnchi phối:

Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong những ngành, lĩnhvực quan trọng có vốn nhà nước từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng, mức thu nộp ngânsách nhà nước bình quân 3 năm liền kề từ 1 tỷ đồng trở lên và một số loại doanhnghiệp hoạt động công ích.

3 Những doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá, Nhà nước sẽ không nắm giữ cổphần chi phối

Những doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá, Nhà nước không nắm giữ trên50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp hoặc cổ phần đặc biệt, thì cơ quan nhà nước cóthẩm quyền căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp quyết định Nhà nước giữ cổphần mức thấp hoặc không giữ cổ phần.

4 Những doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá, Nhà nước không nắm giữ cổphần chi phối nhưng nắm giữ cổ phần đặc biệt

Đó là những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực quantrọng, khi cổ phần hoá, Nhà nước không nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanhnghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt để quyết định một số vấn đề quan trọng,theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngày 24.8.2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 155/2004/QĐ-TTg để quyđịnh cụ thể các tiêu chí, danh mục phân loại các công ty nhà nước cần giữ 100%, 51%vốn và tiêu chí các TCty, đối chiếu với QĐ 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm2002 của Thủ tướng Chính phủ thì không còn DNNN hoạt động trong lĩnh vực độcquyền nhà nước và bỏ những DNNN hoạt động công ích Theo các tiêu chí quy địnhtại QĐ số 155/2004/QĐ-TTg, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng

Trang 4

cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh, HĐQT TCty 91 tiếp tục phân loạicác công ty nhà nước trình Thủ tướng CP trong tháng 10.2004.

I.3 Phương pháp xác định giá trị DNNN khi cổ phần hóa

Theo Thông tư số 79/2002/TT-BTC, ngày 12 tháng 9 năm 2002, của Bộ Tài chính,hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thànhcông ty cổ phần, có 2 phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phầnhoá, gồm:

Phương pháp thứ 1: Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước theo tài sản

Là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị thực tế củatoàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.

Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị phụ thuộc củadoanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừnhững doanh nghiệp được định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) dướiđây.

Phương pháp thứ 2: Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)

Là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời củadoanh nghiệp trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt độngtrong các ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, dịch vụ tàichính, kiểm toán, tin học và chuyển giao công nghệ: có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trênvốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề của doanh nghiệp trước cổ phần hoá cao hơnlãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xácđịnh giá trị doanh nghiệp.

I.4 Lộ trình cổ phần hóa DNNN- Các chính sách mới

Thay vì chỉ cổ phần hoá (CPH) những DN nhỏ, yếu kém và đơn vị phụ thuộccủa các Cty, Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 24.12 đã bổ sung thêm đối tượng CPH là Ctynhà nước có quy mô lớn không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn Như vậy, cácTCty, Cty, ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính nhà nước đều nằm trongdiện CPH.

Nghị định mới cũng xoá bỏ việc xác định giá trị DN theo cách tổ chức hội đồngđể nâng cao tính chuyên nghiệp và minh bạch trong hoạt động định giá, đẩy nhanhtiến độ CPH Việc xác định giá trị DN sẽ do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện

Tuy nhiên, với DN quy mô nhỏ, tổng giá trị tài sản dưới 30 tỉ đồng, nếu khôngthuê định giá thì cơ quan quyết định CPH có thể giao cho DN tự xác định giá trị DN.

Việc bán cổ phần sẽ thực hiện thông qua đấu giá Nếu tổng mệnh giá cổ phầndưới 1 tỉ đồng, Ban chỉ đạo CPH sẽ tổ chức bán Từ trên 1 tỉ đồng đến 10 tỉ đồng phảiqua đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian và trên 10 tỉ đồng phải thực hiện đấugiá tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán.

Trang 5

Bên cạnh cơ chế bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong DN, Nghị định187 đã chú trọng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiếnlược tham gia góp vốn mua cổ phần Chính sách mới không khống chế quyền mua củacác nhà đầu tư Riêng nhà đầu tư nước ngoài hiện nay theo quy định của Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước, thì tỉ lệ nắm giữ tối đa là 30%.

Các nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần với giá ưu đãi giảm 20% so với giáđấu thành công bình quân, người lao động trong DN được mua theo giá ưu đãi giảm40% và được tự do chuyển nhượng cổ phần ưu đãi Lượng cổ phần người lao động đượcmua ưu đãi tối đa là 100 cổ phần/1 năm công tác tại khu vực nhà nước.Cty cổ phần được hưởng ưu đãi như DN mới thành lập mà không cần phải cóthủ tục chứng nhận ưu đãi đầu tư nhằm giảm bớt những thủ tục hành chính không cầnthiết Cty cổ phần niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán sẽ được hưởng thêm mộtsố ưu đãi khác Điều quan trọng là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Cty cổphần được quyền quyết định việc bán tiếp cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tại Cty cổphần thông qua niêm yết, đấu giá mà không phải đợi đủ 3 năm như quy định cũ.

Các chuyên gia phân tích tài chính cho rằng, chính sách mới sẽ dỡ bỏ các ràocản lâu nay đã làm chậm tiến trình CPH Việc CPH sẽ được tiến hành thực chất vàchất lượng hơn Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội hơn để đầu tư vào trongnước và các DN trong nước cũng có cơ hội để thu hút vốn và công nghệ, quản lý hiệnđại từ nước ngoài Các nhà quản lý đang kỳ vọng cuộc "đại phẫu" này sẽ mở ra mộttriển vọng mới cho việc nâng cao nội lực của DN trong nước

NQ 34/NQ-TW đã "mở rộng diện DNNN cần CPH, kể cả một số TCty vàdoanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, hoá chất, phân bón,ximăng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông,ngân hàng, bảo hiểm " Như vậy, đã mở rộng cả quy mô lên đến DN lớn và TCty, mởrộng cả ngành nghề trước đây giữ độc quyền, hàng hoá bán ra thị trường nhiều hơn, cóchất lượng hơn

Trong 5 năm 2006-2010, sẽ chưa thực hiện cổ phần hóa hoàn toàn đối vớinhững tổng công ty có quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Cụ thể, đối với những tổng công ty này, sẽ thực hiện cổ phần hóa hầu hết cácdoanh nghiệp thành viên và chuyển các doanh nghiệp thành viên còn lại sang hoạtđộng dưới hình thức công ty một chủ sở hữu là Nhà nước, đồng thời chuyển tổng côngty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Những tổng công ty còn lại có thể tiến hành cổ phần hóa toàn tổng công ty, sauđó hình thành cơ cấu công ty mẹ – công ty con hoặc chuyển tổng công ty sang hoạtđộng theo mô hình công ty mẹ – công ty con, trong đó công ty mẹ không do Nhà nướcnắm giữ 100% vốn điều lệ.

Trong khi đó, những tổng công ty không giữ được vai trò tổng công ty Nhà nước,căn cứ vào tiêu chí phân loại công ty Nhà nước chuyển các doanh nghiệp thành viênthành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Trang 6

II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ỞVIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA:

II.1 Kết quả đạt được:

Trên mười năm qua, những đổi mới về cơ chế, chính sách cổ phần hóa DNNNđã và đang được triển khai và phát huy tác dụng, tiến độ cổ phần hóa DNNN từngbước được đẩy mạnh.

Theo Bộ KHĐT, từ năm 1992 đến hết năm 2005, cả nước đã cổ phần hoá được2.996 DNNN, trong đó riêng năm 2005 CPH được 724 DN Khảo sát hơn 850 DN đãCPH của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN cho thấy, trong năm 2005 số vốn điềulệ tăng bình quân tới 44%, doanh thu tăng 24%, lợi nhuận tăng 140%, thu nhập củangười lao động tăng 12%.

Theo số liệu khảo sát 559 doanh nghiệp cổ phần hóa của Viện nghiên cứu quảnlý kinh tế Trung ương cho tháy 87.53% số doanh nghiệp có kết quả hoạt động tài chínhtốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều so với trước cổ phần hóa So sánh năm đầu cổ phần hóavới năm cuối của mô hình doanh nghiệp nhà nước cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng tới48.8% ngay sau khi cổ phần hóa Ngay trong năm sau cổ phần hóa, năng suất lao độngcủa các doanh nghiệp đã tăng lên 26%, tiền lương bình quân tăng trên 20% và đầu tưtài sản cố định tăng 23.1% so với khi còn là DNNN Tốc độ tăng trưởng nói trên của559 doanh nghiệp tiếp tục được duy trì trong suốt quá trình hoạt động dưới mô hìnhcông ty cổ phần Doanh thu tăng 13.4%/năm, lợi nhuận trước thuế đạt mức tăng trưởng9.4%, lợi nhuận sau thuế tăng 54.3%; năng suất lao động tăng 18.3%/năm; đầu tư tàisản cố định tăng 11.5%; lương bình quân tăng 11.4%.

Nhìn chung, các DNNN đã giảm mạnh về số lượng, và cải thiện đáng kể về quymô vốn Cơ cấu DNNN đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng chỉ nắm giữ những ngành,lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩmvà dịch vụ chủ yếu Đa số doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đều có tình hình tài chínhtốt hơn so với trước khi chuyển đổi Năng suất lao động, tiền lương, đầu tư tài sản cốđịnh đều tăng đáng kể.

Năm 2005, cả nước đã sắp xếp đổi mới được 933 doanh nghiệp nhà nước(DNNN), trong đó cổ phần hoá (CPH) 693 DNNN, chiếm 77,2% số DN sắp xếp, giaobán 44 DNNN Năm 2005 đã có những DN quy mô vừa và lớn đã CPH, như: Cty khoan

và dịch vụ dầu khí; các nhà máy điện: Sông Hinh - Vĩnh Sơn, Thác Bà, Phả Lại; Cty

giấy Tân Mai; Cty vận tải xăng dầu đường thuỷ I

Trong 1.557 DN đã CPH, các DN thuộc tỉnh chiếm 74%, các DN thuộc TCty 90và trực thuộc Bộ chiếm 20% Chỉ có 6% thuộc TCty 91 Hầu hết các DN được CPHđều có quy mô vừa và nhỏ, máy móc kỹ thuật lạc hâu, sản xuất kinh doanh gặp nhiềukhó khăn Chỉ rất ít DN có vốn lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả như Vina Milk với

Trang 7

1.500 tỉ đồng vốn nhà nước, Mía đường Lam Sơn 92 tỉ đồng, Đường La Ngà 82 tỉ đồng.Chỉ 15% DNNN đã CPH Nhà nước nắm được CP chi phối (trên 50%)

Kết quả nghiên cứu 500 DN sau CPH hoạt động trên 1 năm cho thấy: Doanh thutăng 43%, vốn điều lệ tăng từ 1,5 - 2 lần, nộp ngân sách tăng 16%, lợi nhuận tăng hơn243%, thu nhập người lao động tăng 54%, cổ tức bình quân được chia 15,5%, số laođộng được sử dụng tăng 12%, phần vốn nhà nước có tại DNCP đã tăng thêm từ 10 -50% nhờ cổ tức được chia đầu tư trở lại Vai trò của người lao động trong DN cũngđược nâng lên, từ chỗ làm chủ tập thể, nay được thêm quyền với tư cách là cổ đông,người lao động làm chủ thực sự đối với DN trên tất cả các mặt từ xây dựng phương ánsản xuất, phương án tích luỹ, phân phối lợi nhuận, bầu và giám sát ban lãnh đạo DN thực sự đã góp phần tạo ra động lực quan trọng trong sự đi lên của DN.

Bằng các hình thức sáp nhập hợp nhất, giải thể, phá sản, giao bán, khoán, chothuê và CPH, nếu như đầu năm 1992 cả nước có hơn 12.000 DNNN, thì đến cuối năm2003 chỉ còn 4.296 DNNN, 18 TCty 91, 74 TCty 90 Trong đó CPH được 1.557 DN vàbộ phận DN Từ 2001 - 2003 CPH được 979 DN Riêng năm 2003, có 611 DN đượcCPH

Theo nguồn tin khác từ Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, từ năm2001 đến hết năm 2005, cả nước đã sắp xếp lại được 3.349 doanh nghiệp Nhànước trong tổng số 5.655 doanh nghiệp.

Trong đó cổ phần hóa 2.188 doanh nghiệp; giải thể 252 doanh nghiệp, sáp nhập416 doanh nghiệp, giải thể 184 doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách niệm hữuhạn một thành viên 124 doanh nghiệp và các hình thức khác là 182 doanh nghiệp Vàtính riêng trong năm 2005 đã sắp xếp được 588 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá444 doanh nghiệp Đây là kết quả của sự nỗ lực từ việc cải cách chính sách, cơ chếcủa Nhà nước, sự sáng tạo vươn lên của các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cởimở và hội nhập hiện nay.

Thông qua việc sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, các doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ đãgiảm mạnh; đồng thời phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn cũng như mở rộng diệncổ phần hoá, đồng thời đã hình thành các tổng công ty, doanh nghiệp đặc thù trongngành bảo hiểm, ngân hàng, dầu khí, bưu chính viễn thông Các cơ quan chức năngcũng đang xây dựng đề án thí điểm hình thành các tập đoàn như điện lực, công nghiệptàu thuỷ, công nghiệp xi măng, dệt may

Công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã và đang thực sự trở bướcchuyển mình quan trọng để sắp xếp lại, tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng caohiệu quả doanh nghiệp Nhà nước và bước đầu đã gắn với thực hiện bán cổ phần, niêmyết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam

Cũng theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, từ năm 2001 đếnhết năm 2005, cả nước đã sắp xếp lại được 3.349 doanh nghiệp nhà nước trong tổng số5.655 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 2.188 doanh nghiệp, giải thể 252 doanhnghiệp, sáp nhập và hợp nhất 416 doanh nghiệp, giải thể phá sản 184 doanh nghiệp,

Trang 8

chuyển thành công ty trách niệm hữu hạn một thành viên 124 doanh nghiệp và cáchình thức khác là 182 doanh nghiệp.

Theo đánh giá, việc bước đầu cổ phần hóa một số doanh nghiệp quy mô lớn nhưCông ty Khoan và Dịch vụ Dầu khí, các nhà máy điện Sông Hinh-Vĩnh Sơn, Thác Bà,Phả Lại, đã thu hút vốn từ xã hội nhiều hơn, nhất là từ các nhà đầu tư chiến lược, tạođiều kiện đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quảhoạt động

Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa cũng đã làm cho thị trường chứng khoán ngàycàng sôi động Năm 2005, đã có thêm 8 công ty được niêm yết trên thị trường chứngkhoán với tổng số vốn 508 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp niêm yết lên 34, trongđó 29 đơn vị là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

Năm 2005, doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục giữ vững vai trò nòng cót trong nềnkinh tế, đóng góp 40% GDP cả nước, với tổng doanh thu đạt 680.000 tỷ tăng 12% sovới năm 2004.

Việc CPH một số DN quy mô lớn, Nhà nước giữ cổ phần chi phối đã thu hútđược nhiều vốn từ xã hội, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức tổchức quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động

Có tới 87% số DN được khảo sát cho rằng, kết quả hoạt động tài chính của DNsau CPH tốt hơn nhiều so với trước CPH.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Tổng Giám đốc Cty CP cơ điện lạnh (REE) - mộttrong những DN CPH đầu tiên lên sàn chứng khoán - cho biết: "Khi bắt đầu CPH năm1993, Cty chỉ có số vốn 8,5 tỉ đồng Hiện nay, nguồn vốn của REE đã lên tới 225 tỉ.Lực lượng lao động tăng gấp 3 lần Thu nhập bình quân đạt hơn 2,2 triệuđồng/người/tháng Quan trọng hơn, thương hiệu REE đã dần trở thành một cái tên hấpdẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ".

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ương,sau khi CPH, vốn điều lệ bình quân của các DN trong cả nước tăng 44%, doanh thutăng 23,6%, lợi nhuận tăng 140%, hơn 90% số Cty CP đều làm ăn có lãi, nộp ngânsách bình quân tăng 24,9%, cổ tức bình quân đạt hơn 17% năm

Nhờ quá trình CPH, hơn12.411 tỉ đồng của các cá nhân tổ chức, ngoài xã hội đãđược đầu tư vào DN Phần vốn nhà nước tại các DN CPH không bị giảm đi mà cònđược bảo toàn và tăng lên CPH tạo cơ sở thúc đẩy quá trình ra đời, phát triển thịtrường chứng khoán VN CPH mang lại cho các DN cơ chế quản lý năng động, hiệuquả (một điều tra cho thấy các DN CPH bình quân giảm được 25% chi phí gián tiếp).Bên cạnh đó, CPH cũng tạo những điều kiện vật chất và pháp lý để người lao động -cổ đông nâng cao vai trò làm chủ.

Cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, lànhmạnh hóa tài chính doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn, các chỉ tiêu chủ

yếu đều tăng trưởng khả quan Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, hầu hết các

doanh nghiệp đều hoạt động có hiệu quả hơn; vốn điều lệ tăng từ 44% so với trước khi

Trang 9

cổ phần hóa, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng tới 139%, thu nhập người lao độngtăng 11,8%, mức trả cổ tức cho các cổ đông bình quân đạt 17%

Đặc biệt một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, vốn điều lệ đã tăng từ 7 đến10 lần, thậm chí có trưởng hợp tăng tới 30 lần Cụ thể như vốn điều lệ Công ty cổ phầnBảo vệ thực vật An Giang tăng 7 lần, của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh tăng 13 lần,Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển tăng tới 30 lần… Đây là những động lựccụ thể nhất cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.Ngoài ra, thông qua việc thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sẽ thay đổi tận gốcphương thức quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước trước đây để áp dụng phươngthức quản lý mới, tự chủ hơn, linh hoạt và trách nhiệm hơn.

Tính đến cuối năm 2005, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa được 3.107 doanhnghiệp và đơn vị phụ thuộc của công ty nhà nước Trong đó có 1.245 công ty đượcchuyển đổi từ bộ, ngành Trung ương, 1.826 công ty được chuyển đổi từ các công tythuộc UBND cấp tỉnh.

Những kết quả trên đã khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết TW3 khóa 9.đặc biệt sau khi có nghị quyết TW9 khoá 9, đã tạo được sự thống nhất cao trong tưtưởng nhận thức của cán bộ, đảng viên, công nhân viên, nhân dân và được dư luậnquốc tế đồng tình; cho thấy đa dạng hoá sở hữu trong kinh tế, phát triển kinh tế nhiềuthành phần đang là động lực thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển và có khả năngcạnh tranh hội nhập.

Thông qua việc bán đấu giá lần đầu 720.000 cổ phần của Công ty Sữa ViệtNam (Vinamilk), Nhà nước thu thêm được 39,6 tỷ đồng, bình quân tăng 55% so vớimệnh giá; Công ty Bảo hiểm TP.HCM bán đấu giá 434.000 cổ phần lần đầu thu thêmđược 30 tỷ đồng, tăng 223% so với mệnh giá Đó là những ví dụ sinh động về kết quảcổ phần hoá (CPH) các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gần đây

Trong năm 2005, Tp.HCM đã hoàn thành cổ phần hoá 55 doanh nghiệp, vượt 5doanh nghiệp so với chỉ tiêu của Chính phủ Thành phố cũng sắp xếp và chuyển đổi 19doanh nghiệp sang công ty TNHH 1 thành viên, và thông qua đề án chuyển 17 TổngCông ty và công ty lớn sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-công ty con Nhưvậy, qua 5 năm thực hiện chương trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước,Tp.HCM đã sắp xếp và chuyển đổi 285 doanh nghiệp, trong đó có 172 doanh nghiệpđược cổ phần hóa, đi đầu cả nước trong công tác đổi mới doanh nghiệp Các doanhnghiệp sau cổ phần hóa đều đạt hiệu quả rõ rệt trong sản xuất kinh doanh và thực hiệnđược các mục tiêu đề ra, tạo ra nhiều loại hình sở hữu trong đó người lao động thực sựgiữ quyền làm chủ.

II.2 Những tồn tại, vướng mắc:

Nhìn chung, công tác sắp xếp đổi mới DNNN vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, việcsắp xếp, đổi mới, nhất là CPH DNNN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 chậm sovới mục tiêu đề ra Trong khi việc sắp xếp lại các DNNN đạt 81% thì CPH DNNN chỉđạt gần 63% Sáu tháng đầu năm 2004 chỉ đạt 20% Hơn nữa, CPH thực hiện hầu hết ởcác DN vừa và nhỏ, mới chỉ gần 6% số vốn có tại DNNN được CPH.

Trang 10

Tiến trình CPH hiện nay vẫn còn rất nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục: Tốcđộ chậm, quy mô nhỏ, nhiều vướng mắc, lúng túng cả trong lý luận lẫn thực tiễn,quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo, cả những tiêu cực trong việc biếnvốn nhà nước thành vốn của một nhóm người ở một số nơi

II.2.1 Tư tưởng và nhận thức chưa được nhất quán trong các cấp, ngành và cơ sở

Nhiều cấp bộ Đảng mới dừng lại ở mức phổ biến nghị quyết, chưa tổ chức họctập nghiên cứu sâu để đảng viên thấy hết yêu cầu cần thiết và lợi ích của việc CPHDNNN Tâm lý hoài nghi, lo lắng trong cán bộ công nhân viên rất phổ biến Một bộphận cán bộ lãnh đạo DNNN, các cấp chủ quản còn chần chừ do dự, sợ mất quyền,mất lợi ở doanh nghiệp.

II.2.2 Rào cản về chính sách:

Các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2002/NĐ-CP chậm, còn bộc lộnhiều khó khăn cho DN như: Việc bán tối thiểu 30% số cổ phần còn lại ra ngoài DNqua các đơn vị tài chính trung gian; việc xác định giá trị DN rất phức tạp, thủ tục rườmrà Các chỉ thị, thông tư và quy định của các cấp, các ngành thiếu thống nhất, nhiềuchỗ không phù hợp với Nghị định 64 của Chính phủ cũng đang là ách tắc.

Quy trình CPH còn rườm rà, phức tạp, cứng nhắc, chưa gắn được với cải cáchhành chính làm cho các DN, TCty thậm chí tỉnh, bộ cũng bị động.

Chủ trương của Đảng đề ra là người lao động phải có cổ phần để phát huy vaitrò làm chủ trực tiếp tại công ty, nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi người lao động lại bán“chui” cổ phần ưu đãi và hiện nay quy định của Nhà nước cũng không cấm việc này

II.2.3 Thiếu minh bạch trong tiến trình CPH

Tài chính trong DNNN khi thực hiện CPH không rõ ràng, công nợ nhiều doanhnghiệp không đối chiếu được, lỗ lãi không rõ, không xác định được nguyên nhân.

Nhìn về mặt chất, các DNNN khi thực hiện CPH còn bộc lộ một số vấn đề sau:Mới có 8% cổ phần do cổ đông bên ngoài, cán bộ công nhân viên chiếm 54%, Nhànước 38% thì thực chất vẫn là CPH khép kín Chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược,chưa thay đổi được cơ bản phương thức quản trị DN Vì vậy mục tiêu được nêu trongnghị quyết TW3 là chưa đạt Chỉ 6% vốn nhà nước trong các DNNN được đem ra CPH,chủ yếu bằng hình thức bán bớt vốn nhà nước và CPH các công ty nhỏ, kém hiệu quả.Vì vậy, tính hấp dẫn chưa cao Cần tổng kết rút kinh nghiệm về loại hình DN CPH màNhà nước giữ trên 50% cổ phần chi phối xem hiệu quả thực của nó thế nào? Vì đây làloại hình DN mà sự quản lý của Nhà nước sẽ lỏng hơn nhiều, sự giám sát của cổ đôngkhông cao Do đó dễ có khả năng phát sinh tiêu cực chưa lường được.

Bên cạnh đó, trong tiến trình CPH hiện vẫn còn không ít tồn tại Điển hình nhưviệc CPH "khép kín" mà dư luận đã hơn một lần đả phá Rất nhiều DN thuộc diện Nhànước không cần nắm giữ vốn chi phối nhưng các bộ, ngành vẫn kiên quyết nắm giữ,phổ biến nhất là trong các TCty thuộc Bộ Xây dựng và Bộ GTVT (Bộ GTVT có tới

Trang 11

Việc thu hút cổ đông ngoài DN mới chỉ chiếm hơn 15% vốn điều lệ và chưarộng rãi Các cổ đông chiến lược - những nhà đầu tư có tiềm lực - vẫn rất khó có cơ hộimua CP Có tới 860 DN đã CPH (chiếm 38,4%) không có CP bán ra ngoài DN

Điển hình là tỉnh Hải Dương 28/28, Bộ Thương mại 36/59 DN không bán CP rabên ngoài CPH khép kín tất yếu dẫn tới hiện tượng định giá DN thấp so với giá thịtrường, gây thất thoát tài sản nhà nước Tính minh bạch trong tiến trình CPH của nhiềuDN vẫn là điều khiến chúng ta phải nghi ngờ.

II.2.4 Khó khăn trong định giá doanh nghiệp

Thứ nhất, về mặt phương pháp Theo quy định hiện hành, có hai cơ chế định giáđược phép áp dụng là thành lập Hội đồng định giá hoặc thuê công ty tư vấn định giáđộc lập Thành viên hội đồng định giá là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan quản lýNhà nước khác nhau: sở tài chính, sở KH-CN, Uûy ban nhân dân,…vì thế ý kiến đánhgiá của họ không phải bao giờ cũng thống nhất và có thể bị nghiêng về những mụctiêu quản lý riêng Do đó, định giá theo cơ chế này thường không phản ánh được giá trịthực tế của DNNN Hơn nữa, mâu thuẩn về quyền lợi giữa DNNN với các cơ quanquản lý nhiều khi làm cho việc định giá chậm được thống nhất Việc sử dụng công tytư vấn độc lập để định giá tỏ ra có hiệu quả hơn nhưng vẫn có những hạn chế trongviệc xác định giá trị tài sản vô hình như thương hiệu hay lợi thế kinh doanh Hơn nữa,hầu hết các công ty tư vấn độc lập của Việt Nam vẫn chưa đủ kinh nghiệm và trình độđể định giá các DNNN lớn và phức tạp Về mặt kỹ thuật, tuy trên thế giới có nhiềuphương pháp định giá nhưng theo quy định của Bộ Tài chính chỉ có hai phương phápđược phép áp dụng là tài sản ròng và dòng tiền chiết khấu Hai phương pháp này đượcquy định kèm theo các công thức tính toán cố định Điều này hạn chế việc tìm kiếm vàáp dụng những phương pháp định giá phù hợp hơn.

Thứ hai, là việc tính giá trị quyền sở hữu đất khi định giá Quyền sở hữu đất củanhiều DNNN tính theo giá thị trường là rất lớn, thậm chí có thể còn lớn hơn cả giá trịcủa tất cả các tài sản khác của doanh nghiệp Nếu không tính đến giá trị quyền sở hữuđất thì DNNN có thể bị định giá quá thấp Vì vậy, Nhà nước đã có chủ trương thựchiện tính giá trị quyền sở hữu đất khi định giá DNNN để cổ phần hóa Tuy nhiên thựchiện chủ trương này trên thực tế còn rất nhiều khó khăn do thiếu những quy định cụthể, chưa có thị trường cũng như các tổ chức định giá chuyên nghiệp Lãnh đạo cácDNNN chuẩn bị cổ phần hóa thường không đồng tình với chính sách tính giá trị quyềnsở hữu đất khi định giá để cổ phần hóa vì làm như vậy sẽ đẩy giá cổ phần của cácDNNN cổ phần hóa lên quá cao, làm cho họ bất lợi hơn các doanh nghiệp khác vàkhông hấp dẫn các nhà đầu tư tiềm năng Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân khác,theo Luật đất đai sửa đổi, vẫn được quyền lựa chọ hình thức thuê đất nên không phảitính giá trị quyền sở hữu đất vào giá trị doanh nghiệp, do đó hấp dẫn các nhà đầu tưhơn.

Thứ ba, là khó khăn trong việc định giá tài sản vô hình Một số DNNN lớn, hoạtđộng tốt như Vinamilk, Bảo Minh, Vietcombank,… đều có thương hiệu và tên tuổi nổitiếng, tài sản vô hình có thể có giá trị không kém các tài sản hữu hình Mặc dù Bộ tàichính đã quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh doanh của các DNNN nhưng các

Trang 12

công thức này khó áp dụng trên thực tế Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với cácDNNN lớn trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn Nhiều quanđiểm cho rằng phương pháp định giá tốt nhất trong những trường hợp này là đấu giácông khai Song một số DNNN lo ngại rằng đấu giá công khai chỉ thu hút các nhà đầutư cá nhân nhỏ lẻ chứ không giúp họ đạt được mục tiêu chính khi cổ phần hóa là đemlại những định chế đầu tư chiến lược để đóng góp kinh nghiệm quản lý và chiến lượckinh doanh cho doanh nghiệp Vì thế có rất nhiều tranh luận xung quanh việc tìm ragiải pháp định giá tài sản vô hình cho phù hợp, đặc biệt là đối với các DNNN lớn.

Thứ tư, là định giá phần góp vốn của DNNN trong liên doanh Nhiều DNNN cóvốn góp tham gia liên doanh gặp khó khăn trong việc xác định phần vốn góp này khicổ phần hóa Trong nhiều trường hợp, DNNN góp vốn bằng quyền sở hữu đất, và mộtsố DNNN giờ đây thừa nhận rằng quyền sở hữu đất đó có thể đã được định giá quá caokhi thành lập liên doanh Một vấn đề khác là phần lớn các liên doanh đều phát sinh lỗtrong những năm đầu hoạt động, do vậy nếu tính giá trị phần vốn góp tại thời điểmDNNN cổ phần hóa thì phần vốn góp đó thường bị thấp hơn so với số liệu ban đầu khithành lập liên doanh Trong những trường hợp này, cơ quan tài chính không chấp nhậnxác định giá trị phần vốn góp liên doanh theo sổ sách tại thời điểm cổ phần hóa nhưngcũng chưa tìm ra được một giải pháp định giá nào hợp lý Hiện nay có rất nhiều DNNNcó vốn góp liên doanh với nước ngoài chưa thể cổ phần hóa vì lý do này.

Ngoài ra một số quy định khác về cổ phần hóa có thể gây cản trở cho việc địnhgiá Rất nhiều DNNN phàn nàn rằng các quy định về xác định giá trị các khoản phảithu khó đòi của Bộ tài chính là quá cứng nhắc, ví dụ như chỉ được phép xóa nợ khichứng minh được con nợ đã chết hoặc phá sản Do vậy, có những DNNN buộc phảitính các khoản phải thu hầu như không có khả năng thu hồi vào giá trị tài sản củadoanh nghiệp để cổ phần hóa Trong khi đó, các ngân hàng thương mại quốc doanhcũng không xóa các khoản nợ đã bị quá hạn hoặc treo cho những DNNN này Kết quảlà những DNNN đó có thể bị định giá quá cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong việchuy động cổ đông.

II.2.5 Môi trường kinh doanh chưa bình đẳng

Ngoài ra, sau CPH thì sự nhìn nhận và ứng xử của nhiều cơ quan, đối tác đối vớicông ty cổ phần là có sự khác biệt, làm nảy sinh hàng loạt những vấn đề hậu CPH nhưkhông xác lập được quyền sở hữu tài sản của DN, quản trị kinh doanh ít thay đổi,không còn được tín chấp vay ngân hàng, thủ tục đi nước ngoài khó khăn hơn , gây trởngại cho DN Nói chung, sau khi DNNN CPH, không có một cơ quan nào đứng ra theodõi, giúp đỡ DN tháo gỡ khó khăn.

Mặc dù chúng ta đã thực hiện chủ trương công ty hoá, nhưng ở nhiều nơi vẫnnhìn và đối xử với công ty cổ phần không khác gì DNNN trước đây Thậm chí, cơ quanquản lý nhà nước còn can thiệp nhiều vào DN, thể hiện qua việc quản lý cán bộ, quảnlý chi phí, chỉ đạo phương hướng sản xuất, kinh doanh Bên cạnh đó, việc sử dụngmột số DNNN lớn làm công cụ điều tiết bình ổn giá của Nhà nước, nhưng không có cơchế bù trừ gì cho DN và có những điều không phù hợp với cơ chế thị trường, gây khó

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan