Báo cáo tổng hợp tại viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (ciem).DOC

21 898 2
Báo cáo tổng hợp tại viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (ciem).DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tổng hợp tại viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (ciem)

Trang 1

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện 8

II SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN. 10

1 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban 10

2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 11

III TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN 12

1 Hoạt động nghiên cứu khoa học 12

2 Nghiên cứu và tham mưu xây dựng chủ trương, đường lối và chỉ đạo công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước 15

3.Đội ngũ cán bộ 17

IV PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN 19

1.Tính tất yếu của sự đổi mới 19

2 Nội dung định hướng hoạt động nghiên cứu 19

LỜI KẾT 20

Trang 2

Mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn thực tập tại Viện nghiên cứu quảnlý kinh tế Trung ương, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú và anh chịtrong Viện, em đã phần nào hiểu rõ hơn về Viện.

Dưới đây là những nét giới thiêu khái quát về quá trình hình thành vàphát triển, cơ cấu tổ chức và phương hướng hoạt động của Viện.

I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 3

1 Quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu Quản lýkinh tế Trung ương.

Sau khi đất nước thống nhất nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiềukhó khăn mới trong khi nhiều tiềm năng chưa được phát huy, sản xuất thì trìtrệ, đình đốn; đầu tư giảm mạnh; hàng hóa khan hiếm; lạm phát ngày một giatăng; nhiều lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm; đời sống củanhân dân không được cải thiện, thậm chí còn có mặt giảm sút; tình hình xãhội có nhiều diễn biến phức tạp… Nền kinh tế thiếu động lực phát triển; mộtbộ phận không nhỏ người lao động và cán bộ quản lý không quan tâm đếnviệc phát triển sản xuất, kinh doanh nên năng suất lao động vốn đã thấp naylại càng giảm sút, làm cho nền kinh tế ngày càng suy thoái.

Trong điều kiện đó, Đại Hội Đảng lần thứ IV đã đề ra nhiệm vụ: “Tổchức lại sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước, cải tiến phương thức quản lýkinh tế, với trọng tâm là kế hoạch hóa, kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế …”, :…thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tếtrong cả nước…” Thực hiện chủ trương của Đại Hội, Trung ương Đảng vàChính phủ thấy cẩn phải có một cơ quan chuyên nghiên cứu, nhận xét, đánhgiá khách quan quá trình xây dựng và phát triển kinh tế và kiến nghị các biệnpháp khả thi, hữu hiệu nhằm quản lý ngày một tốt hơn nền kinh tế.

Từ yêu cầu trên, Trung ương Đảng và Chính phủ đã thành lập một sốnhóm, tổ gồm những cán bộ biệt phái từ các Bộ, ngành và sau này là Bannghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế trực thuộc Ban Bí thư và Chính phủ Dođòi hỏi cấp thiết phải nghiên cứu phương thức quản lý kinh tế mới, Việnnghiên cứu quản lý kinh tế trung ương được thành lập trên cơ sở Ban nghiêncứu cải tiến quản lý kinh tế.

Trang 4

Căn cứ vào Quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồngChính phủ đã ban hành Nghị định số 111-CP ngày 18/05/1978 quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.

Năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 07-CP ngày27/10/1992 giao cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước(nay là Bộ Kế hoạch và Đầutư) phụ trách Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

Ngày 29/11/1995 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyếtđịnh số 17-BKH/TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức củaViện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Viện đựơc coi là cơ quan tươngđương Tổng cục loại I và có tài khoản cấp I.

Năm 2003, theo quyết định số 233/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 củaThủ tướng Chính phủ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương là Việncấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sau đây là những chặng đường phát triển của Viện từ khi thành lập chođến nay:

Giai đoạn từ khi thành lập đến 1998.

Ngày 18/5/1978 Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI, phêchuẩn việc thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cơ quanngang bộ của Hội đồng Chính phủ theo Nghị định số 111/CP.

Trong 30 năm qua đã có nhiều diễn biến quan trọng trong đời sống kinhtế xã hội nước ta, đó là thời kỳ quan trọng đặt nền móng và kiếm tìm nhữngkinh nghiệm cho sự chuyển đổi có tính chất cách mạng của nền kinh tế ViệtNam, thời kỳ đổi mới toàn diện của đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xãhội công bằng dân chủ văn minh.

Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng Đảng đã tập trung sức lãnh đạokhôi phục, cải tạo nền kinh tế và bắt đầu công cuộc xây dựng cơ sở vật chấtcho chủ nghĩa xã hội thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Trang 5

Thành tựu đạt được là rất to lớn, song từ cuối năm 1965 chiến tranh lan rộngra miền Bắc đã buộc chúng ta phải chuyển hướng vừa phát triển kinh tế vừachiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến lớn, giải phóngmiền Nam thống nhất đất nước Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn,nhưng ngay từ giữa những năm 60 chúng ta đã nhận thấy những vướng mắctrì trệ trong quản lý hành chính, cung cấp và đề ra nhiều phong trào như Baxây, Ba chống, cải tiến quản lý HTX nông nghiệp vòng I, vòng II,…Nhà nướccũng đã mời các chuyên gia cố vấn của CHDC Đức sang giúp đỡ, nhằm khắcphục những vướng mắc, trì trệ trong quản lý Tuy nhiên do điều kiện kháchquan và chủ quan, công cuộc cải cách kinh tế đã không đạt được những tiếnbộ mong muốn và cần thiết.

Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, với khí thế hàohùng của cả dân tộc, cả nước bước vào xây dựng XHCN với kế hoạch 5 nămlần thứ hai (1976-1980), nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó tình hình kinhtế lại lâm vào tình thế khó khăn, bế tắc Do vậy nhiệm vụ nghiên cứu quản lýkinh tế đã được Đảng và Nhà nước đặt ra.

Đại hội IV đã đề ra một nhiệm vụ “…Tổ chức lại nền sản xuất xã hộitrong phạm vi cả nước, cải tiến phương thức quản lý kế hoạch hóa làm chính,kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế…”, “…thực hiện một sự chuyển biến sâusắc trong tổ chức và quản lý kinh tế trong cả nước…” Thực hiện chủ chươngcủa Đại hội trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, Trungương Đảng và Chính phủ thấy cần thiết phải có một cơ quan riêng không bịcuốn hút vào công việc điều hành hàng ngày, cơ quan này chuyên nghiên cứu,nhận xét đánh giá khách quan quá trình này và kiến nghị các biện pháp khảthi, hữu hiệu nhằm quản lý ngày một tốt hơn nền kinh tế trong cả nước

Từ những yêu cầu khách quan đó mà Trung ương Đảng và Chính phủ đãlần lượt thành lập một số tổ nhóm gồm những cán bộ biệt phái từ các Bộ,

Trang 6

ngành và sau này là Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế trực thuộc Ban bíthư và Chính phủ Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủđã trực tiếp phụ trách các tổ chức nghiên cứu đó như Thủ tướng Phạm VănĐồng, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị, phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh,…

Trước đòi hỏi ngày càng bức xúc của thực tiễn, yêu cầu cấp bách phảinghiên cứu có luận cứ về phương thức quản lý kinh tế mới nên đã thúc đẩyviệc chuyển Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế thành Viện

Ngày 14/7/1977 Bộ Chính Trị Ban chấp hành Trung ương (khóa 4) raQuyết định 209-NQ-NS/TW thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế củaTrung ương Đảng và Chính phủ, cử đồng chí Nguyễn Văn Trân làm Việntrưởng, đồng chí Đoàn Trọng Truyến làm phó Viện trưởng

Ngày 10/11/1977 Ban bí thư ra Quyết định số 04 QĐ/TW quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn và quy chế công tác của Viện nghiên cứu quản lý kinh tếTW Căn cứ vào điều 53 của Hiến pháp năm 1959, điều 3 của Luật tổ chứcHội đồng Chính phủ và theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban thườngvụ Quốc hội đã ban hành Quyết nghị số 215-NQ/QHK6 ngày 17/4/1978 phêchuẩn việc thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, cơ quan ngang Bộcủa Hội đồng Chính phủ.

Đến năm 1980, nhằm tạo thuận lợi cho việc thống nhất chỉ đạo, Ban bíthư TW khóa IV đã Quyết định để Viện thôi trực thuộc Ban bí thư chỉ còntrực thuộc Chính phủ nhưng chức năng nhiệm vụ của Viện giữ nguyên khôngthay đổi

Giai đoạn từ 1998 đến nay.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế thế giới và trong nước cónhiều biến động và thay đổi lớn, việc đưa ra các chính sách đòi hỏi phải kịpthời và mang tính chiến lược chính vì vậy khối lượng công việc của Việnngày càng nhiều, vai trò, trách nhiệm của Viện trong công cuộc đẩy mạnh,

Trang 7

phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được đánh giá cao.Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong tình hình mới, Viện đã có nhữngcải cách, thay đổi lớn.

Trước hết là việc nâng cao đội ngũ cán bộ trong Viện, Viên đã chonhiều cán bộ đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, coi trọng đào tạo, bồi dưỡngcán bộ qua thực tiễn, coi thực tế đất nước là trường đại học lớn để bồi dưỡngvà rèn luyện cán bộ

Cơ sở vật chất cũng không ngừng được cải thiện Từ một cơ sở nghèonàn chật hẹp khi mới thành lập, đến nay nhờ có sự giúp đỡ và đầu tư của Nhànước, sự hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài nước, Viện đã đầu tư xây dựngđược một khu làm việc khang trang với thiết bị và phương tiện làm việc ngàycàng được tăng cường để từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứuhiện tại Đặc biệt trong 2 năm 2002-2003, Viện đã triển khai thực hiện vàhoàn thành dự án: “Đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực hoạt động củaViện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương” Kết quả dự án đã cải tạo vànâng cấp 2 tòa nhà làm việc của Viện, với diện tích được tăng thêm, đồng thờivới việc bố trí các phòng làm việc hợp lý, các trang thiết bị, máy móc hiệnđại, tiện sử dụng, cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ, đáp ứng yêu cầungày càng cao của một Viện nghiên cứu.

Từ một thư viện với tủ sách nhỏ chuyên ngành quản lý, Viện đã pháttriển thành một trung tâm thông tin tư liệu Thư viện hiện nay có khoảng15000 đầu sách; trên 100 loại báo và tạp chí trong và ngoài nước; trên 3500bản tài liệu, đề tài nghiên cứu khoa học, tài liệu tra cứu… Hoạt động thư việnđã được tin học hóa Hiện nay cơ sở dữ liệu với thư mục điện tử đã có trên17000 biểu ghi và có thể tra cứu thông tin qua mạng LAN Với một đội ngũcán bộ không nhiều, Trung tâm đã thu thập, lựa chọn và xử lý hàng nghìn tàiliệu tham khảo các vấn đề cập nhật trong quản lý kinh tế phục vụ nghiên cứu

Trang 8

công tác quản lý kinh tế của Viện, phục vụ các đồng chí lãnh đạo của Đảng vàNhà nước cùng một số cơ quan khác Đã xuất bản và phát hành hàng trăm ấnphẩm và đầu sách.

Trung tâm thông tin tư liệu có một kho sách, báo, tạp chí quý giá vớikhoảng 15 nghìn cuốn sách, nhiều loại báo, tạp chí, bản tin trong nước vàngoài nước; là nơi lưu trữ nhiều sách mới của nước ngoài: Anh, Pháp, Đức,Úc về kinh tế và quản lý kinh tế Việc hình thành thư viện điện tử để phục vụnghiên cứu đang trong giai đoạn hoàn tất.

Hiện nay Viện đã có hệ thống mạng thông tin nội bộ phục vụ cho côngtác quản lý và chia sẻ thông tin nghiên cứu Các cán bộ của Viện đều có thểtruy cập vào mạng Internet để cập nhật tin tức và thông tin phục vụ công tácnghiên cứu và trao đổi thư tín

2.Chức năng, nhiệm vụ của Viện.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứuquản lý kinh tế trung ương đựơc quy định trong Quyết định của Thủ tướngChính phủ ngày 14/11/2003 Quyết định được căn cứ vào Luật tổ chức Chínhphủ ngày 25/12/2001

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủquy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầutư.

Quy định của Thủ tướng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức củaViện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương được cụ thể như sau:

2.1 Vị trí và chức năng.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương là Viện cấp quốc gia, trựcthuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về thể chế,

Trang 9

chính sách, kế hoạch hóa, cơ chế quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh, cảicách kinh tế; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lýkinh tế và tổ chức hoạt động tư vấn theo quy định của pháp luật

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương là đơn vị sự nghiệp khoahọc, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động tự chủ theoquy định của pháp luật.

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện.

Tổ chức nghiên cứu xây dựng các đề án về thể chế kinh tế, đổi mới quảnlý kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế , kế hoạch hóa, môi trường kinh doanh vànhững vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ mô, liên ngành theo sựphân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các đơn vị trong Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu và xâydựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Việntheo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Tổng hợp và đề xuất cơ chế, chính sách kinh tế cần bổ sung, sửa đổihoặc ban hành mới; tham gia nghiên cứu, thẩm định các cơ chế chính sáchthuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô, do các Bộ, ngành chủ trì soạn thảo;

Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học vềlĩnh vực được giao và các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của phápluật;

Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quản lý kinh tế trong nước, kinh nghiệmquốc tế, đề xuất việc thí điểm áp dụng những cơ chế, chính sách, mô hình tổchức quản lý kinh tế mới theo yêu cầu thực tiễn kinh tế-xã hội của Việt Nam;

Nghiên cứu, tổng kết lý luận và phương pháp luận về khoa học quản lýkinh tế và kế hoạch hóa; nghiên cứu thực tiễn, xây dựng và phát triển khoahọc quản lý kinh tế ở Việt Nam;

Trang 10

Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý kinh tế theosự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Làm công tác thông tin, tư liệu và xuất bản về quản lý kinh tế, tổ chứchoạt động tư vấn về quản lý kinh tế, ký kết, thực hiện các hợp đồng nghiêncứu khoa học; tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và cán bộsau đại học theo quy định của pháp luật;

Hỗ trợ nội dung và kỹ thuật cho các hoạt động của Câu lạc bộ giám đốccác địa phương;

Quản lý, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợpđồng thuộc Viện và tài chính, tài sản kinh phí được giao theo quy định củapháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoach và Đầu tư;

Thực hiện những nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưgiao;

Trang 11

II SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA CÁCPHÒNG BAN.

1 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban.

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ trên, cơ cấu tổ chức của viện theonghị định trên gồm có:

+Về lãnh đạo Viện.

Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng

Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương do Thủ tướngChính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vàĐầu tư về toàn bộ hoạt động của Viện.

Phó viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễnnhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trungương và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về lĩnh vực công tác được phâncông.

+Về cơ cấu tổ chức của Viện:Ban nghiên cứu thể chế kinh tế;

Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô;

Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp;Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn;Ban nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế;

Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế;Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo;

Trung tâm thông tin tư liệu;Văn phòng;

Trang 12

2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Viện

Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc Viện theoquy định của pháp luật.

Như vậy, tuy có những thay đổi về tổ chức và cơ cấu nhưng về cơ bảnchức năng, nhiệm vụ của Viện không thay đổi mà ngày càng được xác định rõhơn, cụ thể hơn nhằm vào mục tiêu cơ bản là nghiên cứu cơ chế, chính sáchquản lý kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước

VIỆN TRƯỞNG

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô

Trung tâm thông tin-tư liệu

Câu lạc bộ Giám Đốc

Ban nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế

Ban nghiên cứu thể chế kinh tế

Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế

Văn phòng Viện

Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp

Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn

Tạp chí quản lý kinh tế

Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan